Việt Nam






Thursday, 1 September 2016

Lãnh đạo Phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản?

  
Ngày 28/08/2016

Đại diện các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam thăm, chúc mừng lực lượng CAND

17:22 18/08/2016
Ngày 18-8, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam, các hệ phái Tin lành Việt Nam, các tổ chức Cao Đài, Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam, Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i Việt Nam đã đến thăm, chúc mừng Bộ Công an nhân kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND và 11 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Dự buổi tiếp có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ…
Đại diện các tổ chức tôn giáo tặng lẵng hoa chúc mừng Bộ Công an.

Thay mặt Đoàn, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu- Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giám mục Hoàng Văn Đạt, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam; ông Nguyễn Huy Diễm, Phó Trưởng Ban Trị sự, Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo và tín đồ Phật giáo Hòa hảo; 

ông Nguyễn Đình Thỏa, Tổng Thư ký Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha'i Việt Nam chúc mừng lực lượng CAND thời gian qua đã làm tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Tô Lâm chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của quý vị chức sắc thuộc các tôn giáo tại Việt Nam dành cho Bộ Công an và cá nhân Bộ trưởng; khẳng định, những đóng góp to lớn của các vị chức sắc tôn giáo trong thời gian qua đã phối hợp với lực lượng CAND làm tốt công tác đảm bảo ANTT nói chung và công tác đảm bảo ANTT trên lĩnh vực tôn giáo nói riêng.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt.
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, lĩnh vực tôn giáo là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và tạo điều kiện; chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ngày càng đi vào cuộc sống. 
Đồng bào các tôn giáo luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và rất tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phối hợp cùng lực lượng CAND tham gia phong trào quần chúng nhân dân phòng, chống tội phạm, xây dựng cuộc sống văn hóa, nề nếp, kỷ cương, chấp hành pháp luật.
Bộ trưởng Tô Lâm với các đại biểu tại buổi gặp mặt.
Bộ trưởng Tô Lâm mong muốn, với truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và theo tôn giáo, trong thời gian tới, các tổ chức tôn giáo tiếp tục phát huy thành quả, giá trị tốt đẹp, tham gia cùng lực lượng CAND làm tốt nhiệm vụ đảm bảo ANTT trên lĩnh vực tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và phát triển đất nước.
Xuân Mai - Kim Anh



Và ... Có một đạo Phật khác :

Chuyện GIỌT NƯỚC CÁNH CHIM
Tới Chương Trình cứu trợ nạn nhân
FORMOSA Vũng Áng (CT/GNCC)

Chuyện GIỌT NƯỚC CÁNH CHIM
GIỌT NƯỚC CÁNH CHIM là một câu chuyện nhỏ đứng thứ 15 trong tập truyện có tên là GIỌT NƯỚC CÀNH DƯƠNG của Sư Ông Làng Mai viết vào hậu bán thế kỷ thứ XX. Chuyện kể rằng trong một khu rừng già nọ có một cây cổ thụ rất to không ai biết nó bao nhiêu tuổi. Tán của nó rất rộng, là lãnh địa bao la của loài chim với hàng vạn tổ và hàng trăm ngàn con chim lớn nhỏ. Chúng sống với nhau rất hạnh phúc trên các cành lá cây mát rượi và được nuôi dưỡng bằng thức ăn vô tận do rừng già ban tặng. 

Một hôm người ta thấy trong một cái bộng nhỏ trên thân cổ thụ cách mặt đất không cao lắm có con chim nào đó để vào đấy một cái trứng nhỏ màu nâu. Nhưng lâu quá - đã 30 năm rồi mà trứng vẫn chưa nở, cũng không thấy có con chim nào tới ấp. Làm người ta nghĩ đến cái trứng xinh đẹp không do chim sinh ra mà là do khí thiêng của rừng già và năng lượng của cổ thụ un đúc mà thành. Ngay chính thế giới loài chim đang sống trong rừng núi và trên cành lá của cây cổ thụ cũng đồng ý điều đó. Vì có những lần thức giấc nửa đêm chúng thấy mây che - ấp ủ bộng cây và từ đó phát ra luồng ánh sáng làm rạng rỡ cả một góc rừng. Rồi vào một đêm trăng tròn tháng Tư vỏ trứng lay động ... tách ra làm đôi. Một con chim nhỏ vừa được nở ra từ cái trứng đó và cất tiếng kêu chim chíp giữa đêm lạnh.

