Việt Nam






Tuesday, 23 February 2016

Thắng cuộc không phải là thắng cử!


Thắng cuộc không phải là thắng cử!

  • 21 tháng 2 2016
Quốc hội VNViệt Nam sắp tổ chức kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp dự kiến vào tháng 5/2016.
Gần đây trong giới hoạt động dân chủ đã rộ lên phong trào động viên nhau tự ứng cử vào quốc hội.
Có thể nói đây là một bước tiến cả về nhận thức và phương cách đấu tranh dân chủ.
Mọi người không thụ động tẩy chay bầu cử nữa mà chủ động tham gia vào các thiết chế quyền lực nhà nước.
Song song với điều đó, những tiếng nói yêu cầu cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện quyền ứng cử, bầu cử cũng vang lên.
Không phải chỉ giới hạn trong giới du học sinh hoặc lao động Việt Nam tại nước ngoài, mà cả Việt kiều, những người chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam cũng cần phải được thực hiện quyền làm chủ của mình.

Bất công chính trị

Từ năm 1975 tới nay, mỗi lần đến kì bầu cử Quốc hội thì lại rộ lên phong trào tẩy chay bầu cử.

Một lý do ai cũng biết, đó là trong một cuộc bầu cử độc đảng thì đảng đó độc quyền đề cử ứng cử viên qua 'hiệp thương', chẳng hạn do Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam - cánh tay nối dài của đảng cộng sản tổ chức.
Rồi chính đảng đó, mà ở đây là đảng cộng sản Việt Nam, lại thông qua Mặt trận ấy của họ để kiểm phiếu rồi thông báo kết quả.
Do đó, các lãnh đạo của đảng cộng sản có thể tùy tiện thao túng kết quả bầu cử.
Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo của đảng cộng sản có thể thoải mái “cơ cấu", “quy hoạch” trước ai làm đại biểu quốc hội.
Cụ thể hơn, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử do Bộ Chính trị tổ chức vào sáng thứ Ba 2/2/2016 cho biết “dự kiến" 80 ủy viên trung ương tham gia Quốc hội, đại diện khối doanh nghiệp là bảy người, đại biểu ngoài đảng cộng sản từ 25 đến 50 người, v.v…
Th.S Nguyễn Tiến Trung
Th.S Nguyễn Tiến Trung cho rằng người dân và xã hội Việt Nam đang khát khảo thay đổi và muốn có các kỳ bầu cử thực sự dân chủ, mà không phải là do sắp xếp của đảng cộng sản đang cầm quyền.

Không có gì xâm phạm quyền làm chủ thiêng liêng của người dân trắng trợn hơn thế!
Không có bất công xã hội nào lớn hơn bất công chính trị khi lá phiếu của công dân chỉ là tờ giấy lộn để trang trí cho chế độ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa"!

Khao khát thay đổi

Đã biết bầu cử chỉ là màn kịch vụng về nhưng tại sao các nhà hoạt động vẫn ra ứng cử?
Đó là vì phong trào dân chủ đã mạnh và đông hơn trước nhiều, mạng xã hội cũng đã liên kết mọi người và phổ biến thông tin nhanh hơn, các hành động “đấu tố" để loại các ứng cử viên độc lập trong các buổi hiệp thương sẽ bị phơi bày rõ ràng hơn chỉ với chức năng ghi âm, ghi hình của điện thoại.
Ngoài ra, việc rủ nhau tự ứng cử này cũng là một dấu hiệu cho thấy sự bức xúc ngày càng tăng của người dân đối với một chế độ nói một đằng làm một nẻo: chuyên hô hào “dân chủ, công bằng” nhưng thực tế thì “đảng chủ, bất công”.
Cá nhân tôi rất ủng hộ các ứng cử viên độc lập vì họ đang thực hiện quyền làm chủ đất nước của công dân.

Đó là một quyền hiển nhiên, chính đáng, thậm chí được ghi nhận trong điều 27, 28 của Hiến pháp do các lãnh đạo cộng sản tự ban hành.
Cũng như phong trào ủng hộ cá nhân ông X, ông Y lên làm tổng bí thư hay tổng thống (dù chưa phải do dân bầu), trong đó có cả những người trong giới đấu tranh dân chủ, nó cho thấy người dân Việt Nam đang khao khát thay đổi.
Đó là những tín hiệu rất mạnh mẽ của ý dân gửi tới nhà cầm quyền.

Thắng cử mới chính danh

Cần khẳng định rằng bầu cử là sự lựa chọn. Ở Việt Nam người dân đã có quyền lựa chọn cá nhân hoặc chính đảng lãnh đạo quốc gia qua lá phiếu chưa?
Rõ ràng là chưa, với thể chế một đảng độc quyền nhà nước.
Cá nhân tôi mong muốn các công dân Việt Nam tự tin ra ứng cử ngay tại địa bàn của các ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, đặc biệt là của “tứ trụ triều đình" dự kiến trong tương lai.
Tôi tin người dân mong muốn nghe kế hoạch hành động, cương lĩnh cụ thể của “tứ trụ” để so sánh với những ứng cử viên khác.
Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền là “bên thắng cuộc", nhưng thắng cuộc không có nghĩa là thắng cử.
TS. Nguyễn Quang A
TS. Nguyễn Quang A nói ông tự ứng cử để đánh thức người dân về quyền bầu cử và ứng cử của họ.

Có thắng cử thì cầm quyền mới chính danh. Việc có nhiều cá nhân độc lập ra ứng cử giúp cho đảng cộng sản phần nào đó có vẻ mang tính chính danh hơn khi người dân và cộng đồng quốc tế nhìn vào.
Do đó, các lãnh đạo cộng sản không nên sợ đối lập mà cần hiểu đúng đắn là sự có mặt của các đảng đối lập trong cuộc bầu cử tự do và công bằng là điều kiện bắt buộc để đảng cộng sản nắm quyền một cách chính danh.
Đã có người ngoài đảng cộng sản ra ứng cử thì công tác tổ chức bầu cử không thể chỉ do Mặt trận Tổ quốc là cánh tay nối dài của đảng cộng sản độc quyền.
Cơ quan tổ chức bầu cử phải gồm nhiều thành phần trong xã hội để đảm bảo đây là một cuộc bầu cử “phổ thông, bình đẳng" như điều 7 hiến pháp do đảng cộng sản ban hành đã quy định.
Nếu không làm được như vậy thì Mặt trận Tổ quốc đã trở thành “Mặt trận phản quốc", vi phạm Hiến pháp, khuynh loát quyền làm chủ tối thượng của nhân dân.

Cần chính trị gia đích thực

Hiển nhiên các cá nhân độc lập ứng cử, dù có đông cũng không thể thách thức sự độc quyền chính trị của một đảng cầm quyền như đảng cộng sản.

Cá nhân không thể gây ảnh hưởng lên một quốc hội hàng trăm người.
Khi các lãnh đạo đảng cộng sản gặp gỡ các tướng lãnh quân đội, công an, họ không dặn “tuyệt đối không để hình thành các cá nhân đối lập" hoặc “các tổ chức xã hội dân sự đối lập", mà họ dặn “tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập".
Vấn đề gốc rễ của Việt Nam là vấn đề chính trị: sự độc quyền chính trị của một đảng.
Để giải quyết vấn đề chính trị thì cần phải có các chính trị gia (politician) chứ không phải các nhà hoạt động xã hội (activist).
Nói đến chính trị là nói đến quyền lực nhà nước, để có được quyền lực thì phải có đảng chính trị để hỗ trợ nhau ứng cử vào quốc hội, chính phủ và nắm quyền hoạch định, thực thi chính sách.

Nan đề chính trị

Quốc hội Việt NamHiện tại đại đa số thành viên Quốc hội Việt Nam là đảng viên của đảng cộng sản đang câm quyền.
Là một đảng cầm quyền hơn 70 năm, lãnh đạo đảng cộng sản thừa hiểu chỉ có các tổ chức chính trị đối lập, tức là các đảng đối lập, mới có đủ sức mạnh tranh cử với họ, buộc họ ngồi xuống bàn đàm phán để tiến tới dân chủ hóa.

Đó cũng là lý do tại sao trong bộ luật Hình sự không hề có điều luật nào cấm công dân lập đảng để ra ứng cử, nhưng hễ có công dân nào lập đảng thì đảng cầm quyền sẽ đàn áp, bắt bớ bằng cách quy chụp vào các điều luật khác, chẳng hạn như điều 79 bộ luật hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Như thế, bài toán mà các chính trị gia dân chủ phải giải là chỉ có một chính đảng mới có thể nói chuyện, tranh cử sòng phẳng với một chính đảng như đảng cộng sản, nhưng hễ lập đảng là sẽ bị dập tắt ngay từ trong trứng nước.

Tập thể nào giải được bài toán này, tập thể đó sẽ đóng vai trò như đảng Đại hội quốc gia dân tộc Phi (ANC - National African Congress) ở Nam Phi, hoặc như đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD - National League for Democracy) ở Miến Điện.
Bài viết thể hiện lối hành văn và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, cựu tù nhân chính trị, nhà hoạt động dân chủ hóa và nhân quyền đang sinh sống tại Việt Nam.




Tẩy chay là 'quyền quan trọng' của dân

  • 21 tháng 2 2016
Image copyright AFP Image caption
Ứng cử viên độc lập trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp dự kiến vào tháng Năm năm nay ở Việt Nam, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A cho rằng quyền tẩy chay với kỳ bầu cử là một quyền của người dân.
Nhà vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa ở Việt Nam cũng ủng hộ các đề nghị về việc có giám sát độc lập với kỳ bầu cử, kể cả giám sát quốc tế, cũng như yêu cầu thay đổi ngay luật bầu cử Quốc hội được cho là hoàn toàn mang tính 'đảng cử dân bầu'.

Trao đổi với BBC hôm 21/2/2016 từ Hà Nội, ông Nguyễn Quang A nói:
"Quyền tẩy chay là một quyền rất là quan trọng và tôi nghĩ rằng mọi người phải tôn trọng quyền tẩy chay của những người người ta thực hiện quyền tẩy chay của người ta."

Không hề mâu thuẫn

Nêu quan điểm về việc người dân có thể đề nghị nhà nước thay đổi ngay cách thức 'đảng cơ cấu, dân bầu', đặc biệt là cách thức 'hiệp thương' của Mặt Trận Tổ Quốc vốn được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng cộng sản Việt Nam, mà không chỉ dừng lại ở bước đấu tranh cho 'tự ứng cử thành công', ông Nguyễn Quang A nói:
"Tôi rất ủng hộ những ý kiến như vậy, nhưng chúng ta cũng lại phải hết sức thực tiễn. Tôi nghĩ rằng họ đã chuẩn bị trong một thời gian rất là dài và thời gian tới, tôi nghĩ rằng chúng ta (người dân Việt Nam) đòi như thế, tôi cũng sẵn sàng ủng hộ và sẵn sàng đòi như thế.
"Nhưng mà tôi nghĩ rằng trong phiên họp tới của Quốc Hội trong tháng Ba này, thì họ sẽ không thể sửa được những chuyện đó. Bởi vì theo luật hiện hành, quy định hiện hành, thì đến ngày 13/3 đã là chấm dứt việc đăng ký ứng cử. Và thực sự nó rơi vào ngày 11 hay 10 gì đó, bởi vì ngày 12, 13 là ngày cuối tuần, không ai làm việc cả.



"Thế thì từ nay đến tháng Ba người ta mới họp, thì tôi không nghĩ rằng Quốc Hội kỳ họp này người ta sẽ thay đổi. Tất nhiên nếu chúng ta lên tiếng rất mạnh mẽ, mà họ thay đổi được thì rất là tốt.
"Cái việc mà phản đối, cái việc mà lên tiếng không mâu thuẫn với việc của những người tự thực hiện quyền của mình, hai cái đấy là hai việc có thể làm song song với nhau," TSKH Nguyễn Quang A nói.
Trước giả thuyết người dân ở Việt Nam đưa ra yêu cầu giám sát độc lập đối với kỳ bầu cử với toàn bộ các khâu đoạn, trong đó có việc đề nghị cho các tổ chức dân sự độc lập và cả các tổ chức giám sát quốc tế, tham gia, ứng viên độc lập nêu quan điểm:
"Tôi rất ủng hộ những ý kiến như vậy, nhưng mà nếu chúng ta xem xét kỹ quy định hiện hành, thì người dân có quyền giám sát, báo chí có quyền giám sát và thậm chí báo chí và đại diện của những người ứng cử. Tôi nói thí dụ một người ứng cử, cái đấy có thể người được đảng cộng sản Việt Nam đề cử, thì cuối cùng thì họ cũng là một người ứng cử.

"Người đấy, chứ không phải người tự ứng cử có thể ủy quyền cho những đại diện của mình để chứng kiến việc kiểm phiếu ở từng tổ bầu cử," ông Nguyễn Quang A nói.

Khuynh hướng nào đúng?

Hôm Chủ Nhật, một nhà quan sát thời sự và chính trị Việt Nam ở trong nước cũng nêu quan điểm với BBC liên quan cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Việt Nam.
Trước câu hỏi giữa hai khuynh hướng là tham gia và tẩy chay kỳ bầu cử, của người dân ở Việt Nam, thì đâu là 'khuynh hướng đúng hay là nên', nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nội nói:
"Theo tôi việc Đảng cử, dân bầu là nó cũ quá rồi, nhưng không thể không có một tổ chức nào để mà gợi ý lên một số người. Nếu mà đa đảng, thì mỗi đảng người ta giới thiệu một số người.
"Và như thế mỗi đảng người ta cũng gợi ý lên, họ giới thiệu về đảng này hoặc đảng kia, nhưng ở Việt Nam thì có một đảng, thì đảng họ cũng giới thiệu lên, nhưng quyền công dân là được tự do ứng cử, thì trường hợp như anh Nguyễn Quang A mà ứng cử, tôi cho là rất là tốt.

 Và tôi nghĩ rằng nhiều người nếu mà thấy rằng mình mà có thể giữ một vai trò gì đấy trong Nghị viện, trong Quốc Hội, họ làm được, họ có khả năng đáp ứng những nguyện vọng của nhân dân, thì tôi nghĩ họ ứng cử đều là tốt cả.
"Vấn đề là họ phải trình bày họ là ai và họ làm những gì, ngay cả những người Đảng (cộng sản) cử cũng phải nói với dân biết là ai chứ. Tôi quá nhiều lần đi bầu cử mà rơi vào chỗ tôi là toàn những người tôi không biết, thế tôi bầu cử họ là thế nào?
"Nếu mà tôi cứ bầu cho họ để nghe Đảng giới thiệu thì hóa ra là tôi chẳng có quyền gì à? Vì tôi có biết họ là ai đâu, vì họ chưa nói với tôi một điều gì rằng đối với dân họ sẽ làm gì, đối với đất nước họ làm gì, đối với Trung Quốc họ sẽ làm gì, thế thì làm sao tôi bầu cho họ được?", nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói với BBC.

Hôm 21/2, bản tin tối lúc 19h00 của Truyền hình Việt Nam (VTV1) đưa tin về một Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội Việt Nam sau đợt hiệp thương mới nhất vừa hoàn tất, trong đó công bố số lượng, cơ cấu Đại biểu Quốc hội khóa XIV, theo đó trong 500 Đại biểu Quốc hội, 198 người thuộc Trung ương, 302 người thuộc địa phương.

Trong mục cơ cấu kết hợp, sẽ có 12-14 người là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, 160 tái cử, người ngoài đảng tối đa là 50. Trong thành phần Trung ương, có 114 người cơ quan Quốc hội, 18 người cơ quan Chính phủ, 15 người Bộ Quốc phòng, 11 người thuộc cơ quan đảng, 3 người bộ công an v.v... Trong khối địa phương, Mặt trận Tổ quốc có 10 người, đoàn thành niên CSHCM 5 người, đại biểu tôn giáo 6 người v.v...


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng-16/11/2024

My Blog List