Chuyện tham nhũng
Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội
2015-04-21
2015-04-21
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ảnh minh họa
Trong thời gian gần đây, vấn đề tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng
trở lại bởi một phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên
chất vấn của Đại biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định:
“Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao
thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối
lộ, không tiêu cực”.
Không những vậy, trong các lập luận của những người yêu chế độ,
muốn giảm thiểu mức độ trầm trọng của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam thường cho
rằng, nước nào cũng có tham nhũng, Việt Nam cũng tham nhũng như mọi nước khác
trên thế giới mà thôi. Vậy thực hư của chuyện này là thế nào? có đúng là Việt
Nam cũng như tất cả các nước đều có tham nhũng và tham nhũng đều giống nhau hay
không?
Nhìn nhận một cách khách quan, ít nhất vế đầu của lập luận, nước nào
cũng có tham nhũng và việt Nam cũng có tham nhũng là đúng! Sự khác nhau chỉ
xuất hiện khi đi vào phân biệt sự khác nhau về tham nhũng ở các nước khác và sự
tham nhũng ở Việt Nam.
Có thể dùng hình ảnh
về bệnh tật của con người để mô tả sự khác nhau về tham nhũng ở các nước và ở
Việt nam. Ở các nước (những người nói Việt Nam giống các nước về tham nhũng rất
hay so sánh với các nước như Mỹ, Đức, Nhật và châu Âu) thì tham nhũng của họ
được ví như bệnh ghẻ lở, hắc lào tức là bệnh ngoài da. Còn tham nhũng ở Việt
Nam, nhẹ thì so sánh với ung thư xương, ung thư máu còn chính xác thì so với Si
đa giai đoạn cuối. Sự khác biệt là như vậy.
Ở các nước tư bản phát triển, nơi có sự công khai, minh bạch và
thông tin trung thực, cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực
và các định chế ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, thì việc tham nhũng là có,
nhưng chỉ là số ít, các vụ việc đơn lẻ và mức độ không quá nghiêm trọng. Sự
việc tham nhũng ở các nước này, nếu bị phát hiện thì tuyệt đại bộ phận đều bị
truy tố, dù cấp bậc và chức vụ của người tham nhũng ở vị trí nào đi chăng nữa.
Động cơ tham nhũng ở đây, thường là kẻ tham nhũng gặp khó khăn bất ngờ về tài
chính, hoặc những phút bốc đồng nổi máu tham không kiềm chế được.
Phần lớn công chức, quan chức trong hệ thống công quyền đều nhận
thức được cái giá phải trả vô cùng nặng nề so với công sức họ bỏ ra để học hành,
thi cử và làm việc để có được vị trí họ đang nắm giữ. Chính vì vậy, trong suy
nghĩ và hình thành động cơ đã có sự khác biệt rất lớn với Việt Nam trong vấn đề
tham nhũng. Tóm lại, với các định chế hiện hành cùng với mức lương đủ sống,
tham nhũng ở các nước này là những hiện tượng cá biệt, trong các điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể, không phải phổ biến và không thành hệ thống.
Tham nhũng ở Việt Nam là câu chuyện khác hẳn. Đầu tiên, mức
lương của tất cả các chức danh, của quan chức hoàn toàn không đủ sống theo nhu cầu
bình thường của họ. Do hệ thống chính trị độc tài, toàn trị ở Việt Nam đã duy
trì hai hệ thống tổ chức song song, đó là hệ thống đảng và hệ thống chính
quyền. Đồng thời, Việt Nam còn có các tổ chức ngoại vi là các hội, đoàn thể
cùng với hệ thống an ninh, mật vụ, đặc tình để giám sát và kiểm soát dân chúng.
Chính vì vậy, số lượng người thông thường hưởng lương ngân sách của một quốc
gia tương ứng với 90 triệu dân là khoảng 3-4 triệu người thì ở Việt nam, con số
này khoảng 20-25 triệu người.
Nếu tính cả số người nhận phụ cấp hàng tháng và khối doanh
nghiệp nhà nước trong ngân sách chi quốc gia, thì số người hưởng phụ cấp từ 200.000
VNĐ trở lên, tới lương Tổng bí thư số lượng khoảng từ 30-40 triệu người. Một
con số khủng khiếp.
Với một số lượng lớn
chi thường xuyên của ngân sách như vậy, thì mức lương của công chức và quan
chức hoàn toàn không thể đủ sống. Chính vì vậy mà nguyên nhân đầu tiên dẫn tới
động cơ tham nhũng ở Việt nam chính là do cơ chế, do mức lương không đủ sống mà
tất cả mọi người bắt buộc phải tham nhũng, kiếm chác để duy trì cuộc sống.
Lý do thứ hai, quan trọng không kém là tình trạng mua quan, bán
tước đút lót, hối lộ để vào làm công chức, viên chức, vào biên chế nở rộ hiện nay.
Tất cả những ai, có lương tâm và hiểu biết ở Việt Nam đều phải thừa nhận, gần
như tuyệt đối, các suất biên chế, các chức danh ở Việt nam đều phải có một cái
giá nhất định nào đó. Trường hợp các suất biên chế, các chức danh không mất một
đồng nào chỉ có con cháu của cán bộ cao cấp gửi gắm ở cấp dưới mà thôi. Với
việc mua các suất biên chế, mua các chức danh như vậy, các công chức, quan chức
bắt buộc phải tham nhũng để bù vào số tiền, số vốn đã bỏ ra để mua các chức
danh đó.
Có một điều cần nhấn mạnh, về các văn bản, thủ tục và quy trình
thực hiện việc tham nhũng ở Việt Nam cũng không hề dễ dàng.
Tức là nếu ai muốn tham nhũng được, ví dụ ở
một công trình xây dựng, thì phải có sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống, những
đầu mối để hoàn thành các thủ tục giải ngân. Chính vì vậy mà tham nhũng ở Việt
nam là sự tham nhũng có hệ thống, chứ không hề đơn lẻ và cá biệt. Điều này giải
thích các vụ việc tham nhũng rất khó bị phanh phui, như mấy vụ tham nhũng tiền
ODA của Nhật bản trong giao thông, đều do phía Nhật Bản phát hiện (vụ đại
lộ Đông – Tây; vụ đường sắt trên cao). Và mức độ tham nhũng ở Việt Nam, theo
luật ngầm tự hiểu trong hệ thống, đối với các công trình xây dựng, giao thông
là 75%. Tức là số tiền thực được đưa vào các công trình là 25%, còn lại 75% là
số tiền thất thoát, tham nhũng. Đây gọi là tỷ lệ vàng ở Việt Nam.
Như vậy, sự khác biệt về tham nhũng ở Việt Nam so với các nước
khác, đó là tham nhũng do cơ chế. Người ta cần tham nhũng để có tiền để sống, để
có tiền mua các chức danh, chức vụ và cùng với nó là cuộc sống sung sướng,
hưởng thụ. Ngay từ năm 2000, đã có người tổng kết rằng: tham nhũng ở Việt Nam
là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức
lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy,
chúng ta đã có câu trả lời về tham nhũng và cách thức xóa bỏ tham nhũng ở Việt
Nam.
Hà Nội, ngày 18/4/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Hạt giống đỏ
Gia đình Ba X
Con ơi nhớ lấy lời ba ©Đàn Chim Việt
Ghế dành cho cháu ngoại
Dũng “win” Jackpot
Có nên để Thủ tướng nắm trở lại nhiệm vụ chống tham nhũng?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-04-21
2015-04-21
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng (giữa) đi cùng đoàn đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN
24 ở Myanmar năm 2014.
Trong buổi thảo luận dự thảo luật Tổ
chức Chính phủ, các ĐBQH thấy rằng cần ủng hộ và xem xét lại vai trò của Thủ
tướng trong vấn đề chống tham nhũng.
Vậy có nên để Thủ tướng quay trở lại nắm nhiệm vụ chống tham nhũng
một lần nữa hay không?
Tham nhũng ở VN là một vấn nạn rất trầm trọng, là một vấn đề nhức nhối
của cả xã hội, có nguy cơ tăng cao và đang làm xói mòn lòng tin của dân chúng
đối với nhà nước.
Tham nhũng càng ngày càng phát triển
Về mặt chủ trương chính sách, Đảng CSVN - đảng chính trị duy nhất cũng
phần nào đã quan tâm đến việc phòng chống tham nhũng, họ cũng đã có nhiều biện
pháp kế sách. Tuy vậy trên thực tế việc phòng chống tham nhũng đã không phát
huy được kết quả.
Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng ở VN hiện nay, TS.
Phạm Chí Dũng, Chủ tịch hội nhà báo Độc lập nhận định:
“Quá trình chuyển đổi Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ tay Thủ
tướng sang tay Đảng đã diễn ra 2 năm 2 tháng và trong suốt quá trình đó người
ta không thấy một cái gì mới cả. Và như tôi đã nêu là chỉ cần một vài bằng
chứng nhỏ nhoi cũng đã cho thấy tình hình tham nhũng càng ngày càng phát triển,
còn tình hình chống tham nhũng ngày càng tệ. Kết quả cho đến giờ có thể nói rằng tham nhũng
ở VN là vô phương cứu chữa, bởi vì nó dột từ trên dột xuống và tham nhũng tràn
lan từ cấp trung ương đến tận cấp Phường, Xã. Thực tâm tôi cũng chẳng hy vọng gì ông Dũng hay
bên Đảng chống được tham nhũng.”
Dưới nhan đề "Vì sao không giao Thủ tướng nhiệm vụ chống tham
nhũng?", báo Thanh niên cho biết
trong buổi thảo luận dự thảo luật Tổ chức Chính phủ gần đây, các ĐBQH thấy rằng
đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ. Song dự thảo luật chưa thể hiện được điều này, theo họ cần ủng hộ và
xem xét lại vai trò của Thủ tướng trong vấn đề chống tham nhũng.
Tình hình tham nhũng càng ngày càng phát triển, còn tình hình
chống tham nhũng ngày càng tệ. Kết quả cho đến giờ có thể nói rằng tham nhũng ở
VN là vô phương cứu chữa, bởi vì nó dột từ trên dột xuống và tham nhũng tràn
lan từ cấp trung ương đến tận cấp Phường, Xã
TS. Phạm Chí Dũng
Được biết từ đầu năm 2013 trở về trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã từng đảm trách chức vụ Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng, một cơ quan phòng chống tham nhũng hàng đầu ở VN. Nhưng sau đó, Ban chỉ
đạo phòng chống tham nhũng trở thành cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị do
Tổng BT Nguyễn Phú Trọng trực tiếp phụ trách.
Đánh giá gì về thành tích chống tham nhũng của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng trong những năm trước đây, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một nhà bất đồng chính
kiến, nguyên biên tập viên tạp chí Cộng sản cho biết suy nghĩ của ông, ông nói:
Báo Thanh Niên đưa tin vụ PMU 18 (năm 2010)
“Công tác phòng chống tham nhũng của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trong thời kỳ ông nắm trọng trách này thì chúng ta thấy rằng, cũng đã phát
hiện ra một số các trường hợp hay vụ việc không phải điển hình và phần lớn do
nước ngoài phát hiện ra. Ví dụ như các vụ Đại lộ Đông-Tây hay PMU18, đó là các
vụ việc không phải do bên trong phát hiện ra mà là do bên ngoài. Nếu để bên
Chính phủ, tức là Hành pháp điều hành theo tôi nghĩ hiệu quả sẽ không được
cao.”
TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Thời kỳ ông Dũng nắm
quyền (chống tham nhũng) là thời kỳ nhiều người đánh giá là tham nhũng nhiều
nhất, nặng nề nhất, sâu xa nhất ở VN. Không những thế tiến từ tham nhũng nhỏ
thành tham nhũng lớn, từ nhóm lợi ích nhỏ thành nhóm lợi ích lớn và chỉ đến năm
2011 thì người ta mới chịu thừa nhận khái niệm về các nhóm lợi ích ở VN. Bao
gồm từ các nhóm kinh doanh đầu cơ cho đến các nhóm tham nhũng chính sách. Đặc
biệt như chúng ta thấy đã xảy ra hàng loạt vụ việc như Vinaline, Vinashin… và điện
lực, xăng dầu. Kể cả những nhóm đầu cơ kinh doanh vàng bạc, BĐS, chứng khoán vô
cùng nhiều.”
Diệt tham nhũng phải diệt từ nóc
Cách đây hai năm, trước Hội nghị trung ương 4 khóa 11 diễn ra,
trên YouTube loan tải một video clip cho thấy, nói chuyện trước 4.500 cán bộ tại
thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã nói về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như
sau, ông nói:
Vụ Vinalines của Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng
“Ông tưởng ông ngon lắm. Ông tưởng họ kính nể họ chấp tay họ bái phục
ông cho nên đừng có vội cứ nhìn cái mặt tốt của mình, chỉ thấy bên ngoài thôi
chứ còn nhiều vấn đề lắm. Họ làm sai là từ chức chứ mình làm sai rồi cứ nhơn
nhơn tỉnh queo coi như không có vấn đề gì. Cách chức thì ảnh chịu thôi chứ biểu
ảnh từ chức thì ảnh không từ! Ảnh nói có bao nhiêu người phải từ đâu mà tôi từ?
