Việt Nam






Friday, 23 October 2015

Hiểm họa ở đồng bằng sông Cửu Long: giòng nước sắp khô cạn!! Ngô Nhân Dụng




Hiểm họa ở đồng bằng sông Cửu Long: giòng nước sắp khô cạn!!

Ngô Nhân Dụng



Trong cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng, Biển Ðông Dậy Sóng (nhà xuất bản Giấy Vụn, 2014), nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh đã báo động hai mối họa nước Việt Nam phải đối đầu. Chuyện Biển Ðông dậy sóng ai cũng biết nhờ tin tức thời sự mỗi ngày. Ít người Việt theo dõi mối họa thứ hai là “Cửu Long Cạn Dòng.”

Ký giả Navin Singh Khadka, chuyên trách các vấn đề môi trường sống của BBC mới viết một bài mới, báo động tình trạng đồng bằng sông Cửu Long nước ta đang gặp nạn; tai họa không những gây ra do các đập nước của Trung Quốc ở đầu nguồn sông Mekong mà còn vì hành động của chính người Việt Nam, trong lúc chính quyền hoặc làm ngơ không chú ý, hoặc bất lực không làm gì được.

Khi Cộng Sản Trung Quốc cho xây các đập thủy điện ngăn nước từ đầu nguồn sông Mekong, rồi các nước Lào, Thái Lan, Campuchia cũng đua theo, số lượng nước chảy xuống sông Cửu Long ở nước ta đã giảm bớt. Vì sức nước sông chảy yếu đi, nước biển đã dâng lên, tràn vào trong đất liền.

Hiện nay mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước biển liếm mất 500 mẫu tây (năm cây số vuông). Theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam thì trong năm ngoái số ruộng lúa bị nước biển tràn và thấm vào còn rộng hơn nữa, mất 60 cây số vuông không thể trồng trọt. Theo các nghiên cứu khoa học của Ủy Ban Sông Cửu Long, một tổ chức của bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, với tốc độ nước biển xâm nhập hiện nay, tới cuối thế kỷ này vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất gần một nửa (40%) đất có thể trồng trọt, vì mực nước biển sẽ lên cao thêm cả thước.

Nhưng không cần phải đợi tới cuối thế kỷ đồng bào ta mới phải chịu tai họa. Ông Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên Cứu Biến Ðổi Khí Hậu tại Ðại Học Cần Thơ, vì nước biển dâng lên, gần một nửa số dân sống trong vùng sông Cửu Long đang thiếu nước ngọt để sử dụng. Nước biển xâm lấn khiến những con đê ngăn nước mặn cũng hư không còn hiệu lực nữa. Tại vùng ven biển, nước mặn đã vào sâu thêm 60 cây số trong đất liền. Một số nhà vườn trồng xoài đã ngưng hoạt động, vì cây xoài chỉ sống được nếu nước mặn mỗi năm lên cao dưới 1.6 mili mét; mà hiện nay mức dâng cao đã gấp ba lần (5 mili mét). Nhiều nhà nông trồng lúa đã phải bỏ, quay sang nghề nuôi tôm. Theo nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong, hiện nay số đất phù sa bồi đắp lên vùng châu thổ sông Mekong đã giảm bớt 85 triệu tấn so với năm 1992.

Ðầu mối tai họa này là chính sách khai thác điện lực và dẫn thủy nhập điền của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc. Sông Mekong, tại Trung Quốc mang tên là Lan Thương (Lancang, 澜沧) chảy qua Tây Tạng và các tỉnh Thanh Hải, Vân Nam, trước khi đổ xuống phía Nam. Theo tạp chí World Rivers Review của cơ quan Sông Quốc Tế (International Rivers, IR), thì vào năm 2014, Trung Cộng đã xây dựng bảy đập thủy điện lớn ở đầu nguồn sông Mekong thuộc nước Tàu, con sông phát nguyên từ Tây Tạng chảy xuống Biển Ðông nước ta. Họ sẽ xây thêm 21 đập ngăn nước lớn khác trong 10 năm tới. Các nước hạ nguồn cũng bắt chước xây các đập nước khác; với dự án xây 11 con đập nữa.

Việc xây đập ảnh hưởng trên đời sống của các dân tộc phía dưới nguồn sông. Vào mùa không mưa, dân chúng hai bên bờ sông ở Lào, Thái Lan, phải dùng nước sông để tưới ruộng vườn, nay số lượng nước bị giảm. Khí hậu hai bên bờ sông cũng thay đổi vì khối lượng nước trong con sông có tác dụng giúp nhiệt độ ôn hòa, ít lên xuống hơn. Vì nhiệt độ thay đổi, đời sống các giống cá trong lòng sông cũng bị ảnh hưởng. Nhưng tai họa lớn nhất là nước biển lấn dần vào đất liền thì chỉ dân Việt ở đồng bằng sông Cửu Long gánh chịu. Ðập Don Sahong đang xây ở Hạ Lào, nhằm cung cấp điện cho Lào và Thái Lan sẽ ảnh hưởng lớn trên đời sống dân Campuchia và miền Nam Việt Nam.

Trong cuốn sách biên khảo viết dưới hình thức vừa tiểu thuyết vừa ký sự, Cửu Long Cạn Dòng, Biển Ðông Dậy Sóng, Bác Sĩ Ngô Thế Vinh đã mô tả hành động của chính quyền Trung Quốc: “Vào Tháng Tư năm 2001, Trung Quốc đã ký một thỏa hiệp về thủy vận trên sông Cửu Long nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến Ðiện, Thái và Lào với kế hoạch vét lòng sông, cả dùng cốt mìn chất nổ phá tung những khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng đường sông cho tàu lớn trọng tải từ 500-700 tấn có thể di chuyển từ cảng Tư Mao xuống Chiang Khong Chiang Sean Bắc Thái xuống thẳng tới Vạn Tượng. Trong khi Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia cuối nguồn, trực tiếp chịu ảnh hưởng của kế hoạch ấy thì bị gạt ra ngoài.”