Chim lớn rất mau, những hạt dẻ hạt đậu được những con chim mẹ mang tới bộng cây cho chim con. Ngày lại ngày chim càng lớn và đã biết bay với những cái sãi cánh ban đầu che cả một khoảnh trời. Nó bay cao và rất xa. Chim bay tới những vùng đất lạ với những thác nước hùng vĩ, những ngọn núi vút tận mây xanh. Mỗi chuyến đi của nó rất nhiều ngày, có khi hàng tháng trời mới về lại với khu rừng già và cây cổ thụ. Rồi một mình Im lặng trầm ngâm nhiều ngày trước khi bắt đầu cuộc khám phá mới. Nó khám phá ra chiếc thảo am cùng vị đạo sĩ ẩn tu trong rừng già Đại Lão. Nó mục kích được cuộc đối thoại suốt đêm của hai vị đạo sĩ nơi thảo am. Và từ đó nó trở nên trầm tư nhiều và sâu hơn về cuộc đời này rồi sẽ đi về đâu? Sống để làm gì? Thời gian là gì, ảnh hưởng như thế nào tới đời sống? V.v...

Nhưng có một buổi trưa bay qua rừng Đại Lão chim không còn thấy thảo am của đạo sĩ nữa. Trọn khu rừng cháy rụi. Hốt hoảng, chim bay quanh tìm vị đạo sĩ nhưng chỉ thấy xác thú, xác chim. Hàng ngàn câu hỏi lại hiện lên : Đạo sĩ, ngài đi đâu hay đã chết cháy? Vì sao rừng già phát hỏa? Thời gian ơi, mi là gì - sao đem ta tới rồi mi sẽ đem ta đi? ... Bổng dưng chim thấy nóng ruột, nó bay thật nhanh về khu rừng già. Từ xa nó đã nghe tiếng kêu rú, thét gào, tiếng nổ... Lửa khói bốc lên, lửa cháy rực trời cả một khu rừng và đang tiến dần tới cây cổ thụ. Bay nhanh, nhanh hơn nửa... lửa bén tới cây cổ thụ, nó lấy cánh dập lửa nhưng lửa càng cháy bừng. 
Chim ra suối nhúng ướt đôi cánh rộng, trở về rải nước dập lửa. 
Không đủ, không đủ, nó bay trở ra suối nhúng ướt cả thân mình, bay trở về khu rừng cháy rải nước, rồi rải nước... nhưng vẫn không đủ. Tiếng kêu khóc của hàng vạn hàng trăm ngàn tiếng chim hoảng loạn tránh lửa, tiếng khóc than tuyệt vọng của hàng vạn con chim non chưa đủ lông cánh. Lửa đốt cháy cổ thụ oằn oại trong lửa đỏ... Sao không có một trận mưa? Sao thác nước hùng vĩ tuôn chảy bất tuyệt kia ở khu rừng phía Tây Bắc không tràn vào khu rừng đang bốc cháy? Đột nhiên chim thấy mình là thác nước. Chim bổng phát ra tiếng kêu lanh lảnh. Tiếng kêu trầm thống biến thành tiếng ào ào của thác nước. 
Chim bỗng thấy hiện hữu mình tràn đầy. Nỗi cô đơn và trống rỗng tan biến như ảo tượng. Hình dáng của vị đạo sĩ. Hình dáng của mặt trời sau đỉnh núi. Hình dáng của thác nước tuôn chảy ào ào bất tuyệt từ ngàn đời. Tiếng kêu cứu của chim giờ đây là tiếng thác đổ ầm ầm. Không còn ngần ngại gì nữa chim liệng mình vào khu rừng lửa như một thác nước vĩ đại. Tiếng sấm đổ. Mưa trút xuống khu rừng. Mưa trút xuống như thác đổ....

