Việt Nam






Friday, 2 December 2016

Thư số 62 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


                                                 

                                  Thư số 62 gởi:
                 Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                                                           Phạm Bá Hoa

                                                          Image result for người lính quân đội nhân dân việt nam

Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” tôi viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy và lãnh đạo cấp Sư Đoàn, ngoại trừ lãnh đạo cấp Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Sau khi giúp Các Anh nhìn ra những nhà máy nhiệt điệt chạy bằng than vùng đồng bằng Cửu Long, cùng với sự cạn kiệt của dòng sông này đến mức nước biển xâm nhập sâu vào nội địa, dẩn đến tình trạng hơn 10 triệu người dân vùng này khốn khổ, vì đồng ruộng khô cằn mà tôm cá trên sông rạch gần như biến mất.  Với Thư này, tôi tiếp tục đưa Các Anh đi nhanh qua hệ thống nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, và xem chánh phủ của ông Thủ Tướng có biệt danh "ma dze in Vietnam" giải quyết ra sao về tình trạng ô nhiễm trên bầu trời, trên sông rạch, và trong thực phẩm. 

Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường

Dưới đây là sơ đồ hệ thống nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam, sau khi tái xét (tức Quy Hoạch VII điều chỉnh) đã giảm bớt 18 nhà máy. Sơ đồ này do Trung Tân Phát Triển Sáng Tạo Xanh trong Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam phổ biến ngày 10/8/2016. Hình bên trái của sơ đồ là nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.  

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường

Báo Hà Nội Mới ngày 17/10/2016. Trong thời gian qua, nguồn điện tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí. Trước tiên là thủy điện,  đến nay hầu như đã khai thác hết mức. Đến nhà máy nhiệt điện khí đã được phát triển ở khu vực phía Nam để sử dụng nguồn khí miền Đông và miền Tây cho phát điện, nhưng sản lượng điện khí sản suất chỉ khoảng 18,9%. Vì vậy mà nhiệt điện than rất quan trọng đối với nhu cầu điện trên toàn quốc, với 34,4% trong tổng sản lượng điện.

Theo Qui Hoạch Điện VII Điều Chỉnh, để đáp ứng nhu cầu điện toàn quốc dự trù tổng công suất các nguồn điện cần đưa vào sử dụng như sau: (1) Giai đoạn 2016-2020 sẽ là 21.650 MW.
(2) Giai đoạn 2021-2025  sẽ là 38.0102 MW.
3) Và giai đoạn 2026-2030 chỉnh lại sẽ là 36.19 2MW.

Điểm chú ý là trong Quy Hoạch Điện VII Điều Chỉnh, thì số lượng nhà máy nhiệt điện than giảm chút ít so với bản Quy Hoạch Điện VII năm 2011, nhưng tổng công suất nhiệt điện than đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2030 theo Quy Hoạch Điện VII Điều Chỉnh chiếm đến 46%. Vắn tắt, hệ thống nhiệt điện than vẫn giữ vai trò chính trong ngành điện, ít nhất là từ nay đến năm 2030. 

Image result for mô hình nhà máy Quảng Trạch IIBáo VFPress ngày 18/10/2016. Thủ Tướng quyết định cho Tập Đoàn Công Nghiệp Than & Khoáng Sản Việt Nam, tiếp tục làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện than Quỳnh Lập I, với công suất 1.200 MW tại trung tâm điện lực Quỳnh Lập, tỉnh Nghệ An. Cùng lúc, Thủ Tướng cũng quyết định cho Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện than Quảng Trạch II, với công suất 1.200 MW và vốn đầu tư khoảng 2 tỷ 400 triệu mỹ kim, tại trung tâm điện lực Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nhà máy sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2013-2014.
(mô hình nhà máy Quảng Trạch II).

