Việt Nam






Tuesday, 29 December 2015

Ai là Thủ tướng? Ai là Chủ tịch Quốc hội?…


Ai sẽ là Thein Sein, Aung San Suu Kyi của Việt Nam?


Thứ sáu, 25/12/2015, 16:08 (GMT+7)

- Những ngày cuối năm, trong khi chủ quyền đất nước ở quần đảo Trường Sa đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hành vi “đảo hóa” bất hợp pháp của Trung Quốc vẫn chưa dừng lại, thì đất liền cũng không mấy lặng sóng, cả nước gần như bị cuốn vào thời kỳ “làm nhân sự”. 

Các lãnh đạo đau đầu lo lựa chọn nhân sự cho nhiệm kỳ tới, còn người dân dù không có quyền đề cử các nhân sự chủ chốt của đất nước vẫn sốt ruột, bàn tán xôn xao coi Đảng ta lựa chọn nhân sự thế nào? Ai sẽ là Tổng Bí thư? Ai là Chủ tịch nước? 

Ai là Thủ tướng? Ai là Chủ tịch Quốc hội?…



·          

·          

·          

·          

·          

Ngày trước, chúng ta chọn nhiều tướng lĩnh giỏi tham gia vào Trung ương vì nhiệm vụ lớn nhất của thời đó là đánh giặc. Nhưng giờ đây tình thế đã khác rất xa so với trước, đất nước đã mở cửa hội nhập đón vận hội mới và nhiệm vụ đặt ra cho Đại hội, cho Ban chấp hành Trung ương khóa tới là có giải quyết được tụt hậu không; đời sống nhân dân có được cải thiện không; có quan điểm rõ ràng đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước không?… 

Muốn vậy yếu tố đầu tiên và mang tính quyết định phải đến từ con người. Nhất thiết phải chọn cho đúng người thủ lĩnh có năng lực, bản lĩnh và dũng khí để nắm giữ vận mệnh dân tộc trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, diễn biến Biển Đông phức tạp và nội tại đất nước còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Đây cũng là niềm mong mỏi của nhân dân cả nước trước thềm Đại hội 12. Thời gian qua, rất nhiều cán bộ cấp cao, tướng lĩnh qua các thời kỳ đã thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng mong Đảng sáng suốt chọn cho được người tài giỏi vào Trung ương để chèo lái vận mệnh đất nước, chỉ đạo được cấp dưới và ổn định được lòng dân. Và như nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương đã nói: “Giỏi ở đây không phải giỏi ồn ào, giỏi lý thuyết mà phải giỏi về kinh tế, đầu tư. Chứ chả giỏi cái gì, lúc đó vào Trung ương lại trở thành sáng cắp ô đi tối cắp về rất có hại cho đất nước”. 

Ông Hương đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí: “Người được lựa chọn phải mạnh dạn trong ‘phất cờ’ đổi mới. Nếu vẫn giữ khư khư lấy cái bảo thủ, không dám đổi mới thì không bao giờ phát triển được. Cái này phải thẳng thắn chỉ ra, không giấu giếm nữa”.

Chọn người thủ lĩnh có năng lực, bản lĩnh và dũng khí để chèo lái vận mệnh đất nước, chỉ đạo được cấp dưới và ổn định được lòng dân.
Chọn người thủ lĩnh có năng lực, bản lĩnh và dũng khí để chèo lái vận mệnh đất nước, chỉ đạo được cấp dưới và ổn định được lòng dân.

Thẳng thắn và mạnh mẽ nói ra những suy nghiệm từ lâu của mình đâu chỉ có nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương. Cách đây không lâu, ông Võ Việt Thanh (Nguyên là Uỷ viên Trung ương Đảng, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM) cũng đã khẳng định điều đó trên báo Tuổi trẻ: “Nên chọn người có dũng khí, quyết đoán để trong lúc cần sự quyết liệt họ sẽ có được quyết định có lợi cho quốc gia, dân tộc. 

Không nên chọn những người bảo thủ giáo điều, nói nhiều làm í, không dám đột phá. Những cán bộ như vậy chức quyền họ càng cao thì tác hại cho dân cho nước sẽ càng nhiều“. Một vị tướng khác,ông Lưu Phước Lượng (nguyên phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) nhấn mạnh: “Chúng ta nhất thiết phải chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai”.

Đặc biệt trong phát biểu của mình trước báo giới, Trung tướng Lượng đã thắng thắn nêu rõ một thực trạng đáng buồn tồn tại bấy lâu đó là: “Lâu nay, có cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra nhưng lại ngán ngại vượt qua. Lại có người vượt qua thì bị quy chụp, bất chấp thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi. Đó cũng là nguồn gốc, nguyên cớ dẫn đến sự tụt hậu và tụt hậu ngày càng xa của đất nước, dân tộc chúng ta“.
Rõ ràng là đã đến lúc những tiếng nói vốn rất thận trọng và cân nhắc khi đề cập đến đường lối và lựa chọn nhân sự đã không thể không lên tiếng. Tin rằng đa số thầm lặng tán đồng rồi cũng sẽ không còn im lặng được nữa, vì non sông đất nước và nhân dân đang mong mỏi họ lên tiếng. Nhất định không để sự giáo điều, trì trệ  và sự ảo tưởng sức mạnh trong suy nghĩ của những “chính trị gia salon” đè lên lợi ích dân tộc.

Chỉ mới đây thôi, cả thế giới phải ngỡ ngàng khâm phục bản lĩnh và dũng khí của những nhà lãnh đạo đất nước Myanmar trong cuộc bầu cử vừa qua ở nước này. Với chiến thắng ngoạn mục thuộc về bà Aung San Suu Kyi -người đại diện cho khát khao dân chủ và ước vọng thoát nghèo của người dân Myanmar. Rất nhiều người ca ngợi bà Aung San Suu Kyi là vĩ đại, nhưng bên cạnh đó Tổng thống đương nhiệm Thein Sein và các tướng lĩnh quân đội đứng sau lưng hậu thuẫn ông cũng xứng đáng là anh hùng dân tộc, biết gác lại lợi ích riêng vì tương lai của đất nước.

Trông người mà ngẫm đến ta. Trong tình thế ngặt nghèo hiện nay khi mà Biển Đông đang dậy sóng, nội bộ còn nhiều vấn đề cần giải quyết chúng ta đã làm được gì? Liệu ai sẽ đủ dũng khí gác lại lợi ích riêng vì tương lai đất nước để trở thành Thein Sein của Việt Nam? Ai có đủ bản lĩnh trở thành bà Aung San Suu Kyi để cùng với nhân dân, với đất nước tiến lên?. Còn nếu cứ tiếp tục đặt việc bảo vệ sinh mạng chính trị của mỗi cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ chỉ làm giảm thêm niềm tin của nhân dân mà thôi.
Bạn đọc Văn Dân
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List