Tới Chương Trình cứu trợ nạn nhân FORMOSA Vũng Áng (CT/GNCC)
Tháng Tư năm 2016 nhà máy thép của Đại công ty FORMOSA Vũng Áng thảy chất độc ra biển gây thảm họa môi trường trải dài suốt 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tỉnh tới Thừa Thiên. Giết sạch mọi loài hải tộc từ san hô, tôm cá đến nghêu sò, cua ốc, ... trên toàn khu vực. Gây thiệt hại cho hàng chục triệu đồng bào sống bằng nghề biển, nghề nuôi trồng thủy-hải sản, nghề muối, và hàng triệu triệu đồng bào thuộc ngành nghề phụ trợ như nhà hàng hải sản, du lịch biển, thương vụ hải sản, v.v... Ngoài ra còn gây ngộ độc chết người như thợ lặn Vũng Áng, người ăn hải sản nhiễm độc, v.v... Nhân dân bức xúc xuống đường đòi đóng cửa FORMOSA, đòi chính phủ nhập cuộc giải quyết vấn đề. Nhưng các cuộc xuống đường bất thành và bị Chính Quyền giải tán bằng bạo lực. Bốn tháng sau FORMOSA nhận trách nhiệm bắt đầu xin lỗi và hứa bồi thường 500 triệu Mỹ Kim. Nhưng bồi thường cho ai? Tiền đi đâu? 

Người dân nghèo khó, sống dọc theo bờ biển từ Hà Tỉnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên vẫn âm thầm bửa đói bửa no. 112 lớp Mẫu giáo do Chương Trình Hiểu và Thương (CT/HVT) của Làng Mai, học trò Sư Ông bảo trợ suốt 10 năm nay. Nhưng từ bốn tháng qua các cô giáo cho biết lớp học càng ngày càng vắng trẻ em đến lớp. Mặc dù CT/HVT đã tài trợ mỗi em mỗi ngày 8000đ tiền cơm trưa nhưng chưa đủ. Vì ngoài tiền cơm các em còn phải đóng cho nhà trường 4000đ tiền phụ trội cho cô giáo, 3000đ tiền bảo quản nhà trường. Không chạy được các món tiền kia thì các cháu vẫn không đến trường được. Cha các cháu phải đi vào các thành phố lớn tìm kế sinh nhai và gửi tiền về nuôi vợ con.

Trước tình cảnh không khác chi đám cháy rừng, cháy cây cổ thụ... trong câu chuyện trên. Chương trình GIỌT NƯỚC CÁNH CHIM tiểu nhánh của Chương trình Từ Thiện Hiểu và Thương quyết định tặng ngay mỗi gia đình 300 ngàn đồng VN (12 Euros hay 14 US đô) chỉ đủ làm vốn lập một gánh bán bún chả cá chay, hoặc bún chả ram chay hoặc gánh gỏi bò, gỏi mực chay, v.v... để bán dọc theo bờ biển, để có ngay đồng ra đồng vào nuôi con. Đợt đầu CT/GNCC đã phát những món quà nhỏ nhoi 300 ngàn đồng VN và bức thư nhỏ kèm cho 800 gia đình ở Hà Tỉnh, 700 gia đình ở Quảng Bình, 500 gia đình cho Quảng Tri, 500 gia đình cho Thừa Thiên và 200 phần quà phát sinh. Tổng Cộng là 2700 phần quà cho 2700 gia đình nạn nhân vụ nhiểm ô môi trường, cá chết, mất nghề, vợ con đói.

Trong dịp cứu trợ đợt hai trong tương lai, các tác viên xã hội của chúng tôi sẽ theo dõi các gia đình có trách nhiệm biết tìm cách dùng 300 ngàn đồng trên làm chút xíu vốn nhỏ, sinh lợi nuôi gia đình, chúng tôi sẽ gợi ý lập hợp tác xã chừng năm gia đình làm quán ăn chay thanh khiết, rau cải sạch, hợp tác xã khác cũng cùng năm ba gia đình khác trồng rau sạch v.v... Nơi nào có được mảnh đất rừng rộng mình sẽ làm một hơp tác xã nông trại rau sạch, tài trợ lập giếng nước lấy nước sạch tưới rau, v.v... hy vọng với những giọt nước nhỏ trên cánh chim chúng ta sẽ cùng nhau tạo được từng trận mưa dập tắt lửa nghèo đói. Hãy nối kết với CT/GNCC.

2016-08-29 4:15 GMT+02:00 Thong Do <
Cái mơ tưởng pht giáo VN thành quc giáo trong cái nước XHCN đang tr thành hin thưc thì mc m gì h đi hơp tác vi đám Công giáo đ h tr thành k phn bi , vong ân nhà nướ

On Saturday, August 27, 2016 10:33 PM, "'Lincoln Nguyen' l> wrote:

 

Một lần nữa xin nói một cách rõ ràng rằng:
Ông Lữ Giang tức Tú Gàn Nguyễn Cần bao giờ cũng chờ diệp để gây chia rẽ Dân Tộc Việt Nam, Chia rẽ Tôn Giáo …
Xin quý vị sáng suốt để nhận định…


From: DienDanCongLuan
Sent: Saturday, August 27, 2016 8:52 AM
To: Lu Giang
Subject: [DDCL] Lãnh đạo Phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản?

 
Lãnh đạo Phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản?

LGT: Nhân vụ Công ty Formosa gây ô nhiễm tại các tỉnh miền Trung, ngày 25.8.2016, dưới đầu đề “Phật giáo và dân tộc”, ký giả Mặc Lâm, biên tập viên của đài RFA, đã ghi lại quan điểm của ba nhân vật Phật Giáo trong và ngoài nước dưới đây là Thượng tọa Thích Nhật Từ, Hòa thượng Thích Không Tánh và ông Trương Nhân Tuấn. Xin phổ biến tđể độc giả tìm hiểu:

Lữ Giang

Phật giáo và dân tộc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Ngày 25.5.2016
Có không ít nhận định rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay không dấn thân vào các sinh hoạt xã hội hay kinh tế, chính trị của đất nước và điều này khiến hình ảnh của người Phật tử được xem như chỉ biết thuần thành trong phạm vi tu tập và quên đi vấn đề nhập thế mà nhà Phật đã truyền bá cách đây hàng ngàn năm.
la-phat-tu.jpg
Có thể nói hiện nay Chùa Giác Ngộ là một trong vài nơi hiếm hoi vẫn giữ tông chỉ nhập thế và truyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và từ thiện lẫn chính trị. Trong bài thuyết giảng khóa tu “Ngày an lạc” với sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã huấn từ những gì mà Phật tử thường hiểu lầm từ bấy lâu nay:
“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.

Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”
Lý do gì khiến Phật tử Việt Nam trở nên co lại trong khuôn viên tu tập và quên đi sự khổ nạn của chúng sinh, điều mà Đức Phật răn dạy từ xưa?

Người Phật tử còn nhớ tháng 5 năm 1994 khi giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức cứu trợ đồng bào bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.
Điều này đã gây chấn động lương tâm người theo đạo Phật và đồng thời ngăn cản mọi ý nghĩ hoạt động xã hội trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Giải thích lý do người theo phật giáo hững hờ với xã hội, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết:
“Người ta cứ nói rằng 80-90% Phật tử Việt Nam là con số rất lớn nhưng tại sao lại không có một tiếng nói nào để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ môi trường, môi sinh cho bà con đồng bào?

Tôi thay mặt cho Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở trong nước, sự thực trong nước đứng về phía Phật giáo thì có tới hai tổ chức. Tổ chức Phật giáo của nhà nước lập nên là Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì gần như 80-90% tăng ni Phật tử từ sau năm 1975 thì họ đàn áp triệt tiêu gần hết giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất truyền thống đã có lâu đời ở Việt Nam, họ quốc doanh hóa hết rồi họ bắt các nhà sư Việt Nam phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc coi như đa phần đã bị quốc doanh hóa hết rồi.”

Vụ Formosa nổ ra như một trái bom gây thảm họa cho môi trường biển miền Trung nơi có giáo phận Vinh nằm trải dải trên hầu hết các nơi bị tác động trực tiếp đến giáo dân cũng như dân chúng. Ngày 17 tháng 8 trong dịp lễ Đức mẹ hồn xác lên trời, hơn bốn chục ngàn giáo dân trong giáo phận đã tập trung tham dự thánh lễ và diễu hành ôn hòa chống lại Formosa đã trực tiếp gây hại cho người dân. Bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng gây tiếng vang cho cả nước về tấm gương dấn thân của lãnh đạo tôn giáo trước vấn đề chung của dân tộc.