Ngày 24/10/2016, trả lời phóng viên báo Tiền Phong về câu hỏi: "Vì sao trong Quy Hoạch VII điều chỉnh, nhiệt điện than vẫn còn là tỷ lệ khá lớn?".
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện Trưởng Viện Năng Lượng thuộc Bộ Công Thương, trả lời: "Hiện nay, nguồn thủy điện hầu như khai thác hết, trữ lượng khí đốt cũng cạn dần, nên cách lựa chọn phát triển nhiệt điện là đúng nhất để bảo đảm năng lượng cung cấu đủ cho nhu cầu... Trong Quy Hoạch Điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than giảm 5,3% so với Quy Hoạch Điện VII, còn chiếm khoảng 42,7% tổng công suất nguồn giảm 5.3% so với trước), sau khi loại bỏ 18 dự án nhiệt điện than. Nhưng nhìn chung, nhiệt điện than trong Quy Hoạch VII Điều Chỉnh, vẫn là nguồn cung cấp chính....".  

Tuy bách phân của hệ thống nhiệt điện than đăng trong báo Hà Nội Mới so với báo Tiền Phoing không giống nhau, nhưng nhiệt điện than vẫn là nguồn cung cấp chính.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám Đốc Vinacomin:"... Lý do chọn phát triển nguồn nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện, là vì giá thành sản xuất điện từ nhiệt điện than rất rẻ..."

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trườngImage result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường
Ngày 25/10/2016, báo cáo tổng hợp về tác động môi trường và xã hội từ nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam của VSEA cho biết: "Các nhà máy Hải Phòng I và II, Quảng Ninh, Thái Bình I và II, Mạo Khê, Vĩnh Tân II, Vũng Áng I  và II, Duyên Hải I, đã và đang gây ô nhiễm trong không khí, trong dòng nước và ảnh hưởng đến  sự sống của người dân trong vùng.
Hơn 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, rồi đây nỗi ám ảnh bệnh ung thư của người dân càng cao hơn, vì theo Quy Hoạch VII Điều Chỉnh thì đến năm 2030 sẽ có thêm khoảng 40 nhà máy nhiệt điện than nữa..."

Về nguyên liệu.- Hệ thống nhà máy nhiệt điện than phụ thuộc vào nguồn than nhập cảng. Theo ước tính từ năm 2020, mỗi năm Việt Nam phải nhập cảng 46 triệu 700 ngàn tấn than, và từ năm 2030 thì mỗi năm phải nhập cảng 157 triệu tấn than để sản xuất điện. Nhưng, trở ngại là khả năng tài chánh chỉ có thể nhập cảng 50 triệu tấn mỗi năm mà thôi, chưa biết phải xoay sở ra sao. Với lại quốc gia cung cấp chỉ có Trung Cộng nên giá cả khó ổn định. Bên cạnh đó có thể mua từ Nhật Bản, nhưng có thể có rắc rối từ Trung Cộng.

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trườngVề ô nhiễm.- Phát triển nhiệt điện than đồng nghĩa với việc chấp nhận gia tăng ô nhiễm môi trường, và điều này gây áp lực rất lớn đối với xã hội, ít nhất là hai điểm:

"Điểm 1. Giải quyết tro xỉ do các nhà máy thải ra. Và:
 Điểm 2. Tạo việc làm cho nông dân địa phương sau khi đất canh tác của họ bị thu hồi".
Với 19 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành (năm 2015), mỗi năm thải ra môi trường khoảng 10 triệu tấn tro xỉ.

Từ lâu nay, nguồn tro xỉ này là một vấn đề nan giải của các nhà máy và các cơ quan liên quan. Chỉ tính riêng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, mỗi năm phải tốn một khoản 70 tỉ đồng để thuê bãi chứa tro xỉ than. Bên cạnh đó, cơ quan nghiên cứu “Nhiệt điện than tác động đến nguồn nước tại nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh” do CEWAREC thực hiện, cho biết: "Nước thải từ nhà máy ra bên ngoài chứa rất nhiều chất độc và kim loại nặng cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam từ 200%  đến 400%. Các chất độc hại này sẽ gây ra ô nhiễm Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Những tác động đến môi trường và xã hội của việc đốt than tại các nhà máy nhiệt điện, được đánh giá là nguồn tác động đến môi trường lớn nhất, gây biến đổi khí hậu. Mức tăng CO2 từ khoảng 60 triệu tấn năm 2011, sẽ lên đến 444 triệu tấn từ năm 2030".

