- Ai “dung dưỡng”
cho Tiếp Viên Hàng Không VC buôn lậu?
-Kòn ai nữa !! Đó là tên bộ trưỡng GTVT Đinh La Thông.
-Hãy treo kỗ tên nầy là xong ngay !!!
MT
Ai “dung dưỡng” cho tiếp viên hàng không buôn lậu?
________________________________
Vụ cơ trưởng và tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt vì vận
chuyển vàng trái phép vào Hàn Quốc cho thấy kỷ luật, kỷ cương ở hãng hàng không
này dường như đang bị buông lỏng.
Đua nhau “dính chàm” Phi công, tiếp viên của Vietnam
Airlines vốn được xem là một công việc danh giá, không phải “ước là được” nên
năm 2009 khi một viên phi công của hãng này bị bắt ở Nhật Bản vì mua hàng ăn cắp
và “tuồn” về Việt Nam theo đường hàng không, dư luận hết sức bất ngờ và choáng
váng. Viên phi công này sau đó bị phạt 30 tháng tù treo.
Những tưởng đây là
“gương tày liếp”, nào ngờ, chưa đầy 01 năm sau tháng 6/2010, cơ quan chức năng
Australia lại công bố bắt giữ 7 tiếp viên của Vietnam Airlines để điều tra nghi
vấn liên quan việc vận chuyển một số điện thoại iPhone và iPad từ nước này về
Việt Nam. Năm sau (2011), tiếp viên Thái Anh Tiến của hãng hàng không này lại bị
khởi tố cùng người mẫu Vĩnh Thụy do liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện
tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM.
Cũng trong năm 2011, Hải quan sân bay
Incheon - Seoul (Hàn Quốc) phát hiện 20 lượng vàng trong hành lý xách tay của 3
tiếp viên Vietnam Airlines chuẩn bị xuất về Việt Nam. “Ngựa quen đường cũ”, năm
2013, hiện tượng phi công, tiếp viên hãng hàng không Quốc gia buôn lậu trên các
chuyến bay quốc tế tiếp tục nở rộ.
Đỉnh điểm là vụ việc tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn
bị công an Hà Nội bắt tạm giam để điều tra về hành vi buôn lậu. Trên chuyến bay
từ Paris về Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay đã phát hiện tiếp viên Bùi Ngọc
Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục
khai báo. Toàn bộ số điện thoại iPhone 5S kể trên đều còn nguyên hộp, chưa qua
sử dụng. Tháng 9/2013, tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc cũng bị nghi ngờ vận chuyển
21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen trên chiếc xe buýt chở phi hành
đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai.
Nữ tiếp viên này bị
cáo buộc theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt 30 tuổi ở Nhật, đã bị truy tố
vì mua hàng ăn cắp. Ngày 24/3/2014, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ nữ tiếp viên này
và cáo buộc cô xách lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay và nhận tiền
công vận chuyển từ tháng 6/2013. Sự việc đã khiến văn phòng của Vietnam
Airlines ở Tokyo bị lục soát và 5 nhân viên khác cũng phải đến sở cảnh sát
trình diện.
Cuối tháng 2/2014, một nữ tiếp viên nữa của Vietnam Airlines bị cáo
buộc tương tự khi bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây
ăn cắp tại các siêu thị Nhật. Mới đây nhất, ngày 10/3/2015, sau khi hoàn thành
chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae (Pusan), một cơ trưởng và một
tiếp viên VNA đã bị phát hiện giấu 6kg (mỗi thỏi vàng là 1kg) dưới đế giày khi
đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay.
Như vậy, chỉ tính những thông tin
được báo chí công bố rộng rãi thì từ năm 2009 tới nay, Vietnam Airlines đã để xảy
ra tới 8 vụ bê bối liên quan tới đội ngũ phi công và tiếp viên của hãng này.
Những câu hỏi nhức nhối Không thể im lặng trước thông tin
dày đặc trên báo quốc tế và trong nước về vụ “buôn lậu vàng”, ngày 16/4/2015,
Vietnam Airlines phải lên tiếng xác nhận việc cơ trưởng và tiếp viên bị bắt giữ
tại Hàn Quốc là có thật.