Có lòng tự trọng lắm đấy. Họ làm sai thì từ chức còn mình làm sai thì cùng lắm
kiểm điểm rút kinh nghiệm. Cho nên không có cái dây nào nó dài hơn cái dây kinh
nghiệm.Rút miết mà không bao giờ hết.”
Trả lời câu hỏi, có nên để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở lại nắm
giữ công tác phòng chống tham nhũng hay không?
Tham nhũng ở VN là kinh hoàng và vô phương cứu chữa. Còn hiện nay tình
hình là vô phương, còn muốn làm một cái gì đó để giải quyết một phần nhỏ nhoi
vấn nạn tham nhũng thì VN phải đả hổ trước khi diệt ruồi. Có nghĩa là phải diệt
tham nhũng từ nóc
TS. Phạm Chí Dũng
TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Vừa nên, vừa không nên. Nên vì hành pháp chống tham nhũng là hiệu
quả nhất nhưng không nên cũng vì hành pháp nằm trong tay một Thủ tướng với 02 đời
nhiệm kỳ gây ra tham nhũng nhiều nhất ở VN. Rất khó có thể chuyển đổi Ban chỉ
đạo phòng chống tham nhũng về trong tay một Thủ tướng, tôi chỉ muốn nói rằng
nếu ở cương vị một Thủ tướng khác thì có thể, một phần nào đó chống được tham
nhũng. Chứ còn để trong tay ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì tôi không có một
chút hy vọng nào cả. Vì tôi đã giải thích, trong suốt quá trình điều hành của
ông Nguyễn Tấn Dũng thì VN đã trở thành một đất nước tham nhũng nhất thế giới
và là một trong thời kỳ tham nhũng nhất trong lịch sử của VN. Đó chính là lý do
vì sao tôi đã không tin tưởng nếu ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành chống tham nhũng.
”
Bằng một thái độ thận trọng, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho biết:
“Theo tôi là không nên, vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại diện cho
bên Hành pháp, như vậy các vấn đề về tham nhũng, tiêu cực phần lớn sẽ nằm bên
điều hành của Chính phủ. Cần phải có một cơ quan phòng chống tham nhũng hoàn
toàn độc lập là tốt nhất, song nếu như chưa có điều kiện có tổ chức chống tham
nhũng độc lập thì ít nhất là bên Đảng. Dù rằng Đảng và Nhà nước là 1, song ít
nhất là nó có một sự phân biệt, một bên là điều hành, một bên là chủ trương
đường lối, ít nhiều nó cũng có sự cách biệt thì hiệu quả của công tác phòng
chống tham nhũng sẽ cao hơn.”
Nói về các giải pháp gì để đẩy mạnh và làm cho công tác phòng
chống tham nhũng ở VN có hiệu quả. TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng vấn đề cơ
bản muốn diệt dược tham nhũng thì phải chống từ trên xuống.
Ông nói:
“Tôi muốn nhắc lại theo đánh giá riêng của tôi là tham nhũng ở VN là
kinh hoàng và vô phương cứu chữa. Còn hiện nay tình hình là vô phương, còn muốn
làm một cái gì đó để giải quyết một phần nhỏ nhoi vấn nạn tham nhũng thì VN
phải đả hổ trước khi diệt ruồi. Có nghĩa là phải diệt tham nhũng từ nóc – từ
trung ương và hãy làm một chút gì đó man mác như Tập Cận Bình đã và đang làm ở
TQ.”
Xin nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói về
tình trạng tham nhũng ở VN, đã cho rằng: "Hiện tượng hư hỏng, tham
nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy,
sờ vào đâu cũng có...". Để thấy sự tồn vong của chế độ hiện nay đang
đứng trước nguy cơ sống còn, đã đến lúc họ cần có các giải pháp cụ thể để chặn
đứng vấn nạn này.
