Việt Nam






Wednesday, 28 December 2016

Nga: Con cháu các nạn nhân của Stalin tìm kiếm sự thật

Nga: Con cháu các nạn nhân của Stalin tìm kiếm sự thật

mediaINA
Tại Nga, từ tháng 07/1937 đến tháng 11/1938, đã có tới 700.000 người bị Stalin hành quyết trong chiến dịch Đại Thanh Trừng. Trong bài viết có tiêu đề “Thế hệ con cháu các nạn nhân của Stalin đi tìm kiếm sự thật”, Le Figaro cho biết gần 80 năm sau cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin và 63 năm sau khi Stalin qua đời, hàng chục ngàn người dân Nga vẫn âm thầm lặng lẽ, bền bỉ tìm kiếm thông tin để tìm ra sự thật về số phận bi thương mà cha ông họ đã phải gánh chịu.
Thị trưởng thành phố Iekaterinbourg, nơi có 21.000 người bị sát hại dưới thời Stalin, cho Le Figaro biết việc tìm kiếm của con cháu các nạn nhân vụ Đại Thanh Trừng không liên quan tới chính trị, mà xuất phát từ tình cảm máu mủ ruột thịt sâu nặng trong gia đình.
Còn đại diện tổ chức nhân quyền Memorial ở Krasnoaïrk, vùng Sibéria, nơi có 550.000 người bị hành quyết, tức là cứ hai người dân thì một người bị sát hại, thì giải thích “Dưới thời Xô viết, mối quan hệ thuyết thống không được chú ý, nhưng giờ đây, nhiều người dân Nga cảm thấy họ thuộc về cùng một gia đình, dòng họ và khi tìm hiểu về huyết thống, phả hệ, họ phát hiện thấy có điều gì đó không hay đã xảy ra với cha ông họ, nhưng họ không nắm được chi tiết câu chuyện.Trong các kỷ vật gia đình, họ thấy thiếu nhiều bức ảnh, và thế là họ bắt đầu tìm kiếm”.
Anh Denis Karagodin, tốt nghiệp đại học Triết Học tại Tomsk, đã miêu tả lại con đường tới cái chết của người cụ tên là Stepan Karagodin: từ căn hộ dưới tầng hầm trên phố Kakounine, nơi ông Stepan Karagodin bị quân của mật vụ Xô Viết bắt vào đêm 01/12/1937, tới sở cảnh sát chính trị nơi ông bị thẩm vấn, rồi tới nhà tù nơi ông bị giam giữ gần hai tháng, và cuối cùng là hố chôn tập thể nơi ông bị chôn sau khi bị hành quyết vào ngày 21/01/1938.
Vào thời đó, Stepan Karagodin chỉ là thợ sửa giày, bị bắt ở tuổi 56 tuổi, vì bị vu là tham gia vào một âm mưu gián điệp không hề có thật, gọi là “vụ Harbin”. Chỉ tính riêng vụ này, Stalin đã ấn định số người bị hành quyết là 30.000 người.
Anh Denis Karagodin đã dành 4 năm để tìm kiếm các tài liệu và đã tìm thấy quyết định hành quyết ông Stepan. Anh cũng đã lần ra danh tính của 20 người có liên quan tới vụ việc này ở Sở cảnh sát thời đó : từ lái xe, thư ký cho tới người tra tấn, hành quyết.
Tâm sự trên mạng Internet của những người đang tìm kiếm như anh Denis Karagodin đã gây ra những phản ứng bất bình trên truyền hình nhà nước Nga. Một nhà báo Nga thì chỉ trích : “Tất cả những gì họ muốn là đưa Liên Xô ra  tòa án quân sự Nuremberg, để nhà nước phải trả tiền chọ họ và phải hối lỗi vì những điều đã xảy ra. Với tất cả những thông tin khủng khiếp như vậy, họ đã kìm hãm những kinh nghiệm quý báu từ thời xô viết và ngăn xã hội phát triển”.
Anh Denis Karagodin đã bác bỏ những cáo buộc kiểu này và tuyên bố những việc anh làm không mang động cơ chính trị, đơn giản anh chỉ muốn “công lý được thực thi”. Anh nói : “Hãy thử tưởng tượng, một ngày nào đó, có những người đến, giết hại mẹ của bạn và nói với bạn: “Hãy quên chuyện này đi!” Đối với Denis Karagodin, điều này là không thể chấp nhận được. Còn cô Ioulia, người cũng có một người cụ có nhúng tay vào vụ hành quyết ông Stepan Karagodin vào năm 1938, nhưng sau đó cũng bị cáo cuộc làm gián điệp và bị loại ra khỏi hàng ngũ thì khẳng định: “Xã hội sẽ không thể phát triển, nếu chúng ta không tìm ra sự thật”.
Nước Nga tang tóc sau vụ máy bay rơi
Từ hai ngày nay, thông tin về vụ rơi máy bay Tu-154 của Nga được nhiều tờ báo Pháp quan tâm. “Nước Nga tang tóc sau vụ máy bay rơi” là tiêu đề một bài viết trên tờ báo Le Monde.
Tổng cộng, 109 thợ lặn, vài chục chiếc tàu, nhiều thiết bị bay không người lái và máy bay trực thăng đã được huy động để tìm kiếm và trục vớt hộp đen của máy bay và thi thể của các nạn nhân, kể vào ban đêm. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga đã báo trước là “Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện 24h/24”.