Theo đó, trên chuyến bay VN 426 khởi hành từ Hà Nội đi
Pusan ngày 10/3/2015; hai nhân viên của Hãng là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (sinh
ngày 20/11/1980, số bằng lái 29836, ngày cấp 31/3/2010) và tiếp viên Nguyễn Tuấn
Phong, đã mang theo vàng và không khai báo, sau đó bị hải quan tại sân bay
Gimhae, Pusan, Hàn Quốc bắt giữ. Vụ việc như “giọt nước tràn ly”, khiến dư luận
hết sức bức xúc về tư cách đạo đức của những người làm việc cho hãng hàng không
quốc gia.
TS Trần Đình Bá – Hội viên hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi:
Vì sao Vietnam Airlines mang thương hiệu quốc gia lại giáo dục, quản lý nhân
viên lỏng lẻo đến vậy, tới mức để liên tiếp xảy ra những hành vi buôn lậu liều
lĩnh, bất chấp luật pháp, danh dự như thế? Không chỉ có vậy, nhìn vào chuỗi sự
việc, dư luận còn đặt dấu hỏi : Ai đã dung dưỡng cho vấn nạn này, Cục Hàng
không Việt Nam ở đâu khi bê bối liên tiếp xảy ra, vụ sau lớn hơn vụ trước mà
không có “thuốc đặc trị”? Và câu trả lời dường như cũng hé mở ở ngay chính những
thông cáo báo chí phát đi từ cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Cụ thể,
ngày 15/4/2015, khi báo chí trong nước và quốc tế đưa tin vụ buôn lậu vàng, sau
1 tháng xảy ra sự vụ, Cục Hàng không Việt Nam mới phát đi thông cáo báo chí với
nội dung hết sức thụ động, cho thấy đơn vị này chỉ nắm được thông tin qua báo
chí. “Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có
thông tin chính thức cho phía Việt Nam.
Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang
tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến
liên quan đến sự việc nêu trên”, thông cáo nêu rõ. Ngày hôm sau, 16/4, Cục này
mới phát thông cáo báo chí cho hay: đã yêu cầu Vietnam Airlines khẩn trương kiểm
tra, rà soát và triển khai các biện pháp hiệu quả để tránh tái diễn hành vi lợi
dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa, báo
cáo Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 21/04/2015.
Cục Hàng không Việt Nam cũng
yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Bắc tiến hành rà soát quy trình kiểm tra, đảm bảo
an ninh hàng không đối với người ra vào khu vực hạn chế nhằm phát hiện những kẽ
hở mà các đối tượng có thể lợi dụng để buôn lậu và vận chuyển trái phép tài sản,
hàng hóa vào khu vực sân bay và lên tàu bay. Vậy là, sau 8 vụ buôn lậu đình
đám, Cục Hàng không mới thấy đó là “vấn đề cấp bách”, chả khác gì “mất bò mới
lo làm chuồng”.
Còn Vietnam Airlines, sau mỗi vụ tiếp viên bị cáo buộc buôn lậu
đều "đăng đàn" trả lời báo chí: sẽ hợp tác với cơ quan điều tra,
không bao che cho bất cứ cá nhân nào nhằm ngăn chặn các trường hợp tương tự xảy
ra trong tương lai, thế nhưng các vụ buôn lậu tương tự vẫn ngày càng tăng lên.
“Độ trễ” của Cục Hàng không cộng với việc buông lỏng kỷ cương của hãng hàng
không quốc gia chính là “dư địa” để những thói hư, tật xấu của đội ngũ phi
công, tiếp viên có đất để phát triển.
Sau ngày 21/4 tới đây, chắc chắn những giải
pháp "ngăn ngừa tiếp viên, phi công buôn lậu" sẽ được công bố nhưng
cho dù giải pháp như thế nào, nếu không “nhìn thẳng vào sự thật" trên để
có thuốc trị đúng “bệnh”, liệu có còn vụ buôn lậu thứ 9, thứ 10 hay thứ n hay
không? Câu trả lời xin để ngỏ và gửi tới Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, vị tư
lệnh ngành nổi tiếng với những hành động quyết liệt, không dung túng cho những
sai phạm, quan liêu, trì trệ…
__._,_.___
________________________________
No comments:
Post a Comment