Về thiệt hại.- Thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu từ 1 tỷ 200 triệu mỹ kim vào năm 2011, sẽ lên đến 9 tỷ mỹ kim từ năm 2030.
Ngày 9/11/2016. Bộ Công Thương cho biết: "Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II, với công suất 1.200 MW đặt tại huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự án này có 2 tổ máy 600 MW, được chánh phủ  giao cho Công ty Marubeni (Nhật Bản) và Công ty KEPCO (Đại Hàn) cùng đầu tư khoảng 2 tỷ 300 triệu mỹ kim, theo hình thức BOT sau một thời gian đấu thầu quốc tế rộng rãi". 

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường

Vẫn theo Bộ Công Thương: "Dự án nhiệt điện này sẽ sử dụng than nhập cảng để bảo đảm nguồn điện cung ứng phát triển kinh tế khu vực phía Bắc". Cho đến nay, Bộ Công Thuơng đang quản trị 18 dự án BOT về điện, trong đó có 3 dự án đã đưa vào sử dụng.
(mô hình nhà máy nhiệt điện than Nghi Sơn II).

Trong thời gian qua, các nhà máy nhiệt điện than là nỗi sợ hãi của người dân, vì môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong danh sách vừa được Bộ Công Thương ban hành về các các nhà máy nhiệt điện than với nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, là: "Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, nhiệt điện than Vĩnh Tân 2, nhiệt điện than Vĩnh Tân 4, nhiệt điện than Vĩnh Tân 4 mở rộng, nhiệt điện than Duyên Hải 1, nhiệt điện than Duyên Hải 3, nhiệt điện than Duyên Hải 3 mở rộng, và nhiệt điện than Quảng Ninh".

Báo Hà Nội Mới ngày 14/11/2016, tóm tắt buổi hội thảo với chủ đề: “Công Nghệ Nhiệt Điện Than Và Môi Trường” tại Hà Nội ngày 5/11/2016, do Tổng Cục Năng Lượng thuộc Bộ Công Thương tổ chức. Rất nhiều nhà khoa học, nhà quản trị, chuyên gia năng lượng, và chuyên gia nhiệt học tham dự. Trước đó, qua dư luận báo chí cũng như tại diễn đàn Quốc Hội, nhiều ý kiến cho rằng nhiệt điện than là nghuyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cần phải xem xét các khía cạnh phát triển nhiệt điện, nhưng  không được đánh đổi nhiệt điện than bằng mọi giá. Ngay trong hội trường, nhiều chuyên gia khẳng định, kỹ nghệ nhiệt điện than bảo đảm an toàn về năng lượng.

Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện Truởng Viện Năng Lượng, nhấn mạnh rằng: "Trong khi nguồn năng lượng tái tạo chỉ có thể được coi là nguồn bổ trợ mà không thể thay thế nguồn nhiệt điện than, bởi hệ số công suất thấp, nhưng chi phí đầu tư lớn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như địa điểm, thời điểm....".

Trong thời đó, Tiến Sĩ  Trương Duy Nghĩa lại cho rằng: "Để giảm thiểu tác động đến môi trường, các nhà máy nhiệt điện than cần sử dụng các biện pháp khử chất độc hại, trước khi thải ra môi trường.... Đại diện Bộ Công Thương chia sẻ: "Trong bối cảnh năng lượng tái tạo với giá thành cao, trong khi thủy điện đã được khai thác hầu hết, nguồn khí cũng cạn kiệt, điện hạt nhân đã dừng lại, thì việc tiếp tục phát triển nhiệt điện than là một giải giáp nhằm bảo đảm an toàn về  năng lượng trên toàn quốc trong giai đoạn tới. Khiếm khuyết của công nghệ này là tạo ra các loại chất thải.... " (nhưng không đưa ra quan điểm nào để giải quyết. Như vậy, không thể gọi là một tài liệu nghiên cứu. PB Hoa).

Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ngày 13/11/2016.  Chi phí thấp, đầu tư không quá cao, thời gian xây dựng không quá lâu, nguồn nguyên liệu dồi dào, và giá thành sản xuất thấp (chỉ khoảng 7 xu của đồng mỹ kim/1 kwh), là lý do nhiệt điện than vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề cần giải quyết là ô nhiễm môi trường. Tại Việt Nam, nhiệt điện than bắt đầu phát  triển từ sau năm 2000, khi nhà máy nhiệt điện than Phả Lại 2 đưa vào sản xuất.

Ngày 13/11/2916, bản tin VTV.vn cho biết: "Với than xấu cung cấp nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện than giá rất thấp, nên nhiệt điện than của Tập Đoàn Công Nghiệp Than & Khoáng Sản Việt Nam (TKV), bán ra với giá thành thấp hơn các nhà máy nhiệt điện than ngoài hệ thống của TKV. Cho dù khi nguồn nước lên cao và cả ba tổ máy của thủy điện Lai Châu cùng sản xuất cũng vậy. Trong trường hợp các nhà máy nhiệt điện than phải đầu tư giải quyết môi trường, thì giá thành sẽ rất cao. Đó là vấn đề không dễ giải quyết..."

Tóm tắt.- Hệ thống nhiệt điện than theo Quy Hoạch Điện VII năm 2011, thì năm 2010 có 19 nhà máy hoạt động, đến năm 2020 sẽ là 43 nhà máy, và đến năm 2030 tổng số sẽ là 80 nhà máy nhiệt điện than. Sau đó, Quy Hoạch Điện VII được điều chỉnh từ tháng 3/2016, thì số lượng nhà máy nhiệt điện than giảm chút ít, nhưng tổng công suất nhiệt điện than vẫn chiếm 46% trong tổng công suất. Nói chung, nhiệt điện than vẫn giữ vai trò chính trong ngành điện, ít nhất là từ nay đến năm 2030. Lý do:  Chi phí thấp, đầu tư không quá cao, thời gian xây dựng không quá lâu, nguồn nguyên liệu dồi dào, và giá thành sản xuất thấp, chỉ khoảng 7xu của đồng mỹ kim/1 kwh.

Nhưng về ô nhiễm môi trường, thì hiện nay các nhà máy thải ra khoảng 3.000.000 tấn tro xỉ mỗi năm, và từ năm 2030 cả hệ thống nhiệt điện than sẽ thải ra khoảng 25 triệu tấn tro xỉ mỗi năm. Đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân sống chung quanh khu vực rộng lớn có nhà máy nhiệt điện than, vì đây là một trong các nguyên nhân chánh dẫn đến tình trạng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng mạnh! 

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường


Thứ hai. Lãnh đạo Việt Cộng giải quyết ô nhiễm môi trường ra sao?

Ngày 21/10/2016, theo bản tin  BNEWS.VN, thì Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, vừa công bố Chỉ Thị ngày 19/10/2016, về việc bảo vệ môi trường trong toàn ngành công thương, sau khi khoảng 30 nhà máy nhiệt điện, hóa chất, thủy điện, và khai thác khoáng sản,  trong danh sách với nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sẽ được giám sát đặc biệt. Danh sách này gồm các Tập đoàn và Tổng Công Ty sau đây:

* Một. Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam có 9 cơ sở: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1. Vĩnh Tân 2. Vĩnh Tân 4. Vĩnh Tân 4 mở rộng. Duyên Hải 1. Duyên Hải 3. Duyên Hải 3 mở rộng. Và công ty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh.

* Hai. Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam có 6 cơ sở: Nhà máy điện Vũng Áng 1 thuộc Công Ty Điện Lực Dầu Khí Hà Tĩnh. Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Liên Hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Và nhà máy xử lý khí Cà Mau.

* Ba. Tập Đoàn Công Nghiệp Than & Khoáng Sản Việt Nam có 4 cơ sở:  Dự án Alumin Nhân Cơ Đắc Nông. Công Ty Nhôm Lâm Đồng. Dự án mỏ sắt Thạch Khê. Và dự án khai thác và chế biến đồng Sin Quyền.

* Bốn. Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam có 5 cơ sở:  Công ty DAP số 1. Công ty DAP số 2. Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Các nhà máy sản xuất Photpho và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng Lào Cai. Và Công Ty Phân Đạm Ninh Bình.