Vai trò người lãnh đạo
Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, theo chúng tôi được biết ngay từ khi dự án bauxite Tây nguyên được xét duyệt thì Giáo hội đã có văn bản chính thức phản đối và kêu gọi nhà nước phải ngưng ngay dự án này. Vụ Formosa cũng vậy, theo Hòa thượng Thích Không Tánh xác nhận thì Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã lên tiếng chống đối từ những ngày đầu.

Tuy nhiên sự phản đối lẻ loi của Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất so với sự im lặng gần như hoàn toàn của 80% Phật tử và tăng lữ Việt Nam còn lại là một thách đố lương tâm của người Phật tử thuần khiết cũng như các vị lãnh đạo tinh thần khác, cố kêu gọi sự tham gia vào nguy cơ của toàn xã hội trong các vấn đề đang diễn ra tác động đến cuộc sống người dân.

Câu hỏi “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc” một lần nữa được đặt ra trong bối cảnh nguy cấp hiện nay. Ông Trương Nhân Tuấn nhà nghiên cứu Biển Đông cũng là người khơi mào cho câu hỏi này cho biết nhận xét của mình dưới lăng kính của một Phật tử:
“Vấn đề phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc có thể nhìn từ nhiều phía.
Nhìn từ dân chúng, thì dân Việt Nam đa số theo Phật giáo. Những ngày lễ tết, hay ngày rằm, hay Vu lan vừa rồi ta thấy chùa nào cũng đông nghẹt Phật tử. Ta cũng thấy chùa, thiền viện... mới xây cất ở khắp nơi mà cái nào cũng nguy nga, tráng lệ như cung điện. Chùa nào, tu viện nào cũng đông đảo tín hữu. Tôi cũng thấy một số chùa đã trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều khách viếng thăm.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu viện để câu khách. Chùa, tu viện vốn là nơi thanh tịnh, lại trở thành nơi thế tục. Những gì xấu xa trong xã hội đều thấy trong chùa.
Tức là, ở cái nhìn này, phật giáo đã bị phàm tục hóa, nếu không nói là chính trị hóa. Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã biến phật giáo vn thành liều thuốc an thần, khiến cho Phật tử vô cảm trước mọi vấn đề của đất nước, dân tộc”

Nhìn sang vai trò của người lãnh đạo Phật giáo hiện nằm dưới sự chỉ đạo của tổ chức Mặt trận Tổ quốc, ông Trương Nhân Tuấn chia sẻ:
“Ở cái nhìn của người lãnh đạo tinh thần. Những vấn nạn lớn của dân tộc như vụ ô nhiễm biển ở miền Trung, hay nạn hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long, đã làm cho hàng chục triệu người dân Việt Nam lâm vào cảnh nghèo khó, khốn cùng. Đây là một vấn đề của đất nước, tức cũng là vấn đề của những người lãnh đạo tôn giáo.

Ở đây ta có thể kết luận là lãnh đạo phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản. Cả hai đều chối bỏ, hay trốn tránh trách nhiệm của mình. Tôn giáo có trách nhiệm về tinh thần trong khi lãnh đạo Cộng sản có trách nhiệm về chính trị.
Ta còn có thể có những kết luận nặng nề hơn, khi thấy cảnh ông Hồ, ông Đỗ Mười được phong thành bồ tát, được đưa vào thờ trong chùa. Đây là một sự sỉ nhục đến đạo phật và toàn thể Phật tử.

Dưới cái nhìn này thì Phật giáo rõ ràng đã tách rời khỏi dân tộc”
Báo chí soi rọi những điều đang xảy ra trên đất nước không khác gì một bức tranh với nhiều hình ảnh đối nghịch nhau, trong đó cảnh sống khó khăn chật vật của người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ miền Trung với Formosa, miền Tây với những cánh đồng khô hạn và miền Bắc với bão lũ hiện nay, khác xa với cảnh ăn chơi trác táng xảy ra trên các tụ điểm giải trí và không ít đồng tiền phung phí vào mê tín, dị đoan đang phân hóa mãnh liệt đời sống của người dân từ thành thị tới thôn xóm xa xôi của đất nước.






--
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
                                            (Phạm Nhuận)
__._,_.___


Posted by: Luong Nguyen <

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List