Sau các tai nạn do các đập nước gây ra, mối họa thứ hai là các công trường khai thác cát. Mỗi năm hàng triệu mét khối cát được đào đem đi trong vùng hạ nguyên sông Cửu Long; nhiều nhất là ở Campuchia và Việt Nam. Quỹ Thế Giới Bảo Vệ Thiên Nhiên (World Wide Fund for Nature, WWF) cho biết riêng tại đồng bằng sông Cửu Long nước ta có 150 công trường đào lấy cát, trải ra trong 13 tỉnh, tổng cộng rộng 80 cây số vuông. Các công trường cát này đã được nhà nước cấp giấy phép. Trong năm năm nữa, các công trình xây cất sẽ cần đến một tỷ mét khối cát; làm giảm bớt số ruộng đất trồng trọt.

Các tổ chức bảo vệ môi trường đã báo động và cảnh cáo chính quyền Việt Nam về tai hại của việc cho phép các công trường đào cát hoạt động mà không nghiên cứu các ảnh hưởng sâu xa. Chính quyền biết các mối tai hại đó những không làm gì cả. Khi được lệnh từ cấp trên, các địa phương từ chối thi hành vì lý do không thể bồi thường thiệt hại cho các công ty đã cấp giấy phép. Trong vấn đề này chưa có luật lệ nào bảo vệ môi trường sống của mấy chục triệu người dân. Mà khi luật lệ không đầy đủ, không rõ ràng thì người ta càng có thêm cơ hội tham nhũng!

Ngoài nạn lấy cát không có kế hoạch toàn bộ, chính quyền còn đang thực hiện những công trình “vét bùn” nới rộng lòng sông ở các khúc chi lưu nhỏ, thay đổi đời sống dân hai bên bờ. Nhiều con sông phụ sâu dưới 5 mét không cho phép các tàu thủy lớn qua lại. Việc vét bùn sẽ mở rộng đường giao thông nhưng không có kế hoạch củng cố bờ sông cho vững chắc hơn; một hậu quả là sóng lớn xô vào làm bờ sông bị lở và đất ruộng bị thu hẹp.

Hiểm họa của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long còn tiếp diễn, vì một mặt, chính quyền Việt Nam không dám phản đối Trung Cộng trong việc xây dựng các đập thủy điện bất chấp ảnh hưởng tới các nước phía dưới, mặt khác vì chính quyền tham lam ăn hối lộ không quan tâm nghiên cứu và kiểm soát việc khai thác cát trong vùng sông chảy qua.

Chỉ khi nào Việt Nam có một chính quyền không lệ thuộc Cộng Sản Trung Quốc, nước ta mới có tiếng nói mạnh mẽ để cùng các nước trong vùng sông Mekong ngăn chặn việc Trung Cộng xây đập nước mà không tham khảo ý kiến các nước lân cận.

Chỉ khi nào Việt Nam có một guồng máy nhà nước do người dân bỏ phiếu bầu, biết lo cho dân thay vì chỉ lo tranh giành chức vụ để mưu lợi cho bản thân và gia đình thì đồng bào sống trong vùng đồng bằng sông Cửu Long mới thoát khỏi mối hiểm họa đang đe dọa.










__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Friday, 16 October 2015

Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam


Đừng tin vào những gì cộng sản ...ký,mà hảy nhìn những gì cộng sản làm,thường là không thi hành những gì cộng sản đã ký.
On Tuesday, October 13, 2015 10:16 AM, Elvis Nguyen Tran <Elvisntran@live.com> wrote:

      Công đoàn độc lập - cho thành lập nhưng vẩn kiểm soát cũng đồng nghĩa nothing in hand. 
CSVN ma mị lấy lòng QT để vào TPP. 

Nếu còn bóng ma CS thì đừng mong một Tổ chức, Phong trào Hội đoàn, Công đoàn độc lập hay tư nhân hoạt động. Bài học Dân oan thì rỏ, họ chỉ đòi quyền lợi bị tước đoạt mà đã bị thê thảm, tù đày, nhục hình thê thảm từ mấy chục năm qua.



Bùi Quang Hải | Facebook
Bùi Quang Hải is on Facebook. Join Facebook to connect with Bùi Quang Hải and others you may know. Facebook gives people the power to share and makes the...




 Tôi dân miền Bắc
  xin có đôi lời với các bác miền Nam

Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi "giải phóng" miền Nam . Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc
Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ
Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú . Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô


Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.


Chúng tôi khi đó tự hỏi . Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à ? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt


Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam .


Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá . Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ


Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật . Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người .


Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi . Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí


Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy , Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng
Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ


Trước 30/4 ngày "Bác Hồ" mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết . Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960 ,


Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi . Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất
Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó


Ôi !!!!! vô cùng tồi tệ . Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản. Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù . Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn
Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo
Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !!!



Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát

By on October 12, 2015
Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát - Báo Đất Việt
Công nhân trong một xí nghiệp may vốn đầu tư Singapore ở ngoại ô Hà Nội (Ảnh chụp ngày 19/10/2012). | REUTERS Việt Nam cùng với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và mỗi nước sắp …


Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát
Công nhân trong một xí nghiệp may vốn đầu tư Singapore ở ngoại ô Hà Nội (Ảnh chụp ngày 19/10/2012). | REUTERS

Việt Nam cùng với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và mỗi nước sắp tới đây sẽ tiến hành phê chuẩn để hiệp định này có hiệu lực.

Nếu như về mặt kinh tế, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, thì về mặt chính trị, xã hội, hiệp định này cũng sẽ thúc đẩy những thay đổi đáng kể ở Việt Nam, đặc biệt với việc chính quyền Hà Nội buộc phải chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập. Thế nhưng, Việt Nam đang tìm cách trì hoãn việc thực hiện điều khoản liên quan đến vấn đề này.

