Việt Nam






Tuesday 19 January 2016

Tàu vỏ thép Trung Quốc tông thẳng vào tàu cá Việt Nam




Tàu vỏ thép Trung Quốc tông thẳng vào tàu cá Việt Nam

18/01/2016 22:05 GMT+7
TTO - Khoảng 5 giờ sáng 14-1, một chiếc tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam thì bị một tàu vỏ thép có chữ Trung Quốc tông thẳng.
   Tàu cá QNg 98137 bị tàu Trung Quốc tông vào ca bin gây thiệt hại nặng - Ảnh: Đ.C
Tàu cá QNg 98137 bị tàu Trung Quốc tông vào ca bin gây thiệt hại nặng - Ảnh: Đ.C
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-1, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết đã nắm được thông tin ngư dân Quảng Ngãi phản ánh việc tàu cá QNG 98137 bị tàu vỏ thép Trung Quốc tông trên biển. Hiện lực lượng kiểm ngư đang kiểm tra, xác minh về vụ việc.
Trước đó, ông Võ Ngọc Minh máy trưởng tàu cá QNg 98137 (ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết hiện tàu cá này vẫn đang neo tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) để gia cố, khắc phục thiệt hại do bị tàu vỏ thép của Trung Quốc đâm khi đang hành nghề.
Theo ông Minh, khoảng 5 giờ sáng 14-1, khi tàu cá QNg 98137 cùng 10 ngư dân Quảng Ngãi đang đánh bắt lưới cản trên vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 90 hải lý thì bị một tàu vỏ thép thân tàu màu xanh, cabin màu trắng, trên tàu có chữ Trung Quốc tông thẳng vào trụ giữa ca bin tàu cá QNg 98137.
Sau cú tông thứ nhất, các ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi hốt hoảng vội thu lưới lại để tránh tổn thất. Tiếp đó, tàu vỏ thép này de ra tiếp tục tông cú thứ 2 vào mạn phải của tàu cá.
“Anh em bạn tàu gom hết lưới rồi bỏ chạy về Đà Nẵng vì sợ quá” - ông Minh nói.

Ông Võ Long - thuyền trưởng tàu cá QNg 98137 cho biết thêm ngày 31-12-2015, tàu cá này với mười ngư dân xuất phát từ cảng Thọ Quang (Đà Nẵng) ra khơi hành nghề lưới cản ở vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Đây là ngư trường truyền thống của ngư dân Quảng Ngãi.

“Khi tàu cá QNg 98137 đang thả lưới thì có một tàu vỏ thép lao tới, còn cách tàu cá khoảng 4-5 mét thì phía trước mũi tàu vỏ thép có hai người đàn ông nói tiếng Hoa bất ngờ đâm thẳng vào ca bin tàu cá làm gãy ổng khói. Chúng tôi bẻ lái tránh tàu vỏ thép lui ra và lao vào  tông thêm cú nữa, sau đó mới bỏ đi” - ông Long cho hay.

Theo ông Minh, sau khi bị tàu Trung Quốc tông, tàu cá Quảng Ngãi đã hư hỏng toàn bộ dây cáp liên lạc, khu vực ca bin, ống khói. Thiệt hại khoảng 200-300 triệu đồng.
ĐOÀN CƯỜNG


Ngày nào Đảng Cộng Sản Việt Nam còn tồn tại

ngày đó China càng dễ thôn tính chủ quyền đất nước chúng ta.

Đã đến lúc toàn dân đứng lên lãnh đạo đất nước,

đuổi lũ tay sai bán nước Nguyễn Phú Trọng cùng đồng đảng,

thu hồi toàn vẹn lãnh thổ,lãnh hải,đưa đất nước lên hàng phú cường.

Trung Quốc với ý đồ dùng thường dân áp đặt chủ quyền ở Trường Sa

Đăng ngày 16-01-2016 Sửa đổi ngày 16-01-2016 15:34
mediaĐá Chữ Thập - Ảnh do một chiếc P-8A của Mỹ chụp ngày 21/05/2015.Reuters/CSIS

Sau các chuyến bay dân sự gọi là để thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập, Trung Quốc vào hôm qua 15/01/2016, đã tiến thêm một bước trong chiến lược có thể gọi là dùng thường dân để áp đặt chủ quyền trên vùng quần đảo Trường Sa. Theo truyền thông Trung Quốc, một nhóm « du khách » đầu tiên đã được chở đến hòn đảo nhân tạo này, mới được bồi đắp ngay trong vùng tranh chấp với các láng giềng Đông Nam Á

Theo trang mạng thông tin Sina của Trung Quốc, một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Hải Nam đã hạ cánh xuống sân bay của Đá Chữ Thập, chở theo thân nhân của những người lính Trung Quốc đồn trú tại đấy. Trang mạng này đã đăng tải rất nhiều hình ảnh của lính Trung Quốc trong quân phục chỉnh tề, vui vẻ chụp hình với vợ và con.
Việc đưa khách là thường dân đến Đá Chữ Thập đã được tiến hành chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh đã lần lượt cho ba chiếc phi cơ dân sự không chở khách đến thử hạ cánh và cất cánh từ đường bay được xây trên đảo, trong các hoạt động thử nghiệm được báo chí chính thức Trung Quốc cho là thành công mỹ mãn.
Đúng vào lúc đoàn « du khách » được đưa tới Trường Sa, các quan chức phụ trách Thành phố Tam Sa được Bắc Kinh thành lập để « quản lý » cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, đã tiết lộ những ý đồ mới liên quan đến vùng Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974, và từ đó đến nay không ngừng cải tạo, bồi đắp và xây dựng cơ sở trên đó.

Các ý đồ vừa được tiết lộ bao gồm việc kêu gọi tư nhân đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo đang có tranh chấp nhưng được Bắc Kinh chiếm làm của riêng, và khởi động ngay trong năm nay các chuyến bay thường xuyên đến đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc đã từng xây dựng một sân bay.

Kế hoạch mở các chuyến bay thường xuyên đến đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất tại vùng quần đảo Hoàng Sa cũng là một bước mới trong chiến lược áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách tổ chức các tuyến du lịch đến vùng quần đảo này.

Ngay từ năm 2012, Bắc Kinh đã cho tổ chức các chuyến du lịch đến vùng Hoàng Sa, nhưng chỉ bằng tàu thủy mà thôi, với các điều kiện sinh hoạt không mấy tốt cho du khách, vì hành trình khá dài. Khi quyết định mở đường hàng không dân dụng thường xuyên, Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường lượng du khách đến Hoàng Sa, biến nơi này thành một điểm du lịch của Trung Quốc.

Ý đồ tạo nên một sự đã rồi có lợi cho Trung Quốc rất rõ ràng, và không loại trừ việc Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình Hoàng Sa cho vùng Trường Sa đang ở trong tay họ, nhất là khi trong thời gian ngắn tới đây, Trung Quốc sẽ có đến ba phi đạo thuộc loại dài ở Trường Sa (Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi).
Nhiều nhà phân tích cho rằng lá bài dùng dân sự để áp đặt chủ quyền đang được Bắc Kinh rốt ráo thực hiện nhằm đặt thế giới trước sự đã rồi, kể cả khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc vào giữa năm nay.
Cuối tháng 05/2015, khi trả lời hãng tin Anh Reuters, chuyên gia về Biển Đông Ian Storey đã vạch trần ý đồ của Trung Quốc khi ông cho rằng tăng cường sự hiện diện của thường dân trên các thực thể chiếm đóng sẽ cho phép « củng cố lập trường pháp lý... bởi vì sự hiện diện này nhấn mạnh đến tính chất quản lý thực thụ, không chỉ về quân sự, mà cả về dân sự ».
Đối với chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore này : « Đó sẽ là một yếu tố quan trọng trong trường hợp tranh chấp được đưa ra trước Tòa án Quốc tế ».



Trường Sa: Trung Quốc sắp hoàn tất phi đạo trên Đá Vành Khăn và Xu Bi

Đăng ngày 16-01-2016 Sửa đổi ngày 16-01-2016 12:29
mediaPhi đạoTrung Quốc xây trên Đá Xu Bi. Ảnh công bố ngày 15/01/2016.Reuters/CSIS

Song song với việc thử nghiệm phi đạo đã hoàn thành trên Đá Chữ Thập, Trung Quốc đang tăng tốc hoàn thành 2 đường bay khác trên các hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông). Theo một trung tâm tham vấn Mỹ chuyên theo dõi diễn biến tại Biển Đông vào hôm qua, 15/01/2016, đó là phi đạo trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef).

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington đã công bố một loạt ảnh vệ tinh mới cho thấy là Trung Quốc đã gần như hoàn tất việc xây dựng một phi đạo dài 2.644 mét trên Đá Vành Khăn, và một đường bay khác dài đến 3.250 mét trên Đá Xu Bi.
Cũng theo nguồn tin trên, tốc độ xây dựng của Trung Quốc rất đáng kể. Nếu phi đạo trên Đá Chũ Thập mà Bắc Kinh đã cho thử nghiệm phải mất ít nhất bảy tháng để hoàn tất, thì công trình trên Đá Vành Khăn, khởi sự vào tháng Chín hoặc tháng Mười năm ngoái (2015), hiện đã gần hoàn thành, tức là được làm xong trong vỏn vẹn 3-4 tháng.

Trung Quốc cũng đã xây dựng nhiều cơ sở khác nhau trên Đá Xu Bi, bao gồm đê chắn sóng, bến tàu, và một tòa tháp cao khoảng 30 mét. biết.
Đá Vành Khăn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, đã bị Trung Quốc lấn chiếm vào năm 1995, trong một sự cố đã dẫn tới việc ASEAN và Trung Quốc đàm phán các quy tắc ứng xử sau đó được gói trong bản Tuyên bố ứng xử về Biển Đông (DOC) được ký kết năm 2002, mà Bắc Kinh không hề tôn trọng.

Còn Đá Xu Bi đã thu hút sự chú ý của công luận vào cuối năm ngoái, vì là nơi được Hoa Kỳ chọn để tiến hành chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải đầu tiên tại vùng Trường Sa, mà mục tiêu là cho thấy là Mỹ phản bác các yêu sách biển đảo quá đáng của Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia phân tích, Đá Vành Khăn rất có thể sẽ là nơi Hoa Kỳ chọn lựa để tổ chức chiến dịch tuần tra thứ hai tại vùng Trường Sa để bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Theo Washington, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, không công nhận lãnh hải đối với các đảo nhân tạo được bồi đắp trên nền các rạn san hô chìm dưới mặt nước, và đã thúc giục Trung Quốc kiềm chế bất kỳ hành động nào có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

My Blog List