Trong khi đó, bộ Lao Động và bộ Quốc Phòng Nga đã lần lượt thông báo sẽ huy động tài chính để bồi thường gia đình các nạn nhân, trong đó có 5,8 triệu rúp (91.000 euro) cho gia đình các quân nhân và nhân viên phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Còn ông Sergueï Baïnetov, phụ trách an ninh các chuyến bay của quân đội Nga thì khẳng định máy bay gặp nạn trên biển Đen “trong tình trạng kỹ thuật tốt”. Sau 33 năm khai thác với 6689 giờ bay, chiếc máy bay quân sự vẫn vận hành tốt, không có gì bất thường, kể từ sau đợt sửa chữa vào năm 2014 và lần kiểm tra gần đây nhất là vào tháng Chín.
Liên quan tới dàn hợp xướng quân đội, Le Monde cho biết được thành lập năm 1928, dàn hợp xướng Alexandrov gồm 200 ca sĩ, nhạc công và vũ công. Danh sách biểu diễn của dàn hợp xướng biểu tượng của nước Nga gồm 2000 tác phẩm, từ các bài hát dân gian Nga, các bản hùng ca Xô Viết cho tới nhạc thánh ca và các bài hát quốc tế hiện đại. Danh ca Pháp Mireille Mathieu, người đã nhiều lần biểu diễn cùng dàn hợp xướng quân đội Nga gọi những giọng ca này là “châu báu” của nước Nga.
Bác sĩ Liza, tấm lòng nhân ái đã vỡ tan
Trên chuyến bay TU-154 gặp nạn trên biển Đen, không chỉ có các thành viên dàn hợp xướng, các quân nhân và nhà báo, mà còn có một người rất nổi tiếng ở Nga. Đó là bác sĩ, nhà hoạt động nhân đạo 54 tuổi - Elizaveta Glinka - nổi tiếng với tên gọi “bác sĩ Liza”.
Libération đã cảm thán « Bác sĩ Liza, lòng nhân đạo đã vỡ tan». Bà là giám đốc tổ chức nhân đạo Spravedlivaya Pomochtch. Bà là nhân vật trung tâm trong các hoạt động nhân đạo tại Nga. Bà thường hay tới những nơi mà các hoạt động của nhà nước vắng bóng hoặc không hiệu quả. Còn tại Matxcơva, bác sĩ Liza nổi tiếng vì hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những người khốn cùng nhất. Bác sĩ Liza cũng đã tham gia vào phát triển hoạt động y tế tại nhiều thành phố trên nước Nga và ở Kiev. Bà cũng hỗ trợ nhân đạo trong các thảm họa cháy rừng, lũ lụt ...
Năm 2012, bà Elizaveta Glinka trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của điện Kremlin. Từ năm 2014, bà đã cho gửi rất nhiêu thuốc men và thực phẩm đến vùng chiến sự Donbass, nơi bà thường hay lui tới. Khi nước Nga can thiệp quân sự vào Syria, Elizaveta Glinka đã lên chương trình phân phối thuốc và trợ gúp nhân đạo cho các thường dân.
Bền bỉ hoạt động, bà bỏ ngoài tai những lời cáo buộc là tiếp tay cho chế độ Syria. Ngày 08/12 vừa qua, bà đã được tổng thống Vladimir Poutine trao thưởng huân chương. Bà đã nhắc lại khẩu hiệu của mình: “Là những nhà bảo vệ nhân quyền, chúng tôi nằm ngoài hệ thống chính trị, cũng giống như những người dân mà chúng tôi bảo vệ”.
2016: Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt hơn 50%
Trong bài viết có tiêu đề “Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt hơn 50% trong năm 2016”, nhật báo kinh tế Les Echos cho biết tổng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài đã đạt 154 tỉ euro vào cuối năm nay.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ tập trung vào nguyên vật liệu sản xuất như trước đây. Hiện nay, Bắc Kinh ưu tiên đầu tư vào năng lượng, khai quặng nhiều hơn là vào bất động sản, công nghệ hay hạ tầng.
Để hạn chế tâm lý chống Trung Quốc ở nước ngoài, Bắc Kinh sẽ tạo điều kiện để “phát triển đầu tư lành mạnh và quy củ, đồng thời phát triển hợp tác với nước ngoài. Mới đây, Bắc Kinh đã thông báo một loạt biện pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư ra nước ngoài, trong lúc đồng nhân dân tệ rớt giá và nguồn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong vòng sáu năm qua.
Trong khi đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt thì đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc lại chỉ đạt 785 tỉ nhân dân tệ, tương đương với năm ngoái. Hôm qua, Bộ Thương Mại cho biết vào năm 2017, Bắc Kinh sẽ nới lỏng các quy định đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, nhưng không cho biết chi tiết về chính sách mới này.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List