Trước hết, sau khi kết thúc đàm phán thì các bước kế tiếp của các nước tham gia TPP là như thế nào, trả lời RFI Việt ngữ từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế giải thích:
“Trước hết, Việt Nam các nước tham gia TPP sẽ phải hoàn chỉnh lại văn bản, bởi vì đấy là một hiệp định dài đến 30 chương và hơn 800 trang, nếu tính luôn cả các phụ lục. Cho nên phải xem xét lại từng câu từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy của bản hiệp định. Thứ hai là sẽ phải chuyển ngữ ra ngôn ngữ của từng nước, trước khi đi đến ký kết.

Ký kết rồi thì phải đưa hiệp định ra trước Quốc hội từng nước để xem xét. Quá trình đó có lẽ sẽ mất hết năm 2016 và nếu được phê chuẩn hết thì hiệp định mới được thực hiện vào năm 2017. Đây là một quá trình có nhiều thời gian và như vậy là các bên có thể chủ động công bố và tích cực chuẩn bị thực thi.”
Riêng trong đàm phán song phương với Việt Nam, Hoa Kỳ đã đưa vào vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động và đặc biệt là quyền tự do thành lập công đoàn ở Việt Nam, theo lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:

“Trong 30 chương của hiệp định thì có một chương rất nhạy cảm đối với Việt Nam, đó là chương về quyền tự do của người lao động, trong đó có phần về quyền tự do lập công đoàn. Đây là chương mà hai bên đàm phán rất gay go và cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất là có một thời gian ân hạn, tức là không phải thực hiện ngay lập tức sau khi ký.

Thứ hai, Việt Nam sẽ có thời gian để ban hành các luật về lập hội, trong đó có thể sẽ có những quy định người đứng ra lập công đoàn phải là người như thế nào, bao nhiêu tuổi, trình độ ra sao, được sự tín nhiệm của công nhân như thế nào. Với tất cả những điều kiện ấy thì tôi nghĩ là phía Việt Nam có những phương tiện thích hợp để có thể tiếp tục có được ảnh hưởng đối với các công đoàn ( độc lập ) ấy, không để tuột khỏi sự lãnh đạo của chế độ hiện nay.

Tuy vậy, đây sẽ là một sự cạnh tranh với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hiện đang hoạt động và đấy là một thách thức mà Việt Nam cần phải xét đến trong thời gian tới. Với tất cả những điều kiện như vậy, Việt Nam đã đồng ý ký và tôi hoan nghênh quyết tâm của Việt Nam ký cả gói hiệp định đó.
Quốc hội Việt Nam cũng đã chuẩn bị thảo luận dự luật về hội, nhưng dự luật đó chưa tạo sự đồng thuận, cho nên cần phải được chuẩn bị lại lần nữa.

Việt Nam cũng đã có những bảo lưu và đã đàm phán được những vấn đề khác trong hiệp định TPP, ví dụ như vấn đề không được hạn chế về Internet. Về nguyên tắc là như thế, nhưng Việt Nam đã thành công đưa ra được những đặc thù về văn hóa, về thuần phong mỹ tục và cả về vấn đề an ninh quốc gia, cho nên cũng sẽ vẫn có những sự hạn chế và giám sát Internet nhất định”.

Về phần luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những sáng lập viên của Hội Anh em Dân chủ, trả lời RFI từ Hà Nội, cho biết là Việt Nam sẽ chỉ cho phép các công đoàn cơ sở ở từng xí nghiệp, nhà máy, chứ không chấp nhận một tổ chức công đoàn độc lập cấp toàn quốc:

“Theo thông tin tôi biết được, Việt Nam đã chấp nhận cho phép thành lập công đoàn cấp cơ sở ở từng xí nghiệp, nhà máy và phía Hoa Kỳ đã chấp thuận điều đó. Hiện nay thì ở Việt Nam có Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bao trùm từ cấp cơ sở cho đến trung ương, nhưng theo hiệp định TPP thì Việt Nam chỉ chấp nhận cho phép các tổ chức công đoàn độc lập cấp cơ sở. Các tổ chức công đoàn ở các nhà máy khác nhau thì không được liên kết với nhau hay là không có một tổ chức trung ương của các công đoàn độc lập ấy.

Hiện nay, Việt Nam đã Luật Công đoàn để điều chỉnh Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng để cho phép lập công đoàn độc lập thì tôi không biết là Quốc hội và chính phủ Việt Nam sẽ chọn xây dựng một luật mới cho các công đoàn độc lập cơ sở hay sẽ lồng ghép các công đoàn ấy vào luật về hội đang được Quốc hội dự thảo và chuẩn bị đưa ra thảo luận tới đây, hoặc là họ sửa lại Luật Công đoàn”
Nhưng theo luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, tác giả nhiều bài báo về tình hình Việt Nam trên báo chí quốc tế, tuy cam kết tuân thủ, nhưng Việt Nam sẽ tìm cách trì hoãn việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn:

“ Tất cả các báo chí nước ngoài đều nói về một điều đặc biệt của Việt Nam là quốc gia duy nhất không có quyền tự do lập hội và quyền của công nhân được thương lượng tập thể. Phóng viên đã hỏi thẳng bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, đại diện phái đoàn Việt Nam đàm phán TPP tại Atlanta vừa qua, thì ông Vũ Huy Hoàng trả lời là Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, nhưng ông ấy không nói rõ về quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của người lao động Việt Nam.

Việt Nam chưa bao giờ ký các Công ước ILO số 87 năm 1948, Công ước ILO số 98 năm 1949 và Công ước ILO số 135 năm 1971 quy định về các quyền tự do hiệp hội, tổ chức và thương lượng tập thể. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chưa sẳn sàng trong vấn đề này.
Ngày 7/10 vừa qua, khi đoàn của ông Vũ Huy Hoàng về đến Hà Nội, trả lời báo chí, ông có tiết lộ rằng ngay cả những điều khoản đó cũng là điều khoản cuối cùng mà phía Việt Nam đàm phán với phía Hoa Kỳ trong 5,6 ngày đàm phán ở Atlanta.

