Việt Nam






Thursday, 29 December 2016

Sự thật về những người vợ của Hồ Chí Minh




Sự thật về những người vợ của Hồ Chí Minh

Clip không thể bỏ qua: Sự thức tỉnh của cô gái trẻ từ yêu đảng, bác đến phản động



Clip không thể bỏ qua: Sự thức tỉnh của cô gái trẻ từ yêu đảng, bác đến phản động

Trịnh Xuân Thanh không 'trốn bằng hộ chiếu thật'?


Trịnh Xuân Thanh không 'trốn bằng hộ chiếu thật'?

  • 28 tháng 12 2016
Ông Trịnh Xuân Thanh
Hiện chưa rõ ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu
Mới đây, Bộ trưởng Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô Lâm nói đến khả năng 'các đối tượng liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Đình Duy' đã bỏ trốn mà 'không dùng hộ chiếu thật, tên thật'.
"Rà soát lại thì các đối tượng này không xuất cảnh 'chính ngạch' - tức là xuất cảnh qua cửa khẩu với tên thật, hộ chiếu thật," Tướng Tô Lâm được trích lời, theo trang Pháp luật TPHCM.
Tuy nhiên, theo các báo khác tường thuật lời Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thiếu tướng Phạm Văn Các, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát tại cuộc họp báo thì cả hai ông cũng nói không rõ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch PVC, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, trốn đi bằng cách nào và có ai trợ giúp hay không.
Một số báo chạy tựa ông Thanh trốn đi 'bằng đường tiểu ngạch' hàm ý đi qua biên giới sang Trung Quốc rồi đến một nước thứ ba.
Nhưng không ai có thể khẳng định nếu không dùng hộ chiếu thật thì ông Thanh có hộ chiếu giả hay giấy tờ gì khác không.
Hai lãnh đạo Bộ Công an cũng không khẳng định rõ có hay không chuyện 'lộ, lọt thông tin' khiến ông Trịnh Xuân Thanh biết trước và bỏ trốn.
"Nội bộ có lộ, lọt tin không thì khẳng định là không có. Nhưng những vụ thế này, từ khâu thanh tra, kiểm tra thì đã khép tội rồi. Đối tượng lại có trình độ, rất nhạy cảm, nghe tình hình là biết ngay," Bộ trưởng Tô Lâm được các báo Việt Nam trích thuật khẳng định.
Quan chức Bộ Công an chỉ nói chung chung rằng "qua nhiều vụ án cho thấy trường hợp nghe ngóng thông tin rồi bỏ trốn trước khi nhà chức trách ban hành các quyết định tố tụng thì phần lớn 'không đi theo con đường chính ngạch'.
Một quan chức Đảng, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh từng nói hồi tháng 10/2016 rằng ông Trịnh Xuân Thanh 'sang châu Âu' mà không đưa thêm chi tiết gì.

Không rõ chi tiết

Một số trang web cá nhân và blog tiếng Việt tại châu Âu như của ông Bùi Thanh Hiếu thường xuyên đăng bài nói là có tiếp xúc với ông Trịnh Xuân Thanh tại châu Âu nhưng không một cơ quan chính quyền nước châu Âu nào hay Việt Nam xác nhận được các tin đó.
Theo VnExpress, hôm 16/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, tuy nhiên ông Trịnh Xuân Thanh, khi ấy là Phó Chủ tịch tỉnh, đã vắng mặt.
Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông nhưng có vẻ như ông Trịnh Xuân Thanh đã rời Việt Nam cuối tháng 7 khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7, VnExpress viết.
Ngày 19/8, ông gửi đơn lần hai xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để 'ra nước ngoài trị bệnh' và không rõ tung tích từ đó.
Việt Nam nói đã phát lệnh truy nã qua Cơ quan Cảnh sát Quốc tế - Interpol đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng quá trình này tiến triển đến đâu cũng không thấy các báo Việt Nam tới tuần cuối năm 2016 cập nhật.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Wednesday, 28 December 2016

