Việt Nam






Monday, 22 February 2016

Tướng Việt Nam phân tích ý đồ man rợ của Trung Cộng


Trước hàng loạt hành động hiếu chiến của Trung Quốc, Tướng VN Nguyễn Quốc Thước đã có những nhận định của mình! Theo ông, ý đồ của TQ là vô cùng nham hiểm!



Ngày 14/2, Trung Quốc đã triển khai các khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động trên đã làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đe dọa an ninh khu vực và thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.



Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Xung quanh động thái này, VietTimes đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân Khu 4.

Trung tướng có đánh giá thế nào về động thái Trung Quốc đưa tên lửa phòng không ra đảo Phú Lâm mới đây?

Nói đến hành động cụ thể của Trung Quốc thì phải làm rõ bản chất của sự việc đó là như thế nào.

Ở đây, cần thấy rằng, việc Trung Quốc đưa máy bay ra Trường Sa, đưa tên lửa phòng không ra Hoàng Sa, hoàn toàn không phải là một hành động đơn lẻ với một mục đích riêng lẻ.

Thực tế, đó là một hành động đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ lâu, nằm trong hệ thống quan điểm của họ là quyết tâm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn”, độc chiếm Biển Đông.

Từ sau lúc kinh tế phát triển, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, thì quan điểm “trỗi dậy hòa bình”, ý đồ phục hưng lại nước Trung Hoa – trung tâm của thế giới – lại càng được Bắc Kinh đẩy mạnh và có điều kiện thực hiện.

Ta nhớ lại rằng không phải đến bây giờ mà hành động của Trung Quốc đã bắt đầu từ những sự kiện 1956, 1974, 1988. Đó là một chuỗi hành động, sự kiện có ý đồ rõ ràng, được thực hiện một cách có hệ thống, hòng chiếm đoạt bằng được Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta.

Hoàng Sa, Trường Sa là “cái gai” trước mắt Trung Quốc và cũng là cánh cửa để họ mở ra ý đồ độc chiếm Biển Đông. Để độc chiếm Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải chiếm được Trường Sa, Hoàng Sa.

Tham vọng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã nêu ra và đang thực hiện liên quan đến sự sống còn của Việt Nam. Đảng ta đã nói rằng Biển Đông là không gian sinh tồn của đất nước từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cho nên, nếu mất Trường Sa, Hoàng Sa, nếu để Trung Quốc thực hiện thành công mưu đồ “đường 9 đoạn”, chúng ta chỉ còn vùng lãnh hải 20 hải lý. Vậy Việt Nam lại xem như một quốc gia biển mà lại không có biển. Đó cũng là âm mưu thâm hiểm mà Bắc Kinh hướng đến.

Ông có thể nói rõ hơn về quá trình từng bước thực hiện ý độc chiếm Biển Đông mà Trung Quốc đã tiến hành trong quá khứ?

Trước kia, khi Trung Quốc còn yếu và chúng ta cũng mới giành được độc lập ở miền Bắc, năm 1956, Trung Quốc đã tiến hành xâm chiếm trái phép một phần của Đông Hoàng Sa .

Năm 1974, khi mà Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền và đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, lợi dụng lúc Mỹ rút, Việt Nam Cộng hòa suy yếu, Trung Quốc đã tiếp tục chiếm đoạt trái phép các đảo Tây Hoàng Sa.

Năm 1975, chúng ta hoàn thành công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, được cả thế giới khâm phục thì đến năm 1977, Trung Quốc lại xúi giục, hỗ trợ Khmer Đỏ gây hấn, tấn công, nhằm làm kiệt quệ Việt Nam, hòng đẩy chúng ta vòng phụ thuộc của họ. Nhưng ý đồ của Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại.

Tháng 2/1979, khi chúng ta phối hợp với lực lượng cách mạng, yêu nước Campuchia giải phóng nước bạn, tiêu diệt Khmer đỏ, thì Trung Quốc lại đem quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của chúng ta. Mục tiêu của họ là làm cho Việt Nam không thể trỗi dậy, mà phải chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng Việt Nam của chúng ta kiên quyết không chịu khuất phục.

Năm 1988, khi chúng ta vẫn đang phải tập trung phòng thủ và đối diện với các xung đột lãnh thổ khu vực biên giới phía Bắc, thì Trung Quốc lại dùng hải quân đánh chiếm trái phép 6 đơn vị đảo của chúng ta ở Trường Sa.

Đấy là các hành động nổi bật của Trung Quốc trong giai đoạn mà họ còn chưa giành được thế thượng phong về kinh tế.
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

My Blog List