Việt Nam






Friday, 9 September 2016

"Con Sâu Gặm Tiền" - Liên tưởng hay thực tế?


"Con Sâu Gặm Tiền" - Liên tưởng hay thực tế?

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-09-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
photo-1-1473041212373-59-148-382-664-crop-1473041230427-1473059219706-0-9-302-600-crop-1473059327129.jpg
Đội Đại học Sư phạm Hà Nội đưa ra đáp án bằng bốn tấm bìa màu trắng ghép lại thành dòng chữ: "Con Sâu Gặm Tiền".
Screen shot
"Con Sâu Gặm Tiền" - Liên tưởng hay thực tế?
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Trong tập 9 chương trình SV 2016 phát sóng ngày 28.8.2016 trên VTV3, đoạn clip cho thấy cuộc thi giữa sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sinh viên trường Đại học Y khoa Hà Nội cùng Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Câu hỏi liên quan đến đề tài chống tham nhũng được bên đặt câu hỏi là Đại học Sư Phạm Hà Nội đưa ra cho hai trường còn lại.
Gợi ý đáp án đi kèm là hình ảnh mô phỏng 2 con sâu và hình đồng tiền bị khuyết một góc. Sau khi thảo luận, phía Đại học Y đã đưa ra đáp án có nội dung: “Thèm tiền nhỏ dãi, ăn mãi rồi cũng hết’. Còn Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đưa ra đáp án: “Đục khoét”.
Cuối cùng đội Đại học Sư phạm Hà Nội đưa ra đáp án bằng bốn tấm bìa màu trắng ghép lại thành dòng chữ: "Con Sâu Gặm Tiền". Đáng chú ý là những chữ cái đầu tiên của bốn từ này đều viết chữ in hoa và khi ghép lại, người xem trực tiếp và người xem đều dễ dàng nhận thấy là chữ "CSGT", cụm từ viết tắt thường thấy của "Cảnh sát giao thông".
Các bạn trẻ hiện đang sinh sống ở Việt Nam có ý kiến như thế nào về tình huống này.
Hài hước, châm biếm
Cát Linh: Trước khi mình nói về phản ứng của dư luận thì cá nhân các bạn có suy nghĩ thế nào về đáp án của đội chơi trường Đại học Sư phạm khi họ đưa ra câu trả lời “Con sâu gặm tiền”?
Che Hoang: Theo em thì cái đáp án của Đại học Sư phạm thoả mãn cái gọi là tính hài hước, châm biếm. Hầu như tất cả thanh niên cũng như mọi người đều hiểu và có một nụ cười rất sâu.
Minh Thắng: Các bạn có quan tâm đến vấn đề xã hội và biến từ vấn đề đang nóng đó trở thành một bức tranh biếm hoạ. Em nghĩ cái đó hoàn toàn phù hợp chứ không phải như một số người trên cộng đồng mạng phản ứng về điều đó.