Công an Việt Nam đã hoàn toàn sai

Nga: Con cháu các nạn nhân của Stalin tìm kiếm sự thật

Nga: Con cháu các nạn nhân của Stalin tìm kiếm sự thật

mediaINA
Tại Nga, từ tháng 07/1937 đến tháng 11/1938, đã có tới 700.000 người bị Stalin hành quyết trong chiến dịch Đại Thanh Trừng. Trong bài viết có tiêu đề “Thế hệ con cháu các nạn nhân của Stalin đi tìm kiếm sự thật”, Le Figaro cho biết gần 80 năm sau cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin và 63 năm sau khi Stalin qua đời, hàng chục ngàn người dân Nga vẫn âm thầm lặng lẽ, bền bỉ tìm kiếm thông tin để tìm ra sự thật về số phận bi thương mà cha ông họ đã phải gánh chịu.
Thị trưởng thành phố Iekaterinbourg, nơi có 21.000 người bị sát hại dưới thời Stalin, cho Le Figaro biết việc tìm kiếm của con cháu các nạn nhân vụ Đại Thanh Trừng không liên quan tới chính trị, mà xuất phát từ tình cảm máu mủ ruột thịt sâu nặng trong gia đình.
Còn đại diện tổ chức nhân quyền Memorial ở Krasnoaïrk, vùng Sibéria, nơi có 550.000 người bị hành quyết, tức là cứ hai người dân thì một người bị sát hại, thì giải thích “Dưới thời Xô viết, mối quan hệ thuyết thống không được chú ý, nhưng giờ đây, nhiều người dân Nga cảm thấy họ thuộc về cùng một gia đình, dòng họ và khi tìm hiểu về huyết thống, phả hệ, họ phát hiện thấy có điều gì đó không hay đã xảy ra với cha ông họ, nhưng họ không nắm được chi tiết câu chuyện.Trong các kỷ vật gia đình, họ thấy thiếu nhiều bức ảnh, và thế là họ bắt đầu tìm kiếm”.
Anh Denis Karagodin, tốt nghiệp đại học Triết Học tại Tomsk, đã miêu tả lại con đường tới cái chết của người cụ tên là Stepan Karagodin: từ căn hộ dưới tầng hầm trên phố Kakounine, nơi ông Stepan Karagodin bị quân của mật vụ Xô Viết bắt vào đêm 01/12/1937, tới sở cảnh sát chính trị nơi ông bị thẩm vấn, rồi tới nhà tù nơi ông bị giam giữ gần hai tháng, và cuối cùng là hố chôn tập thể nơi ông bị chôn sau khi bị hành quyết vào ngày 21/01/1938.
Vào thời đó, Stepan Karagodin chỉ là thợ sửa giày, bị bắt ở tuổi 56 tuổi, vì bị vu là tham gia vào một âm mưu gián điệp không hề có thật, gọi là “vụ Harbin”. Chỉ tính riêng vụ này, Stalin đã ấn định số người bị hành quyết là 30.000 người.
Anh Denis Karagodin đã dành 4 năm để tìm kiếm các tài liệu và đã tìm thấy quyết định hành quyết ông Stepan. Anh cũng đã lần ra danh tính của 20 người có liên quan tới vụ việc này ở Sở cảnh sát thời đó : từ lái xe, thư ký cho tới người tra tấn, hành quyết.
Tâm sự trên mạng Internet của những người đang tìm kiếm như anh Denis Karagodin đã gây ra những phản ứng bất bình trên truyền hình nhà nước Nga. Một nhà báo Nga thì chỉ trích : “Tất cả những gì họ muốn là đưa Liên Xô ra  tòa án quân sự Nuremberg, để nhà nước phải trả tiền chọ họ và phải hối lỗi vì những điều đã xảy ra. Với tất cả những thông tin khủng khiếp như vậy, họ đã kìm hãm những kinh nghiệm quý báu từ thời xô viết và ngăn xã hội phát triển”.
Anh Denis Karagodin đã bác bỏ những cáo buộc kiểu này và tuyên bố những việc anh làm không mang động cơ chính trị, đơn giản anh chỉ muốn “công lý được thực thi”. Anh nói : “Hãy thử tưởng tượng, một ngày nào đó, có những người đến, giết hại mẹ của bạn và nói với bạn: “Hãy quên chuyện này đi!” Đối với Denis Karagodin, điều này là không thể chấp nhận được. Còn cô Ioulia, người cũng có một người cụ có nhúng tay vào vụ hành quyết ông Stepan Karagodin vào năm 1938, nhưng sau đó cũng bị cáo cuộc làm gián điệp và bị loại ra khỏi hàng ngũ thì khẳng định: “Xã hội sẽ không thể phát triển, nếu chúng ta không tìm ra sự thật”.
Nước Nga tang tóc sau vụ máy bay rơi
Từ hai ngày nay, thông tin về vụ rơi máy bay Tu-154 của Nga được nhiều tờ báo Pháp quan tâm. “Nước Nga tang tóc sau vụ máy bay rơi” là tiêu đề một bài viết trên tờ báo Le Monde.
Tổng cộng, 109 thợ lặn, vài chục chiếc tàu, nhiều thiết bị bay không người lái và máy bay trực thăng đã được huy động để tìm kiếm và trục vớt hộp đen của máy bay và thi thể của các nạn nhân, kể vào ban đêm. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga đã báo trước là “Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện 24h/24”.
Trong khi đó, bộ Lao Động và bộ Quốc Phòng Nga đã lần lượt thông báo sẽ huy động tài chính để bồi thường gia đình các nạn nhân, trong đó có 5,8 triệu rúp (91.000 euro) cho gia đình các quân nhân và nhân viên phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Còn ông Sergueï Baïnetov, phụ trách an ninh các chuyến bay của quân đội Nga thì khẳng định máy bay gặp nạn trên biển Đen “trong tình trạng kỹ thuật tốt”. Sau 33 năm khai thác với 6689 giờ bay, chiếc máy bay quân sự vẫn vận hành tốt, không có gì bất thường, kể từ sau đợt sửa chữa vào năm 2014 và lần kiểm tra gần đây nhất là vào tháng Chín.
Liên quan tới dàn hợp xướng quân đội, Le Monde cho biết được thành lập năm 1928, dàn hợp xướng Alexandrov gồm 200 ca sĩ, nhạc công và vũ công. Danh sách biểu diễn của dàn hợp xướng biểu tượng của nước Nga gồm 2000 tác phẩm, từ các bài hát dân gian Nga, các bản hùng ca Xô Viết cho tới nhạc thánh ca và các bài hát quốc tế hiện đại. Danh ca Pháp Mireille Mathieu, người đã nhiều lần biểu diễn cùng dàn hợp xướng quân đội Nga gọi những giọng ca này là “châu báu” của nước Nga.
Bác sĩ Liza, tấm lòng nhân ái đã vỡ tan
Trên chuyến bay TU-154 gặp nạn trên biển Đen, không chỉ có các thành viên dàn hợp xướng, các quân nhân và nhà báo, mà còn có một người rất nổi tiếng ở Nga. Đó là bác sĩ, nhà hoạt động nhân đạo 54 tuổi - Elizaveta Glinka - nổi tiếng với tên gọi “bác sĩ Liza”.
Libération đã cảm thán « Bác sĩ Liza, lòng nhân đạo đã vỡ tan». Bà là giám đốc tổ chức nhân đạo Spravedlivaya Pomochtch. Bà là nhân vật trung tâm trong các hoạt động nhân đạo tại Nga. Bà thường hay tới những nơi mà các hoạt động của nhà nước vắng bóng hoặc không hiệu quả. Còn tại Matxcơva, bác sĩ Liza nổi tiếng vì hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những người khốn cùng nhất. Bác sĩ Liza cũng đã tham gia vào phát triển hoạt động y tế tại nhiều thành phố trên nước Nga và ở Kiev. Bà cũng hỗ trợ nhân đạo trong các thảm họa cháy rừng, lũ lụt ...
Năm 2012, bà Elizaveta Glinka trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của điện Kremlin. Từ năm 2014, bà đã cho gửi rất nhiêu thuốc men và thực phẩm đến vùng chiến sự Donbass, nơi bà thường hay lui tới. Khi nước Nga can thiệp quân sự vào Syria, Elizaveta Glinka đã lên chương trình phân phối thuốc và trợ gúp nhân đạo cho các thường dân.
Bền bỉ hoạt động, bà bỏ ngoài tai những lời cáo buộc là tiếp tay cho chế độ Syria. Ngày 08/12 vừa qua, bà đã được tổng thống Vladimir Poutine trao thưởng huân chương. Bà đã nhắc lại khẩu hiệu của mình: “Là những nhà bảo vệ nhân quyền, chúng tôi nằm ngoài hệ thống chính trị, cũng giống như những người dân mà chúng tôi bảo vệ”.
2016: Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt hơn 50%
Trong bài viết có tiêu đề “Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt hơn 50% trong năm 2016”, nhật báo kinh tế Les Echos cho biết tổng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài đã đạt 154 tỉ euro vào cuối năm nay.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ tập trung vào nguyên vật liệu sản xuất như trước đây. Hiện nay, Bắc Kinh ưu tiên đầu tư vào năng lượng, khai quặng nhiều hơn là vào bất động sản, công nghệ hay hạ tầng.
Để hạn chế tâm lý chống Trung Quốc ở nước ngoài, Bắc Kinh sẽ tạo điều kiện để “phát triển đầu tư lành mạnh và quy củ, đồng thời phát triển hợp tác với nước ngoài. Mới đây, Bắc Kinh đã thông báo một loạt biện pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư ra nước ngoài, trong lúc đồng nhân dân tệ rớt giá và nguồn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong vòng sáu năm qua.
Trong khi đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt thì đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc lại chỉ đạt 785 tỉ nhân dân tệ, tương đương với năm ngoái. Hôm qua, Bộ Thương Mại cho biết vào năm 2017, Bắc Kinh sẽ nới lỏng các quy định đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, nhưng không cho biết chi tiết về chính sách mới này.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 27 December 2016