 Ông ấy nói rằng hầu như tất cả những điểm khác, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kết thúc đàm phán từ hội nghị song phương ở Hawai vào cuối tháng 7 đầu tháng 8. Tại sao những điều khoản đó cho tới nay vẫn còn thượng lượng? Tức là Việt Nam chưa thật sự thành tâm trong vấn đề này.
Tuy nhiên TPP là một cơ hội lịch sử rất là lớn cho đảng cầm quyền ở Việt Nam, họ bắt buộc phải làm, không sớm thì muộn, nhưng họ sẽ tìm đủ mọi cách để trì hoãn việc thực hiện điều khoản về tự do lập hội và thương lượng tập thể.”

Mặt khác, theo luật sư Vũ Đức Khanh, Việt Nam còn phải sửa đổi một số luật, trước hết là 3 công ước ILO mà ông nêu ở trên, để có thể tuân thủ những yêu cầu của hiệp định TPP:.
“ Quyền tự do lập lập hội thật ra đã được quy định trong Hiến pháp, cụ thể là trong điều 25 của Hiến pháp Việt Nam. Nhưng điều 25 này lại quy định là việc lập hội ở Việt Nam phải theo pháp luật của Việt Nam. Điều đó làm hạn chế quyền tự do lập hội của người dân Việt Nam, một quyền hiến định.

Việt Nam cố tình lúc nào cũng muốn kéo dài, vì mở rộng quyền lập hội bằng những khung pháp lý rõ ràng hơn thì lúc đó sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn nữa.

Cái điều kiện quan trọng của TPP và Hoa Kỳ đã nhấn mạnh điều đó trong đàm phán với Việt Nam, đưa vào trong chương 19 của TPP, đó là Việt Nam phải chấp nhận quyền tự do lập hội, tổ chức hoạt động đúng theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành”.

Đối với luật sư Vũ Đức Khanh, dẫu sao gia nhập TPP là một cơ hội lịch sử đối với Việt Nam, nếu Việt Nam biết khai thác những lợi thế của mình và biết tránh phụ thuộc vào tư bản của Trung Quốc.
Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng tin tưởng là đối với Việt Nam, hiệp định TPP sẽ có những tác động chính trị, xã hội nhiều hơn là so với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước đây.

Nguồn: Theo RFI Tiếng Việt

--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-
__._,_.___

Posted by: Khai Vo

Ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội

 
  

Ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội




 - Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta viếng thăm vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào đầu tháng Sáu năm 2012. Đứng trên con tàu chở khí cụ USNS Richard E. Byrd, ông Panetta đã khẳng định một điều vô cùng quan trong trước báo chí, nguyên văn bằng Anh ngữ như sau: "Access for United States naval ships into this facility is a key component of this relationship, and we see a tremendous potential here for the future" - tạm dịch là: "Tàu hải quân của Hoa Kỳ có thể sử dụng cảng Cam Ranh là yếu tố quan trọng của mổi quan hệ giữa hai nước và chúng ta thấy khả năng xảy ra điều này là rất lớn trong tương lai.”
 

Tuyên bố và thái độ của ông Panetta trước báo chí cho thấy Hoa Kỳ rất tự tin và hồ hởi về việc hải quân của mình sẽ quay trở lại sử dụng cảng Cam Ranh. Vấn đề này khi nào được chính thức sẽ chỉ là thời gian.

Điều này cũng cho thấy rõ mọi thành phần tướng lãnh trong hàng ngũ bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội cản trở hay làm chậm lại tiến trình quay trở lại của Hoa Kỳ sử dụng cảng Cam Ranh sẽ bị loại bỏ hay bị giới hạn quyền hành do áp lực ngầm từ phía Hoa Kỳ. 

Hoa Kỳ có thể áp lực buộc tổng bí thư Cộng đảng là Nguyễn Phú Trọng phải miễn cưởng sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay bất chấp sức nặng chính trị đang đè nặng từ phía Trung Quốc thì đủ rõ sức mạnh ảnh hưởng chính trị bên trong đảng Cộng Sản Hà Nội của Hoa Kỳ mạnh đến chừng nào! 

Trường hợp xảy ra đối với bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh là một thí dụ cụ thể cho thấy ảnh hưởng Hoa Kỳ bên trong bộ quốc phòng của Cộng đảng Hà Nội. 

Tướng Thanh bị cưỡng ép vắng mặt trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Trọng vì thái độ ngang bướng của ông đối với việc gia tăng nỗ lực hợp tác quân sự sâu rộng thêm với Hoa Kỳ cũng như không cùng lập trường với Hoa Kỳ về việc xây lấn đảo trong vùng còn tranh chấp. 

Tướng Thanh phạm phải lầm lẫn, cải lại nhận định về việc xây lấn biển đảo của đương kim bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là ông Ashton Carter khi có mặt hai người trong cuộc họp báo tuyên bố chung tại Hà Nội vào cuối tháng Năm năm nay.

Việc cãi cọ đôi co như thế khi tuyên bố chung trước báo chí cho thấy ông Thanh quá vụng về trong phong thái ngoại giao và làm ông bộ trưởng quốc phòng Carter quá bực mình vì hành động này đi ngược lại lời nói mà chính ông Carter tuyên bố.

Lời tuyên bố của ông Carter trước báo chí có tướng Thanh ngồi đó đã khẳng định rõ như sau: "The US and Vietnam are working together to ensure peace and stability in this region and beyond" - Có nghĩa là: "Hoa Kỳ và Việt Nam phải LÀM VIỆC CÙNG NHAU để đảm bảo hòa bình và ổn định trong vùng và những vùng lân cận." 

Ngầm ý quan trọng của ông Carter trong lời tuyên bố này là Việt Nam không thể hành động đơn phương mà không đàm đạo thỏa thuận trước với Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông. 

Thế nhưng lời phân bua của tướng Thanh trước báo chí làm Hoa Kỳ thấy thất vọng vì không hiểu hết ý của Hoa Kỳ. Tướng Thanh tuyên bố hành động tu bổ xây nền trên các đảo mà Việt Nam đang kiểm soát chỉ là để đối phó với việc thủy triều lên xuống mà thôi.

Không cần biết lời giải thích của tướng Thanh đúng hay sai, điều này khiến báo chí nhận ra ngay tướng Thanh vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa thế nào gọi là LÀM VIỆC CÙNG NHAU mà ông Carter ám chỉ yêu cầu. Muốn xây nền, lấp hố gì trên các đảo này cũng được nhưng trước khi tiến hành, Việt Nam phải đàm đạo với Hoa Kỳ và đôi bên đồng lòng thì mới tiến hành. 

Nếu bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội chọn lựa hợp tác với Hoa Kỳ, thì mọi hành động hay toan tính quân sự lớn nhỏ gì của Việt Nam trên vùng biển Đông điều phải được đàm đạo, thảo luận với Hoa Kỳ trước, đôi bên đồng ý thì mới tiến hành.

Thông báo và đàm đạo với nhau mọi việc trước khi tiến hành, dưới quan niệm của người Mỹ thì đây là phong thái làm việc cần có tạo tin cẩn giữa các nước đồng minh. Dưới cách nhìn phong thái của người Việt còn nặng tính bảo thủ thuờng thấy thì có nghĩa là từ đây, mọi hành động lớn nhỏ gì cũng phải "báo cáo" cho Hoa Kỳ hay biết.

Hành động đơn phương từ phía bộ quốc phòng Cộng Sản Hà Nội cho xây nền lấp hố trên đảo mà không đàm đạo thỏa hiệp trước với Hoa Kỳ do tướng Thanh chịu trách nhiệm khiến Hoa Kỳ phật lòng. 

Ngay ngày hôm sau qua đến Singapore, ông Carter đã bực mình tuyên bố nên đình chỉ mọi tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan tại biển Đông. Rõ ràng, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn nhắm vào Việt Nam, một quốc gia đang kiểm soát nhiều đảo nhất tại quần đảo Trường Sa và đã mất hẳn Hoàng Sa đang cần Hoa Kỳ hậu thuẫn để đòi lại chủ quyền trong tương lai.

Tướng Thanh ngay liền sau đó bị đồn là có người bắn ông tại Pháp và phải nằm viện điều trị nên vắng mặt trong chuyến đi sang Hoa Kỳ của ông Trọng cũng như vắng mắt các cuộc hợp của bộ Tổng Tham Mưu do bộ Quốc Phòng tổ chức những tháng kế tiếp.

Rõ ràng, nếu các đồng chí của tướng Thanh ra tay thì mạng của ông đã mất. Đảng Cộng Sản khi thanh toán nội bộ thì chưa bao giờ có sơ sót. Ông còn sống là vì các đồng chí của ông chỉ muốn cô lập ông và từ từ truất hết ảnh hưởng của ông ra khỏi bộ quốc phòng mà thôi.

Người ta thấy thanh tra chính phủ thừa hành lệnh của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng lập tức được lệnh khống chế con trai của tướng Thanh bằng cách tiến hành thanh tra tổng công ty quân đội 319 do con tướng Thanh là đại tá Phùng Quang Hải làm giám đốc khiến tướng Thanh không thể phản kháng và phải nằm im thuận thảo. 

Nhiều vụ truất phế tướng lãnh đã xảy ra ngay sau đó nhằm dẹp bỏ vây cánh của tướng Thanh ra khỏi bộ quốc phòng. Thí dụ như quân đội từ trung ương lật đật tiến về quân khu Chín để ép buộc trung tướng Nguyễn Phương Nam, được cho là cất nhắc bới tướng Thanh phải chịu bị kỷ luật vào cuối tháng Bảy năm nay với lý do là kê khai tài sản thiếu trung thực và mua quá nhiều xe hơi trái phép. 

Điều này cho thấy, áp lực của chú Sam đã làm giới chóp bu Cộng Sản ở Hà Nội không còn lựa chọn nào khác mà phải gạt bỏ tướng Thanh dù biết tướng Thanh rất trung thành với đảng. 

Sau tướng Thanh, Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một vị bộ trưởng quốc phòng kế nhiệm thân thiện hơn, có thể làm việc chung và có đủ ảnh hưởng binh quyền ngang hàng như tướng Thanh trước đó. 

Do đó, trung tướng Đỗ Bá Tỵ đang được Hoa Kỳ dòm ngó. 

Đỗ Bá Tỵ tuổi giáp ngọ tức sinh năm 1954, từng tu nghiệp khóa tham mưu cao cấp tại học viện võ bị tại Đà Lạt năm 1992. Năm 2007, tướng Tỵ được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất nhắc lên làm tư lệnh quân khu II với lon trung tướng. 

Sau cái chết đột ngột bất ngờ của thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên vào tháng 11 năm 2010, tướng Tỵ được cử thay thế tướng Nghiên đảm nhiệm chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Tướng Nghiên được cho là có lập trường bảo thủ, không muốn Hoa Kỳ can dự sâu vào nội bộ quốc phòng của Việt Nam.

Tướng Tỵ sang thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2013 không ngần ngại tuyên bố thẳng thừng như sau: "Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng". Lời tuyên bố này làm báo chí phương Tây rất ngạc nhiên vì đi ngược lại chính sách BA KHÔNG mà trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố trước đó, trong đó, có những điều khoản ngăn cản những hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Hoa Kỳ, kể cả việc mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân Hoa Kỳ sử dụng.

BBC cũng loan tin tướng Tỵ đàm đạo rất tâm đắc với Tổng Tham-Mưu Trưởng liên quân Hoa Kỳ, đại tướng Martin Dempsey về các chiến lược quân sự cần thiết của Hoa Kỳ trong tương lai khi chuyền quân vào châu Á. 

