Việt Nam






Tuesday, 26 January 2016

“Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng


Người Cấp Tiến
25-1-2016

Theo thông tin chính thức, 35/68 đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Số đề cử này đã biến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành người có số đề cử cao nhất trong số hơn 60 người do Đại hội đề cử. Những người này nằm ngoài danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa 11 giới thiệu.

Tuy nhiên, hiện giờ theo thông tin nội bộ con số chính xác đã đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là 38/68 đoàn. Hiện Đại hội đang rà soát lại sự nhầm lẫn trong khâu thống kê số đoàn đề cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngày mai sẽ có thông tin chính thức về danh tính 3 đoàn đã bị “bỏ quên” và thông tin về khả năng 3 đoàn có “kiện” hay không “kiện” đòi giải thích chính thức cho sự sai lệch này.

3 đề cử không phải là quá lớn và cũng không thay đổi gì được tình hình của ngày làm việc hôm nay. Tuy nhiên nó cho thấy sự sợ hãi đang ngày một lớn dần của đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bất chấp các thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng, sự ủng hộ của các đại biểu dành cho đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.

Theo thông tin từ rất nhiều các đại biểu nhắn ra ngoài, một loạt các đệ tử thân tín của Nguyễn Phú Trọng mà dẫn đầu là Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Vương Đình Huệ, Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Xuân Phúc… đi gặp từng người có quyền đề cử để vận động. Nội dung cơ bản là “Em nghĩ kỹ chưa? 

Em còn tương lai, em làm vậy là khiến Đại hội không tập trung, gây mất đoàn kết. Như thế không tốt cho sự nghiệp của em”. Đối với các Trưởng, Phó đoàn những nhân vật này đến tận phòng tặng phong bì chúc Tết và khuyên nhủ cá nhân.

Hài hước nhất là trường hợp Nguyễn Xuân Phúc. Phúc hứa với tất cả các tỉnh chưa có sân bay nếu ủng hộ Phúc chắc chắn Phúc sẽ “cho” một dự án sân bay tại địa phương. Sau khi trao đổi bên ngoài, các Đại biểu được Phúc vận động đùa nhau rằng chắc hẳn nếu không thất hứa Phúc sẽ đi vào lịch sử với tư cách một Thủ tướng “sân bay hóa” đất nước.
Tư cách cá nhân kém cỏi, cách hành xử bất chấp và trình độ hạn chế của Nguyễn Phú Trọng cộng thêm cách “quản thúc” Đại biểu như trên đã gây sự bất bình và sự phản ứng mạnh mẽ. Chính vì thế mọi toan tính đã phản tác dụng khi các Đại biểu đã dũng cảm thể hiện chính kiến của mình. Dù đều biết quy định 244 và những đề cử này là công khai nhưng họ vẫn đề cử Nguyễn Tấn Dũng bất chấp những nguy hiểm có thể phải gánh chịu.
Như vậy trái với thông tin của một loạt các cơ quan báo chí chính thống, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút không hề làm uy tín và vai trò chính trị của ông suy giảm. 

Trước khi hoạt động đề cử theo nguyên tắc dân chủ của Đảng diễn ra, nhiều phát ngôn của các quan chức đã nhấn mạnh việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghỉ là điều tất yếu. Nổi bật trong các hoạt động tuyên truyền này là các ông Vũ Ngọc Hoàng (Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương), ông Võ Tiến Trung (Giám đốc Học viện Quốc phòng)…

Thực tế đây là hoạt động tuyên truyền chưa từng có trong tiền lệ các Đại hội Đảng. Thông thường thông tin về các ứng viên trong danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương thường không được công khai. 

Do đó hoàn toàn không cần thiết phải để các quan chức đương nhiệm phải tập trung lên tiếng giải thích cho việc xin rút của một cá nhân. Việc tuyên truyền này thể hiện sự thiếu tự tin trong công tác nhân sự cũng như thể hiện rõ mong muốn áp đặt suy nghĩ và áp đặt lá phiếu của các Đại biểu tham dự Hội nghị.

Tuy nhiên bất chấp những hành động mang tính trù dập cá nhân trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn giành được sự ủng hộ cao nhất từ các đoàn tham dự Đại hội. Trong một không gian rộng mở hơn, trên các mạng xã hội Thủ tướng cũng là người được dư luận dành nhiều tình cảm và hy vọng.

 Các cuộc bỏ phiếu ảo do cộng đồng mạng tổ chức cho thấy ông giành được một sự tín nhiệm vượt trội so với các thành viên còn lại trong tứ trụ. Điều đặc biệt hơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang được tuyên truyền là nhận sự ủng hộ cao nhất của Trung ương lại là người nhận được sự ủng hộ thấp nhất trong các cuộc “thăm dò dư luận” của các tầng lớp dân chúng.