* Năm. Tổng Công Ty Thép Việt Nam, có Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. 

* Sáu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, có 2 cơ sở là Khu công nghiệp dệt may Phố Nối Vinatex, và Tổng công ty May Việt Thắng. Và:

* Bảy. Tổng Công Ty Giấy Việt Nam, có Nhà máy giấy Bãi Bằng.

Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh, giao cho Cục Kỹ Thuật An Toàn & Môi Trường Công Nghiệp, trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trong Bộ tổ chức theo dõi, đôn đốc, và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, và chính sách nhà nước,  về bảo vệ môi trường trong ngành công thương. Báo cáo đề nghị lãnh đạo Bộ về những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, cần có sự giám sát đặc biệt và các chỉ đạo giả quyết triệt để và kiên quyết của lãnh đạo Bộ.

Bên cạnh đó, Bộ Trưởng cũng đề nghị các Tổng Cục, Cục, và Vụ trực thuộc Bộ, phối hợp với Cục Kỹ Thuật An Toàn và Môi Trường Công Nghiệp, hoặc các cơ quan chuyên ngành về môi trường, kiểm soát và đánh giá công nghệ sản xuất nhiệt điện, hóa chất, khai thác, chế biến, khoáng sản, dệt may, để phối hợp xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, để  bảo đảm phát triển bền vững.

Riêng với Tổng Cục Năng Lượng, cần nhanh chóng phối hợp với Bộ Tài Nguyên Môi Trường, và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam, tổ chức kiểm soát và đánh giá tổng thể tác động môi trường toàn bộ Trung Tâm Điện Lực Vĩnh Tân, Trung Tâm Điện Lực Duyên Hải trong năm 2017, và tiếp tục công tác này đối với các trung tâm điện lực có từ 02 nhà máy điện trở lên. Mặt khác, kiểm soát việc thực hiện đầu tư các dự án nhiệt điện và bảo đảm môi trường.

Image result for Thứ nhất.- Hệ thống nhiệt điện than và ô nhiễm môi trường




Tổ chức các hội thảo, tuyên truyền thường xuyên và kịp thời về chiến lược phát triển bền vững năng lượng của Việt Nam, các tổng sơ đồ phát triển năng lượng cùng với các biện pháp bảo đảm môi trường trong phát triển năng lượng, cung cấp điện, và công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy nhiệt điện.

Tóm tắt. Chính xác là cả bộ máy cầm quyền chưa thật sự bắt tay vào trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho người dân, dù thực tế trong 10 năm gần đây ô nhiễm môi trường là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân. Tất cả chỉ là mới ra lệnh để gọi là bộ máy cầm quyền (tôi không gọi chánh quyền đâu. PB Hoa) có quan tâm đến người dân.  

Kết luận.

Tôi muốn Các Anh đọc kỹ đoạn văn dưới đây mà VietNam.net đăng nguyên văn lời của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trả lời hai vấn đề mà cử tri quận Ba Đình nêu lên trực tiếp với ông ngày 17/10/2016 tại Hà Nội, như sau:

"Về chống tham nhũng. Chúng tôi tha thiết muốn làm hiệu quả, vì nói mà không làm thì mất uy tín của đảng, của nhà nước. Nhưng thực tế quả vô cùng khó khăn, chống ngoại xâm đã khó, nhưng chống nội xâm càng khó hơn, vì là ta đánh vào ta.
Về ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do các địa phương nghèo sốt ruột nên ào ào phê duyệt các dự án nước ngoài, mà toàn dự án lớn, nhiều tiền ... Nhưng cán bộ lại thiếu chuẩn bị, chưa tính toán đầy đủ về môi trường. Nhưng mà không chỉ Formosa đâu, còn các dự án giấy, chế biến thực phẩm ... nữa".
     
Đúng là cái ông Tổng Bí Thư của Các Anh trả lời một cách vô trách nhiệm: Nói mà không làm thì mất uy tín đảng uy tín nhà nước, chớ không liên quan gì đến ông ấy cũng như các đồng chí của ông ta trong nhóm lãnh đạo. ...Chống nội xâm càng khó hơn, vì là ta đánh vào ta. Chính xác là ông ta tự nhận bản thân ông ta cũng tham nhũng... Các địa phương nghèo sốt ruột nên ào ào phê duyệt các dự án vừa lớn vừa nhiều tiền, mà chưa tính toán đầy đủ về môi trường ...