Sự thật như thế nào thì chưa biết nhưng báo chí tuyên bố như thế chỉ có lợi cho tương lai tướng Tỵ khi mà Cộng Sản Hà Nội ngày một ngã nhiều hơn vào bàn tay của Washington để cầu cạnh chút ân huệ bảo vệ bình an trước âm mưu thôn tính của Trung Cộng.

Sức mạnh quân đội của Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại viện ngay từ ngày thành lập đến nay bởi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa đủ mạnh để cán đáng một quân đội với đầy đủ thiết bị hiện từ đại bác, xe tăng, máy bay, hỏa tiển, vân vân. 

Trước giờ, đảng Cộng Sản Hà Nội có thể nắm chặt được quân đội vì đảng là thế lực chính trị duy nhất có thể cán đáng kinh phí lớn lao của quân đội từ lương bổng, vũ khí do khả năng móc nối liên hệ của đảng đối với các đảng Cộng Sản khác trên thế giới như Liên Xô, Trung Quốc khi cầu xin viện trợ quân sự. Do đó, quyền lực của tổng bí thư đảng được coi là tối thượng trong quân đội.

Từ sau khi khối Xô-viết sụp đổ, đảng không còn đủ khả năng móc nối để có ngoại viện cho quân đội mà mọi kinh phí quân đội phải do các mối liên hệ mua bán sòng phẳng từ kinh phí của chính phủ. Cho nên, vai trò của thủ tướng chính phủ lần hồi trở nên quan trọng hơn vai trò của tổng bí thư đảng trong quân đội. 

Trong bối cảnh Trung Cộng gia tăng lấn hiếp, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội không thể có cách nào khác mà phải nhờ vào phương hướng hợp tác ngoại giao nghiêng về phía Hoa Kỳ từ kinh tế đến quân sự để có thể có kinh phí và viện trợ.

Từ đó, vị thế lãnh đạo của thủ tướng chính phủ của Cộng đảng Hà Nội đối với quân đội ngày càng lấn át vị thế tổng bí thư đảng bởi thủ tướng là người trực tiếp cung cấp kinh phí cho quân đội. Dù thủ tướng cũng từ đảng mà ra nhưng vai trò của tổng bí thư đối với quân đội ngày càng mờ nhạt chứ còn không uy quyền tuyệt đối trước quân đôi như trước nữa.

Giới chóp bu trong đảng Cộng Sản Hà Nội biết rõ quyền lãnh đạo bộ quốc phòng của tổng bí thư đảng đang ngày càng bị yếu dần đi, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng của mình lên bộ quốc phòng về mặt nhân sự, cho nên đảng cần phải cài người để khống chế. 

Do đó, chính ủy Ngô Xuân Lịch được phong làm đại tướng ngang hàng cùng lúc với tướng Tỵ như là một động thái kèm kẹp của đảng đối với đường lối của bộ quốc phòng về chiến-lược cũng như về mặt quân sự.

Tướng Ngô Xuân Lịch chỉ anh tướng ngồi bàn giấy, rêu rao học thuyết chính trị Mác-Lê cho quân đội và cố đảm bảo hàng ngũ nhân sự của quân đội phải trung thành với đảng. Muốn loại bỏ ảnh hưởng của ông tướng chính ủy không có quân trong tay ra khỏi bộ quốc phòng không phải là một điều khó nếu Hoa Kỳ thật sự cương quyết muốn điều này xảy ra.

Một nền quân sự tồn tại nhờ ngoại viện bấy lâu nay thì dù gì cũng cần ngoại viện để tồn tại. Vì vậy, quân đội của Cộng đảng Hà Nội phải đi theo "định hướng" chiến lược của quốc gia nào đang chu cấp toàn bộ kinh phí cho quân đội. 

Nay, quốc gia đó là Hoa Kỳ!

Nếu quân đội cần một ngân khoản ngày càng lớn từ phía Hoa Kỳ để ngăn cản sức ép thôn tính của Trung Cộng thì sự cài người ngăn cản của đảng chỉ có tính tạm thời trước mắt. Dần dần, các tướng lãnh trong bộ quốc phòng sẽ sẵn sàng gạt bỏ hết mọi sự kềm kẹp của đảng Cộng Sản Hà Nội nếu Hoa Kỳ tiếp tục thúc ép buộc họ phải thi hành loại bỏ ảnh hưởng của đảng. 

Việc Hoa Kỳ loan báo sẽ tăng viện trợ để giúp bốn nước tại vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thi hành các hoạt động tuần tiểu để thực thi luật hàng hải trong tháng này đã lộ rõ một tương lai ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ lên bộ quốc phòng Việt Nam bao dàn từ kinh phí, chiến lược và lan rộng ra nhân sự.

Không có một thế lực chính trị nào có thể cưỡng lại sức mạnh và sự điều khiển chiến lược của đồng đô la Mỹ nếu không muốn tự sát. Bộ quốc phòng của Cộng Sản Hà Nội không thể đi ngược lại quy luật này và sự lãnh đạo tuyệt đối của Cộng đảng lên quân đội đang lần hồi bị Hoa Kỳ xóa xổ! 

Loại bỏ sự lãnh đạo của Cộng Sản Hà Nội ra khỏi quân đội hoàn toàn tùy thuộc mức độ thúc ép của Hoa Kỳ nặng hay nhẹ mà thôi! 

11/10/2015

__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Monday, 12 October 2015

VC Đêm dài lắm mộng

 
Nếu Mỹ muốn giúp phe thân Mỹ mạnh thì Mỹ phải có... can đảm cho tầu chiến vào bên trong khu vực 12 hải lý của các đảo TC bồi đấp trái phép sau khi ăn cướp của VN theo như tuyên bố?

 VC coi như cô gái đang chờ xem ai là anh hùng mã thượng,sẳn sàng bảo vệ trước tên côn đồ hung hăng?

Dám nói và  dám làm mới ngon.

On Saturday, October 10, 2015 11:09 AM, Giang Duc Nguyen <> wrote:



From: V Td
Date: 2015-10-09 9:17 GMT-04:00
Subject: VC Đêm dài lắm mộng
To:

Đêm dài lắm mộng


Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Hôm Thứ Sáu 9/10 Hội Nghị Trung Ương 12 (TU12) đảng CSVN có những tin tức như: ông Nguyễn Phú Trọng (Lu) sẽ ở lại 2 năm, ông Nguyễn Tấn Dũng (3D) sẽ là Chủ Tịch Nước, phe đàn em của Lu sẽ về vườn hết, tuy nhiên ông Phạm Quang Nghị chưa chịu bỏ cuộc và còn tiếp tục chiến đấu, ngoài TU12 sẽ còn có TU13 và TU14 rồi mới đến Đại Hội 12, cho nên vở kịch chưa hạ màn. Nói chung là chưa ngã ngũ, chỉ mới tạm thời trên dự trù là như vậy.

Phe muốn dựa vào Trung Quốc có Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ... và nhóm đàn em của Lu, và họ đang rất bất mãn không chấp nhận kiểu sắp xếp này.

Với giải pháp này, 3D rõ ràng không thắng ngay được mà phải theo chiến lược "chặt nhánh trước, cưa gốc sau". Trong khi đó thì Lu muốn mua thời gian để làm cho 3D đêm dài lắm mộng. 3D có vẻ như đang tái áp dụng chiến sách "cá chậu chim lồng" như đã làm cho Phùng Quang Thanh trước đây hồi cuối tháng Sáu - bẻ càng và vô hiệu hóa Lu luôn. Theo một blogger trên RFA hôm 6/10 thì "chuyến thăm chính thức Nhật bản của Tổng Trọng, lúc này đang làm vai trò ông “cò” chạy vốn ODA cũng như chạy “cờ” cho Thủ tướng".

Trung Quốc muốn hậu thuẫn gà nhà bằng cách tung tin là Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam. Mỹ cũng không kém, hậu thuẫn gà nhà bằng cách cho giới chức cao cấp giấu tên tung tin là sẽ cho tàu chạy vào vùng 12 hải lý các đảo nhân tạo TQ xây ở Trường Sa trong vòng 2 tuần tới. Câu hỏi được đặt ra là nhân dịp Tập sang VN, có ai dám đề nghị kiện TQ ra tòa án quốc tế hay không?

Hôm 22/9, Lu trong vai trò Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, mà trong đó có câu "theo phương châm bình tĩnh, khôn khéo, kiên trì, kiên quyết, không để tình hình diễn biến phức tạp và không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp" (bit.ly/1L3ckXt). Câu này chưa bao giờ có trước đây trong các diễn văn. Từ trước đến nay chỉ nghe: thế lực thù địch "chống phá" chứ không nghe "can thiệp". Vậy "thế lực thù địch" là ai? và quan hệ sâu đến tầm mức nào mới can thiệp được vào nội bộ VN? - Dĩ nhiên câu trả lời là Trung Quốc. Một chỉ dấu cho sự xoay chiều của Lu.

Nếu 3D làm CTN thì rõ ràng là 3D thua trong Plan A (trở thành TBT ngay) và phải áp dụng Plan B (làm CTN 2 năm rồi sau đó kiêm luôn TBT). Thỏa thuận này cho phép hai phía có thời gian cần thiết để chỉnh đốn đội hình, qua đó cả hai phía đều có cơ hội và rủi ro. Nó là một sự đình chiến tạm thời khi hai bên bất phân thắng bại.

Phía vọng bắc phương đang tìm cách dìm hàng phía vọng tây phương, ngăn cản không cho Phạm Bình Minh vào Bộ Chính Trị hay Tô Lâm lên đại tướng để nắm Bộ Công An... Phía vọng tây phương muốn đặt thêm tiêu chí mới, lập một Bộ Chính Trị bóng (shadow politburo) bên phía Chính Phủ, cho những ai có chức danh tương đương ngang tầm với Ủy Viên BCT (như ngoại trưởng) sẽ được làm Ủy Viên bóng BCT cho đến khi hội nghị trung ương kế tiếp chính thức bầu chọn.

Dĩ nhiên TQ không ngồi yên để nhìn đàn em mình rơi rụng, tình báo Hoa Nam sẽ chạy hết tốc độ, cơ chế đảng trị sẽ được TQ củng cố tối đa. Ngược lại, Mỹ cũng không ngồi yên để mất thế địa chiến lược ở VN, các nước tây phương sẽ củng cố tối đa cơ chế nhà nước (chính phủ, quốc hội, tòa án) cũng như nhân sự có đầu óc cởi mở về phía dân chủ pháp trị.

Hai siêu cường như hai luồng lốc xoắn đang tạo cuồng phong ở VN. Biến nó thành điện gió hay không là tùy vào sự thông minh của người Việt Nam.

9/10/2015


--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-
__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Saturday, 3 October 2015

'Đổi mới con người để tăng trưởng kinh tế'


'Đổi mới con người để tăng trưởng kinh tế'

Hà Mi BBCVietnamese.com
  • 11 tháng 9 2015
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh, nói về những cải cách thể chế và con người tại Việt Nam
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh vừa trả lời BBC Việt Ngữ về những ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài cũng như những sửa đổi luật pháp, cải cách thể chế và đổi mới con người mà Việt Nam đang làm.
Phỏng vấn diễn ra tại Diễn đàn kinh tế do Đại sứ quán Việt Nam tại Anh Quốc, kết hợp với Mạng lưới Việt Nam Anh Quốc và Nhóm Harvey Nash, tổ chức tại thủ đô London, Anh, hôm 10/9.
Ông cho biết những hội thảo như thế này có tác dụng rất lớn để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Anh Quốc và chính sách đầu tư của Việt Nam hiện nay muốn thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc hơn so với trước đây.
Bộ trưởng Vinh cho biết một số ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bao gồm
  • Tạo ra sự minh bạch hơn trong hệ thống pháp luật để các DN nước ngoài hiểu luật pháp VN
  • Các ưu đãi sẽ dành cho lĩnh vực công nghệ cao với luật Công nghệ cao, các DN thuộc diện này được hưởng mức ưu đãi thuế cao nhất ở VN, như 4 năm miễn hoàn toàn thuế, 9 năm tiếp theo chỉ đóng 50% mức quy định và 15 năm còn lại đóng bình quân 10% thay vì mức thuế thu nhập DN hiện nay là 20%
  • Những DN đến từ các quốc gia phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hay đầu tư về chuyên giao công nghệ.

Sửa đổi pháp luật để tạo môi trường đầu tư minh bạch

Bộ trưởng Vinh cho biết Việt Nam cũng nhận thấy những hạn chế trong hệ thống pháp luật của mình vì thế chọn cải cách thể chế như một đột phá trong ba đột phá về kinh tế của VN, đảm bảo minh bạch và phù hợp với quốc tế.

"Việt Nam hiện nay đã tham gia rất nhiều hiệp định song phương và đa phương, do vậy buộc phải thực hiện các cam kết của mình. Chính vì thế phải sửa đối luật pháp để đáp ứng được các cam kết quốc tế.
"Việt Nam cũng đã nhận ra rằng muốn thu hút đầu tư nước ngoài thì phải tạo ra môi trường minh bạch và tiên lượng được."
Ông cũng nhắc tới Luật đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, mà theo ông đã có cách tiếp cận rất rõ ràng.
"Trước đây luật được xây dựng theo phương pháp tiếp cận chọn Cho, tức cho cái gì thì ghi trong luật còn cái gì không ghi trong luật thì phải đi xin phép, và đó là một rào càn. Nay sửa đổi theo cách tiếp cận hiện đại, tức là chọn Bỏ, tức là không cho cái gì, cấm cái gì thì ghi trong luật, còn không ghi thì có nghĩa công dân và DN được tự do đầu tư kinh doanh những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Nó thể hiện Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013.
"Tính minh bạch này đang là một trong những việc mà Việt Nam đang làm rất quyết liệt," ông Vinh nói thêm.

Cải cách thể chế để thúc đẩy tăng trưởng

Phần thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam Anh Quốc hôm 10/9 tại London
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Anh Quốc, Bộ trưởng Vinh nói tới chủ trương tiếp tục cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam
Theo Bộ trưởng Vinh, Việt Nam đã nhận ra rằng đặc biệt khi Việt Nam đang gia nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, nếu Việt Nam không thay đổi luật pháp, thể chế của mình thì không thể hội nhập kinh tế quốc tế được.
Ông nói Việt Nam tự thấy những lợi thế như tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư, lao động giá rẻ, dần dần đã hết dư địa, hay tăng trưởng nhờ khai thác tài nguyên, dầu khí, than đá, sắt thép để bán thô thì tăng trưởng như vậy không bền vững.
"Nếu chỉ dựa vào những thứ đó để tăng trưởng thì bị lạc hậu. Việt Nam sẽ thua kém, không cạnh tranh được trong môi trường hội nhập.
"Một trong những ưu việt chính là thể chế. Quốc gia này hơn quốc gia kia chính là ở thể chế. Thể chế và môi trường thu hút được người tài, thu hút được đầu tư cho nên Việt Nam phải cải tổ. Đó là việc Việt Nam đang làm. Tuy nhiên cũng phải nói rằng đổi mới thì không dễ và ở đâu cũng vậy," ông nói.
Bộ trưởng Vinh cũng trích lời cựu Thủ tướng Anh ông Tony Blair, nhân một lần đồng chủ trì đã nói rằng đổi mới luôn đi kèm sự chống đối vì đổi mới mà không có sự phản đối thì đấy không phải là đổi mới.
"Đổi mới bao giờ cũng tạo ra những cái khác với thông lệ và nó ảnh hưởng tới các nhóm lợi ích cho nên người ta chống đối rất quyết liệt."

Đổi mới cán bộ - nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Là người đã từng nói "Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế", Bộ trưởng Vinh cho biết đây là một lĩnh vực rất khó:
"Nguyên nhân của mọi nguyên nhân vì con người làm nên tất cả. Những rào cản cũng đều do con người đẻ ra những đổi mới cũng đều do con người gây dựng. Tuy nhiên ở đâu có người cán bộ tốt thì đương nhiên ở đó có sự phát triển tốt."

Ông cho biết hiện nay Việt Nam đang tập trung đổi mới công tác cán bộ.
"Tôi đã từng nói muốn cổ phần hóa DNNN thì đầu tiên phải thay mấy ông cán bộ từng gây dựng DN lên vì đó là con đẻ của họ và họ tự hào về nó, nên giờ không thể tự chặt chân mình để thay đổi toàn bộ. Cho nên rất khó, phải đổi mới từ công tác cán bộ.
"Ở tầm quốc gia cũng vậy thôi. Việt Nam đang nghiên cứu để có một chọn lựa cơ chế nào để người dân có thể tham gia chọn ra người lãnh đạo cao nhất của đất nước và cũng có thể hạ bệ họ nếu họ không làm được lời hứa trước nhân dân, trước dân tộc. Đây là điều quan trọng.
"Nếu cơ chế dựng lên được mà không cho xuống được thì đó là một cơ chế không giúp cho đất nước phát triển được. Chính vì thế đây là vấn đề then chốt của mọi quốc gia không phải riêng Việt Nam.
Ông cũng nói thêm trước đây bộ máy nhà nước Việt Nam phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong suốt một thời kỳ rất dài, nhưng trong 30 năm đổi mới thì thành công nhất của Việt Nam là chuyển sang nền kinh tế thị trường.
"Vì thế hệ thống, bộ máy của Việt Nam cần chuyển đổi để phù hợp với một mô hình mới và để có được điều đó thì đầu tiên phải là con người, là lãnh đạo. Và Việt Nam đang làm điều này."
Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Anh Quốc tại London hôm 10/9/2015
 Hơn một trăm đại diện doanh nghiệp Anh đã tới tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Anh Quốc
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List