Con là ‘trùm’ truyền thông CSVN, cha được ‘bơm’ thành ‘thiên tài’




“Hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – ‘Trên vòm trời văn hóa – nghệ thuật Việt Nam vừa có một “ngôi sao” mới tên là Trương Minh Phương. Khác với những ngôi sao khác, “ngôi sao” này không tự phát sáng mà được truyền thông nhà nước ở Việt Nam bơm thổi.

Hôm 24 tháng 12,  Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu – Bảo tồn – Phát huy văn hoá dân tộc, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Nhà xuất bản Văn học đã cùng phối hợp để tổ chức một… “hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương.

“Hội thảo khoa học” này được tất cả các cơ quan truyền thông tại Việt Nam tường thuật một cách trang trọng. Nhờ vậy, người ta mới biết ông Phương từng viết nhạc, viết văn, viết kịch, làm thơ, nghiên cứu văn nghệ dân gian,… Nói chung là ông Phương đa tài, chỉ có điều lúc ông còn sinh tiền lại chẳng có ma nào biết đến và ngưỡng mộ.

Trong “hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương, rất nhiều viên chức lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu, các hội đoàn trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật đang sống nhờ ngân sách nhà nước, khẳng định ông Phương đích thực là “thiên tài”.

Một ông có học hàm “giáo sư” tên là Hoàng Chương, nhấn mạnh: “Nhạc sĩ, nhà soạn kịch Trương Minh Phương là một ‘hiện tượng đặc biệt’ trong nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của Việt Nam”. Vì tin chắc công chúng không hiểu tại sao lại như vậy nên ông “giáo sư” này chú thích thêm: “Tôi nói đặc biệt bởi hầu hết chúng ta chưa biết nhiều về nhạc sĩ, nhà soạn kịch Trương Minh Phương – một cán bộ văn hoá khiêm nhường, một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ”.

Một ông vừa có học hàm “giáo sư”, vừa có danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” tên là Lê Ngọc Canh, thú nhận: “Rất ít người biết tới nghệ sĩ tài ba, cả cuộc đời gắn bó với rừng, sống với rừng, làm nên sự nghiệp lớn cũng từ rừng nhưng người trong giới thì tường tận về ông, họ luôn gọi ông là ‘già làng’ của giới văn hóa nghệ thuật”.
Cần lưu ý là trên facebook, rất nhiều cá nhân hoạt động trong giới văn hóa, nghệ thuật khẳng định, chưa bao giờ họ nghe nói tới ông Trương Minh Phương và cũng chưa bao giờ họ có cơ hội thưởng thức những “tác phẩm”, “công trình” của “thiên tài” này.

Tương tự, ông Đỗ Hồng Quân, một nhạc sĩ lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam, tuyên bố: “Trương Minh Phương không chỉ là một nhạc sĩ, nhà soạn kịch như chúng ta đã biết mà còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21…”.