Thật ra, "cán bộ và chuyên gia của Việt Cộng" -nhất là địa phương- làm sao đủ kiến thức mà tính với toán về ô nhiễm không khí... Không chỉ Formosa không đâu .... chính ông tự nhận là ông cũng biết đến ô nhiễm môi trường từ Formosa và từ những công trình khác nữa, nhưng ông Tổng Bí Thư của Các Anh không nhỏ ra một lời nào an ủi  người dân, mà nói thẳng ra là những bệnh nhân ung thư tràn lan khắp Việt Nam, và theo thống kê năm 2007 đã có 51 làng ung thư rồi. Tổng Bí Thư lãnh đạo toàn đảng toàn dân, mà sao vô trách nhiệm với người dân đến như vậy! Giữa tình người với tình người, cũng tàn nhẫn đến như vậy sao!       

Các Anh hãy đọc tiếp đoạn dưới đây mà tôi trích từ “Lời Kêu Gọi” của cựu Đại Tá quân đội nhân dân Đào Văn Nghệ viết ngày 23/10/2010. Ông bắt đầu với lời than não nuột: “Đất nước lâm nguy! Giang sơn rơi lệ! Dân chúng lầm than!”.
Rồi ông mạnh mẽ kêu gọi:

“Hỡi toàn dân Việt Nam ở mọi miền đất nước!
Hỡi Quân Đội và Công An Việt Nam, hãy bảo vệ cho người dân Việt Nam, như những chiến sĩ Quân Đội và Công An Nga Sô, Ba Lan, Đông Âu trước kia. Họ đã sớm thức tỉnh, nắm lấy thời cơ, cầm súng đứng về phía Nhân Dân, để ngày nay chính họ, gia đình vợ con họ được dân chủ, ấm no. Họ không còn phải sống trong lo sợ và đói khổ, dưới chế độ cộng sản cũ đầy dối trá và tội lỗi. Chế độ đó đã bao năm khống chế họ bằng luật rừng, bằng họng súng với nhà tù, cưỡi lên đầu lên cổ nhân dân họ.
Bởi vậy, đây là thời điểm nhân dân và đất nước đang cần những anh hùng đứng lên giúp dân làm nên một trang sử, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên dân chủ, ấm no không còn cộng sản độc tài. Kỷ nguyên Quốc Gia Cộng Hòa…

Quân Đội Nhân Dân còn chờ gì nữa?  Khẩn cấp tiến hành cách mạng lật đổ chế độ cộng sản Hà Nội, kiến lập quốc gia Cộng Hòa Việt Nam… Tiến hành tổng tuyển cử toàn quốc, để nhân dân được thật sự tự do, ứng cử, bầu cử, tìm những người tài đức lãnh đạo đất nước và có nhiệm kỳ. Thay đổi Hiến Pháp phù hợp với Hiến Pháp chung quốc tế, để bảo vệ quyền con người cho toàn dân. Việt Nam ơi! Thời thế tạo anh hùng. Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ sinh ra những anh hùng”.

Khi Các Anh nhận ra người dân, đảng viên, giới trẻ, giới trí thức, và giới doanh nhân, không còn niềm tin vào lãnh đạo đảng với nhà nước, thì Các Anh nghĩ gì? Tôi mong là Các Anh hãy suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình, rồi quyết định....
Tôi tin là quyết định đó sẽ giúp Các Anh đứng về phía  đồng bào, để giành lại quyền sống cho hơn 94 triệu đồng bào được sống trong một xã hội dân chủ pháp trị, để hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới, và mỗi khi cầm sổ “Thông Hành” (hộ chiếu) ra ngoại quốc mà ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự.

Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thế hệ làm nên lịch sử.  

Và Các Anh hãy nhớ rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. (trích trên internet).

Texas, tháng 12 năm 2016
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

                                                           




Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin Cuối ngày-14/11/2024

My Blog List