Đối đầu với Trung Quốc: Thế
lưỡng nan của ĐCSVN
Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-04-08
2015-04-08
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), cũng là Tổng thư ký Ủy
ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký
Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh,
Trung Quốc, ngày 07 tháng tư năm 2015.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện có chuyến công du Trung Quốc. Chuyến đi lần này của
ông Trọng sang nước láng giềng anh em cùng chung ý thức hệ cộng sản được chú ý
vì trong thời gian tới ông cũng sẽ công du Hoa Kỳ, một nước cựu thù thuộc khối
tư bản.
Lý do được chú ý vì cũng như lâu nay trước khi một quan chức lãnh
đạo Việt Nam đi Mỹ, hầu như họ đều phải sang Tàu trước.
Nhận định từ bên ngoài
‘Chuyến thăm hàn gắn quan hệ nhấn mạnh hành vi cân bằng của Hà Nội
cả ngàn năm qua’.
Đây là nhận định của tác giả Andrew Browne đăng trên tờ The Wall Street
Journal vào ngày 7 tháng tư vừa qua khi phái đoàn do tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng dẫn đầu sang thăm Trung Quốc.
Theo tác giả này thì trong chuyến làm việc này, ông Trọng đối diện
một thế tiến thoái lưỡng nan mà giới lãnh đạo Việt Nam trong một thiên niên kỷ
qua gặp phải - đó là làm thế nào vẫn tỏ được lòng thuận theo ‘Bắc Triều’ mà
không bị dân chúng trong nước cho là nhu nhược.
Tác giả Andrew Browne cho rằng để có thể hóa giải được thế lưỡng
nan như thế, các nhà cầm quyền tại Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử bị Trung
Quốc thống trị đã vận dụng tất cả mọi phương kế ngoại giao cũng như cả những
mánh khóe. Một đơn cử được đưa ra là vào thế kỷ thứ 18, hoàng đế Quang Trung
Nguyễn Huệ đã cử một người giả làm hoàng đế thay mình sang Trung Quốc.
Trước đó
cũng từng có trường hợp có hai ‘hoàng đế’ nước Nam: một vị nhỏ tuổi được đặt
lên để đối phó với Trung Quốc còn vị kia là một người thực sự cao tường
lo mọi chuyện nước.
Chính những ‘mánh khóe’ như thế của Việt Nam khiến Trung Quốc xem
Việt Nam là xảo quyệt và đi nước đôi.
Thế lưỡng nan của Việt Nam hiện nay lại thêm khó xử; đó là tình
trạng lệ thuộc về mặt kinh tế ngày càng gia tăng tạo thêm áp lực phải theo Bắc
Kinh.
Tuy vậy, hành xử của Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014 đưa giàn
khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến
tinh thần dân tộc chống Bắc phương của người Việt một lần nữa được khơi dậy.
Một thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew, trụ sở tại Hoa Kỳ cho
thấy, đưa ra tỷ lệ số người được hỏi bày tỏ quan ngại tranh chấp chủ quyền lãnh
hải với Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột quân sự như sau: Philippines 93%;
Nhật Bản là 85%, Việt Nam 84%.
Chuyên gia trong nước đánh giá
Chuyến đi của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản
Việt Nam sang Trung Quốc từ ngày 7 đến ngày 10 tháng tư là chuyến công du của
một viên chức cao cấp nhất Việt Nam sang nước láng giềng Trung Quốc từ sau vụ
khủng hoảng giàn khoan. Tin nói ngay sau khi xảy ra hành động bị cho là ‘quá
tay’ của nước cộng sản anh em Trung Quốc, đích thân ông tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng ngỏ ý sang để nói chuyện, nhưng bị Bắc Kinh từ chối.
Gần đây giới chức ngoại giao Hoa Kỳ và cả phía Việt Nam đều loan
tin, trong thời gian sắp đến năm nay ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến viếng thăm
Hoa Kỳ trong cương vị tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Trong khi ngày giờ
của chuyến đi Mỹ của ông Trọng chưa được chính thức công bố thì diễn ra chuyến
công du Bắc Kinh.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt
Nam, nhận định về hành xử được cho là thông lệ này của các cấp lãnh đạo Việt
Nam lâu nay:
Vấn đề đi thăm Trung Quốc trước hay Hoa Kỳ trước thì rõ ràng chúng
ta đã biết rồi và theo tôi cũng là chuyện bình thường vì dù sao nữa giữa Việt
Nam và Trung Quốc là nước láng giềng, hai nữa đã có quan hệ truyền thống từ lâu
rồi.
