Việt Nam






Friday, 24 April 2015

Jakarta: Các lãnh đạo Á-Phi kêu gọi một trật tự thế giới mới



Sujet : Tr : Jakarta: Các lãnh đạo Á-Phi kêu gọi một trật tự thế giới mới /// Việt nam nên tích cực tham gia phong trào Á phi nhằm củng cố nền độc lập,tự chủ tự cường thay vì làm "đồng minh vợ bé bồ nhí " tai hại và nguy hiểm cho bất cứ cường quốc nào,đặc biệt Trung cộng ! Nam dương đang lãnh đạo CĐ ĐNA tiến lên thế Trung Vị ;với sự ủng hộ của Mỹ,Liên Âu,Nhật,Úc và Nga,Nhật... 

Jakarta: Các lãnh đạo Á-Phi kêu gọi một trật tự thế giới mới ///  Việt nam nên tích cực tham gia phong trào Á phi nhằm củng cố nền độc lập,tự chủ tự cường thay vì làm  "đồng minh vợ bé bồ nhí " tai hại và nguy hiểm cho bất cứ cường quốc nào,đặc biệt Trung cộng !
Đồng thời Việt nam nên nối kết chặt chẻ mọi mặt-trừ liên minh quân sự - với các nền dân chủ tiền tiến Mỹ, Anh,Pháp,Đức( Liên Âu),Nhật,Nga,Ấn,Úc...để tăng cường thế lực quốc tế khả dĩ đối phó hữu hiệu với mọi âm mưu bá quyền xâm lược từ phương bắc.

Chỉ khi nào,cùng với CĐ ĐNA 10 nước xây dựng được một Liên Hiệp vững bền thống nhất ,hùng mạnh và TRUNG VỊ (Central) thì nước ta mới kiện toàn đủ sức mạnh để bang giao bình đẳng,độc lập  và có lợi với Bắc Kinh.

Nam dương đang lãnh đạo CĐ ĐNA tiến lên thế Trung Vị ;với sự ủng hộ của Mỹ,Liên Âu,Nhật,Úc và Nga,Nhật...

Tương lai của Việt Nam nằm trong CĐ/LH Đông Nam Á mà Việt Nam có khả năng đóng vai trò cột trụ phía lục địa ( Đông dương) để làm gạch nối liên kết keo sơn với khối ĐNA hải dương (Phi, Mã, Nam dương,Brunei) nếu Việt Nam biết ưu tiên "hướng đông" và quyết tâm trở thành cường quốc hàng hải nhờ biển Đông Nam Á.


GS NGUYỄN Thái Sơn.
Cố vấn Viện Địa chính trị Paris.



Indonesia | Thượng đỉnh | Châu Á | Châu Phi | Quốc tế      http://vi.rfi.fr/chau-a/20150422-jakarta-a-phi-the-gioi/
 Đăng ngày 22-04-2015  •  Sửa đổi ngày 22-04-2015 15:04

Jakarta: Các lãnh đạo Á-Phi kêu gọi một trật tự thế giới mới

Thụy My

media
Lãnh đạo 21 quốc gia tại Thượng đỉnh Á - PhiJakartaIndonesia ngày 22/04/2015

REUTERS/Darren Whiteside


Các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Phi họp tại Indonesia hôm nay 22/04/2015 đưa ra lời kêu gọi về một trật tự thế giới mớimở cửa cho nền kinh tế các quốc gia mới trỗi dậy và chấm dứt « các ý tưởng lỗi thời » của các định chế tài chính quốc tế cũ.


Lời kêu gọi trên đây được đưa ra vào thời điểm khai mạc hội nghị thượng đỉnh Jakartanhân kỷ niệm 60 năm hội nghị Bandung (tháng 4/1955) tập hợp lãnh đạo 29 nước Châu Á và Châu Phi vừa thoát khỏi chế độ thực dânlà tiền đề cho việc thành lập Phong trào không liên kết. Trong số các nguyên thủ hiện diện ở Jakarta lần này có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo AbeChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai lãnh đạo Nhật-Trung sẽ gặp gỡ bên lề hội nghịlà dấu hiệu tan băng giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á.

Tổng thống nước chủ nhà Indonesiaông Joko Widodo cho rằng những ai nhất định muốn các vấn đề kinh tế thế giới phải được giải quyết thông qua Ngân hàng Thế giới (WB)Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)là bám víu vào các « ý tưởng đã lỗi thời ». Ông Widodo tuyên bố : « Phải thay đổi ! Nhất định phải xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mớimở rộng cho các cường quốc kinh tế mới nổi ».

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là trung tâm của trật tự tiền tệ do Hoa Kỳ và Châu Âu thiết lập trong hội nghị Bretton Woods năm 1944thống nhất tỉ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ.

Ông Widodo không nhắc đến Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đề xuất nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới do phương Tây nắm quyền quyết địnhtuy Indonesia nằm trong số 60 nước được đề nghị là thành viên sáng lập. Hoa Kỳ và Nhật Bản không ủng hộ AIIBcoi đây là mối đe dọa cho nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Washington tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tổng thống ZimbabweRobert Mugabe tuyên bố các quốc gia Á-Phi « không thể tự giới hạn trong vài trò nước xuất khẩu hàng thô và nhập khẩu hàng chế biến ». Trước các lãnh đạo Á-Phiông Mugabe nhấn mạnhđó là « vai trò bị các cường quốc chiếm thuộc địa áp đặt cho chúng ta trong lịch sử ».

Indonesia đã gởi giấy mời đến nguyên thủ của 109 nước Châu Á và Châu Phinhưng chỉ có 21 lãnh đạo quốc gia đến tham dự. Năm 1955các quốc gia Châu Á và Châu Phi vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa tham gia vào hội nghị Bandung chiếm chưa đầy một phần tư sản lượng thế giới. Ngày naycác nước này chiếm hơn phân nửa lượng sản phẩm của hành tinhvà một số nước hiện diện tại Bandung thời đó như Trung Quốc và Ấn Độ nay nằm trong G20 - nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới.


No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List