“Trưng mua,
trưng dụng” một thông tư vi hiến?
Mặc Lâm, biên tập viên
RFA
Cảnh sát giao thông tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Thông tư 01 ban hành vào đầu năm 2016 đã dấy lên làn sóng phản đối
rộng khắp của người dân. Theo thông tư này, người dân có thể bị trưng mua,
trưng dụng tài sản, phương tiện di chuyển của họ bất cứ lúc nào khi Cảnh sát
giao thông có yêu cầu. Mặc Lâm phỏng vấn Luật sư Lê Công Định để biết rõ vấn đề
hơn.
Một
thông tư dễ dãi
Trước
tiên luật sư Định giải thích thế nào là một thông tư và sự khác nhau của thông
tư đối với nghị định hay là luật như sau:
LS
Lê Công Định: Thông tư là một văn bản
quy phạm pháp luật nhưng ở cấp không cao tức là phạm vi áp dụng nó chỉ nhằm mục
đích hướng dẫn nghị định hoặc là luật mà thôi cho nên thông tư không có quyền
mở rộng phạm vi, quyền hạn ra khỏi những gì mà nghị định hay là luật cho phép.
Thông
tư là một văn bản quy phạm pháp luật nhưng ở cấp không cao tức là phạm vi áp
dụng nó chỉ nhằm mục đích hướng dẫn nghị định hoặc là luật mà thôi cho nên
thông tư không có quyền mở rộng phạm vi, quyền hạn ra khỏi những gì mà nghị
định hay là luật cho phép.
-LS
Lê Công Định
Thông tư này gây tranh
cãi là vì nó đã trao cho cảnh sát giao thông (CSGT) một cái quyền lớn hơn cả
nghị định và luật. Chẳng hạn như liên quan đến vấn đề trưng mua trưng dụng thì
đã có luật trưng mua, trưng dụng năm 2008. Luật đó chỉ trao quyền cho Bộ trưởng
và Chủ tịch Tỉnh được quyền ra quyết định trưng dụng và trưng mua mà thôi.
Tuy
nhiên cái Thông tư 01 này lại mở rộng việc phân cấp quyền xuống tận đến CSGT do
Bộ trưởng công an có cái quyền trao cho. Như vậy nó đã vô tình mở rộng phạm vi
áp dụng của luật mà lẽ ra một Thông tư phải tuân thủ luật hoặc nó chỉ đặt ra
những thủ tục để hướng dẫn thi hành luật mà thôi chứ không được quyền sửa đổi
luật theo cách như vậy.
Mặc Lâm: Luật sư vừa nhắc tới luật trưng mua trưng thu đã
có từ năm 2008 vậy thông tư này có chồng lấp và mở rộng thêm quyền cho CSGT hay
không?
LS Lê Công Định: Chúng ta biết rằng luật trưng mua trưng dụng chỉ áp dụng trong một
số tình huống đặc biệt chẳng hạn như vấn đề an ninh quốc phòng nhưng phải là
cấp cao mới có quyền quyết định trưng mua trưng dụng được chứ không phải khi
xảy ra một trường hợp cụ thể là ngay lập tức công chúng bình thường cũng có thể
ra một quyết định trưng mua trưng dụng bằng miệng chẳng hạn. Bởi vì nếu mà trao
cho CSGT như vậy thì anh ta chỉ có cái quyền duy nhất là ra lệnh miệng và yêu
cầu người dân cung cấp ngay lập tức tài sản cho CSGT thực hiện nhiệm vụ.
Cảnh sát giao thông tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
PHOTO.
Như vậy cái lệnh miệng nó đã vượt quá xa so với luật trưng mua
trưng dụng năm 2008, tức là phải có một quyết định mà bằng văn bản của Bộ trưởng
hay Chủ tịch Tỉnh. Chúng ta thấy rằng ngay cả trường hợp áp dụng theo luật
trưng mua trưng dụng năm 2008 đã bị mở rộng bởi Thông tư này và do đó nó tạo ra
sự kiện rất nguy hiểm rằng có sự lạm dụng của CSGT, hay nói thẳng ra là
cái người công chức thi hành công vụ của mình. Thông tư 01 nó trở nên rất dễ
dãi mà một người CSGT có quyền ra lệnh nói rằng tôi muốn trưng dụng tài sản của
anh thì trưng dụng của người dân.
Có
khả năng giải quyết bồi thường hay không?
Mặc
Lâm: Trong thời gian gần đây rất nhiều video clip
tung lên mạng tố cáo các hành vi sai phạm của CSGT và người dân cho rằng việc
cho phép CSGT tịch thu điện thoại là cách ngăn chặn người dân chứng kiến những
hành vi sai trái trong ngành công an?
LS
Lê Công Định: Đó là một sự suy đoán
của chúng ta đối với hành vi trưng dụng. Bởi vì tài sản bị trưng dụng có thể
luôn cả điện thoại nên mọi người suy đoán là có khả năng do CSGT đang bị quay bởi
điện thoại di động cho nên anh ta ra lệnh trưng dụng cái điện thoại đó.
Thật ra vì luật cũng mới cho nên chúng ta suy đoán về cái Thông tư
01 này như thế nào thì cũng hơi quá sớm để có thể kết luận như vậy. Tuy nhiên
đặt ra trường hợp ngoài những tài sản có giá trị lớn chẳng hạn xe hơi hay
là xe gắn máy chẳng hạn chúng ta nên lưu ý chi tiết về điện thoại di động. Cái
Smart phone hiện nay nó không còn ý nghĩa là một chiếc điện thoại bình thường
nữa mà nó là công cụ dùng để chứa đựng rất nhiều thông tin hoàn toàn có tính
cách cá nhân hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh của người sử dụng của
chiếc điện thoại đó.
Đó
là một sự suy đoán của chúng ta đối với hành vi trưng dụng. Bởi vì tài sản bị
trưng dụng có thể luôn cả điện thoại nên mọi người suy đoán là có khả năng do
CSGT đang bị quay bởi điện thoại di động cho nên anh ta ra lệnh trưng dụng cái
điện thoại đó.
-LS
Lê Công Định
Có thể là có những e-mail trong điện thoại hay thông tin về đời
tư, hình ảnh có tính cách thuộc về cá nhân người sử dụng điện thoại. Vậy thì khi
anh trưng dụng cái Smart phone thì nó không đơn thuần là cái điện thoại nữa mà
nó còn bao gồm luôn cả toàn bộ những thông tin bí mật của một cá nhân thì ý
nghĩa của việc trưng dụng tài sản nó lại bị vượt quá, vi phạm bí mật về đời tư
hay bí mật kinh doanh của người công dân đó. Vậy thì nếu xảy ra trường hợp vi
phạm thì chúng ta giải quyết như thế nào về việc bồi thường đây?
Lúc đó người
bị thiệt hại chẳng lẽ phải chứng minh rằng bị thiệt hại với giá trị tiền như
thế nào.
Ở Việt Nam những bí mật kinh doanh hay đời tư những thì tòa án
cũng không xác định mức giá trị. Một sự tổn thương về tinh thần rất lớn như vậy
thì liệu Bộ công an có khả năng giải quyết bồi thường hay không. Đó là vấn đề
rất là quan trọng. Đó là chưa nói khi anh xâm phạm vào bí mật đời tư, cái quyền
về nhân thân, hình ảnh của người sử dụng thì như vậy anh đã vi phạm luôn quyền
công dân được quy định bởi hiến pháp. Nói cách khác là anh vi phạm hiến pháp
nữa.
Mặc
Lâm: Thông tư số 1 của năm 2016 được cho là “nới”
quyền hạn của CSGT, trong đó, ngoài quyền dừng, kiểm soát, giấy tờ của phương
tiện đang tham gia giao thông thì CSGT còn có quyền “kiểm soát người và giấy tờ
của người điều khiển, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện” có nghĩa là
ai đang ngồi trên phương tiện ấy đều có thể bị khám xét kiểm tra nếu CSGT
thích. Luật sư thấy việc “nới quyền” này có ý nghĩa như thế nào?
LS Lê Công Định: Điều “nới quyền” mà anh vừa nói hoàn toàn có liên quan đến việc
lạm dụng. Bởi vì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ xe hoặc xem có vi phạm luật
giao thông hay không để ghi phạt trong khi người lưu thông di chuyển trên đường
phố. Vậy thì anh lấy cái quyền gì để mà anh khám xét luôn cả tài sản của người
lái xe và người ngồi chung trên xe? Khi trao cho CSGT cái quyền đó qua cách
dùng từ “nới quyền” nó thể hiện một sự rất là dễ dãi trong việc ban hành thông
tư. Nó vi phạm hiến pháp lẫn vi phạm quyền công dân của người dân bình thường
Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư.
M.L.-L.C.Đ.
Tranh cãi về quyền trưng dụng tài sản của dân
ở Việt Nam
VOA Tiếng Việt
Vấn nạn cảnh sát giao thông và người dân đã và đang là một điều
nhức nhối trong bao năm nay ở Việt Nam.
Người sử dụng mạng xã hội Việt Nam nhận xét rằng lãnh đạo trong
nước “coi dân như cỏ như rác” sau khi Bộ trưởng Công an cho phép cảnh sát giao
thông “trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên
lạc” của các cá nhân.
Trong một đoạn video ngắn được hơn 150.000 lượt xem, một
Facebooker người Việt có tên gọi Dương Đình Bảo nói:
“Vấn nạn cảnh sát giao thông và người dân đã là một điều nhức nhối
trong biết bao năm nay rồi và hiện tại lại ra một thông tư mới về cảnh sát giao
thông được quyền trưng dụng tài sản của người dân thì đây là điều Bảo cảm thấy
rất là mất dạy. Khi mà chúng ta đã làm đúng luật, cái quyền hạn của chúng ta
thì tại sao chúng ta đi sợ những cái camera, điện thoại mà dân quay?
Tại sao
chúng ta phải sợ? Có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận cái việc là chúng ta ‘ăn’
như thế nào, và chúng ta làm không sạch như thế nào thì chúng ta mới sợ. Khi
đưa ra một cái luật như thế này thì các bạn mới thấy rằng những người cầm đầu ở
trên coi dân như cỏ như rác, người ta coi dân như một cái con, chứ không phải
con người nữa”.
Anh Bảo cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều người chia sẻ video của
mình, và mọi người sẽ “tích gió làm bão” để cải thiện điều anh nói là “cái luật
quá vô lý”.
Khi mà chúng ta đã làm đúng luật, cái quyền hạn của chúng ta thì
tại sao chúng ta đi sợ những cái camera, điện thoại mà dân quay? Tại sao chúng
ta phải sợ? Có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận cái việc là chúng ta ‘ăn’ như thế
nào, và chúng ta làm không sạch như thế nào thì chúng ta mới sợ. Khi đưa ra một
cái luật như thế này thì các bạn mới thấy rằng những người cầm đầu ở trên coi
dân như cỏ như rác, người ta coi dân như một cái con, chứ không phải con người
nữa.
Facebooker Dương Đình Bảo nói.
Đoạn độc thoại của Facebooker trên xuất hiện trên mạng xã hội sau
khi tin cho hay, cảnh sát giao thông từ ngày 15/2 “có quyền kiểm tra giấy tờ
của người ngồi trên phương tiện đang bị kiểm soát”, và “được trưng dụng các
loại phương tiện”.
Thông tư của Bộ Công an do đích thân Bộ trưởng Trần Đại Quang,
người mới được [đảng] đề cử làm Chủ tịch Việt Nam, ký tháng trước, quy định các
nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường
bộ của cảnh sát giao thông.
Một điểm gây tranh cãi nhất có đoạn, cảnh sát giao thông “được
trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều
khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam lo ngại rằng các cảnh
sát sẽ “thủ tiêu” các bằng chứng về hành vi ăn hối lộ mà người dân quay lén bằng
cách “trưng dụng” điện thoại của họ.
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
Nhà hoạt động xã hội cao tuổi Lê Hiền Đức cho VOA Việt Ngữ biết
rằng hôm qua, 1/2 bà đã gọi điện thoại góp ý với Cục Cảnh sát Giao thông của Bộ
Công an. Bà nói thêm:
“Tôi nói rằng không được dùng từ ‘trưng dụng’.
Tôi có tội gì mà ‘trưng
dụng’ của tôi? Anh có thể được phép điều đình, thỏa thuận, mượn, nhờ người dân.
‘Máy tôi hết pin, bà làm ơn cho tôi mượn máy điện thoại của bà để tôi gọi chỗ
này, chỗ kia’, hay ‘tôi đang truy đuổi tội phạm, xe của tôi bị vào đinh, thủng
lốp, anh lái xe này làm ơn cho tôi mượn. Tất nhiên mượn thì phải chịu trách
nhiệm về mọi thứ rồi. Tôi không thể chấp nhận được cái từ ‘trưng dụng’ trên cái
luật ấy”.
“Tôi nói rằng không được dùng từ ‘trưng dụng’. Tôi có tội gì mà ‘trưng
dụng’ của tôi?… Tất nhiên mượn thì phải chịu trách nhiệm về mọi thứ rồi. Tôi
không thể chấp nhận được cái từ ‘trưng dụng’ trên cái luật ấy.
‘Cụ bà chống tham nhũng’ Lê Hiền Đức nói.
‘Cụ bà chống tham nhũng’ cho biết sẽ “gặp trực tiếp các lãnh đạo
cấp trên trong Bộ Công an để đề nghị sửa lại câu chữa trong nghị định mới”.
Trong khi đó, một số tờ báo còn trích lời các luật sư ở trong nước
nói rằng thông tư này “vi hiến”.
Còn nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang A đã trích “luật trưng mua
và trưng dụng tài sản” năm 2008 cũng như “thẩm quyền quyết định trưng dụng tài
sản” để nói rằng “ông Bộ trưởng Trần Đại Quang có quyền quyết định trưng dụng,
song ông không được quyền phân cấp cho bất kể thứ trưởng nào chứ đừng nói đến
cho cảnh sát giao thông”.
Tiến sỹ A cũng cho rằng ông Quang đã “phạm luật”. Bộ trưởng Bộ
Công an Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về ý kiến của ông A cũng như dư luận
xã hội mấy ngày qua.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment