Tham sân si là cốt lõi cuả nước CHXHCNVN.
Kháng
cáo bất thành vụ công an đánh chết người
- 12 tháng 9 2016
Image copyright Facebook Don An Vo
Image
caption Vụ
án xảy ra ở Phú Yên nhưng tòa xử phúc thẩm ở Đà Nẵng
Một luật sư dự phiên phúc thẩm vụ “5 công an đánh chết dân” nói
với BBC rằng bản án cho thấy pháp luật Việt Nam như ‘tấm lưới rách’ do chỉ bắt
được ‘cá bé’.
Phiên tòa phúc thẩm tuyên án hôm 12/9 tại Tòa án Nhân dân Cấp cao
Đà Nẵng sau nhiều phiên tòa bị hoãn trong vụ án kéo dài hơn bốn năm ở Phú Yên.
Bản án phúc thẩm giảm 3 năm tù cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành
còn 5 năm tù giam và cho ba bị cáo khác được hưởng án từ 9 đến 24 tháng tù
treo.
Hôm 12/9, trả lời BBC từ Đà Nẵng, luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ
quyền cho bà Trần Thị Tâm, vợ Ngô Thanh Kiều, nói: “Bản án được tuyên hôm nay
nhẹ hơn nhiều so với bản án sơ thẩm tại tòa Phú Yên.”
“Điều đó chứng tỏ rằng việc cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ
đạo xử nghiêm vụ này xem ra chẳng có giá trị gì.”
“Kết quả đúng như tôi dự báo - sĩ quan có cấp bậc thấp nhất lại
nhận mức án cao nhất [Nguyễn Thân Thảo Thành, nguyên thiếu úy công an TP Tuy
Hòa, 5 năm tù giam].”
“Ngược lại, sĩ quan có cấp bậc cao hơn thì mức án thấp hơn [bị cáo
Đỗ Như Huy, nguyên trung úy công an TP Tuy Hòa, 1 năm tù treo].”
Năm 2014, Chủ tịch nước khi đó, Trương Tấn Sang, đã yêu cầu viện
trưởng VKSND Tối cao, chánh án TAND Tối cao chỉ đạo xử lý vụ án "đúng quy
định pháp luật".
'Bức
xúc'
Hệ thống pháp luật Việt
Nam giống như một tấm lưới rách, chỉ bắt được những con cá bé, còn những con cá
lớn thì để lọt lưới hoặc không bắt được. Luật sư Võ An Đôn
Luật sư bình luận thêm: “Hành vi của các sĩ quan công an phạm vào
tội giết người nhưng tòa chỉ truy tố và xét xử tội “Dùng nhục hình” nhằm giảm
mức án.”
"Qua vụ án này, chúng ta thấy hệ thống pháp luật Việt Nam
giống như một tấm lưới rách, chỉ bắt được những con cá bé, còn những con cá lớn
thì để lọt lưới hoặc không bắt được.”
Ông Đôn cũng cho hay chị của nạn nhân Ngô Thanh Kiều “quá bức xúc
trước kết quả bản án phúc thẩm nhưng không biết sẽ kêu cứu ai nữa.”
Ông Đôn cho biết ông cùng 5 luật sư tham gia bào chữa trong phiên
phúc thẩm dự định làm đơn kiến nghị giám đốc thẩm vụ án để “không làm tiền lệ
cho những vụ công an dùng nhục hình với dân về sau”.
Báo Việt Nam dẫn cáo trạng được đọc tại tòa cho biết ngày
13/5/2012, 5 bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ
Như Huy và Nguyễn Minh Quyền đã bắt giữ ông Ngô Thanh Kiều vì nghi ngờ trộm cắp.
"Do bức xúc trước thái độ khai báo của Kiều, các bị cáo đã có
hành vi khóa tay, dùng gậy cao su đánh, không cho Kiều ăn dẫn đến hậu quả Ngô
Thanh Kiều tử vong," cáo trạng cho biết.
"Hành vi của các bị cáo trên đủ yếu tố cấu thành tội 'Dùng
nhục hình' theo Điều 298 Bộ luật hình sự."
Diễn
biến các lần xử
- Tháng Tư 2014: Sơ thẩm ở TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành nhận mức án 5 năm tù, Nguyễn Minh
Quyền 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 1 năm 6 tháng tù cùng về tội Dùng nhục hình.
Bị cáo Nguyễn Tấn Quang 1 năm 3 tháng tù, Đỗ Như Huy 1 năm tù
nhưng cho hưởng án treo về cùng tội danh.
- Tháng Bảy 2014: TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy bản án sơ
thẩm để điều tra lại.
- Tháng Tư 2015: Sơ thẩm ở TAND tỉnh Phú Yên.
Các bị cáo: Nguyễn Thân Thảo Thành tám năm tù, Nguyễn Minh Quyền hai
năm sáu tháng tù, Phạm Ngọc Mẫn hai năm ba tháng tù, Nguyễn Tấn Quang hai năm
tù và Đỗ Như Huy một năm tù cho hưởng án treo.
Bị cáo Lê Đức Hoàn chín tháng tù cho hưởng án treo về tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cả bị cáo và phía gia đình người bị hại nộp đơn kháng cáo.
- Tháng Chín 2016: Phúc thẩm ở TAND Cấp cao tại Đà Nẵng.
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành bị tuyên 5 năm tù (giảm 3 năm tù),
bị cáo Nguyễn Tấn Quang bị tuyên 2 năm tù cho hưởng án treo (án sơ thẩm là 2
năm tù giam).
Bị cáo Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy được tuyên y
án sơ thẩm.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment