Việt Nam






Wednesday, 16 December 2015

Khi sinh viên dạy nữ Giáo Sư Tiến Sĩ!



Khi sinh viên dạy nữ Giáo Sư Tiến Sĩ!
Lữ Giang

Trong tuần qua, trên các mạng Internet đã phổ biến và bàn khá sôi nổi về lá thư “Phản Biện 6 Luận Điểm của PGS-TS NGƯT Trịnh Thị Minh Đức giảng về Công Giáo” của sinh viên Nguyễn Văn Thiên gởi tận tay cô giáo bộ môn vào trưa ngày 26.11.2015. Lá thư viết rất nhẹ nhà và lễ độ, nhưng bằng chứng và lý luận phản biện rất vững chắc. Điều này chứng tỏ học sinh Việt Nam ngày nay vẫn còn ghi nhớ câu “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa dân tộc, trong khi nhiều nhà giáo đã phải biến câu đó thành “Tôn Đảng trọng xảo trá” để kiếm danh và kiếm ăn.

THOÁNG NHÌN VỀ NHÀ GIÁO NGÀY NAY
Bà Trịnh thị Minh Đức với danh hiệu NGƯT (Nhà Giáo Ưu Tú) này nhìn mặt và đọc tên thì thấy không đến nỗi nào, không biết “tuổi đảng” được bao nhiêu mà lương tâm đã tán tận đến như thế! Ngoài ra, đọc những lời giảng dạy bừa bãi của bà, chúng tôi thấy trình độ văn hóa của bà còn quá thấp, không hiểu tại sao bà lại được cấp bằng Tiến Sĩ? 

Trước đây, khi đọc cuốn Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963”, luận án Tiến sĩ Sử học của Lê Cung, do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1999, chúng tôi cũng đã rất ngạc nhiên khi thấy một người viết lách dốt nát và bừa bãi như anh ta lại được cấp bằng Tiến Sĩ Sử Học và cho đi dạy sử. Trong luận án anh ta chỉ đi tìm những thứ kẻ thiếu lương thiện và có ác tâm đã nhổ ra nhưng hợp với ý anh ta để liếm lại và coi đó là “sử liệu” hay “bằng chứng lịch sử”, trong khi hàng trăm ngàn trang tài liệu về cuộc chiến Việt Nam đã được chính phủ Hoa Kỳ giải mã, kể cả cuốn video THIÊU Hòa Thượng Quảng Đức, lại không được anh ta đụng đến, mặc dầu ai cũng biết cuộc đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963 là do các viên chức chính phủ Hoa Kỳ dàn cảnh và chỉ đạo hai tên điệp viên Trần Thiện Khiên và Nguyễn Văn Thiệu thực hiện, vì ông Diệm không chịu cho Mỹ đổ quân vào Miền Nam.

Đọc những lời bà Minh Đức giảng dạy trong bài phản biện của cháu Thiên, chúng tôi thấy trình độ văn hóa và đạo đức của bà cũng thấp kém và xảo trá như tên Lê Cung. Sự thấp kém và xảo trá này phát xuất từ tiêu chuẩn “Hồng hơn Chuyên” mà Đảng CSVN đã đưa ra khi chọn người. Nhưng ngày nay, khi trình độ của dân tộc đã đi lên và người Việt Nam trong nước đã có thể giao tiếp với mọi nền văn hóa trên thế giới, những sự xảo trá như thế khó tồn tại. Nếu tiếp tục duy trì tiêu chuẩn “Hồng hơn Chuyên” thì chẳng những gây thảm họa cho đất nước mà còn cho cả chính Đảng CSVN nữa.
LỜI PHẢN BIỆN CỦA NGUYỄN VĂN THIÊN
Xin đọc bài phản biện dưới đây của sinh viên Nguyễn Văn Thiên để biết câu chuyện đã xảy ra như thế nào.

Hà Nội, ngày 25-11-2015.
Cô giáo kính mến!
Em vô cùng biết ơn cô đã dành rất nhiều tâm huyết trong thời gian vừa qua để trao truyền kiến thức cho chúng em, tập thể lớp CH k21.
Cô chia sẻ sức khỏe cô không được tốt, nhưng cô vẫn cố gắng lên lớp để giảng dạy, điều ấy khiến em vô cùng cảm động. Chính vì vậy, em rất chăm chú nghe lời giảng của cô. Những kiến thức cô dạy ở tầm cao, và em đồng ý với hầu hết những luận điểm cô giảng.
Cô biết không! Trong tập thể lớp có tới 72 bạn học viên, nhưng chỉ có em theo đạo Công giáo. Bởi vậy, những vấn đề về Công giáo, ở lớp, không phải ai cũng hiểu, nhất là những bạn chỉ mới nghe qua về Kinh Thánh hoặc chỉ đọc lướt qua một vài lần.

Tuy nhiên, có 6 luận điểm này của cô, em không đồng ý. Và em viết thư này để trao đổi với cô.
1. Trong hầu hết các Thánh tử đạo Việt Nam, đa số là người nước ngoài, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
2. Tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ.
3. Alexandre De Rhodes biến Công giáo trở thành Quốc giáo của Đế quốc La Mã.
4. Các giáo sĩ gắn với sự xâm lược của người Pháp.
5. Chúa Jesus còn thở khi được một ông nhà giàu tháo xác xuống từ cây Thánh giá.
6. Joseph và Maria yêu nhau, có bầu, xong gia đình hai bên không cho cưới.
Mặc dù là môn Phật giáo và VHVN, nhưng cô vẫn khá ưu ái giảng thêm về Công giáo. Điều ấy khiến em rất hạnh phúc. Tuy nhiên, cách nhìn của cô khiến em rất băn khoăn và quyết định viết một mạch lá thư này để tỏ bày những cảm nhận của mình. Bởi những gì cô giảng không chỉ dừng lại ở vấn đề kiến thức, mà còn vươn xa hơn, ảnh hưởng tới vấn đề nhận thức.

* Ở luận điểm 1, cô có nhắc lại lịch sử phong Thánh năm 1988 (do Đức Giáo hoàng Jeans Paulus chủ sự), và chính quyền Việt Nam phản ứng vô cùng gay gắt, em đồng ý với điều này. Tuy nhiên, các Thánh tử đạo Việt Nam đa số là người nước ngoài, em không đồng ý. Theo số liệu thống kê của hầu hết các nguồn, các Thánh tử đạo Việt Nam bao gồm:
-11 vị gốc Tây Ban Nha (5 Linh mục, 6 Giám mục).
-10 vị gốc Pháp (8 Linh mục, 2 Giám mục).
-96 vị người Việt Nam (gồm 37 Linh mục, 59 Giáo dân).
Trong ấy, thời Trịnh Doanh (1740-1767): 2 vị, Trịnh Sâm (1767-1782) : 2 vị, Cảnh Thịnh (1782-1802): 2 vị, Minh Mạng (1820-1841): 58 vị, Thiệu Trị (1841-1847): 3 vị, Tự Đức (1847-1883): 50 vị.
Đây là khoảng thời gian một số vua- chúa phong kiến Việt Nam cai trị, họ đã giết khoảng 130.000- 300.000 người Công giáo.
Thưa cô, ấy là những số liệu đáng tin cậy, dù chỉ mang tính tương đối, nhưng được các học giả tham khảo nhiều khi tìm hiểu về lịch sử bách hại trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam. Để được chấp nhận 1 hồ sơ phong Thánh, là một quá trình vô cùng khắt khe, thậm chí lên tới hàng trăm năm.

* Ở luận điểm 2, tôn giáo được một bộ phận người tin theo, Hồi giáo có 902 triệu tín đồ. Em xin góp ý rằng, tôn giáo được phần rất lớn dân số thế giới tin theo. Nếu như dùng từ “một bộ phận”, e rằng chưa lột tả hết được tầm quan trọng của tôn giáo. Theo đó, những số liệu thống kê gần đây, có khoảng 87% dân số thế giới theo một tôn giáo nào đó. 87% là phần lớn, chứ không dùng “một bộ phận” được, nếu dùng từ này, nên sửa là “một bộ phận lớn”. 

Số liệu gần đây có thể chứng minh điều này (Kito giáo: khoảng 2,1-2,2 tỷ tín đồ trong ấy Công giáo là chiếm phần cao nhất; Hồi giáo: khoảng 1,5-1,6 tỷ tín đồ; Ấn Độ giáo: Khoảng 900 triệu- 1 tỷ tín đồ; Phật Giáo: khoảng 365 triệu tín đồ chính thức). Và còn các tín đồ rải khắp các tôn giáo nhỏ hơn khác. Số người không theo tôn giáo nào chiếm khoảng 13% dân số thế giới. Các thống kê này chỉ mang tính tham khảo, vì dân số thế giới luôn luôn biến động. Nhưng điều chắc chắn, những người theo các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao hơn số người vô thần rất nhiều. Em không nói điều này là tốt hay xấu. Vì số liệu cô cung cấp là đúng, nhưng là đúng ở thời điểm các đây hàng thập kỷ trong các giáo trình cũ. Ở thời điểm tháng 11- 2015 này, số tín đồ tính chung trong các tôn giáo đã tăng lên nhiều.

* Ở luận điểm thứ 3, cô cho rằng Alexandre De Rhodes biến Công giáo thành Quốc giáo của Đế quốc La Mã. Luận điểm này em mong rằng cô đã nhớ nhầm vì tuổi cô đã cao, gần 70 tuổi. Nhưng em không mong cô lại giảng điều này cho bất cứ lớp Đại học hay lớp Sau Đại học nào nữa. Vì đây là thông tin không chuẩn xác. Alexandre De Rhoses là một Tu sĩ Dòng Tên, một Dòng tu nổi tiếng của Giáo hội Công giáo. Ngài có công rất lớn trong hệ thống chữ Quốc ngữ Việt Nam. Bởi vậy, Đế quốc La Mã khi xưa là một thời đại khác chứ không cùng thời với Tu sĩ này. Người đã công bố hợp pháp cho Kito giáo là vua Constantinus 1 (ông theo đạo năm 312) theo chiếu chỉ Milano. Năm 380 thời vua Theodosius 1, Kito giáo được công nhận là Quốc giáo với chiếu chỉ Thessalonica.

