Việt Nam






Friday, 31 July 2015

GS.CHU HẢO: RẤT NGHIÊM TRỌNG! KHÔNG THỂ ĐỂ CHÌM XUỒNG!

 

GS.CHU HẢO: RẤT NGHIÊM TRỌNG! KHÔNG THỂ ĐỂ CHÌM XUỒNG!

Chu Hảo 

KHÔNG THỂ ĐỂ CHÌM XUỒNG!

(Bài gửi riêng cho Tễu Blog)
Có nhiều sự cố “lỗi tại cậu đánh máy”, nhưng lỗi của “cậu ấy” lần này hơi bị to. Nghiêm trọng hơn và thảm hại hơn! Tôi muốn nói đến khúc nhạc đệm rền vang khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên diễn đàn (để đọc diễn văn khai mạc trong buối giao lưu trực tuyến nhân ngày 27 tháng 7 vừa qua tai Hội trường Bộ Quốc phòng) là giai điệu bài hát Ca ngợi Tổ quốc của Trung Quốc, rất nổi tiếng từ những năm 50 thế kỷ trước, và cũng mới được ông Tập Cận Bình cùng hát với dàn đồng ca.

Đây cũng có thể là lỗi kỹ thuật vô tình, như tôi đã từng được chứng kiến tại Lễ đón tiếp Chủ tịch Trần Đức Lương của Tổng thống Ấn Độ vào năm 2001. Khi chào cờ Việt Nam đáng lẽ phải cử bài Quốc ca của ta theo nhạc điệu hành khúc Tiến quân ca của Văn Cao, thì bộ phận kỹ thuật của bạn cho phát bài Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa thời trước 1975 theo nhạc điệu bài Thanh niên hành khúc của Lưu Hữu Phước. 

Bê bối hết sức! Lúc ấy tôi và anh Phạm Hồng Giang (nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi), đứng ở cuối hàng dọc, cố tình không đứng nghiêm và tìm cách ra hiệu cho cả đoàn biết là đây không phải Quốc ca. Nhưng đáng tiếc là cả đoàn vẫn đứng rất nghiêm cho đến nốt nhạc cuối cùng của bài “Này thanh niên hỡi, quốc gia đến ngày giải phóng…”. 

Chúng tôi được biết Chủ tịch Trần Đức Lương rất phàn nàn về sự cố và cũng được biết là anh Nguyễn Đình Bin (Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao), người chịu trách nhiệm về lễ tân của đoàn đã nhận tất cả thiếu sót về sự không kiểm tra chu đáo của mình. Ngay sau đó anh Bin cho đoàn biết là bộ thuật kỹ thuật của phía bạn rút đĩa nhạc từ ngăn đánh dấu chữ “Việt Nam” trong rương đựng đĩa Quốc ca các nước mà không kiểm tra lại xem đó là bài nào. 

Trong bữa tiệc chiêu đãi tối hôm ấy Tổng thống Ấn Độ đã ngỏ lời xin lỗi Chủ tịch nước ta. Phía bạn xử lý vụ này thế nào chúng tôi không được biết. Nhưng về phía ta hình như anh Bin không việc gì. Và như vậy là hợp lý vì, theo chúng tôi, giá mà vị Chủ tịch Nước hoặc là không lơ đãng đến nỗi không nhận ra bài nào là Quốc ca của mình, hoặc nhận ra mà biết xử lý kịp thời, yêu cầu dừng nhạc lại thì hay biết bao nhiêu…

Tuy nhiên, chắc chắn đây là lỗi vô tình vì vào lúc ấy quan hệ giữa hai Nhà nước rất tốt đẹp và không ai có lợi gì trong vụ nhầm lần này. Nhưng lỗi kỹ thuật xẩy ra trong tối giao lưu nhắc đến ở trên thì hoàn toàn khác. Nó xẩy ra vào lúc quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc đang có rất nhiều trục trặc, bất thường và nguy hiểm. Lỗi kỹ thuật dù vô tình hay hữu ý ấy đều là mong muốn của những kẻ muốn ta trở thành chư hầu của bè lũ bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, đều là sự xúc phạm nghiêm trọng đến Chủ tịch Trương Tấn Sang, đến tình cảm dân tộc chính đáng của đồng bào cả nước.

 Nếu là lỗi vô tình thì người chỉ đạo nghệ thuật của chương trình non yếu quá. Nếu là lỗi cố tình thì vấn đề trở nên hết sức nghiêm trọng, dù nó liên quan trực tiếp đến cấp lãnh đạo cỡ nào, càng cao càng nguy. Sự cố này không thể để “chìm xuồng”.

Những người lãnh đạo các cấp trong cuộc hẳn phải biết trách nhiệm của mình. Hãy chủ động xin từ chức nếu có lòng tự trọng, nếu không vì tai nạn nào đã làm đứt giây thần kinh xấu hổ. Mong lắm thay! 
Phố Hội, đêm 30.07.2015
C.H.
Nguồn:
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

HS.TS.VN: Nguồn Cội Tự Bao Đời

 

HS.TS.VN: Nguồn Cội Tự Bao Đời

30/07/2015
0
Nguyệt Quỳnh
HS.TS.VN: Nguồn Cội Tự Bao Đời [ 19:52 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Vào thứ Ba 23/6/2015, Đài truyền hình Việt Nam phóng lên internet một bộ phim năm tập với tựa đề “Biển đảo Việt Nam – Nguồn cội tự bao đời”. Đây là lần đầu tiên bốn chữ ‘Trung Quốc xâm lược’ mới xuất hiện một cách chính thức thay chữ ‘nước lạ’ trên truyền thông Đảng CSVN với nhiều dữ liệu lịch sử quí giá khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
* * *
Có người buột miệng chửi thề: “#%@*!:-+… Sao bây giờ mới dám nói!? Sao chưa trả tự do cho những người từng viết HS.TS.VN đi!? Sao chưa chính thức kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế v.v… ”
hs-ts-vn 2
Tôi muốn nhắc đến những hàng chữ mờ mờ “HS.TS.VN” trên bờ tường ngày xưa bằng câu nói của nhà văn Tolkien: “Ngay cả những người nhỏ bé nhất cũng có thể thay đổi thế giới.”

Tolkien đã xác tín niềm tin và giúp chàng sinh viên 25 tuổi khoa sinh vật học, Srdja Popovic, cùng các bạn của anh – những sinh viên trẻ, các nhà hoạt động dân chủ huyền thoại của phong trào Otpor – đánh sập được chế độ độc tài hung bạo của lãnh tụ Slobodan Milosevic.

Tôi nghĩ đến Srdja Popovic và Otpor khi xem bộ phim của đài truyền hình Việt Nam, và khi blogger Người Buôn Gió nhắc về phong trào kẻ chữ HS.TS.VN năm 2010. Trước đó khoảng mười năm tại Serbia, đêm đêm trên khắp các hang cùng ngõ hẻm, các sinh viên của phong trào trẻ này đã miệt mài thả tờ rơi và vẽ những khẩu hiệu đơn giản nhắm vào nhà độc tài Milosevic như “hắn đã hết thời” hoặc “Otpor – vì tôi yêu Serbia”. Và cũng như các bạn trẻ Việt Nam khi kẻ dòng chữ HS.TS.VN, các sinh viên của Otpor đã bị bắt. Tuy nhiên, họ cũng hỏi ngược lại lực lượng cảnh sát rằng tại sao lại bắt họ vì dòng chữ đó, ai cũng có quyền yêu tổ quốc Serbia mà!

Điều lý thú là để chống lại lực lượng quân đội và xe tăng của chính quyền, vũ khí đấu tranh của Otpor chỉ đơn thuần là các buổi chơi nhạc rock, là internet, email và các khẩu hiệu phun sơn. Và để thu hút được đám đông, họ cho dẫn đầu các cuộc tuần hành ôn hoà là những sinh viên tươi trẻ, xinh đẹp, tràn đầy sinh lực ở tuổi đôi mươi. Trí tuệ của tuổi trẻ là nguồn lực không bao giờ cạn; các phương pháp đấu tranh của Otpor luôn luôn đổi mới và đa dạng. Họ tiến hành và tuân thủ tuyệt đối kỷ luật đấu tranh bất bạo động. Tuy nhiên, Otpor vẫn bị chính quyền độc tài Milosevic tô vẽ như một tổ chức khủng bố, tội ác và bạo loạn.

Điều đáng nói hơn cả là thái độ của những thành viên của phong trào. Dường như họ luôn luôn sẵn sàng để bị bắt cầm tù. Người ta có cảm tưởng Otpor đã khiến những nhà hoạt động này cảm thấy tự hào khi bị bắt. Và điều này đã khiến nhiều người cho rằng bí quyết thành công của Otpor là Sẵn Sàng Đối Mặt với Cường Quyền và Chiến Thắng nó.

Nếu như ngày hôm nay chúng ta nhìn thấy thái độ vững vàng, sẵn sàng đối đầu của các nhà hoạt động trẻ qua một số phong trào – dù vẫn còn thưa thớt trên đường phố – như Vì Một Hà Nội Xanh hay Tôi Không Thích ĐCSVN, We Are One… hãy nhớ và biết ơn những người trước đó đã âm thầm, đêm đêm miệt mài đi kẻ chữ HS.TS.VN trong những con hẻm tối tăm.

Vào khoảng đầu năm 2010, người ta bắt đầu thấy xuất hiện những tờ rơi kêu gọi bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để đối phó lại với sự truy bức gắt gao của lãnh đạo CS, người dân Việt Nam tìm cách biểu lộ nhanh hơn, kín đáo hơn. Những chữ viết tắt HS.TS.VN ban đầu chỉ xuất hiện ở những nơi hoang vắng ít người qua lại: trên một bờ tường, bên một vệ đường, nơi góc cột đèn vắng vẻ…
Dần dần HS.TS.VN xuất hiện ở khắp nơi, công khai nơi cổng trường học, bên góc phố, trên bến xe, nơi tấp nập đông người qua lại. Thoạt đầu ở Bình Dương, rồi Củ Chi, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phan Thiết, Ban Mê Thuộc, Sài Gòn v.v…

hs-ts-vn 3
HS.TS.VN thay ngàn lời, nói lên cái quyết tâm của mọi người dân Việt Nam đối với đất nước. Mặc dù lúc ấy nó đến từ đôi tay run rẩy vì sợ, từ trái tim đập hụt nhịp, từ giòng lệ nóng của người cựu bộ đội, từ đôi mắt dáo dác của những sinh viên trẻ, nhưng sau đó nó đã lan toả rất nhanh.

Tôi còn nhớ cảnh công an vây bắt một số bà con dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng chỉ vì họ mặc những chiếc áo phông màu xanh mang dòng chữ HS.TS.VN. Tôi còn nhớ cả cái cảm xúc khi nghe một chị dân oan cãi lại công an bằng giọng nói miền Nam chân chất của chị: “Tại sao lại bắt tôi cởi áo, tôi thấy áo này có hàng chữ “dziết tắc” là Học sinh Tiến sĩ Dziệt Nam thì tôi mặc, tôi thấy đẹp thì tôi mặc…” 

Lúc ấy người ta còn chưa dám công khai nói lên cái quyền bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của mình. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, hình ảnh những chữ viết tắt HS.TS.VN đã tràn lan trên mạng. Người ta không những viết mà còn chụp hình gởi đi khắp nơi, kèm theo nó là tâm trạng sợ hãi, lo lắng, hồi hộp của những người thực hiện.
Hãy nghe tâm sự của một bạn trẻ:

…Trên quốc lộ 22, hướng đi Củ Chi, là con đường mà chúng tôi chọn. Hồi hộp lắm khi ngắm nhìn lại các kết quả mà cả nhóm đã dán. Sau khi trải qua những giây phút hồi hộp và lo lắng, chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình. Thực sự đây sẽ là những kỷ niệm rất khó quên đối với từng người trong nhóm chúng tôi…
Của bác Mão tại quận Thanh Xuân người đã dám viết những chữ HS.TS.VN đầu tiên tại thủ đô Hà Nội:

“Có ai biết để có Hà Nội bây giờ, bao nhiêu đời ông cố ông kỵ chúng ta đã đổ biết bao xương máu ra mới bảo vệ được cái nước này, cái thủ đô này suốt một nghìn năm qua? Thế mà bây giờ, giặc vào chiếm đảo, chiếm đất, chiếm biển, chiếm rừng thì ta lại chẳng dám đụng đến cả cái tên của chúng nữa. Chỉ rón rén gọi là ‘nước lạ, tàu lạ.’ Thế thì ta có đáng đứng trên cái đất thủ đô này không.”

Của các sinh viên ở Quảng Ninh trong ngày quốc khánh:
…Rạng sáng 2-9, chúng tôi đã bắt đầu hành trình đưa 6 chữ “HS.TS.VN” thiêng liêng đến mọi con đường, ngõ xóm của tỉnh Quảng Ninh – quê hương vàng đen của Tổ Quốc. Hy vọng mọi người sẽ nhận ra rằng: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay ngặt nghèo đến mấy, những đứa con của đất mẹ Việt Nam vẫn sẽ can đảm đứng lên, khẳng định, bảo vệ Hoàng Sa & Trường Sa mãi mãi là khúc ruột của Việt Nam. Trong buổi sáng trọng đại này, khi nhà nhà phấp phới cờ hoa chào mừng ngày Quốc khánh, còn gì ý nghĩa hơn khi phố phường tràn ngập những dòng chữ đỏ khẳng định “Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam”.

Và của một người vô danh như hàng ngàn những con người bình thường vô danh khác ở khắp các nẻo đường đất nước: “…Tôi tuy vẫn sợ, nhưng vẫn muốn tiếp tục làm. Tôi xin gởi Ban Biên tập mấy tấm hình chụp hành động yêu nước lén lút của tôi trong hơn 2 tuần qua. Viết tới đây, tôi muốn khóc. Yêu nước mà lại lén lút sao trời? Nhưng đành vậy chứ sao, vì tôi biết nếu mình có bị gì, thì sẽ không ai giúp được. Thôi đành nuốt hận yêu nước lén lút vậy.

Và rồi những hành động công khai cần thiết: từ vụ phát mũ áo mang dòng chữ HS.TS.VN giữa ban ngày ở đền Ngọc Sơn ngay giữa thủ đô Hà Nội hay vụ căng biểu ngữ, đọc lời kêu gọi cảnh giác với Bắc Triều ngay trong ngày đại lễ ngàn năm Thăng Long. Một số người trẻ hải ngoại đã vượt thắng nỗi sợ cá nhân để cùng góp mặt, tiếp sức với bạn trẻ quốc nội trong nỗ lực đánh thức lòng yêu nước của quần chúng. Đây là một bước chuyển, đột phá từ hành động viết chữ lén lút ở những nơi xa xôi vào ban đêm sang hành động công khai giữa ban ngày ngay tại trung tâm Hà Nội.
HSTSVNNguoncoi
Đã có rất nhiều những nỗ lực như thế để HS.TS.VN trở thành những biểu ngữ lớn được viết nguyên chữ – Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam – dẫn đầu các cuộc biểu tình liên tiếp vào tháng sáu năm 2011. 

Và đã có nhiều người chấp nhận hy sinh: Bà Đặng Ngọc Minh và con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một trường hợp điển hình, họ cùng bị bắt giam bởi điều 79 Bộ Luật Hình Sự, bởi những hoạt động như đã viết hàng chữ HS.TS.VN rồi chụp ảnh phát tán trên mạng; blogger Nguyễn Ngọc Già, người đầu tiên đã viết bài ủng hộ cho phong trào này cũng đã bị bắt, hiện giờ không ai biết anh bị giam giữ nơi đâu?

Điều làm người ta không quên Nguyễn Ngọc Già là tấm lòng anh giải bày trong một bài viết: “Trong đau thương, đọa đày người ta cần nhiều lắm sự nương tựa lẫn nhau, phải không các bạn? Chúng ta đang nương tựa vào nhau để mỗi người góp một tay làm một chút gì đó, dù nhỏ cũng được, những mong cho Quê hương này, Dân tộc này mãi trường tồn.
Để chống lại chế độ độc tài Slobodan Milosevic, phong trào Otpor khởi đầu đi chỉ có 10 sinh viên tham gia. Nhưng chỉ trong vòng 9 tháng của năm 2000 đã có đến hơn 2400 các nhà hoạt động Otpor đã bị bắt và hàng trăm thành viên khác sẵn sàng chịu bị bắt.

 Để chuyển đổi một đất nước tụt hậu, tang thương, tham nhũng, đói nghèo, bất công, lệ thuộc trở thành một đất nước của chính mình đầy sinh lực và hứa hẹn mỗi người dân Việt Nam đều phải góp mặt. “Đảng CSVN đã hết thời” lãnh đạo CS không thể nào giải quyết được các vấn nạn xã hội và bảo vệ được đất nước; chỉ người dân Việt Nam mới làm được điều đó. Hãy liên kết, hãy tham gia bất cứ tổ chức nào, hãy trở thành một thành viên của các tổ chức xã hội dân sự; và hãy đeo biểu ngữ này trước ngực, trong tim, sẵn sàng đối đầu với tập đoàn lãnh đạo nhu nhược và chiến thắng họ.

Srdjan Milivojevic, một lãnh đạo khác của Otpor tâm sự rằng: “Cái đáng sợ nhất cho chính quyền là chúng tôi đã dùng biện pháp phi bạo lực trong cuộc đấu tranh của mình”. 

Với phương pháp đã trở thành “hàng hiệu” trên thế giới này Otpor đã hướng dẫn và đã khiến cho người dân Serbia nhận biết ra một điều – chính bản thân họ có thể thay đổi chế độ.
Ngày xưa, với phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động Gandhi đã lật đổ được chế độ thực dân Anh trong vòng 30 năm; Serbia mất đến 10 năm; Tunisia chỉ mất một tháng rưỡi, và Ai Cập mất 19 ngày. Việt Nam phải mất bao lâu còn tuỳ vào quyết tâm của mỗi chúng ta.

Hãy nhớ đến Nguyễn Ngọc Già và là nơi nương tựa cho anh, cho Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức…và cho chính tâm hồn mình. Vào cuộc đấu tranh không súng đạn này, những người lính của phong trào đấu tranh bất bạo động hôm nay là những người vô cùng dũng cảm và tôi cũng tin như nhà văn Tolkien, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Lord of the Ring” – ngay cả những người nhỏ bé nhất cũng có thể thay đổi thế giới.

HS.TS.VN đã giúp người ta vượt thắng được sự sợ hãi triền miên, đã tạo nhiều cảm xúc và hạnh phúc cho biết bao nhiêu người, nó còn là sợi dây nối kết bền chặt nhất của dân tộc. Có thể nói dòng chữ HS.TS.VN đã là chiếc đinh đầu tiên, chắc chắn nó cũng sẽ là chiếc đinh cuối cùng trên cỗ quan tài của một chế độ tàn ác và nhu nhược trên mảnh đất đầy huyền sử này./.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 24 July 2015

ĐIẾU CẦY - “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” LÀ KẺ VÔ LƯƠNG TÂM!


From: Paul Van <
Sent: Thursday, July 23, 2015 4:23 PM
Subject: Fwd: [PhungSuXaHoi] Fwd: ĐIẾU CẦY - “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” LÀ KẺ VÔ LƯƠNG TÂM!
 
Nhân vật thời sự qua bức ảnh minh họa dưới đây diễn tả trọng nhiệm của me xừ Thắng liên quan đến tặng phẩm Điếu Cày chuyễn giao từ tay Phú Trọng đến tay Obama.

Không đủ tầm để nhìn thấu bí mật cung đình. Hơn nữa đọc cái gọi là "kế hoạch 5 năm dân chủ hóa đế 100 năm phát triễn đất nước" do Mạch Sống của me xừ Thắng tung lên, "ngu dân" cảm thấy lùng bùng lổ tai sau khi nghe đại pháo "nổ" dài dài suốt nhiều tháng nay, từ "hành trình tự do của [du sinh] chúng tôi"; lồng vào "vinh danh tri ân" một ông tướng QLVNCH và sư đoàn 9 nút, có đoàn lực sĩ cua rơ chạy xe đạp trên ba ngàn dậm từ California đến thủ đô Hoa Ky (phá ky lục đường trường trên toàn thế giới) chào mừng, có hai Ông Tông Tông đương kim và cựu nhận giải Hòa Bình Nobel đến tham dự cùng với 40 vị thượng nghị sĩ, dân biểu QH Hoa Ky chưa kể vài chục Ông Bà Tổng Bộ Trưởng và Tướng Lãnh đến xem ca múa áo dái muôn sắc .. Không hiểu sao các đại nhân, đại gia lại rủ nhau đồng loạt "xù"(?!).

Đọc bài "nổ" muộn về kết quả cuộc tổng vận động vừa qua với những đoạn khai triễn "đột phá về cách thức, y' thức, thành quả..."những từ ngữ sản xuất từ lò chế tạo đại pháo 130 ly đến AK Tiệp khắc, Liên Xô, Trung Cộng .

Sau cùng "ngu dân" tâm đắc tìm đọc được hai câu viết của tác giả trong bài "Khi Tôn Giáo Quốc Doanh Rớt Mặt Nạ" , trích nguyên văn như sau: "Phép thử, như một nước cờ thế, đẩy họ vào thế bí, và họ đã tự đánh rớt mặt nạ... Dùng đúng phép thử, thật và giả sẽ lộ nguyên hình Khi quốc tế đã thấy rõ thật giả, càng khoe hàng giả thì càng lộ liễu và thất sách".(NDThắng)

Với phép thử này, hy vọng Ông Hữu Nguyen ở xứ Kangaroo với tay vượt đại dương, xuyên lục địa đến xứ Cờ Hoa lột mặt nạ "vĩ nhân" và lột áo sặc sở "giai nhân" nhưng là đồng loại "dã nhân" và "giả nhân" .

T10T  


From: Vang Tho HUA <>
Date: 2015-07-23 12:38 GMT-07:00
Subject: ĐIẾU CẦY - “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” LÀ KẺ VÔ LƯƠNG TÂM!
To:

Kính mi đc:

Trân Trng
TinParis.net

ĐIẾU CẦY - “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” LÀ KẺ VÔ LƯƠNG TÂM!
-Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)  -
  

 
LGT: Trong bài viết, “Những giả thuyết mới về Nguyễn Đình Thắng!!!”, chúng tôi đã thưa cùng Quý vị, có nhiều độc giả đã thẳng thắn bầy tỏ sự nghi ngờ, việc ông Nguyễn Đình Thắng vận động cho những “tù nhân lương tâm cò mồi của VC” như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cầy… Với chúng tôi, sự nghi ngờ này là hợp lý, và chúng tôi đã trình 5 giả thuyết để hậu thuẫn sự nghi ngờ này (xin coi chi tiết). Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bầy lý do vì sao chúng tôi nghi ngờ Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải là “tù nhân lương tâm cò mồi của VC”.

Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải (ĐC), “bộ đội sao vàng” từ 1971 đến 1976, từng theo đoàn quân VC xâm lăng Miền Nam, sau làm nghề sửa chữa điện tử, trước khi thành lập cái gọi là “Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do” vào tháng 9 năm 2007. Tháng 10 năm 2008, ĐC bị VC truy tố tội “trốn thuế”, lãnh án 30 tháng tù giam. Tháng 4 năm 2012, ĐC bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước”, lãnh án 12 năm tù giam; và nhật báo Thanh Niên VC đưa tin ĐC “đã tham dự một cuộc huấn luyện do Việt Tân tài trợ”

Trong thời gian này, ĐC được trao giải Hellman/Hammett dành cho “các nhà văn bị bách hại vì những bài viết của họ”, được tặng danh hiệu “Người Bảo Vệ Quyền Công Dân” (Civil Rights Defenders), được phong tặng là “Tù Nhân Lương Tâm”, được cựu DB Cao Quang Ánh (từng đến Hà Nội vào đầu năm 2010, chụp hình với Thứ Trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn, và là cánh tay đắc lực của Nguyễn Đình Thắng), vận động chính giới Mỹ đòi VC trả tự do… 

Kết quả, tháng 5 năm 2012 tổng thống Mỹ Obama tuyên bố "chúng ta không thể quên những nhà báo như blogger Điếu Cày”, và ngày 21 tháng 10 năm 2014, ĐC “bất ngờ” được VC cho xe chở thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội Bài, bay thẳng đi Hoa Kỳ. Từ ngày đó, chứng kiến ĐC có những hành động né tránh, thậm chí coi thường Cờ Vàng; cùng những lời tuyên bố xuyên tạc lịch sử, hăm doạ quyền tự do phát biểu của người hỏi; nhất là khi thấy ĐC thường xuất hiện trước chính giới Mỹ, Canada, cùng với Nguyễn Đình Thắng và đảng viên VT trong những cái gọi là “điều trần về nhân quyền tại VN”; đông đảo người Việt hải ngoại tin chắc, ĐC chỉ là một “tù nhân lương tâm CUỘI, một lá bài nhân quyền trong canh bạc bịp giữa VC và chính giới Mỹ.

Riêng chúng tôi, sau thời gian tìm hiểu, và đặc biệt, qua những bằng chứng mới đây, chúng tôi thục sự tin rằng: ĐC, tuy mang danh “tù nhân lương tâm” nhưng thực sự LÀ KẺ VÔ LƯƠNG TÂM! Tuy mang danh Nhà Báo Tự Do” nhưng thực sự LÀ KẺ ĐÀN ÁP TỰ DO! Trong bài viết sau đây (và những bài tới) là những bằng chứng cụ thể, chứng minh cho niềm tin của chúng tôi.


 
  • ĐIẾU CẦY - “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” LÀ KẺ VÔ LƯƠNG TÂM!
Ngày 23 tháng 11 năm 2014, ĐC tham dự buổi “Hàn huyên thân mật với đồng hương Virginia”. Theo bản tin của SBTN được phổ biến trên youtube 
(https://www.youtube.com/watch?v=zvFBjACcbT4), dài 3 phút 17 giây, người xem thấy rõ ĐC đã có ánh mắt nhìn không thẳng, cử chỉ lúng túng, ngôn ngữ quanh co né tránh... Điều đó chứng tỏ, ĐC luôn luôn mang trong lòng sự rối loạn của một người không thẳng thắn, thật thà.

Đặc biệt, ở giây thứ 55, ông Bá Hoan có hỏi ĐC 2 câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và thẳng thắn. Cả hai câu hỏi này đều rất dễ trả lời đối với bất cứ người Việt Nam bình thường nào. Tuy nhiên, ĐC đã trả lời một cách quanh co đến tội nghiệp, ngôn ngữ câu cú được ĐC dùng một cách u ám, tối nghĩa, không chính xác, và ĐC đã cố tình trốn tránh những sự thật hiển nhiên của VN, mà ai ai cũng biết.

Điều đó chứng tỏ, quả thật ĐC đã không có lương tâm tối thiểu của một người VN bình thường, chưa nói đến lương tâm của một Nhà Báo Tự Do, một Tù Nhân Lương Tâm, một Người Bảo Vệ Quyền Công Dân… như ĐC đã vỗ ngực tự xưng, hay được phong tặng.

Sau đây là nguyên văn câu hỏi của ông Bá Hoan và câu trả lời của ĐC từ giây thứ 55...
Ông Bá Hoan: Tôi có 2 câu hỏi cho anh. Câu hỏi thứ nhất, anh nghĩ thế nào về cuộc chiến do CS Bắc Việt phát động từ tháng 12 năm 1960 đến 30-4-1975. Câu hỏi thứ hai, anh nghĩ gì về Hồ Chí Minh?
Điếu Cầy: Cái cuộc chiến này, thì là vì lý do này, vì lý do khác, nhiều người trong chúng ta ở đây, và trong đó là có tôi, đã từng đứng ở phía bên này, hoặc phía bên kia của cuộc chiến. Nhưng sau khi cuộc chiến dừng lại rồi, thì chúng ta sẽ xem xét nó từ nhiều phía, và lịch sử sẽ phán xét cái việc này. Cho nên cái vấn đề là, lịch sử có phán xét đúng hay không, và mỗi người chúng ta tiếp nhận được bao nhiêu thông tin về cái sự kiện đó, nó sẽ ảnh hưởng đến cái quyết định mà chúng ta đưa ra.

 Bởi vì mỗi người chỉ có thể đưa ra một quyết định của mình phù hợp với cái lượng thông tin mà mình nhận được. Đa số người dân trong nước, trong nhiều năm qua bị bưng bít thông tin, cho nên cái khả năng mà tiếp nhận thông tin và đưa ra cái quyết định đúng đắn, có thể là bị sai lệch. Cho nên ở đây xin nhường cho lịch sử phán xét, khi mà chúng ta đã có nhiều chiều thông tin. Còn vấn đề về ông Hồ Chí Minh, như anh nói ấy, thì tôi cũng đề nghị là xin miễn bình luận ở đây.

Trong bài tới, chúng tôi sẽ trình bầy những điểm sai trái và man trá, chứng tỏ sự VÔ LƯƠNG TÂM của cái gọi là “Tù Nhân Lương Tâm ĐC”, mà nhiều kẻ, vì lý do này hoặc lý do khác, đã nhắm mắt phong tặng cho ĐC. (còn tiếp…)




__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên



---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên

Trần Trung Đạo

February 6, 2014


Image result for Sam Rainsy,


Khái niệm chủ nghĩa dân tộc có từ thời cổ Hebrew gần hai ngàn năm trước Thiên Chúa, qua đó, một tập thể người xác định họ khác với các tập thể người khác dựa trên các tiêu chuẩn chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, lịch sử.  Có nhiều loại chủ nghĩa dân tộc và loại nguy hiểm nhất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Extreme nationalism, Ultra-nationalism) trong đó một dân tộc tự nhận có đặc tính chủng tộc, văn hóa, lịch sử siêu việt vượt lên trên các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là môi trường để các chính trị gia cơ hội dùng hận thù để khích động chiến tranh, khơi dậy mặc cảm dân tộc như một thủ đoạn chính trị để nắm lấy quyền lực. Một chính trị gia Cambode đang sử dụng cả hai phương pháp này, và y tên là Sam Rainsy.

Sam Rainsy là ai?

Sam Rainsy sinh ngày 10 tháng 3, 1949 tại Nam Vang. Du học tại Pháp năm 1965. Tốt nghiệp nhiều bằng cấp về tài chánh. Tham gia đảng Mặt Trân Đoàn Kết Quốc Gia vì một Cambode Độc Lập, Trung Lập, Hòa Bình và Hợp Tác, gọi tắc là Funcinpec (Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique, et Coopératif) và đại diện châu Âu của đảng này. Funcinpec được thành lập từ thời vua Norodom Sihanouk nhưng yếu dần sau khi ông Hoàng xứ chùa Tháp bị tướng Lon Nol lật đổ trong vắng mặt và lưu vong. Khi Pol Pot lên cầm quyền số đảng viên Funcinpec còn lại phần lớn bị giết. Sau khi về nước 1993, Sam Rainsy được giao chức vụ Bộ Trưởng Tài Chánh nhưng bị bất tín nhiệm hai năm sau đó. Năm 1995, Sam Rainsy tự thành lập đảng riêng, Đảng Quốc Gia Khmer (KNP) và sau đó đổi tên thành Đảng Sam Rainsy. Giữa năm 2012, Đảng Sam Rainsy sáp nhập với Đảng Nhân Quyền do Kem Sokha lãnh đạo thành đảng Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia (Cambodia National Rescue Party, CNRP).

Ngày 3 tháng Hai, 2005 Sam Rainsy tự lưu vong sau khi biết mình sắp bị truy tố với hàng loạt tội trong đó có việc tố cáo Hun Sen có can dự đến cái chết của lãnh đạo công đoàn Chea Vichea. Tuy nhiên tháng Hai, 2006, y nhận được sự khoan hồng từ vua Norodom Sihamoni theo lời yêu cầu của Hun Sen.

Sau khi trở lại Nam Vang, Sam Rainsy bị bắt vì tham gia vào việc nhổ cọc biên giới Việt Miên. Ngày 25 tháng 10 năm đó, Rainsy bị truy tố về tội xách động chủng tộc và hủy hoại tài sản tại tòa án tỉnh Svay Rieng. Lần nữa y tự lưu vong. Tháng 9, 2010 Sam Rainsy bị xử vắng mặt và bị kết án 10 năm tù. Tuy nhiên tháng 7, 2013, vua Norodom Sihamoni, lần nữa theo thỉnh cầu của Hun Sen trước áp lực quốc tế, ân xá cho Sam Rainsy và cho phép y hồi hương.

Dòng dõi của Sam Rainsy đều hoạt động chính trị. Cha của y,  Sam Sary trước đây cũng là một chính trị gia và ông nội y, Sam Nhean, cũng thế. Cả dòng họ Sam đều có máu quá khích, hung bạo. Trong thời gian làm đại sứ tại Anh, Sam Sary đã từng đánh một phụ nữ phục vụ có thai một cách dã man đến nỗi bà ta phải trốn khỏi tòa đại sứ để báo cho cảnh sát Anh biết. Sam Sary bị Sihanouk triệu hồi và tướt bỏ tất cả các chức vụ và quyền hạn. Vợ của Sam Rainsy, bà Tioulong Saumura sinh ngày 9 tháng 7, 1950 cũng hoạt động chính trị và là lãnh đạo cao cấp của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambode. Bà được bầu vào quốc hội năm 2003. Từ 1993 đến 1995, bà từng là phụ tá Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Cambodia.

Quan điểm của Sam Rainsy đối với Trung Cộng

Sam Rainsy không phải bắt đầu là một con cờ chính trị ngoan ngoãn của Trung CộngTháng 5, 2000, Sam Rainsy đã làm Trung Cộng nỗi giận khi tham dự buổi họp của Hội Đồng Dân Chủ Tự Do Á Châu (Council of Asian Liberal Democrats, CALD) tại Jakarta trong đó có đại diện đảng Dân Chủ Tiến Bộ Đài Loan. Vài hôm sau, ngày 20 tháng Năm, y đã đích thân đến Đài Bắc để tham dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Đài Loan Trần Thủy Biển mặc dù Trung Cộng đã chính thức khuyến cáo y không nên tham dự. Các hành động này đã làm Trung Cộng tức tối, phản ứng quyết liệt và cảnh cáo Sam Rainsy rằng Trung Cộng sẽ “tiếp tục theo dõi các vi phạm của Sam Rainsy” và nhắc y biết “theo đuổi các mối lợi nhỏ coi chừng sẽ mất lợi lớn”.

Lời cảnh báo của Trung Cộng giúp cho Sam Rainsy hiểu rằng muốn đoạt được quyền lực từ tay Hun Sen, y cần theo đuổi chủ trương “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Sam Rainsy chống lại mọi chính sách mà Hun Sen ủng hộ và khai thác mọi mâu thuẫn trong khu vực có lợi cho mình, đặc biệt xung đột Trung Cộng và các quốc gia Đông Nam Á. Theo báo The Cambodia Herald, ngày 23 tháng 1, 2012, Sam Rainsy kêu gọi quốc hội Cambodia ủng hộ quan điểm của Trung Cộng về biển Đông và thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Sam Rainsy phát biểu: “Để bày tỏ lòng biết ơn đối với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ủng hộ Cambodia nhiều chục năm, Cambodia phải hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc qua chính sách Một Trung Hoa và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này”. Ngày 11 tháng Giêng 2014 vừa qua tại Siem Reap, Sam Rainsy, lãnh tụ đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia (CNRP) lần nữa tuyên bố “Chúng tôi đứng về phía Trung Quốc và chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc lại chống Việt Nam về chủ quyền Biển Nam Hoa [Biển Đông]”.

Sam Rainsy còn đi xa hơn khi xác nhận và hãnh diện được là người Miên mang dòng dõi Hán. Y tự nhận rằng tổ tiên y đã di cư từ Trung Quốc sang Miên hàng 100 năm trước và cho rằng dân Miên gốc Hoa chiếm đa số trong tổng số dân Cambode. Quan điển ngày làm ngạc nhiên hầu hết các nhà phân tích chính trị và sử học của Miên. Sam Rainsy phát biểu “Từ 1955, vua Norodom Sihanouk tiếp xúc lần đầu với Thủ tướng Chu Ân Lai, Cambode luôn dựa vào Trung Quốc”. Mới đây Sam Rainsy cũng nhắc lại trong buổi phỏng vấn dành cho BBC “Chúng tôi noi gương cố Quốc vương [Norodom Sihanouk], người ngay từ những năm 1950 đã xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Trung Quốc là một cường quốc, không ai có thể bỏ qua. Trung Quốc là tương lai. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ giúp Campuchia bảo vệ chủ quyền...” Sam Rainsy còn trơ trẽn lập lại câu mà Hun Sen đã dùng để nịnh Trung Cộng trước đó “Chúng tôi biết ơn Trung Quốc vì họ giúp chúng tôi rất nhiều mà không đòi hỏi gì ngược lại”.

Quan điểm của Sam Rainsy đối với Cộng Sản Việt Nam

Sam Rainsy chống CSVN quyết liệt. Trên báo Cambodia Daily, 21 tháng 7, 1998 Sam Rainsy viết “Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ gởi bọn bù nhìn Duôn (yuon) về nhà. Nếu đảng của Sam Rainsy thắng cử, sẽ không còn Duôn”. Theo kết quả nghiên cứu của đề án Minorities at Risk về quan hệ Việt Miên, sự thù địch đối với người Việt trên đất Miên có từ nhiều thế kỷ nhưng bùng nổ cao điểm sau hội nghị 19 quốc gia tại Paris vào mùa hè 1989. Năm 1990, thỏa hiệp Paris được bốn thành phần gồm chính phủ Hun Sen, Khmer Đỏ (Khieu Samphan), KPNLF (Son Sann) và nhóm Hoàng Gia Sihanouk ký kết. Bốn thành phần này thành lập Hội Đồng Tối Cao Lãnh Đạo Quốc Gia cho đến khi tổng tuyển cử. Trong lúc Mỹ xác nhận tất cả lực lượng quân sự CSVN đã rút khỏi Cambode, Trung Cộng và Khmer Đỏ không đồng ý và cho rằng thường dân Việt đang cư ngụ tại Miên thực ra chỉ là quân đội trá hình.  Loại bỏ khối người Việt mà y gọi Duôn này là mục tiêu chính trong nghị trình chính trị của Sam Rainsy.

Gọi người Việt nhập tịch Miên là Duôn. Tiến sĩ David Roberts, giáo sư sử học University of Ulster, Northern Ireland tố cáo Sam Rainsy đã phân biệt chủng tộc khi gọi người Việt là Duôn (Youn). Trong một bài báo phản biện, tác giả Kenneth T. So đăng trên trang mạng của đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cambodia cho rằng chữ Duôn phát âm từ chữ Yueh (Việt) mà ra. Khieu Samphan, lãnh tụ Khmer Đỏ, là người đầu tiên dùng từ ngày trong văn thư gởi ông Akashi, lãnh đạo của United Nations Force tại Cambode (UNTAC). Từ đó, Sam Rainsy tiếp tục dùng tiếng lóng này để chỉ người Việt nhập tịch Miên không chỉ trong khi nói mà cả trong các bài viết. Cứ tạm cho giải thích của Kenneth T. So là hợp lý, y không thể biện hộ việc đem một cách gọi chỉ phổ biến trong dân gian vào các văn kiện quốc tế. Trong cách nói dân gian, từ Duôn có thể không mang tính mạ lỵ, phỉ báng nặng nề nhưng khi sử dụng Duôn thay vì Việt Nam, một dân tộc mà cả thế giới đều biết và công nhận, trong các văn bản chính thức cấp chính phủ, từ Khieu Samphan cho đến Sam Rainsy đều hàm ý nhục mạ Việt Nam.   

Sam Rainsy luôn tìm cách khích động các mâu thuẫn lãnh thổ và lịch sử giữa Việt Nam và Cambode. Sam Rainsy viết trong Cambodia Daily tháng 10, 2013 “Tất cả người dân Cambode vẫn còn nhớ số phận bi thảm của Kampuchea Krom hay dân miền Nam Cambode, gồm 21 tỉnh Khmer đã bị Việt Nam sáp nhập vào thế kỷ trước, với sự đồng lõa của thực dân Pháp, theo sau nhiều thập niên di dân ồ ạt. Kết quả, số người Việt đông hơn người Cambode, và theo cán cân địa lý dân số mới,  như một sự kiện đã rồi, đã hợp thức hóa việc Việt Nam sáp nhập lãnh thổ Cambode. Nhân dân Cambode đang lo sợ một sự kiện đã rồi khác đang được chuẩn bị, và lần này có nghĩa là cái chết của đất mẹ Khmer”. Ba ngày trước khi bỏ phiếu bầu cử quốc hội Cambode tháng 7, 2013 Sam Rainsy tuyên bố “Tôi cảm thấy thương hại cho Khmers. Họ mất ruộng nương bởi vì Duôn luôn tràn đến và chính phủ không làm gì để bảo vệ đồng bào Khmers  nhưng lại bảo vệ Duôn. Hôm nay, họ mang Duôn để bỏ phiếu cho Hun Sen, vậy thì người dân Khmers nên bỏ phiếu cho Sam Rainsy để bảo vệ lãnh thổ của chúng ta”.  

Sam Rainsy hôm nay chỉ là một chính trị gia cơ hội chứ chẳng phát xuất từ lòng yêu nước thương nòi hay khát kao dân chủ gì. Giấc mơ đẹp của một nhà trí thức Cambode du học 15 năm ở Pháp nếu có cũng đã bị tham vọng quyền lực đốt cháy. Theo lời của Kem Ley, phân tích gia chính trị và là Giám Đốc Trung Tâm Nhân Quyền tại  Cambode, Sam Rainsy nếu cầm quyền, cũng sẽ độc tài không kém gì Hun Sen.

Trung Cộng trong xung đột Việt-Miên

Phần này đã phân tích trong bài Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên:

Trung Cộng chủ trương mượn tay hàng xóm Campuchia để bao vây và cô lập Việt Nam như họ đã từng làm sau năm 1975. Cùng một mục tiêu nhưng khác về phương tiện. Vào năm 1978, phương tiện là vũ khí nhưng lần này tài chánh sẽ là phương tiện chính. Năm 1978, các quốc gia hội viên ASEAN ủng hộ quan điểm Đặng Tiểu Bình vì họ không muốn thấy một “Cu Ba phương đông” trong vùng Đông Nam Á. Năm 2012, ngoại trừ Philippines, các quốc gia như Thái, Miến, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Singapore đã nghiêng về phía Trung Cộng qua thái độ không muốn can thiệp vào xung đột biển Đông. Khuynh hướng thân Trung Cộng của Hun Sen bắt đầu sau cuộc đảo chánh đẫm máu năm 1997. Cuộc đảo chánh đã làm y mất uy tín trong các lãnh đạo các quốc gia dân chủ Tây phương. Nhiều quốc gia đã ngưng viện trợ cho chính phủ Hun Sen hay tiếp tục viện trợ nhưng đưa ra các điều kiện phải tôn trọng nhân quyền. Con cờ Trung Cộng nhắm vào trước hết là Hun Sen. Hoàng loạt lãnh đạo Trung Cộng viếng thăm Cambode. Tổng bí thư Giang Trạch Dân thăm Campuchia năm 2000, Chủ tịch Lý Bằng thăm Campuchia năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ thăm Campuchia năm 2002. Trong vòng mười năm qua, Hun Sen đã thăm viếng Trung Cộng tất cả 6 lần. Hun Sen từng tuyên bố “Trung Quốc nói ít làm nhiều” vì viện trợ của Trung Quốc không đặt ra các điều kiện nhân quyền trong khi nhân quyền lại là tiền đề thảo luận với các nước dân chủ. Trong bang giao quốc tế, chế độ Hun Sen ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”. Trong hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại Giao tháng Bảy 2012, Hun Sen chọn đứng về phía Trung Cộng qua việc đóng vai “trung lập” trong xung đột biển Đông.

Quan điểm thân Trung Cộng của Sam Rainsy trong xung đột Việt-Trung-Miên đã làm thay đổi ít nhiều chính sách của Trung Cộng đối với Cambode. Với chủ trương tạo bất ổn thường trực chung quanh Việt Nam, trong ngắn hạn Trung Cộng vẫn có thể duy trì một chính sách thân thiện với chính phủ Hun Sen nhưng lại ngấm ngầm khuyến khích Sam Rainsy tiếp tục các hoạt động lật đổ Hun Sen và gây hấn Việt Nam. Đầu tháng Giêng năm nay, trong buổi tập hợp của đảng CNRP tại Siem Reap, Sam Rainsy nhái lại lời tuyên bố của Trung Cộng qua việc tố cáo Việt Nam xâm phạm lãnh hải Trung Cộng “Các đảo [Hoàng Sa, Trường Sa] thuộc về Trung Quốc nhưng Duôn đang cố chiếm bởi vì Duôn rất xấu”. Vì tham vọng quyền lực, Sam Rainsy sẽ tiếp tục làm con cờ của Trung Cộng. Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, do đó, không biết bao giờ dứt.

Con đường thoát của Việt Nam ra khỏi chu kỳ thù hận, như đã kết luận trong các bài viết trước, là con đường tự do dân chủ. Không có con đường nào khác.

Sự tồn tại và phát triển của quốc gia Phần Lan (Finland) là một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh của cơ chế dân chủ. Người viết có dịp sẽ trở lại với nhiều chi tiết hơn trong bài “Hiểm họa Trung Cộng bài học Phần Lan”, nhưng chỉ muốn vắn tắt ở đây. Phần Lan chia sẻ chung một biên giới dài 1200 cây số với Liên Xô.  Về địa lý chính trị, Phần Lan đối với Liên Xô không khác nhiều so với vị trí của Việt Nam đối với Trung Cộng, nhưng suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Phần Lan chẳng những duy trì được độc lập mà còn phát triển thành một quốc gia có một nền kinh tế hiện đại. Thành thật mà nói, Phần Lan có ít nhiều may mắn. Đứng về phía Đức trong thế chiến thứ hai nhưng không nằm trên trục tiến quân của Hồng Quân Liên Xô và sự khôn khéo của các lãnh đạo Phần Lan sau đó đã giúp quốc gia này khỏi rơi chung vào số phận của các nước Đông Âu. Tuy nhiên nền tảng để giữ Phần Lan khỏi bị Cộng Sản hóa trong chiến tranh chống Liên Xô 1939-1940 và suốt thời kỳ chiến tranh lạnh chính là cơ chế dân chủ. Cơ chế dân chủ pháp trị với các cơ quan phân quyền độc lập và rõ rệt tại Phần Lan đã giới hạn khả năng độc chiếm quyền lực của đảng CS và đảng này chưa bao giờ đóng được vai trò lãnh đạo chính phủ cho đến khi tuyên bố phá sản vào năm 1992.

Chế độ độc tài CSVN đã dẫn đất nước vào ngõ cụt và đang tiếp tục quanh quẫn trong ngỏ cụt. Để tạo thế đứng và sự kính trọng trong quan hệ ngoại giao quốc tế, Việt Nam phải là một quốc gia dân chủ. Trong sinh hoạt dân chủ quốc tế, tất cả sẽ đều bình đẳng trước Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế mà các bên đã ký kết. Ân oán nợ nần giữa các đảng CS không có liên hệ gì đến dân tộc Việt Nam. Những khẩu hiệu có tính tuyên truyền lừa bịp như “16 chữ vàng”, “tình hữu nghị Việt Miên” sẽ bị gạch bỏ theo chế độ Cộng Sản đã sáng tác ra chúng.  

Suốt gần 40 năm, dân tộc Việt Nam phải chịu đựng từ thảm họa này sang thảm họa khác như một chu kỳ lập đi rồi lập lại nhưng giới lãnh đạo CSVN không có một sách lược cụ thể, dứt khoát nào để đưa Việt Nam ra khỏi vòng bế tắc. Lý do đơn giản chỉ vì việc duy trì quyền lực và quyền lợi của giới lãnh đạo đảng CS được xem là một ưu tiên hàng đầu, trên cả chủ quyền đất nước và tương lai của các thế hệ Việt Nam. Chọn lựa cuối cùng và tối hậu là chọn lựa của chính nhân dân Việt Nam. Những gì Phần Lan làm được, Thổ Nhĩ Kỳ làm được, Việt Nam cũng sẽ làm được, chỉ cần mỗi người Việt yêu nước biết đặt sự thịnh suy của dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân và biết sống vì nụ cười của con cháu mai sau hơn là than khóc cho nỗi đau của chính bản thân mình.

Trần Trung Đạo


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?

Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-07-23
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Samdech Hunsen tại lễ khánh thành cột mốc 314 ngày 24/06/2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Samdech Hunsen tại lễ khánh thành cột mốc 314 ngày 24/06/2012
RFA

Tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia gần đây rất căng thẳng và dễ trở thành xung đột. Liên Hiệp Quốc đã đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam. Nguyên do nào khiến Phnompenh khuấy động vấn đề biên giới, mặc dù hai bên đã có các Hiệp định phân định biên giới năm 1983, năm 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề này.

Nam Nguyên: Thưa TS Việt Nam và Campuchia đã phân định đương biên giới theo hiệp định 1985 và trên cơ sở bản đồ Bonne do chính Quốc vương Norodom Sihanouk bảo lưu tại LHQ. Khúc mắc chính trong vấn đề biên giới giữa hai nước hiện nay là gì?

TS Trần Công Trục: Như các bạn đã biết Việt nam và Campuchia đã trải qua một quá trình giải quyết biên giới và lãnh thổ của hai nước, bắt đầu khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Vấn đề đầu tiên hai bên thỏa thuận được một hiệp ước về nguyên tắc, là dùng đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne của sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 làm cơ sở pháp lý, để hai bên dựa vào đó mà giải quyết vấn đề hoạch định biên giới và sau đó là vấn đề phân định biên giới cắm mốc, để giải quyết các tồn đọng về vấn đề biên giới giữa hai nước.

Vấn đề ở đây tại sao hiện nay có một số người Campuchia, một số chính khách cũng như dư luận Campuchia nói rằng là, nếu dựa vào bản đồ đó thì vấn đề phân giới cắm mốc và các thỏa thuận của hai bên có những sự không đúng. Nó có câu chuyện thế này, khi mà xem xét 26 bản đồ gốc đó thì có một số của hai bên đưa ra không phải là bản gốc. 

Thứ hai là có một số dường như bị cạo sửa, điều này cần lưu ý. Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt Nam. Vấn đề quan trọng khi xem xét nó là xem xét các tấm bản đồ đó có bị thay đổi cạo sửa hay không.

Về nguyên tắc đã thông qua bản đồ thì không ai có thể chối bỏ được, nói như vậy vì chính Campuchia chính vua Sihanouk đã gởi lên Liên Hiệp Quốc để xin đăng ký lưu chiểu 26 tấm bản đồ phân định đường biên giới với Việt Nam
TS Trần Công Trục
Tôi cho rằng phía Campuchia hiện nay đã có sự nhìn nhận về chuyện đưa ra các bản đồ mà dường như đã bị cạo sửa, mà hai bên đã phát hiện ra. Họ dùng chuyện đó để nói rằng vấn đề giải quyết đường biên giới giữa hai bên có sự bất công, không công bằng giữa Việt Nam và Campuchia. Tôi muốn nói thêm về xử lý các bản đồ là như vậy.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, Thủ tướng Hun Sen mượn các bản đồ bảo lưu tại LHQ thì điều này có gây quan ngại cho VN hay không, ngoài bản đồ Bonne còn các bản đồ nào khác từ thời pháp thuộc hay các triều đình VN mà khác với bản đồ Bonne hay không và họ có thể dựa trên các bản đồ khác hay không.
Ngày 19 tháng 7 vừa qua, hàng ngàn người Campuchia do Đảng Cứu Quốc dẫn đầu đã đến khu vực biên giới giữa Campuchia và Việt Nam ở cột mốc 203
Ngày 19 tháng 7 vừa qua, hàng ngàn người Campuchia do Đảng Cứu Quốc dẫn đầu đã đến khu vực biên giới giữa Campuchia và Việt Nam ở cột mốc 203 đòi kiểm tra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia. RFA

TS Trần Công Trục: Các bạn nên nhớ rằng phía Việt Nam và Campuchia đồng thuận đường biên giới thể hiện trên 26 mảnh bản đồ gốc do Pháp xuất bản chứ ngoài ra không có thứ bàn đồ nào khác. Khi đã thống nhất lựa chọn 26 tấm bản đồ gốc không có cạo sửa, thì các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của hai bên phải chuyển đổi đường biên giới trên bản đồ Bonne đó sang một loại bản đồ địa hình, mà hai bên thống nhất và dùng làm bản đồ kèm theo hiệp ước hoạch định, là bản đồ UTM của Mỹ sản xuất. Đây là cả một vấn đề kỹ thuật. Các chuyên gia kỹ thuật bản đồ từ hệ qui chiếu bản đồ Bonne khác với hệ qui chiếu UTM của Mỹ, bây gờ chuyển sang toàn bộ được mô tả theo bản đồ UTM của Mỹ và kèm theo hiệp ước hoạch định biên giới mà hai bên ký kết vào năm 1985.

Trên cơ sở hiệp định ký kết theo đúng thủ tục pháp lý, đường biên giới được mô tả trên hiệp ước đó cũng như bản đồ UTM của Mỹ được chuyển đổi từ bản đồ Bonne của Pháp sang. Đó là cơ sở pháp lý duy nhất để hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc và nếu như xem xét đối chiếu người ta phải dùng bản đồ UTM của Mỹ đã được chuyển từ bản đồ Bonne sang đấy để mà xem các vị trí các bên cắm mốc đúng hay sai, chứ không thể dùng bản đồ Bonne để tính toán được nữa. Tôi xin nói về mặt kỹ thuật nếu mà không nhất quán thì sẽ tạo ra ngộ nhận, đây hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật.

Nam Nguyên: Thưa, trên báo chí Việt Nam mấy ngày hôm nay Có những ý kiến về khả năng có bên thứ ba kích động vấn đề tranh chấp biên giới Việt Nam-Campuchia, đặc biệt báo chí hôm nay đưa tin Campuchia thắt chặt liên minh quân sự với Trung Quốc. Tiến sĩ nhận định gì?

Tôi hoàn toàn chia sẻ với nhiều ý kiến và thông tin đã nói, là đã có người chống lưng cho các chính khách của các đảng phái đối lập về mặt chính trị, để dùng vấn đề biên giới kích động gây ra mất uy tín cho đảng cầm quyền chính phủ Campuchia và đồng thời chia rẽ mối quan hệ láng giềng giữa VN và Campuchia, đó chính là TQ
TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục: Rõ ràng đây là một thông tin mà tôi cho là hoàn toàn chuẩn xác, bởi vì câu chuyện ở Campuchia đang dựa vào thực tế những vấn đề biên giới, vấn đề dân tộc để hạ uy tín đảng cầm quyền hiện nay của Campuchia, trong việc tranh giành ghế cho mình tại Quốc hội trong kỳ bầu cử sắp tới. Một trong những lý do để có thể tranh thủ lá phiếu của người dân Campuchia chính là vấn đề biên giới. Họ đưa ra những thông tin mập mờ người dân bình thường không biết, không hiểu rõ các vấn đề như vậy thì họ có thể bị kích động, để nói rằng trong vấn đề đàm phán bây giờ chính phủ Campuchia có nhu nhược hay là làm không đúng làm sai. Nếu các bạn theo dõi những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen hoặc phát biểu của những người đàm phán biên giới người ta đã nói rất rõ rồi.

Tất nhiên đàng sau tất cả những cái đó, tôi nghĩ rằng và tôi hoàn toàn chia sẻ với nhiều ý kiến và thông tin đã nói, là đã có người chống lưng cho các chính khách của các đảng phái đối lập về mặt chính trị, để dùng vấn đề biên giới kích động gây ra mất uy tín cho đảng cầm quyền chính phủ Campuchia và đồng thời chia rẽ mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Campuchia, đó chính là Trung Quốc.

Trung Quốc là bên đã có những hoạt động ráo riết trong việc giúp đỡ cho các chính khách các đảng đối lập như là Sam Rainsy. Các bạn nhớ rằng, Sam Rainsy đã từng tuyên bố Trung Quốc là tương lai của nhân loại, là người mà Campuchia có thể hoàn toàn tin tưởng. Bây giờ họ làm rất nhiều việc chúng ta đã biết rồi, không phải dấu diếm nữa người ta đã hỗ trợ về mặt ngoại giao, về mặt quốc phòng, kinh tế.

Họ làm mọi cách để dùng Campuchia gây ra những bất ổn trong khu vực, cả vấn đề biển Đông mọi người đã biết rồi. Cho nên là qua lịch sử phải biết chuyện Pôn Pốt đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới tàn sát nhân dân năm 1979, chính là có bàn tay của một số người trong đảng cầm quyền của Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta biết cả và hiện nay tôi nghĩ rằng người chống lưng cho các lực lượng đó chính là Trung Quốc.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Trần Công Trục đã trả lời phỏng vấn.

mediaTiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Trung Quốc lúc nào cũng tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là « trung lập », không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ.

Ông Daniel Russell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường trên đây của Hoa Kỳ nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức.

Theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat số ra ngày hôm nay, 22/07, nhà ngoại giao Mỹ đã làm rõ quan điểm của Mỹ về Biển Đông khi trả lời chất vấn của một người Trung Quốc tham gia Hội nghị về sự « trung lập » của Mỹ trong hồ sơ Biển Đông.

Cho đến nay, Washington luôn luôn khẳng định rằng dù không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Mỹ mong muốn là vấn đề được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế mà không được dùng đến các biện pháp cưỡng bức. Quan điểm đó tuy nhiên đã bị hiểu sai thành ‘trung lập thuần túy’, nhất là Trung Quốc, lúc nào cũng tố cáo Washington ‘thiên vị’.
Theo ông Russel, lập trường trung lập của Mỹ chỉ áp dụng cho các đòi hỏi chủ quyền, chứ không áp dụng cho cách thức giải quyết tranh chấp : « Chúng tôi không hề trung lập khi vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế được đặt ra. Chúng tôi sẽ can dự mạnh mẽ khi nói đến nhu cầu tuân thủ các luật lệ ».

Trong phát biểu của mình tại CSIS, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác nhận rằng Hoa Kỳ đang khuyến khích các bên liên quan ở Biển Đông tạo ra không khí và điều kiện thuận lợi để xử lý các tranh chấp bằng phương cách hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, cho dù tình hình đang căng thẳng lên một phần vì các hành động quyết đoán của Trung Quốc.

Đối với ông Russel, cần phải nỗ lực giảm mức độ căng thẳng hiện nay, tạo ra một không khí thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp theo hai hướng : thương thuyết và trọng tài.

Để làm điều này, các bên tranh chấp – tất cả, chứ không riêng gì Trung Quốc – cần phải chấm dứt các hành động gây căng thẳng, như cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa các cơ sở. Trung Quốc hiện bị cáo buộc nước gây căng thẳng, với các công trình bồi đắp đảo đá và xây dựng cơ sở rầm rộ ở Biển Đông.

Về hướng thương thuyết giữa các bên tranh chấp, ông Russel công nhận rằng đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã lưu ý rằng các tuyên bố « độc đoán » của một số quốc gia, theo đó họ có chủ quyền « không thể chối cãi » tại Biển Đông, đang là cản lực được dựng lên trên con đường đàm phán.

Về hướng nhờ trọng tài quốc tế, ông Russel nêu bật vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trự. Đối với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho dù kết quả ra sao, cả Bắc Kinh lẫn Manila đều phải chấp hành quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của tòa án, vì cả hai đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Về phần nước Mỹ, ông Russel tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng lời hứa bảo vệ các đồng minh và cam kết bảo đảm an ninh khu vực, cũng như giúp phát triển các tổ chức có hiệu quả về an ninh. Để làm điều này, Hoa Kỳ sẽ giúp các quốc gia duyên hải nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình, đồng thời tiếp tục các chiến dịch nhằm thể hiện quyền tự do lưu thông trên Biển Đông.

media
Máy bay tuần tra biển Kawasaki P-1 của Nhật Bản (ảnh: Wikipedia.org)

Theo báo Asia Nikkei, số ra ngày hôm nay, 23/07/2015, trình độ công nghệ chế tạo máy bay tuần tra biển của Nhật Bản ngày càng thu hút sự chú ý, không chỉ của Hoa Kỳ, đồng minh chủ chốt của Tokyo mà cả Châu Âu hiện đang lo ngại về các hoạt động của tàu ngầm Nga.

P-1, do tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki chế tạo cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (quân đội Nhật Bản) là loại máy bay tuần tra chống tàu ngầm đầu tiên được chế tạo tại nước này.

Nhiệm vụ chính của P-1 là tiến hành các hoạt động cảnh báo và giám sát. Máy bay này còn được mệnh danh là « sát thủ tàu ngầm » bởi vì có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hải quân Nhật Bản hiện có khoảng 10 chiếc P-1 được triển khai tại căn cứ không quân Atsugi, ở Kanagawa. Cho đến nay, các máy bay này vẫn đang trong giai đoạn hoạt động thử và sẽ được đưa vào hoạt động chính thức vào đầu năm tài khóa này.

Giá mỗi chiếc P-1 khoảng 20 tỷ yên (163 triệu đô la). Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự tính kể từ 2018, mỗi năm trang bị 5 chiếc và như vậy có thể triển khai tổng cộng khoảng 70 chiếc.

Ngày 25/06 vừa qua, Hải quân Nhật Bản lần đầu tiên đã giới thiệu máy bay P-1 với giới truyền thông, miêu tả những cải tiến của P-1 so với máy bay P-3, phương tiện chính hiện nay để tuần tra biển của Nhật Bản.

P-1 có màn hình radar mầu, tạo thuận lợi cho việc phát hiện và theo dõi các tàu khả nghi và hệ thống phao âm thu thập các dữ kiện âm thanh và xác định vị trí của tàu ngầm, cũng được cải tiến hơn.

Ngoài ra, P-1 là máy bay phản lực, do vậy có tốc độ tối đa nhanh hơn 30% so với P-3 có động cơ cánh quạt. P-1 cũng có tầm hoạt động xa hơn, khoảng 8000 km, so với P-3 chỉ là 6600 km.

Mong đợi của Mỹ
Quân đội Mỹ đang gia tăng các hoạt động giám sát tại Biển Đông, sử dụng máy bay tuần tra biển P-8, để đối phó với những hành động của Trung Quốc xây dựng các cơ sở hỗ trợ quân sự trên các đảo được bồi đắp.

Mỹ không có căn cứ thường trực tại Biển Đông, do vậy, không phải là dễ dàng để tiếp tục các hoạt động giám sát như vậy về lâu dài, với các phương tiện hiện có.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã bày tỏ hy vọng là quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ hợp tác với nhau, cùng tiến hành tuần tra ở Biển Đông và nhấn mạnh rằng cả hai nước có những lợi ích chung ở đây, cũng như tại biển Hoa Đông.

Cho đến nay, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản không tiến hành các hoạt động giám sát tuần tra ở Biển Đông bởi vì vùng này cách căn cứ không quân gần nhất là Naha, ở Okinawa, khoảng 2000 km.

Một quan chức cao cấp của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nói : « Có thể là máy bay của chúng tôi đủ khả năng bay từ Naha tới Biển Đông rồi quay lại, nhưng khó có thể ở lại đó đủ lâu để tiến hành các hoạt động giám sát ».

Quân đội Mỹ cũng biết là việc đưa máy bay P-1 vào hoạt động trên quy mô lớn sẽ không làm thay đổi đáng kể tình hình trong khu vực.
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, « quân đội Mỹ không đưa ra đòi hỏi đặc biệt nào liên quan đến các hoạt động cảnh báo và giám sát tại Biển Đông ».
Vậy thì quân đội Mỹ chờ mong gì ở Nhật Bản ?

Một cựu quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ hiểu rõ tính toán của Bộ Quốc phòng, nói rằng đối với Lực lượng phòng thủ Nhật Bản, sẽ là thực tế hơn nếu như tham gia vào các hoạt động cảnh báo và giám sát với quân đội Mỹ, ở biển Hoa Đông. Mối quan hệ hợp tác này sẽ cho phép Hoa Kỳ gia tăng các hoạt động tại Biển Đông.

Mối quan tâm của Anh Quốc
Máy bay P-1 cũng thu hút sự chú ý của Châu Âu.
Hồ sơ máy bay P-1 là một điểm quan trọng được thảo luận khi Nhật Bản và Anh tiến hành cuộc gặp « 2+2 » đầu tiên, bao gồm các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao, tại Luân Đôn hồi cuối tháng Giêng.

Website thông tin quốc phòng của Mỹ - DoD Buzz, cho biết, Anh Quốc đã quan tâm đến việc mua máy bay P-1, trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Nga xấu đi.

Một nguồn tin ngoại giao Châu Âu cho biết, « Quan hệ giữa Phương Tây và Nga càng giá lạnh do cuộc khủng hoảng Ukraina, thì hoạt động quân sự rầm rộ của Nga càng gần đường biên giới Châu Âu hơn ».

Vẫn theo nguồn tin này, « trong vùng biển gần Anh Quốc và các nước Bắc Âu, các hoạt động di chuyển đáng ngờ của tàu ngầm Nga ngày càng gia tăng ».
Do tình hình này, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, Anh Quốc có thể cố gắng đẩy mạnh khả năng tuần tra chống tàu ngầm một cách sớm nhất.

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

My Blog List