__._,_.___
TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Thời kỳ ông Dũng nắm quyền (chống tham nhũng) là thời kỳ nhiều người đánh giá là tham nhũng nhiều nhất, nặng nề nhất, sâu xa nhất ở VN. Không những thế tiến từ tham nhũng nhỏ thành tham nhũng lớn, từ nhóm lợi ích nhỏ thành nhóm lợi ích lớn và chỉ đến năm 2011 thì người ta mới chịu thừa nhận khái niệm về các nhóm lợi ích ở VN. Bao gồm từ các nhóm kinh doanh đầu cơ cho đến các nhóm tham nhũng chính sách. Đặc biệt như chúng ta thấy đã xảy ra hàng loạt vụ việc như Vinaline, Vinashin… và điện lực, xăng dầu. Kể cả những nhóm đầu cơ kinh doanh vàng bạc, BĐS, chứng khoán vô cùng nhiều.”
Cách đây hai năm, trước Hội nghị trung ương 4 khóa 11 diễn ra, trên YouTube loan tải một video clip cho thấy, nói chuyện trước 4.500 cán bộ tại thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã nói về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như sau, ông nói:
“Ông tưởng ông ngon lắm. Ông tưởng họ kính nể họ chấp tay họ bái phục ông cho nên đừng có vội cứ nhìn cái mặt tốt của mình, chỉ thấy bên ngoài thôi chứ còn nhiều vấn đề lắm. Họ làm sai là từ chức chứ mình làm sai rồi cứ nhơn nhơn tỉnh queo coi như không có vấn đề gì. Cách chức thì ảnh chịu thôi chứ biểu ảnh từ chức thì ảnh không từ! Ảnh nói có bao nhiêu người phải từ đâu mà tôi từ? Có lòng tự trọng lắm đấy. Họ làm sai thì từ chức còn mình làm sai thì cùng lắm kiểm điểm rút kinh nghiệm. Cho nên không có cái dây nào nó dài hơn cái dây kinh nghiệm.Rút miết mà không bao giờ hết.”
Thủ tướng Hàn Quốc từ chức vì vụ tai tiếng tham nhũng
• In
• Chia sẻ:
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Wan-koo trên sân thượng tại tư gia ở Seoul, ngày 21/4/2015.
•
•
•
•
Tin liên hệ
• Hoa Kỳ duyệt xét vấn đề vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên
• Tổng thống Nam Triều Tiên hứa trục vớt chiếc phà Sewol
• Lễ mừng ngày sinh Kim Il Sung nhằm tăng cường uy tín Kim Jong Un
21.04.2015
Thủ tướng Nam Triều Tiên Lee Wan-koo vừa đệ đơn xin từ chức sau khi bị tố cáo có dính líu trong một vụ tham nhũng gây tai tiếng.
Thủ tướng Lee đối diện với cáo buộc rằng đã nhận những khoản tiền bất hợp pháp từ một doanh nhân đã tự tử hồi trước đây trong tháng này.
Trước khi chết, doanh nhân tên là Sung Wan-jong nói với truyền thông địa phương rằng ông đã hối lộ cho nhiều quan chức hàng đầu của chính phủ, trong đó có Thủ tướng Lee.
Ông Sung bị phát hiện đã treo cổ lên cây tự tử ở Seoul. Trong túi ông có một danh sác gồm tên của 8 giới chức bị cáo buộc là đã nhận những khoản tiền bất hợp pháp.
Hầu hết các quan chức này, trong đó có ông Lee, được cho là những đồng minh thân cận với Tổng thống Park Geun Hye.
Thủ tướng Lee liên tục bác bỏ tố cáo rằng ông đã nhận 27.000 đôla hối lộ. Ông còn thề với các phóng viên báo chí rằng ông sẽ "chết,"nếu chuyện đó là có thật.
Tổng thống Park nói trong một thông báo rằng "Tôi cảm thất chuyện này thật đáng tiếc. Tôi cũng thông cảm cho nỗi đau của thủ tướng." Và bà nói thêm rằng một cuộc điều tra thấu đáo sẽ được tiến hành.
Tổng thống Park đã gặp phải những khó khăn trong việc chọn người làm thủ tướng, một chức vụ phần lớn chỉ mang tính lễ nghi tại Nam Triều Tiên.
Nhiều người được đề cử cho chức thủ tướng và các chức vụ nội các khác đã rút lui sau khi có những câu hỏi đặt ra về những hành vi trong quá khứ của họ.
__._,_.___
________________________________________
Posted by: Dien bien hoa binh
No comments:
Post a Comment