Ngay sau khi có kết quả đề cử, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bộ máy tuyên truyền trong nước truyền thông dày đặc theo hai hướng tôn trọng ý kiến xin nghỉ của các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao với việc chỉ có duy nhất một ứng viên cho chức Tổng Bí thư là Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên Đại hội đang đi theo những xu hướng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng minh.

Trước đó, bằng cách sử dụng những quy định trái với điều lệ Đảng, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành được lợi thế tuyệt đối trong việc tranh chức Tổng bí thư. Đại tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến… cùng nhiều đại biểu khác đã có những ý kiến gay gắt phản đối những hành động phản bội các nguyên tắc cơ bản của Đảng và yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ.

Cũng nên nhắc lại rằng ông Nguyễn Phú Trọng năm nay đã 72 tuổi và là người có số tuổi cao nhất trong Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng theo chính ông Trọng người làm Tổng Bí thư phải có yếu tố “không tham quyền cố vị”.
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 



Khong le Trung Cong manh giu vay?
Tinh bao My o ddau?

Thoi thi My chat cai ddau cua thang Trung Cong Dang Tieu Binh truoc vay




“Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng


Hoàng Trần (Danlambao) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi cuộc đua quyền lực sau khi đa số các đại biểu tại đại hội 12 chấp thuận “nguyện vọng xin rút” của ông này.


Kết quả bỏ phiếu vừa được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố vào tối ngày 25/1/2016. Theo đó, ông Dũng và 22 trường hợp còn lại đã không giành đủ trên 50% số phiếu để tiếp tục được ra tái cử.

Thất bại này cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, sẽ là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế tổng bí thư tại đại hội 12.

"Luật chơi" của Nguyễn Phú Trọng 

Hôm 24/1/2016, ông Dũng là ứng cử viên được đề cử với số phiếu cao nhất để tham gia ban chấp hành trung ương khoá 12.

Tuy nhiên, do không được ban chấp hành trung ương khoá 11 giới thiệu nên ông Dũng buộc phải làm đơn "xin rút lui" theo quyết định 224.

Việc chấp thuận cho rút hay không sẽ do đại hội 12 quyết định thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

Đây là một "luật chơi" khá rối rắm và quái đản do ông Nguyễn Phú Trọng nặn ra, mục đích chính là để loại bỏ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các tay chân thân cận.

Tại khoản 3, điều 13 của quyết định 244, do bộ chính trị ban hành năm 2014 quy định: “Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị”.

Đối với các đảng viên cộng sản, đây bị coi là một quy chế tước đoạt quyền quyết định của đại hội, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng.

Lợi dụng điều này, phe Nguyễn Tấn Dũng hy vọng có thể dùng sự bất mãn của các đại biểu để làm một cuộc lật đổ ngoạn mục đối với Nguyễn Phú Trọng ngay giữa đại hội 12.

Cuộc bỏ phiếu quái đản

Trước trận đồ bát quái do Nguyễn Phú Trọng bày bố, Nguyễn Tấn Dũng đã không thể vượt qua được cửa ải cuối cùng.

Theo đúng “luật chơi” của Nguyễn Phú Trọng, sau khi Nguyễn Tấn Dũng gửi đơn trình bày “nguyện vọng xin rút”, 1510 đại biểu sẽ dành ra một ngày để tiến hành bỏ phiếu kín về việc có cho rút hay không.

Nếu không đồng ý cho rút, Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại. Khi đó, chiếc ghế tổng bí thư có đến 2 ứng cử viên tranh giành, đại hội 12 đứng trước nguy cơ “vỡ trận” do cả hai đều là kẻ thù chính trị của nhau.

Đồng thời, sự xuất hiện của 5200 lính vũ trang cùng những điềm gở về cái chết của “cụ” rùa Hồ Gươm, cái lạnh lịch sử tại Hà Nội… xảy ra trùng hợp, góp phần tạo nên yếu tố tâm lý uy hiếp những đại biểu có quyền lợi gắn liền với sự tồn vong của chế độ.

Một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng áp đảo bằng “luật chơi” do chính mình đặt ra.

Lúc 20 giờ tối, ngày 25/1/2016, Nguyễn Phú Trọng loan báo thông tin về cuộc bỏ phiếu quái đản nhất trong lịch sử thế giới, kết quả: đa số đại biểu chấp thuận “đơn xin rút” của ông Dũng.

Như vậy, sau nhiều năm tháng tranh giành quyền lực, số phận Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị định đoạt. 8 uỷ viên bộ chính trị còn lại như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải… cũng chung một số phận tương tự.

Với quyết định 244 và sự đỡ đầu của Bắc Kinh, một giàn “tứ trụ” thân Tàu mới sẽ thành hình với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trong ngày mai, 26/1/2016, đại hội sẽ tiến bầu chọn ra ban chấp hành trung ương khoá 12. Số phận của hai người con Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết cũng đang ngày càng trở nên u ám.
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng-16/11/2024

My Blog List