Tổng thống
Pháp công du Việt Nam và kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế
Tổng thống Pháp François
Hollande (T) và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội. Ảnh ngày
06/09/2016.Reuters
Từ Hàng Châu, Trung Quốc đến Hà Nội vào giữa đêm qua, sáng nay,06/09/2016,
tổng thống Pháp François Hollande đã bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước ở
Việt Nam nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, được thiết lập
vào năm 2013.
Chuyến viếng thăm của tổng thống François Hollande chủ yếu tập
trung vào hợp tác kinh tế.
Từ Hà Nội, đặc phái viên Thanh Phương tường thuật :
« Vào khoảng hơn tám giờ sáng, khi trời Hà Nội chuẩn bị đổ mưa,
tổng thống Hollande đã được chủ tịch nước Trần Đại Quang đón tiếp long trọng tại
Phủ Chủ tịch Việt Nam với đầy đủ nghi thức dành cho một chuyến viếng thăm cấp
Nhà nước.
Sau cuộc hội đàm, hai vị nguyên thủ quốc gia Pháp -Việt đã chứng kiến
lễ ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương, như hiệp định dẫn độ, tương trợ
và hợp tác tư pháp, đào tạo cán bộ, nông nghiệp, giảng dạy tiếng Pháp, ứng phó
với biến đổi khí hậu… Đặc biệt, trong dịp này, các hợp đồng hoặc thư ngỏ ý bán
máy bay Airbus cho các hãng hàng không Việt Nam cũng đã được ký kết, với trị
giá tổng cộng 6,5 tỷ đôla.
Trong cuộc họp báo chung sau đó của lãnh đạo hai nước Pháp Việt,
tổng thống Hollande đã kêu gọi tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam. Ông
tuyên bố muốn thúc đẩy đầu tư của Pháp vào Việt Nam, có thêm nhiều hiệp định
thương mại giữa hai nước. Về phần chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết đã cùng
với tổng thống Hollande đã thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ song
phương, đồng thời trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực mà cả hai đều quan
tâm. Ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự tương đồng về quan điểm của Việt Nam và
Pháp trên vấn đề Biển Đông.
Về điểm này, tổng thống Pháp Hollande nói rõ : « Chúng
tôi có những nguyên tắc và từng nhắc lại những nguyên tắc này. Đó là tôn
trọng quyền tự do hàng hải, tôn trọng Công ước Liên hiệp quớc về luật biển. (…)
Chúng tôi cũng muốn hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ vùng biển của mình.
Chúng tôi cũng nhận thức được vai trò của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình,
tham gia vào các chiến dịch trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc ».
Chuyến viếng thăm của tổng thống François Hollande chủ yếu tập
trung vào hợp tác kinh tế giữa hai nước. Nhưng hợp tác văn hóa, giáo dục và
Pháp ngữ, đã có từ lâu giữa hai nước, cũng là một trọng tâm của chuyến viếng
thăm này. Cho nên, tổng thống Hollande đã có một bài phát biểu ở Đại học Quốc
gia Hà Nội về chủ đề "Tương lai chung của Pháp và Việt Nam", trình
bày những định hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21.
Việt - Pháp mong đợi gì ở nhau?
- 6
tháng 9 2016
Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Hà Nội tối 5/9, bắt đầu
chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến 7/9.
Đây là lần thứ ba một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Cũng đã 12 năm
trôi qua, một tổng thống Pháp mới quay lại Việt Nam từ khi Tổng thống Jacques Chirac
đến thăm hồi 2004.
Chuyên cơ của ông Hollande dự kiến đáp xuống sân bay Nội Bài vào
lúc nửa đêm hôm 5/9.
Theo chương trình, tại Hà Nội hôm 6/9, ông sẽ gặp Tổng bí thư, Chủ
tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trước khi có bài phát biểu tại
Đại học Quốc gia Hà Nội về quan hệ Việt - Pháp trong tương lai.
Tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến ông Hollande sẽ có cuộc gặp với Bí
thư Thành ủy Đinh La Thăng.
'Chỉ dấu'
Hôm 5/9, nhà báo tự do Võ Trung Dung, từ Pháp bay về Hà Nội để
tường thuật về chuyến thăm của ông Hollande cho báo Pháp, nói với BBC: “Theo
tôi, đây là chuyến đi nhiều lý thuyết hơn thực tế.”
“Nhìn vào quy mô của chuyến thăm của một nguyên thủ, người ta sẽ
thấy chỉ dấu về mức độ quan trọng.”
“Việt Nam có thể cần đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp hơn ngược
lại.”
“Trong phái đoàn của ông Hollande chỉ có một gương mặt đáng lưu ý
là Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhưng lại thiếu vắng Bộ trưởng Quốc phòng Pháp.”
“Tuy vậy, người ta cũng chờ đợi ông Hollande nhắc đến Biển Đông
trong bài phát biểu trước sinh viên,” ông Dung cho biết thêm.
“Ngoài ra là việc ký kết hợp đồng mua máy bay của VietJet Air và
ký hiệp ước dẫn giải tội phạm giữa hai nước trong chuyến thăm này.”
Nhà báo Võ Trung Dung cũng nhận định: “Việt Nam có vẻ muốn kéo
Pháp và châu Âu vào thế đối trọng với Trung Quốc.”
Trong khi đó, ông Trần Bằng, thành viên Nhóm Biển Đông tại Pháp,
nói với BBC về khả năng hợp tác an ninh, quốc phòng Việt-Pháp, nhất là trong
bối cảnh căng thẳng Biển Đông, từ chuyến đi này.
“Chắc chắn vấn đề an ninh quốc phòng sẽ được bàn thảo ở mức độ
nhất định, trong đó có vấn đề an ninh biển,” ông Trần Bằng nhận xét về những
nội dung sẽ được hai bên nhắm tới trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Chuyên gia từ Nhóm Biển Đông nói rằng Pháp có thể cung cấp cho
Việt Nam ba điều trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, gồm trợ giúp về chính trị,
hợp tác huấn luyện cũng như cách thức vận hành trong quân đội, và trang bị
khí tài, “tùy thuộc vào yêu cầu của Việt Nam”.
Trong các lĩnh vực khác, ông Trần Bằng nhận xét: “Ngân sách văn
hóa Pháp dành cho Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng
kinh tế của Pháp khá mờ nhạt.”
“Gần đây, Pháp mong muốn tham gia vào ba lĩnh vực, gồm hạ tầng cơ
sở, môi trường và năng lượng. Giới quan sát sẽ chờ xem trong chuyến đi tới đây
của ông Hollande, Pháp sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh ở những lĩnh vực
nào.”
Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên
minh châu Âu (EU).
Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 4,3 tỷ đôla. Về đầu
tư, Pháp là nước đứng thứ ba châu Âu, và đứng thứ 16 trong các quốc gia, vùng lãnh
thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD.
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh <
No comments:
Post a Comment