 Còn nếu như cô biết một Alexandre De Rhoses nào đã biến Quốc giáo cho La Mã là Kito giáo, xin cô hãy gửi tài liệu ấy cho em. Như em đã viết, em mong rằng cô đã nhớ nhầm. Những điều này, thực sự em không thể không viết ra.

* Luận điểm thứ 4, cô có nhắc lại chuyện các giáo sĩ có gắn với chuyện người Pháp xâm lược Việt Nam. Luận điểm này cô chỉ nhắc qua, chứ không bình luận gì thêm.
Thưa cô, Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, trong khi người Pháp xâm lược nước ta vào thế kỷ XIX. Tại sao chúng ta nói các giáo sĩ kéo Pháp vào xâm lược? ( Lẽ nào khi xưa 1 phần Phật giáo được tỏa ra từ Trung Quốc xuống Việt Nam, khi Trung Quốc đánh Việt Nam, chúng ta cũng cho rằng tu sĩ Phật Giáo kéo Trung Quốc đánh chúng ta?- Bổ sung).

Có rất nhiều lí do để 1 nước xâm lược 1 nước. Nhưng lí do trên luôn được dạy như 1 trong ít lí do hàng đầu. Trong khi em thì cho rằng, chính sự bách hại, giết hàng trăm ngàn người Công giáo là cái cớ để người Pháp xâm lược là lý do không nhỏ. Tất nhiên em phản đối tất cả sự đô hộ của nước Pháp. Nước ta giờ đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội. Chắc chắn cô đã thấy những gì đã xảy ra ở đất nước Triều Tiên, Trung Quốc, hay chính nước mình.

* 2 luận điểm cuối cùng, là những gì em rất xót xa về những gì cô đã giảng về Kinh Thánh. Những gì em nghe được và ghi âm (chứ không dừng lại ghi chép) lại được là những vết thương lòng không nhỏ.
Không có chi tiết nào, dù là nhỏ nhất trong toàn bộ cuốn Kinh Thánh, chính xác là Kinh Thánh Tân Ước, nói rằng Chúa Jesus còn thở (tức là chưa chết), khi được người giàu tháo xác Chúa từ trên cây Thánh giá xuống. Jesus, Ngài đã chết một cách ô nhục trên cánh Thánh giá ( Thập giá) sau khi bị đánh đập, bị cười nhạo, bị sỉ nhục, bị đâm vào cạnh sườn bởi những người Do Thái hồi đó. Nếu cô tìm được một chi tiết nào nói Chúa còn thở, sau khi được tháo xác ra từ cây Thập giá, cô hãy chỉ cho em. Nếu không có, cô hãy đính chính lại trước cả lớp.

Bằng tất cả lòng nhiệt huyết với mấy chục năm trên giảng đường Đại học của cô, ấy là điều em vô cùng kính trọng cô. Tuy nhiên, những luận điểm mà em cho là chưa đúng, em cũng xin được góp ý với cô như vậy.

Trong tinh thần cầu thị và tôn trọng lẫn nhau, với mong ước bé nhỏ là cùng góp phần cho nền giáo dục nước nhà được tốt hơn, em mong ước nhận được hồi âm từ cô.
Kính chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục cống hiến tốt hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.
Học trò của cô.
Nguyễn Văn Thiên

ĐÔI LỜI VỚI BÀ MINH DỨC
Nói lẽ phải với các đảng viên cộng sản thì cũng như nói với đầu gối, vì khi đã tuyên thệ tự nguyện làm công cụ cho Đảng, chỉ đâu đánh đó, thì họ không còn cá tính và tính người nữa. Nhưng ngày nay đã có rất nhiều đảng viên phản tỉnh, quay về với tính người, với đạo đức và sự tồn vong của dân tộc, nên chúng tôi xin mượn mấy câu thơ trong bài “Trung Tân ngụ hứng” (Thơ ngụ hứng ở quán Trung Tân) của Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm để nhắc nhỡ bà:

Kiền khôn tĩnh lý suy,
Cổ kim nhàn trung đắc.
Hiểm mạc hiểm thế đồ,
Bất tiển tiện kinh cúc.
Nguy mạc nguy nhân tâm,
Nhất phóng tiện quỷ quắc.
Quân tử cầu sở chỉ,
Chí thiện tư vi cực.

Tạm dịch ta tiếng Việt:
Khi tĩnh, suy lẽ tạo hoá,
Lúc nhàn, ngẫm việc xưa nay.
Không gì hiểm bằng đường đời,
Không biết cắt bỏ thì thành chông gai.
Không gì nguy bằng lòng người,
Buông phóng ra thì thành quỷ quái.
Người quân tử phải tìm nơi đứng vững,
Lấy "chí thiện" làm tiêu chuẩn tuyệt đối.

Xin cháo bà.
Ngày 14.12.2015
Lữ Giang



__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-16/11/2024

My Blog List