Rất tiếc là trong hội thảo chẳng có ai hỏi những người tham dự có ai biết nhạc phẩm nào trong “di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng” mà ông Phương để lại hay không?
Cũng có thể do mường tượng được khoảng cách quá lớn giữa thực tế và những lời tụng ca, một ông “nhà thơ’ tên là Thuỵ Kha giải thích, khi sinh tiền, ông Phương “khước từ sự nổi tiếng bằng truyền thông, bằng tung hô ồn ào mà đi sâu vào đời sống”. Ông Phương là “nhạc sĩ giữa đời thường”, chuyên viết về những “đối tượng cần lao” như “cô gái làm ngân hàng”, “chàng trai là công nhân dầu khí”,…

Phân tích về những “tác phẩm” trong “di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng” mà ông Phương “để lại cho đời, một ông có học hàm “phó giáo sư” và học vị “tiến sĩ” tên là Trần Trí Trắc, ca ngợi: “Kịch của ông Phương là nguồn sống của sân khấu quần chúng”. Ở đây cần giải thích thêm rằng, trước nay, “sân khấu quần chúng” là sân khấu phi chính thống, tất cả các tác phẩm chỉ nhắm vào việc tuyên truyền. Ông Trắc cũng chẳng lạ gì điều này nên chú thích thêm: “Kịch của ông Phương ‘hoàn toàn mang tính chuyên nghiệp’ nhưng diễn ở các sân khấu quần chúng vẫn hiện lên đầy đủ đặc trưng nhận thức, giáo dục thẩm mĩ”. Đó là chưa kể, “kịch” của ông Phương còn đầy tính “triết lý về lẽ sống, lẽ đời”.

Ông Trắc dẫn vài câu “triết lý” của ông Phương mà ông Trắc bảo rằng… “khó quên”. Nó như thế này: “Con voi xích được nhưng con người thì khó xích”! “Không sợ mất gỗ, chỉ sợ mất bản chất tốt đẹp mà mình đã vun đắp bao năm”!?.
Con là 'trùm' truyền thông CSVN, cha được 'bơm' thành 'thiên tài'
Trương Minh Tuấn, Phó ban tuyên giáo trung ương đảng CSVN kiêm Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông. (Hình: Getty Images)

Sinh tiền, ông Phương làm đủ mọi thứ mà thiên hạ vẫn không biết ông là ai. Chỉ đến khi con trai ông là Trương Minh Tuấn trở thành Phó Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN kiêm Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông trong chính phủ Việt Nam, tài năng của ông Phương mới được khai quật và phát lộ.

“Hội thảo khoa học” về ông Trương Minh Phương được tổ chức nhân sự kiện ông Phương được truy tặng giải “Đào Tấn” vì “những đóng góp xuất sắc cho nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam”. Hội thảo kết thúc với đề nghị “Đảng và Nhà nước nên truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho ông Trương Minh Phương”!

Theo hướng này, trong tương lai, nếu ông Trương Minh Tuấn trở thành Tổng Bí thư hay Chủ tịch Nhà nước CSVN, ông Phương sẽ trở thành danh nhân nước Việt! Đây đó tại Việt Nam sẽ có những quảng trường, những con đường mang tên Trương Minh Phương.

Trong thiết chế xã hội chủ nghĩa, Bắc Hàn có Kim Il-sung, Kim Yong-il, Kim Yong-un thì hà cớ gì Việt Nam lại không có những thứ đại loại kiểu như Trương Minh Phương – Trương Minh Tuấn? (G.Đ)


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, 26 December 2016

‘Ðuổi nhà báo ngay’: Báo chí nhà nước một năm cay đắng

 

‘Ðuổi nhà báo ngay’: Báo chí nhà nước một năm cay đắng

Phạm Chí Dũng
…thậm chí ngay cả thể hiện một chút chính kiến với một chút khí chất phản biện, không phải trên mặt báo nhà nước mà chỉ trên facebook, các nhà báo nhà nước cũng bị dập thẳng tay…
clip_image002

“Trả thù bọn nhà báo”

http://www.inkyquillwarts.com/wp-content/uploads/2016/11/tumblr_n0bwhgBUen1rnhr86o1_1280.jpg
Năm 2016 khép lại đầy cay đắng với báo giới nhà nước, dù có nguồn cơn “bất đồng chính kiến” hay không.

Ðầu tháng 12, vụ kỷ luật nhà báo Phùng Hiệu của báo Nhà báo và Công luận, không những thế còn đình chỉ công tác một tháng đối với Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Niên của tờ báo này, cho thấy ông Trương Minh Tuấn đang làm đúng những gì mà ông đã rất sắt son trong loạt bài của ông trên báo Nhân dân vào Tháng Mười Một về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Khách quan mà xét, đoạn bình phẩm của nhà báo Phùng Hiệu về ông Fidel Castro và thực trạng kinh tế xã hội Cuba là quá “hiền” so với hàng loạt bình luận của giới truyền thông “lề trái” về nhà nước Việt Nam vi luật khi tổ chức quốc tang cho cựu lãnh tụ Cuba, hoặc nói thẳng ông Castro là độc tài và tàn bạo… Thế nhưng, cứ như một kiếp nạn đã được trời định, báo chí nhà nước đã đến lúc phải “lên thớt”.
Chỉ ít lâu sau khi một phóng viên báo Tuổi trẻ bị công an huyện Ðông Anh, Hà Nội, đấm mặt đá mông, lời trần thuật vô cùng thật lòng của một quan chức có tên là Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ, “Tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy. Ðuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Ðấy! Bởi vì trong quá trình (thanh tra) báo chí nó nhiễu thì rất là nhục…” chính là một chứng quả cho thấy hiện trạng báo giới nhà nước đang tựa như “Tớ là con sâu…” như câu hạ mình sát đất của một nhân vật trong tiểu thuyết AQ chính truyện của nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc).

Sau ngành công an, cơ quan thanh tra được xem là có nhiều quyền sinh sát ở Việt Nam.
Ngay sau lời đe dọa đẩy đuổi trên mà đã được một clip không rõ tác giả lan truyền trên mạng xã hội và tạo nên một cơn phản ứng rộng khắp đối với ông Mẫn, nhà báo Phùng Hiệu bị đuổi thật.

Nổi bật như một vệ sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “tay kiếm” Trương Minh Tuấn vẫn mải mê cùng lạnh lùng “chém” những nhà báo nhà nước vượt ra ngoài khuôn khổ định sẵn của DDảng.
Ít ra, ông Trọng cũng biết sắp xếp vị trí tổ chức cho một vài người có lợi cho mình.
Từ tháng 7, khi được Bộ Chính trị đặc cách cho kiêm nhiệm chức vụ Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, quyền lực của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trở nên “nhất thể hóa” và vượt hơn nhiều so với đa số trong dàn bộ trưởng còn lại của chính phủ. Cũng từ thời điểm đó, báo chí nhà nước như lên cơn co giật trong một cuộc “chỉnh Đảng” kinh động chưa từng có từ nhiều năm qua.
Những tín hiệu của chiến dịch “chỉnh Đảng” trên hẳn phải được những quan chức thanh tra như ông Nguyễn Minh Mẫn nắm được và lập tức bắt nhịp. Nhiều quan chức hẳn còn đắc chí vì đã đến thời “trả thù bọn nhà báo”.
Thời của thể chế “tam quyền nhất thể” đang muốn hồi tố những tay nhà báo dám xọc xịa vào vô số vết nhơ ngập ngụa dấu hiệu tham nhũng của các cơ quan này.

“Việt Nam luôn có tự do báo chí” (?)

https://torguard.net/blog/wp-content/uploads/2015/11/China-Music-Censorship.png
Nếu kết nối lời lẽ và thái độ xúc phạm báo chí của ông Nguyễn Minh Mẫn với sự việc hàng loạt báo quốc doanh bị công an đánh đập trong thời gian gần đây ở Ðắc Lắc, Hà Nội,… hẳn nhiều người nhận ra thân phận của “quyền lực thứ tư” mang đậm dấu ấn con sâu cái kiến như thế nào, trong bối cảnh mà các cơ quan quản lý chủ chốt như Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và tất nhiên một cơ quan mang tính định hướng là Ban Tuyên giáo Trung ương hầu như câm lặng trước các vụ nhà báo nhà nước bị công an hành hung.
Sự nín lặng trên còn có thể được hiểu như một động tác che đỡ gián tiếp để lực lượng kiêu binh “còn Đảng còn mình” thoải mái đe dọa và tấn công “quyền lực thứ tư”.

Nhưng vẫn chưa phải hết. Các cơ quan nghiệp vụ của ngành công an, đặc biệt là khối an ninh tư tưởng văn hóa thừa biết rằng những cơ quan quản lý báo chí còn a dua với ngành công an để “siết” báo chí bằng đủ loại chỉ đạo bất thành văn.
Hàng tuần và hàng tháng, Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn duy trì các cuộc họp “giao ban báo chí” để “nhắc nhở, lưu ý” các báo, mà về thực chất là yêu cầu các tờ báo không được đăng những vấn đề này hoặc vấn đề kia. Sau đó là các cuộc họp giao ban quản lý báo chí ở một số tỉnh thành quan trọng như Hà Nội, Sài Gòn… với vai trò của áp đặt của Ban Tuyên giáo tỉnh/Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông.

Ðã từ rất lâu, những cuộc họp trên đã bất chấp cái gọi là “tự do báo chí” hiển hiện trong Hiến Pháp năm 1992 và 2013.
Cách đây mấy năm trở về trước, những cuộc họp giao ban trên được kết thúc bằng một bản thông báo khá dài của Ban Tuyên giáo Trung ương. Nhưng sau cú “scandal” rò rỉ trên mạng xã hội phát ngôn của ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam vào năm 2011 chỉ là “vô ý”, hình thức thông báo bằng văn bản đã được Ban Tuyên giáo Trung ương giảm thiểu. Thay vào đó là hình thức nhắn tin chỉ đạo cho các tổng biên tập báo.

Nhưng rồi cũng có một số tin chỉ đạo qua nhắn tin điện thoại bị lộ trên mạng xã hội, chẳng hạn gần đây nhất là vụ Ban Tuyên giáo Trung ương nhắn tin không cho các báo đưa tin về dự án Thép Cà Ná của tập đoàn Tôn Hoa Sen, gần đây cơ quan định hướng này đã chuyển sang hình thức thủ công nhất: Cho chuyên viên gọi điện thoại trực tiếp cho từng tổng biên tập để “truyền đạt chỉ đạo của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương”.

Việc mô tả những hình thức chỉ đạo trên đã cho thấy não trạng áp đặt báo chí là không hề thay đổi trong giới lãnh đạo Việt Nam. Thái độ cùng lời lẽ xúc phạm báo chí của quan chức thanh tra Nguyễn Minh Mẫn là hoàn toàn logic với não trạng ấy.

Tự khâu miệng và bỏ nghề

http://betanews.com/wp-content/uploads/2012/07/censorship-e1422466340423.jpg
Sau Cựu trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Ðinh Thế Huynh có vẻ nhu hòa và một đương kim Trưởng ban Võ Văn Thưởng chưa bao giờ nói nặng báo chí, ông Trương Minh Tuấn đang trở nên nổi bật về vai trò sắt đá hơn hẳn các đời lãnh đạo tuyên giáo trung ương trước đây. 

Cũng có thể không quá để cho rằng nếu không có ông Tuấn, nghị quyết “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù có hò hét đến đâu, cũng khó mà làm cho báo giới bất trị phải lo sợ.

Khác nhiều những năm trước, tình thế đang tự chuyển hóa khác hẳn. Không khí trong báo giới nhà nước được một số nhà báo mô tả là nơm nớp lo âu, không biết khi nào đến lượt mình bị “trảm”. Một nhà báo than thở: “Tai quái là trước đây còn có thông báo tuần của Ban Tuyên giáo Trung ương ghi rõ không cho đăng chuyện này chuyện nọ, còn lúc này họ khôn hơn, không ra thông báo bằng văn bản nữa mà chỉ hãn hữu mới nhắn tin, còn lại gọi điện trực tiếp cho các tổng biên tập. Có những việc báo chí không biết có được đăng hay không và nếu đăng thì phải đăng như thế nào, nhưng đến khi đăng thì đám tuyên giáo lập tức kiếm chuyện”.

Tương lai của báo chí nhà nước cũng bởi thế đang trở nên mù mịt, ít ra trong ngắn hạn. Cũng có người tự an ủi: “Thôi cứ để cho Trương Minh Tuấn làm mạnh một thời gian, rồi khi ông ấy vào được Bộ Chính Trị thì chắc sẽ mềm hơn”. Nhưng nói vậy cũng như không, chẳng nhà báo nào có thể đoan chắc là sau khi trở thành Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, một người ngùn ngụt tham vọng chính trị như ông Tuấn có chịu nới tay kiếm hay không.

Khi ông cùng một lúc đã kỷ luật đến 50 tờ báo nhà nước liên quan đến vụ “truyền thông bẩn” đăng tin về nước mắm truyền thống có chứa chất arsen và làm người sản xuất Việt Nam khốn đốn, ông được dư luận đồng tình và cổ vũ. Nhưng không dừng ở đó, ông Tuấn còn muốn làm hơn thế: Vụ “chém” nhà báo Phùng Hiệu là một cách để ra oai và ra tay trấn dẹp những tư tưởng chính trị trái với ý Đảng.

Giờ thì đừng có mà mơ màng đến “bất đồng quan điểm”. Thậm chí ngay cả thể hiện một chút chính kiến với một chút khí chất phản biện, không phải trên mặt báo nhà nước mà chỉ trên facebook, các nhà báo nhà nước cũng bị dập thẳng tay.

Ngày cuối năm gặp nhau, vài nhà báo quốc doanh có chút tên tuổi phản biện chép miệng: Ngán đến tận cổ rồi! Nguyên năm 2015 đã chẳng há miệng được. 2016 mới ngáp ngáp đã bị chẹn họng. Còn nhìn tới năm 2017, tất cả cứ như úp sọt. Cứ cái đà này thì có lẽ đến phải tự khâu miệng rồi bỏ nghề.
P.C.D.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, 25 December 2016

Phải chăng ông Trần Xuân Bách đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa “từ cách đây 27 năm?

 

https://kyvancuc.files.wordpress.com/2013/12/img075.jpg

Phải chăng ông Trần Xuân Bách đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa “từ cách đây 27 năm?

Hà Huy Tùng
Cách đây 27 năm, cuối năm 1989, ông Trần Xuân Bách, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN đã có bài phát biểu công khai, đề xuất vấn đề đa nguyên và phải cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế. Khi đó chưa có Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa 11, ông Bách chưa bị ghép vào 1 trong 27 điều nhận diện “tự diễn biến, tự suy thoái “trong nội bộ Đảng. Nhưng ông đã bị Đảng thi hành kỷ luật.
Đến nay, sau 27 năm, kể từ khi ông Bách bị thi hành kỷ luật, vấn đề cấp thiết phải “cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế” lại được bàn luận sôi nổi, nhằm mở ra con đường tiếp tục phát triển của đất nước, của dân tộc. Vậy bài phát biểu của ông Bách từ năm 1989 có còn giá trị thời sự đến hôm nay hay không?
Ông Trần Xuân Bách, tên thật là Vũ Thiện Tuấn, sinh ngày 23/5/1924, quê tại xã Nam Ninh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, mất ngày 01/01/2006 tại Hà Nội. Ông Bách là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương ĐCSVN từ 1986. Ông được Đảng giao nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, làm Trưởng ban đối ngoại của Trung ương Đảng, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trước đó, ông Bách đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau: Giám đốc công an Khu 3; Chánh văn phòng Liên khu ủy 3; Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Nam Hà; Bí thư Trung ương Đảng từ năm 1982, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam; đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV; ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa III, IV.
Cuối năm 1989, diễn biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa rất căng thẳng, phức tạp và tác động dây chuyền đến Việt Nam. Trần Xuân Bách đã có một bài phát biểu công khai với tiêu đề “chủ nghĩa xã hội đích thực” là gì, trong đó ông đã đưa ra vấn đề đa nguyên, cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế. Tại Hội nghị BCHTU ĐCSVN lần thứ 8 vào tháng 3/1990, bài phát biểu của ông đã bị phê phán gay gắt là đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hai người phê phán kịch liệt nhất là ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư và ông Đào Duy Tùng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ông đã bị Đảng kỷ luật, cách chức khỏi Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Toàn bộ bài phát biểu đó của ông Bách đã được đăng ngày 9/1/2016 tại Thư viện Talawas, mục Chính trị Việt Nam, với đầu đề “Trần Xuân Bách: Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?”.
Nội dung chủ yếu của bài phát biểu đó như sau:
Chỉ còn 10 năm nữa là bước sang thế kỷ XXI. Dân tộc nào bị tụt hậu vào giữa thế kỷ đó là nguy hiểm vô cùng vì đây là thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, của bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế. Xử lý vấn đề này không thể một nhóm, một người nào làm được. Cả dân tộc phải chuẩn bị và làm công việc này.
Tình hình chung hiện nay là biểu hiện của tư duy khoa học đang lấn át tư duy giáo điều. Lịch sử đang thay đổi mạnh. Marx không trao cho chúng ta Kinh Thánh. Marx sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cổ điển. Ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Marx. Ngay thời Lenin, khi Lenin đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP) thì cũng đã đổi khác so với những dự báo của Marx rồi. Cho đến nay ta thấy có nhiều kiểu chủ nghĩa xã hội: kiểu của Stalin, kiểu của Mao Trạch Đông, kiểu của Pôn Pốt. Bây giờ đang có nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Những dòng ý kiến khác nhau đó thể hiện quá trình trưởng thành, không sợ gì cả. Ta đã chọn một mô hình lai ghép giữa chủ nghĩa xã hội phương Tây và chủ nghĩa xã hội phương Đông. Bây giờ ta phải gỡ ra khỏi 2 thứ giáo điều ấy.
Đai hội VI đã khởi động theo 2 xu thế chủ yếu là chuyển sang kinh tế hàng hóa và dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa. Dân chủ không phải là ban ơn cũng không phải là mở rộng dân chủ. Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử. Dân chủ không phải là ban phát. không phải do tấm lòng của người lãnh đạo này hay của người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.
Từ 2 vấn đề đó, xảy ra vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới thì đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh còn đổi mới chính trị thì cứ chầm chậm cũng đã bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị đã bục to. Có nước làm cả hai nhưng không nhịp nhàng đã gặp khó khăn. Hai lĩnh vực này phải làm nhịp nhàng, không đi chân trước chân sau, không đi tấp tểnh một chân.
Ngày 25/11/1989 Bộ Chính trị đã họp và đánh giá tình hình và nguyên nhân khủng hoảng ở các nước Đông Âu. Cuộc khủng hoảng ở các nước đó diễn ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế phát triển mạnh, ý thức độc lập và dân chủ tăng nhanh, thông tin bùng nổ. Trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng có nguyên nhân là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa. Trong lúc này, vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ. Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường. Kế hoạch phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường. Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân. Đảng phải nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội”.
Ngày 30/10/2016 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN đã ký ban hành Nghị quyết số 04/NQ/TW chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Chiếu theo nghị quyết này, bài phát biểu công khai của ông Bách cuối năm 1989 chắc chắn bị ghép vào tội danh “đảng viên tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Nhưng theo hồi ký của nhà báo lão thành Tống Văn Công, người đã nhiều lần được gặp và trao đổi ý kiến với ông Bách thì những ý kiến của ông Bách trong bài phát biểu công khai năm 1989 là chính xác và vẫn còn giá trị thời sự đến ngày hôm nay. Theo ông Nguyễn Trung thì “Thế giới hôm nay đã sang trang làm phá sản mọi ý thức hệ và mọi thứ chủ nghĩa. Sức mạnh nội lực quốc gia và ý chí dân tộc là yếu tố quyết định trong thế giới sang trang. Quốc gia hôm nay phải được phát triển như thế nào, cùng đi với cả thế giới ra sao để tồn tại và phát triển. Đó là con đường dân tộc và dân chủ, nhưng hôm nay đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng con người và thể chế vận hành quốc gia”.
Chắc rằng sẽ còn nhiều ý kiến khác nữa xung quanh chủ đề này. Xin nhường để các bạn đọc cùng xem xét và cùng thêm nhận xét.
H.H.T.
Tác giả gửi BVN.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Nông Đức Mạnh đòi phân lô, bán nền lăng Ba Đình sau khi xử lý xong thi hài Hồ Chí Minh

----


Nông Đức Mạnh đòi phân lô, bán nền lăng Ba Đình sau khi xử lý xong thi hài Hồ Chí Minh


 

Nhà nước sẽ xử lý thi hài và Lăng CT Hồ Chí Minh theo ý nguyện của Nhân dân qua trưng cầu dân ý?

Saturday, 24 December 2016

Lại xuất hiện tin đồn về cái chết của đại tướng Phùng Quang Thanh

 


Chuong Trinh Phat Thanh Khối 8406 - 22/ 12/ 2016





                                            Inline image

*****************************************

 Lại xuất hiện tin đồn về cái chết của đại tướng Phùng Quang Thanh



Ảnh minh hoạ
Hoàng Trần (Danlambao) - Tối ngày 22/12/2016, mạng xã hội loan truyền một thông tin cho biết đại tướng Phùng Quang Thanh - cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN đã đột ngột qua đời ở tuổi 67 vào đúng ngày thành lập lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

Dù chưa được kiểm chứng, nhưng tin đồn về cái chết của vị tướng này đã nhanh chóng được loan truyền với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội lẫn dư luận ngoài đời. 

Trước đó, chỉ cách đây chưa đầy 1 tháng, người con trai của ông Phùng Quang Thanh là đại tá Phùng Quang Hải cũng đã bị loại khỏi chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty 319 mang theo nhiều tai tiếng về tham nhũng và lợi ích nhóm trong bộ quốc phòng.


Chủ động chết?

Đáng chú ý, thời điểm xảy ra tin đồn về cái chết của ông Phùng Quang Thanh diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm 72 năm thành lập lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2016) và 27 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2016).

Điều này khiến người ta liên tưởng đến cái chết lãnh tụ đảng CSVN là ông Hồ Chí Minh - người được cho là đã chủ động chọn cái chết đúng vào ngày kỷ niệm khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, 2/9/1969. 

Theo tiết lộ của nhà văn Dương Thu Hương, ông Hồ Chí Minh đã “tự ý dứt bỏ dây nhợ để chết vào đúng ngày kỷ niệm 2 tháng 9” trong hoàn cảnh bị giam lỏng theo lệnh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ - hai nhân vật quyền lực nhất trong chế độ cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ.

47 năm sau, dường như kịch bản này đã một lần nữa được lặp lại. Trở lại với các tin đồn đang gây xôn xao trên các mạng xã hội tối nay, nếu quả thực ông Phùng Quang Thanh đã chết thì đây dường như là một cái chết có chủ đích và được tính toán. 

Hay nói đúng hơn, ông  Thanh đã chủ động chọn cái chết vào đúng ngày thành lập lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phùng Quang Thanh đã học tập và làm thep đúng cách mà “bác” của ông ta đã thực hiện nhằm chống lại chính những người “đồng chí” của mình.


Bị bức tử phải chết?

Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ông Phùng Quang Thanh - nếu đúng như tin đồn - thì nhiều khả năng là do bị bức tử. Thủ phạm không ai khác lại chính là những người “đồng chí”, “đồng đội” từng một thời dưới quyền của ông ta.

Từ cuối tháng 7/2015 đến nay, ông Thanh được nói đã bị giam lỏng trong trụ sở Bộ Quốc phòng sau khi từ Pháp trở về Việt Nam với lý do được loan báo là "chữa bệnh."

Trước đại hội đảng lần thứ 12, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh nhờ được Bắc Kinh hậu thuẫn, trở thành một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế chủ tịch nước. Tuy vậy, những tranh chấp quyền lực trong bộ chính trị lúc bấy giờ khiến cho tham vọng này của có nguy cơ đổ bể.

Những phân tích gần đây cho rằng, ông Thanh bị cho là đã cầm đầu một âm mưu đảo chính trong đảng, nhưng kế hoạch này sớm bị bại lộ và chặn đứng bởi các tướng lãnh trong bộ công an, với công đầu thuộc về đại tướng Trần Đại Quang. 

Điều này khiến cho cục diện quyền lực đã thay đổi một cách chóng mặt, Trần Đại Quang chắc ghế lên làm chủ tịch nước, trong khi Phùng Quang Thanh bị phế truất quyền lực, nhờ sự can thiệp của Bắc Kinh mới có thể giữ được mạng sống, nhưng vẫn bị giam lỏng trong Bộ Quốc phòng.

Trong hơn 1 năm qua, ông Thanh gần như vắng mặt trong hầu hết các sự kiện quan trọng của quân đội, cho đến đại hội 12, ông ta vẫn được đảng cho lên ngồi ghế chủ tịch đoàn để thực hiện vai diễn cuối cùng nhằm cho thiên hạ thấy về sự “đoàn kết”, “thống nhất” trong nội bộ đảng, ngõ hầu “đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.

Dù đã nỗ lực diễn vở kịch thể hiện lòng trung thành với đảng và với chế độ, nhưng kỹ năng này đã không giúp bảo vệ được mạng sống của Phùng Quang Thanh và gia tộc. 

Đại tá Phùng Quang Hải, con trai ông ta bị loại khỏi chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty 319 – một sân sau tham nhũng khủng khiếp trong bộ quốc phòng. Hiện không rõ số phận Phùng Quang Hải sẽ đi đâu và về đâu.


Bộ quốc phòng biến loạn

Hơn ai hết, Phùng Quang Thanh hiểu rõ bản chất “vắt chanh bỏ vỏ”, “đào tận gốc, trốc tận rễ” của những người đồng chí, đồng đội của ông ta trong Bộ Quốc phòng - vốn là nơi từng xảy ra nhiều vụ thanh toán, ám sát lẫn nhau trong quá khứ và luôn bị bao phủ bởi bức màn bí ẩn che giấu những âm mưu đáng sợ. 

Sau đại hội 12, chiến thắng vang dội của Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của tổng cục 2 tình báo quốc phòng, một cơ quan siêu quyền lực có khả năng lũng đoạn Bộ Quốc phòng và hệ thống chính trị CSVN. 

3 ngày trước khi xảy ra tin đồn về cái chết của Phùng Quang Thanh, hôm 19/12/2016, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp đến Tổng cục 2 để “làm việc” và “giao nhiệm vụ” cho cơ quan đầy tai tiếng này. Học theo Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu; Nguyễn Phú Trọng muốn dùng Tổng cục 2 để củng cố quyền lực và thanh toán các phe nhóm chính trị trong đảng, đặc biệt là đối với hàng ngũ các tướng lãnh trong quân đội.

Cái chết của thiếu tướng Lê Xuân Duy - tư lệnh quân khu 2 chỉ sau 3 tháng nhậm chức cùng với sự ra đi của đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam là bằng chứng cho thấy tính phức tạp xen lẫn những rối loạn đang xảy ra trong giới chóp bu Bộ Quốc phòng.  

Di sản của ông Phùng Quang Thanh sau 10 năm đứng đầu Bộ Quốc phòng là tình trạng phong tướng diễn ra ồ ạt, tham nhũng xảy tràn lan trong các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng, binh lính thì ngày càng suy nhược và rệu rã... Và nguy hiểm nhất, thái độ thần phục Bắc Kinh vô điều kiện của Phùng Quang Thanh đã khiến quân đội Việt Nam trở nên nhu nhược, không còn đủ khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. 

Phùng Quang Thanh có thể sẽ không chết như tin đồn, nhưng tương lai của gia tộc ông ta sẽ trở nên u ám hơn bao giờ hết. Dù nếu có chết, thì khối tài sản cả đời tham nhũng liệu có mang theo được không, hay sẽ lại rơi vào tay của chính những kẻ vừa bức tử ông ta?

23.12.2016


Dân Làm Báo



__._,_.___


Posted by: 8406news <

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List