Theo em thì cái đáp án của Đại học Sư phạm thoả mãn cái gọi là tính hài hước, châm biếm. Hầu như tất cả thanh niên cũng như mọi người đều hiểu và có một nụ cười rất sâu.
- Che Hoang
Cát Linh: Mời Van Dan Jos. Cá nhân bạn có suy nghĩ thế nào?
Van Dan Jos: Khi mà nói về Câu sâu gặm tiền là đáp án cho sự tham nhũng, thì nói riêng hình ảnh của mấy chữ cái đầu tiên ghép lại thành CSGT, thì em thấy không được đầy đủ. Vì cái mà nói đến sự tham nhũng thì phải nói đến cả Đảng Cộng sản độc tài chứ không thể nói cảnh sát giao thông là một bộ phận nhỏ thôi. Cái hình ảnh tham nhũng lớn nhất mà em biết được không phải là cảnh sát giao thông mà là những ông lớn trong những dự án ngàn tỷ. Những dự án ngàn tỷ mà chỉ làm mỗi một cái tượng thôi. Họ đã tham nhũng trong đó biết bao nhiêu rồi. Tiền của dân đóng nằm ở trong đó.
Những cái đó mới là những cái đáng lên án, còn cảnh sát giao thông thật thì thật ra mà nói là những gì mà dân dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần ra đường thì dễ bị thổi, bị thổi thì đưa tiền, đưa tiền thì được đi. Thật ra mà nói thì cảnh sát giao thông có đi làm cả đời cũng không bằng những người ngồi làm ra những dự án đi xây những cái tượng, tượng ông Hồ cả 1,400 tỷ. Đó là suy nghĩ của em về vấn đề tham nhũng. Mà khi nói về tham nhũng thì phải nói đến cả tổ chức Đảng Cộng sản. Mà tổ chức đó thì không phải ai cũng tham nhũng, chủ yếu là thành phần cốt cán nắm các chức to.
Cát Linh: Câu trả lời Con sâu gặm tiền được liên tưởng đến CSGT, mà chủ đề của câu hỏi lại liên quan đến chống tham nhũng, các bạn có nghĩ rằng đây là cách gián tiếp đội chơi, Đại học Sư phạm Hà Nội muốn nói đến sự liên quan giữa 2 điều đó không?
Minh Thắng: Theo em nghĩ là như vậy
Che Hoang: Thưa đúng như vậy.
Không lệch lạc
sv2016-2.jpg-400.jpg
Gợi ý đáp án đi kèm là hình ảnh mô phỏng 2 con sâu và hình đồng tiền bị khuyết một góc.
Cát Linh: Sau khi videp clip được loan tải đi, nhiều người cho rằng, trong một chương trình được phát trên sóng quốc gia, việc đưa ra đáp án như vậy là không nên vì có thể làm suy nghĩ của giới trẻ và xã hội lệch lạc. Là những người trẻ đang sống và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ truyền thông và xã hội, các bạn có đồng ý với ý kiến đó của dư luận không?
Che Hoang: Những ý kiến trái chiều đó, riêng em thì em không đồng ý. Vì đây là mình phản ánh cái thực tế bằng 1 cách nói rất là khéo, mọi người nhanh chóng hiểu. Khi người ta nói đến một sự thật đang diễn ra trong xã hội thì không có gì gây ra ý kiến, bức xúc hay cái gì đó gọi là lệch lạc.
Minh Thắng: Theo em thì vấn đề về xã hội đó thì hầu như người Việt Nam nào cũng biết và nếu họ không làm gì sai thì tại sao họ lại nghĩ là người ta sẽ liên tưởng đến điều đó. Tức là họ có “tật thì mới giật mình”, không thì làm sao họ có thể liên tưởng như vậy. Em nghĩ là ý kiến nói rằng giới trẻ sẽ suy nghĩ lệch lạc là hoàn toàn sai.
Van Dan Jos: Em không đồng ý. Vì trong xã hội mình hay có từ “nhạy cảm”. KHi nói về cảnh sát giao thông, hay tổ chức nào đó, nói về tham nhũng thì đó đều là nhạy cảm và không tốt, đưa đến suy nghĩ không tốt cho nhân dân. Đó là cách định hướng của dư luận, bên nhà cầm quyền Cộng sản. Em thì em không nghĩ cái đó là không nên. Cái đó cũng có thể là sự trùng hợp. Cái từ “Con sâu gặm tiền” có thể là do sự trùng hợp mà họ cũng không ngờ tới. Vì nếu không thì bộ kiểm duyệt đã không cho làm chương trình đó rồi.
Vượt qua nỗi sợ
Cát Linh: Van Dan Jos có một quan điểm hơi khác với Thắng và Che Hoang. Bạn cho rằng từ CSGT đó có khi chỉ là sự trùng hợp thôi. Các bạn có nghĩ rằng với một cuộc thi mang tầm vóc quốc gia như vậy, người dự thi là những người trẻ, khi họ thể hiện 1 thông điệp  tạm gọi là nói lên những vấn đề của xã hội, thì các bạn có nghĩ là tuổi trẻ Việt Nam đã mạnh mẽ hơn, dám lên tiếng trước những bức xúc bất công trong xã hội không?
Cái từ “Con sâu gặm tiền” có thể là do sự trùng hợp mà họ cũng không ngờ tới. Vì nếu không thì bộ kiểm duyệt đã không cho làm chương trình đó rồi.
- Van Dan Jos
Van Dan Jos: Dạ có, em đồng ý. Riêng cá nhân em, cách đây khoảng 1 năm thì em không dám lên tiếng, không dám nói. Nhưng gần đây thì em dám lên tiếng mạnh mẽ, dám nói, nói thẳng vấn đề trước đám đông, hay là công khai nói với gia đình em luôn. Điều này ban đầu là cả một sự khó khăn. Cái nỗi sợ nằm trong dân của mình đã đi vào tiềm thức rồi. Nhưng bây giờ thì bắt đầu có những sự thay đổi, do có công nghệ thông tin gắn kết con người với nhau. Không phải mình cô độc khi mình làm điều đó. Yếu tố cộng đồng, số đông làm cho mọi người tự tin làm điều đó. Làn sóng ấy có đủ mạnh hay không thì phải cần thời gian. Hiện tại em thấy không chỉ người trẻ, mà cả người lớn tuổi, có gia đình, con thơ đã dám lên tiếng.
Che Hoang: Theo riêng em thì số đông quan tâm chính trị rất kém. Hầu như những thiểu số như chúng em chẳng hạn quan tâm đến chính trị, xã hội rất ít. Em rất ủng hộ, hoan nghênh những bạn tham gia chương trình SV2016 đã mạnh dạn nói lên hiện trạng xã hội. Em hy vọng sẽ có thêm những cuộc thi như thế hoặc có thêm những bạn trẻ mạnh dạn nói lên thục trạng xã hội đang rất rối ren.
Cát Linh: Xin cảm ơn ba bạn Minh Thắng, Che Hoang và Van Dan Jos đã tham gia chương trình.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List