Thậm chí giữa Trung Quốc và Việt Nam ngoài quan hệ hữu nghị đã có từ lâu;
nhưng đặc biệt gần đây có những vấn đề cũng làm ảnh hưởng đến bầu không khí
chung quan hệ của hai nước do vấn đề tranh chấp trên biển và những hoạt động
của Trung Quốc trong thời gian vừa qua thì theo tôi nghĩ đó là câu chuyện mà có
lẽ các lãnh đạo cần ưu tiên đặt ra để xem xét và có được những giải pháp chỉ
đạo xử lý các việc trong tình hình đó.
Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt nam.
Tân hoa xã trong bài bình luận đưa ra ngay trước chuyến công du
của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc nói rằng mọi diễn giải cho rằng
chuyến công du Hoa Kỳ sắp đến của ông Trọng là biện pháp đối trọng với Trung
Quốc đều mang màu sắc tuyên truyền của cỗ máy thời chiến tranh lạnh và chủ
nghĩa đối đầu cần phải bỏ vào sọt rác lâu nay rồi.
Vấn đề lịch sử và cách thức mới
Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh Triết làm chủ Biển
Đông, so sánh hành xử của các triều đại trước đây trong lịch sử và hành xử của
Hà Nội hiện nay:
Hai
cách ứng xử lịch sử khác nhau, thái độ khác nhau, tư thế và tâm thế hoàn toàn
khác nhau: một bên là các triều đại Việt Nam xưa khôn khéo, chủ động và không
hề lệ thuộc; còn ngược lại bây giờ thì không đúng như ngày xưa. Bây giờ tôi nói
Thông tấn xả ( Việt Nam) người ta đang đưa tin quan hệ Việt- Trung là ‘thực
chất, phát triển, ổn định và bền vững’. Rồi trong đó còn nói ‘hữu nghị và phát
triển tích cực là dòng chính’; đó là nói dối, thực tế không phải như vậy.
Cho
nên nói phát triển tích cực, hữu nghị là dòng chính không đúng. Sao lại nói như
thế được? Có quan hệ rất nhiều mặt nhưng không có hữu nghị, không có tích cực
và rất nhiều tiêu cực cho Việt Nam, hại cho Việt Nam nhiều. Đảo vẫn bị lấn
chiếm và xây dựng thành căn cứ hải quân, không quân đe dọa hòa bình, đe dọa chủ
quyền, đe dọa an ninh hàng hải của Việt Nam, của khu vực và thế giới.
Giáo sư Tương Lai, trong bài viết đăng trên tờ The New York Times,
viết rằng Việt Nam có gần 3500 kilomet đường bờ biển hướng ra Biển Đông. Đây là
khu vực biển quan trọng cho thương mại quốc tế. Thống kê cho thấy trong năm
2013 chừng 1/3 dầu thô và hơn phân nửa khí tự nhiên của thế giới được vận
chuyển qua tuyến đường hàng hải này. Đây là đường ngắn nhất giữa Tây Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, được hải quân nhiều nước ưa chuộng, trong đó có hải quân
Hoa Kỳ.
Giáo sư Tương Lai nhận định là Việt Nam không thể thực thi vai trò
địa chính trị của mình cho đến khi nào có thể phát triển kinh tế đầy đủ và giải
phóng thêm nữa về mặt chính trị. Ông này cho rằng khi Việt Nam đáp ứng thi
những yêu cầu của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ xướng
gồm cho thành lập nghiệp đoàn tự do, giảm sự tham gia của nhà cầm quyền vào
kinh tế, thực hiện minh bạch hơn thì sẽ giúp cho Việt Nam trên con đường hội
nhập.
Tác giả Andrew Browne trong bài viết đưa ra nhận định là không
liên minh ngoại giao nào mà Việt Nam có thể lôi kéo để đủ sức đối trọng lại sức
mạnh của Trung Quốc. Việt Nam không thể thoát khỏi vị trí địa lý nằm bên cạnh
đất nước Trung Quốc mênh mông. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng biết rằng không bao giờ
có thể khuất phục Việt Nam. Vào năm 1979, Trung Quốc quân tràn sang biên giới
Việt Nam nhưng rồi bị đánh cho tơi bời.
Andrew Browne trích dẫn học giả Brantly Womack trong quyển sách
tựa đề ‘Trung Quốc và Việt Nam: vấn đề chính trị không đối xứng’; theo đó sức
mạnh Trung Hoa từng gãy đỗ vì tảng đá Việt Nam. Việt Nam phải chịu tổn thất
nhiều hơn khi xảy ra xâm lược quân sự; nhưng Trung Quốc bị buộc phải rút lui.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment