Việt Nam






Wednesday, 26 April 2017

Thư số 66a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

   Thư số 66a gởi:
  Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                            Phạm Bá Hoa
                         Image result for Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Tôi chào đời năm 1930, là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc!  Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến “Chính sách giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam và kết  quả của nó”.
Thứ nhất. Giáo dục.
Giáo dục nền tảng trang bị con người về nhân cách và kiến thức”.
Nhân cách: cần kiến thức hậu thuẫn những lý lẽ để tránh bị lợi dụng vào mục đích không tử tế.

Kiến thức: cần nhân cách trợ giúp biến kiến thức trở thành những dự án những công trình hữu ích trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường cho con người gần gủi nhau hơn, bởi ngày nay mọi sinh hoạt đều tương quan tác động lẫn nhau, ngay cả sinh hoạt từ thiện cũng vậy.
Giáo dục, bao gồm: “Giáo dục gia đình , giáo dục học đường, và  giáo dục xã hội”.
(1) Giáo dục gia đình, do bẩm sinh, huyết thống, và cung cách sống của các thành viên trong gia đình, nhất là ông bà cha mẹ.
(2) Giáo dục học đường, do chính sách của chánh phủ, hệ thống tổ chức, biên soạn sách  giáo khoa, chính sách hỗ trợ nhà  giáo, hỗ trợ học sinh sinh viên, phương pháp giảng dạy, cung cách của thầy dạy.
(3) Giáo dục xã hội, do những chính sách cùng hệ thống điều hành của chánh phủ, những sự kiện phát sinh và những phương cách giải quyết trong các lãnh vực sinh hoạt xã hội.
Giáo dục, thể hiện đường lối của lãnh đạo thực hiện mục tiêu quốc gia. Muốn đất nước phát triển như thế nào, chánh phủ phải hoạch định chính sách chiến lược như thế ấy:
1/ Các ngành, căn cứ vào đó soạn thảo những chính sách dài hạn và những kế hoạch ngắn hạn để thực hiện, và cung cấp nhu cầu chuyên viên chuyên gia theo từng giai đoạn cho ngành giáo dục.
2/ Ngành giáo dục, đào tạo chuyên viên chuyên gia thích ứng cho nhu cầu đó. Đồng thời liên tục đào tạo và phát triển đội ngũ sư phạm về đạo đức lẫn kiến thức, cải tiến và phát triển sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu chiến lược, cải tiến dụng cụ trợ giáo, phương thức giảng dạy, cơ sở và trang bị, ..v..v...   Nói chung, “giáo dục” trang bị cho những thế hệ về phẩm chất làm người trong khuôn thước văn hoá dân tộc, về khoa học kỹ thuật của thời đại thích hợp với mục tiêu quốc gia, về tinh thần trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng dân tộc, và bổn phận công dân đối với tổ quốc.
Thứ hai. Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhớ lại rằng, những sự kiện từ giữa thế kỷ 20 đến nay, đã chứng minh lãnh đạo đảng cộng sản với nhà nước Việt Nam chỉ phục vụ cho quyền lợi của đảng chớ không phục vụ nguyện vọng người dân, mà quyền lợi của đảng lại đồng nghĩa với quyền lợi riêng tư của lãnh đạo các cấp trong các ngành sinh hoạt xã hội. Để tạo được một xã hội như vậy, chế độ giáo dục học đường và giáo dục xã hội chủ nghĩa đặt trên nền tảng “xin và cho”, là một chính sách giáo dục vô cùng hiểm độc, vì chỉ đào tạo những thế hệ thần dân -hay ngu dân- để tuân phục, chớ không đào tạo những thế hệ công dân để xây dựng đất nước, nhưng lại được lồng trong cái tủ kính trưng hàng “con người là vốn quí” hay “trăm năm trồng người” của nhân vật lãnh đạo tàn độc nhất trong lịch sử Việt Nam, là ông Hồ Chí Minh và những nhóm lãnh đạo tiếp nối đến nay.
Một số công dân xã hội chủ nghĩa đã vượt khỏi chính sách giáo dục thần dân, cố gắng làm người tử tế trong xã hội, mà trước mắt là bày tỏ ý thức chính trị trong ôn hòa để giành lại những quyền căn bản của con người được qui định trong Hiến Pháp Việt Cộng, lại bị lãnh đạo Các Anh qui trách những công dân đó vào tội hình sự để bắt vào tù hoặc giam lỏng tại nhà dài hạn.
Xin dẫn chứng chính sách giáo dục liên tục từ năm 1989 đến nay:
Năm 1989. Trích bài viết của Vũ Hạnh đăng trong báo Công An ngày 31/05/1989 tại Sài Gòn, lần đầu tiên giáo dục như thế nào trong hội nghị tại Viện Nghiên Cứu Giáo Dục miền Nam.
(1) Nhà giáo Tôn Thuyết Dung trình bày: “…Sách giáo khoa không đào tạo con người, trước khi nói đến chủ nghĩa cộng sản. Về các câu hỏi để học sinh trả lời không nhắm vào chủ đề rõ rệt, không giúp học sinh phát huy nhận thức, trái lại gò ép học sinh trả lời một cách dối trá…”.
(2) Ông Xuân Diệu nhận xét thật ngắn nhưng rất sâu sắc: “Một trong những thiếu sót quan trọng là giáo dục không đào tạo con người, nên rốt cuộc xã hội chúng ta chỉ có thần dân mà không có công dân”.
(3) Một nhận thức sâu sắc khác: Giáo dục phải nhắm mục đích đào tạo con người dân chủ từ bé, phải chống lại sự tha hóa lớn nhất hiện nay là sự quanh co dối trá, sự thiếu thành thật giữa con người với nhau…”.
Năm 2000. Trung Tướng cộng sản Trần Độ lúc đương thời, có viết tập nhật ký “Rồng Rắn” ngày 7/12/2000, có đoạn liên quan đến giáo dục như sau: Bộ máy quản lý xã hội đã thực hiện một nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ chuyên chính.  Nó tạo ra và nó bắt buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc đảng, lệ thuộc nhà nước, lệ thuộc cán bộ, và một tâm lý phải tuân phục, kể cả người cao nhất cũng phải tuân phục vào một cái gì bí và hiểm. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Suy cho cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.
Năm 2004. Giáo Sư Hoàng Tụy trong nhóm nghiên cứu giáo dục Hà Nội phát biểu: “… Những sự kiện gian dối trong giáo dục cũng như trong thi cử, làm xói mòn niềm tin của tuổi trẻ lẫn của phụ huynh mà thành phần này luôn kỳ vọng vào nền giáo dục nước nhà, đã dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí nó đánh mất niềm tin của mọi người trong xã hội….Ngày 23/2/2004 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã ban hành Quyết Định, bắt buộc sinh viên đại học toàn quốc phải học và thi tốt nghiệp các môn học chính trị, bao gồm triết học Mác-Lê, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng, và tư tưởng Hồ Chí Minh… Các môn học bắt buộc này chiếm đến 203 giờ, hay là 9% thời lượng của chương trình đại học…”.
Trong khi đó, cuộc hội thảo tổng kết giáo dục tại Hà Nội hồi tháng 7/2004 với số đại biểu trong ngành giáo dục tham dự gần 1.000 người, do Thủ Tướng chủ tọa. Ông Trần Hồng Quân, Bộ Trưởng Giáo Dục trình bày diễn tiến và kết quả. Ông kết luận:…Cuộc cải cách giáo dục trong thời gian qua là hoàn toàn thất bại. Vì cải cách theo chắp vá chớ không cải cách toàn diện”.
Năm 2008. Tại Viện ISD Hà Nội vào ngày 6/6/2008, giáo sư Hoàng Tụy là một trong số ít trụ cột của nền giáo dục Việt Nam trình bày một cách thẳng thắn. Trích vài đoạn: “… Nếu Việt Nam cô lập với thế giới bên ngoài thì không đến nỗi lo lắng, nhưng nếu đặt giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhìn một cách khách quan và có trách nhiệm, thì không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày càng xa của giáo dục Việt Nam so với các nước chung quanh trong suốt 30 năm qua... Vì đặt nặng về chỉ tiêu mà không căn cứ vào kiến thức, nhà trường đã vô tình trút vào xã hội mọi thứ rác rưởi độc hại là bằng cấp giả, bằng cấp dỏm, học giả... ..
Năm 2009. Tham khảo và trích dẫn bài nhận định của đại học Harvard Hoa Kỳ về Gíáo Dục Cao Đẳng & Đại Học tại Việt Nam. “...Về sinh viên du học, cũng là vấn đề gai góc: .. (1) Sinh viên Việt Nam du học ngoại quốc bắt đầu gia tăng từ năm 1986, nhưng chỉ là con em của những gia đình cán bộ đảng viên, và những sinh viên may mắn nhận được học bổng. (2) Hiện nay, xã hội Việt Nam có sự chênh lệch quá xa về mức sống giữa người thành thị giàu sang tột đỉnh với người nông thôn nghèo khổ tột cùng. (3) Việt Nam không thể nào chỉ trông cậy vào số sinh viên du học mà không tạo nên một hệ thống giáo dục thích ứng với mục tiêu phát triển quốc gia, thì các chuyên gia Việt Nam đào tạo từ đại học ngoại quốc vẫn tránh né nghề giảng huấn nếu phải trở về Việt Nam. Mặc khác, đại học danh tiếng quốc tế không bao giờ chấp nhận những sinh viên Việt Nam yếu kém, vì như vậy sẽ gây tổn thương danh tiếng của họ…(4) Vì vậy mà trong danh sách 100 trường đại học nổi tiếng của Châu Á, Việt Nam không có một trường nào cả, trong khi Nam Hàn có đến 16 trường, Trung Cộng có 14 trường,  đảo quốc Đài Loan có 11 trường, Malaysia có 5 trường, Thái Lan có 5 trường, Nam Dương có 4 trường, Singapore có 2 trường, Phi Luật Tân có 2 trường, và tệ nhất là Pakistan cũng có được 1 trường trong danh sách đó.
Cũng từ bản nghiên cứu nói trên, Giáo sư Hoàng Tụy nhận xét: “Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư và gần đây rộ lên cả mấy tá viện sĩ. Rồi lại có những bộ óc vĩ đại thế kỷ 21 và nhiều nhân vật trí thức, đang có kế hoạch dành 25 hecta đất vào thời buổi đất quý hơn vàng, để xây một Văn Miếu hiện đại mới đủ chỗ vinh danh trí thức quá ư đông đảo. Thế nhưng có ai dám chắc cái gia tài trí thức lớn lao ấy, sau này có được con cháu hoan nghênh không?
Năm 2010. Trên <vietnamnet.vn/giaoduc ngày 26/05/2010, nhà văn Dạ Ngân (trong nước) dùng chữ “du học để tị nạn giáo dục” khi trả lời cuộc phỏng vấn. Thoạt nghe tưởng như đùa, nhưng thật ra là chuyện rất thật, nếu chúng ta nhìn vào nền giáo dục Việt Nam ngày nay. Bà nhận định: “Các ông bố bà mẹ hiện đại ở các đô thị đang có xu hướng “ấn” con đi du học càng sớm càng tốt? Xu hướng này n ói Iên điếu gì về tâm lý và sự thay đổi trong xã hội hiện nay? Nhưng tại sao có tâm lý đua nhau cho con đi sớm? Là vì cung cách của nền giáo dục Việt Nam không thể nào làm cho bậc cha mẹ an tâm. Tính hiếu học của người Việt đang bị thách thức mà những người có tiền không dại gì để con mình phải chịu đựng sự thí nghiệm mãi của những nhà cải cách, và phải học theo kiều “nhồi sọ” ở trường, lại còn phải học thêm và học thêm mãi”.
Ngày 13/6/2012, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị Quyết chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020, trong đó có đoạn: “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, xây dựng nền giáo dục có tinh thần nhân dân, tiên tiến, hiện đại xã hội chủ nghĩa Mác-Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
Với tôi, ông Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo tàn độc nhất trong lịch sử Việt Nam, Vậy mà Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng, vẫn mang cái tên ông ta ra làm nền tảng cho giáo dục Việt Nam, thì muôn đời Việt Nam vẫn dưới đít Cam Bốt về giáo dục (Mời đọc trang 7 về bảng xếp hạng giáo dục trong khối ASEAN). 
cuối năm 2012 "Luật Giáo Dục Đại Học Việt Nam" ban hành sau khi Quốc Hội thông qua ngày 18/6/2012, và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 Luật này có 73 Điều trong 12 Chương, Trong đó Điều 13 về tổ chức: (1) Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều Lệ đảng cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến Pháp, pháp luật (2) Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến Pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội. (3)  Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Image result for Học sinh lớp 8 nói GD Việt Nam đã "Thối nát"


Trích bản tin đài VOA ngày 13/8/2013, cậu bé lớp 8 Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi ra mắt sách giáo  khoa về Văn và Tiếng Việt, do Nhóm Cánh Buồm biên soạn, rằng: "Điều mà con muốn nói với chánh phủ Việt Nam, hay rõ ràng hơn là Bộ Giáo Dục. Theo con, các vị Bộ Trưởng và Thứ Trưởng Giáo Dục, không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam. Vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ quá thối nát rồi. Suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị Bộ Trưởng Thứ Trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo Dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm, thì đến khi nào con thành Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục con sẽ làm”.
Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập Nhóm Cánh Buồm, gồm nhiều nhà khoa học và hoạt động độc lập, đang soạn thảo lại các bộ sách giáo khoa mới, nhằm góp phần canh tân giáo dục Việt Nam, nói rằng: “Phát biểu của em Vũ Thạch Tường Minh, học sinh trường Amsterdam, đã nói thay nguyện vọng của nhiều người (lớn)”.
Ngày 21/11/2016, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam trong dịp chia sẻ quan điểm của ông về câu hỏi từ một đại biểu Quốc Hội, rằng: “Việt Nam có triết lý giáo dục hay không?” Phó Thủ Tướng trả lời: “Có. Việt Nam có triết lý giáo dục. Có điều là ta không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”  Phó Thủ Tướng khẳng định: “Nếu chúng ta lên Internet gõ vào nhóm chữ "triết lý giáo dục Việt Nam" thì thấy ngay”.. Mặc Lâm, biên tập viên RFA, đã gõ thì thấy “Có đến một triệu ba trăm ngàn lượt người  tìm kiếm nhưng người ta vẫn không có một kết quả nào do chính Bộ Giáo Dục & Đào Tạo hướng đẫn hay gợi ý tìm câu mà ông cho rằng là triết lý giáo dục Việt Nam ..”
Ngày 17/3/2017, Thủ Tướng Việt Nam ra quyết định thành lập Hội Đồng Quốc Gia Cố Vấn Giáo Dục & Phát Triển Nhân Lực, gồm 26 thành viên, do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ Tịch Hội Đồng.
Nhận xét về 26 thành viên của Hội Đồng này, ngoài hai nhân vật đứng đầu là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Tiến Sĩ Nguyễn Lương Hải Khôi, đại học sư phạm tại TP Hồ Chí Minh, có bài viết trên internet nhận định rằng: “Có một học giả là bà Phạm Thị Ly, còn đa số các thành viên là của các đại học công lập, chỉ có một người của đại học tư thục. Không có ai đai diện cho giáo dục mẫu giáo và phổ thông, cũng không có người đại diện cho lĩnh vực giáo dục thể chất, và cũng không có người đại diện cho giáo dục khoa học và kỹ thuật. Vậy liệu có phải chánh phủ Việt Nam hình dung cả nền giáo dục Việt Nam chỉ là giáo dục đại học thôi sao?”
Khi được hỏi rằng: “Sự có mặt của Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng, có thể làm cho các kiến nghị của Hội Đồng này có trọng lượng hơn hay không?” Ông Nguyễn Thế Hùng trả lời rằng: “Điều đó không chắc, vì ở Việt Nam mọi quyết định quan trọng là của Bộ Chính Trị”..
Tiến sĩ Phan Hữu Trọng Hiền thì cho rằng: “Muốn giải quyết vấn đề giáo dục ở Việt Nam, phải giải quyết từ gốc. Vì giáo dục của mình là giáo dục định hướng con người xã hội chủ nghĩa, là phải tin vào những cái gì mà thể chế này tuyên truyền, với lại chính trị chen vào giáo dục rất là nhiều. Định hướng đó, cộng với những bài học lịch sử, thì cái gốc vấn đề đó tạo nên hệ lụy trong định hướng giáo dục. Và khi cái gốc vấn đề còn đó, thì bất cứ Hội Đồng nào cũng không giải quyết được vấn đề.”


Image result for Học sinh lớp 8 nói GD Việt Nam đã "Thối nát"


Thứ ba. Kết quả của giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam có bao nhiêu Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ? Tôi giúp Các Anh tìm hiểu xem hiện nay Việt Nam đã đào tạo được bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp bậc đại học và trên đại học, tôi cố gắng gọi chung là "trí thức Việt Nam". Đồng thời cũng tìm hiểu xem sau thời gian ra trường, những nhà trí thức đó đã đóng góp thế nào vào sự phát triển quốc gia. Đây chỉ mới căn cứ trên bằng cấp chớ chưa nhìn vào phẩm chất giáo dục nhé, vì phẩm chất của trí thức Việt Nam do giáo dục đại học Việt Nam đào tạo thì không thể nào so sánh với trí thức Việt Nam hải ngoại, khác nhau ở điểm căn bản là giáo dục hải ngoại với đại học tự trị, trong khi giáo dục đại học xã hội chủ nghĩa trong tay lãnh đạo đảng với chánh phủ Việt Cộng, mà lãnh đạo Việt Cộng cai trị đất nước -trong đó có giáo dục- với chính sách độc tài toàn trị.  
Trích bản Thống Kê ngày 8/11/2015 của Bộ Khoa Học & Công Nghệ, trên toàn quốc hiện có 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc Sĩ. Riêng về Kỹ sư thì thống kể của Bộ Giáo Dục cũng như Bộ Khoa Học & Công Nghệ không thấy nói đến, trong khi bảng xếp hạng của Forbes ngày 21/06/2015 như sau: "Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có số lượng kỹ sư nhiếu nhất thế giới, với 100.390 Kỹ Sư tốt nghiệp mỗi năm.
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) thì số lượng kỹ sư tốt nghiệp nghiệp hằng năm như sau: (1) Nga với 454.436 Kỹ sư. (2) Hoa Kỳ với 237.826 Kỹ sư. (3) Iran với 233.695 Kỹ sư. (4) Nhật Bản với 168.214 Kỹ sư. (5) Nam Hàn với 147.858 Kỹ sư. (6) Indonesia với 140. 169 Kỹ sư. (7) Ukraine với 130.391 Kỹ sư. (8) Mexico với 113.944 Kỹ sư. (9) Pháp với 104.746 Kỹ sư. Và (10) Việt Nam với 100.390 Kỹ sư.
Forbes nhận định: "Trong thời gian qua, một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, là nơi có số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật đông nhất thế giới. Tuy nhiên, khuynh hướng này dường như đang thay đổi khi một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất, và xây dựng, đến từ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam".
Vậy là đến năm 2014, bậc giáo dục đại học Việt Nam đã "cung ứng" cho  bộ máy sinh hoạt và phát triển quốc gia được: Thứ nhất. Bậc đại học với 100.390 Kỹ Sư mỗi năm. Con số này chưa tính đến sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp Cử Nhân. Dù không có thống kê về số Kỹ Sư tốt nghiệp những năm trước đó, nhưng tôi tạm dùng con số 100.390 của tổ chức Forbes, nhân cho 5 năm trước (2010-2011 đến 2014-2015) để có con số chung là 501.950 Kỹ sư. Thứ nhì. Trên đại học với 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc Sĩ. Cộng chung số lượng trí thức do đại học Việt Nam đào tạo, gồm: 501.950 KS + 101.000 TS + 24.300 TS = 627.250 trí thức.   
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/12/2015, trong tổng số tốt nghiêp bậc đại học trở lên, hiện có đến 225.000 trí thức trong tình trạng thất nghiệp với thời gian dài, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm tuyển nhân viên có bằng đại học trở lên, lại không thể tiếp nhận những trí thức trong số nòi trên.
Vậy, câu hỏi nêu lên là "tại sao"? Và trong một góc độ nào đó, thì đây là câu trả lời: "Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn, là do nền giáo dục "thầy đọc trò chép", cộng với thời gian sinh viên thực tập chỉ là hình thức trong đại học của chúng ta. Chưa hết, tâm trạng của sinh viên từ học ở trường đến thực tập tại cơ quan, miễn sao đủ điểm là được mà không cần kiến thức của người được gọi là trí thức". Còn ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ Tịch Công Ty Tư Vấn Kinh Doanh Hội Nhập Toàn Cầu - GIBC, nhận định: "Chỉ khoảng 25 đến 30% trí thức đi xin việc là có khả năng, và hơn 70% còn lại cần phải tái đào tạo mới có thể hội nhập vào các công ty. Bằng cấp, tự nó không nói lên được kiến thức cũng như phẫm cách của người được gọi là trí thức. Trường hợp điển hình là công ty của ộng đăng tin tuyển chuyên viên kế toán, chỉ trong 5 ngày sau thì nhận được 400 hồ sơ. Sau khi duyệt xét và phỏng vấn thì  công ty chỉ nhận tạo 10 người, và cuối cùng chỉ có 1 người trong số đó được xem là đúng tiêu chuẩn. Trong khi phỏng vấn, có vài em rất cần việc làm và sẳn sàng làm bất cứ việc gì. Thấy vậy, Công Ty đã nhận một số em có bắng Cao Đẳng và Đại Học vào làm những công việc kế toán tài chánh, và các em rất bằng lòng. Điều đó cho thấy các em cũng nhận ra được khả năng thật sự của các em, chớ không phải bằng cấp nói lên khả năng".    
Phó Giáo Sư Trần Xuân Nhĩ, nhận định: "Các CNhân ra trường vẫn thất nghiệp, vì kiến thức của họ  không thích hợp với nhu cầu của xã hội, cho nên bản thân họ phải học lại để có kiến thức hữu dụng, tìm hiểu nhu cầu của xã hội, rèn luyện kỹ năng của bản thân để tự tạo cơ hội cho mình". Bàn về phẩm chất của CNhân, Thạc Sĩ, ông Nguyễn Minh Ngọc, Giám Đốc Gemslight Company Ltd, thẳng thắn nói rằng: “Về kiến thức thì vứt cái tư duy ông CNhân củaThạc Sĩ đi, vì học xong trường đại học chỉ đủ cho các ông bà thò đầu lên khỏi mặt đất thôi, còn phải hít bụi hít đất chớ chưa đứng lên được để đi đâu".
Đúng là "Thì trường nhân lực Việt Nam quá thừa, nhưng quá thiếu"! Quá thừa, vì bằng kỹ sư trở lên quá nhiều, nhưng không thích hợp với nhu cầu của các ngành nghề trong xã hội cần đến.
Mời Các Anh đọc tiếp vài so sánh căn bản dưới đây để nhận rõ nền giáo dục đại học Việt Nam thua kém các quốc gia chung quanh ra sao.           
Từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam có 5 bằng sáng chế được ghi tên tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào cả. Số lượng bằng sáng chế là một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước. Số bằng sáng chế không chỉ nói lên thành tựu thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn nói lên tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì xuất cảng những sản phẩm kỹ thuật cao, thu được nhiều lợi nhuận. Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh Trong bài viết này, chỉ đề cập bằng sáng chế lưu trữ tại Hoa Kỳ trong năm 2011, và được trích lục từ văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.
Số lượng bằng sáng chế của các quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, như sau: 1. Nhật Bản với 126 triệu dân, có 46.139 bằng sáng chế. 2. Nam Hàn, 48 triệu dân, có 12.262 bằng sáng chế. 3. Đài Loan với 23 triệu dân, có  8.781 BSC. 4. Trung Cộng với 1 tỷ 350 triệu dân, có  3.171 BSC. 5. Singapore với 4 triệu 800 ngàn dân, có 647 BSC. 6. Malaysia với  27 triệu 900 ngàn dân, có 161 BSC. 7. Thái Lan với 68 triệu dân, có 53 BSC. 8. Philippines với 93 triệu dân, có 27 BSC. 9. Indonesia với 232 triệu dân, có 7 BSC. 10. Brunei với  407 ngàn dân, có 1 BSC. Và 11. Việt Nam với 89 triệu dân, không có bằng sáng chế nào.  
Chưa hết, ngày 6/9/2013, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (gọi tắt bằng Anh ngữ là WEF) đã công bố bảng xếp hạng hệ thống giáo dục 8 quốc gia trong khối ASEAN. Theo đó thì WEF ghi nhận Singapore, Malaysia, và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu, Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7, và Thái Lan ở cuối bảng. Lào và Miến Điện (Myanmar) không được WEF xếp hạng. Tổ chức WEF thành lập năm 1970, là tổ chức “phi lợi nhuận”, trụ sở tại Davos , Geneve, Thụy Sĩ. Chủ Tịch hiện nay của Diễn Đàn là Tiến Sĩ Klaus Schwab. Báo cáo cũng khẳng định rằng: “Tài chánh không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt, và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp”.... (Tr. Lâm. Theo Bangkok Post)
Các Anh có cảm nhận nỗi nhục khi mà giáo dục đại học Việt Nam, chẳng những không có một trường đại học nào trong bảng xếp hạng 500 trường đại học nổi tiếng trên thế giới, lại còn đứng ngay dưới đít Campuchia trong bảng xếp hạng giáo dục các quốc gia trong khối ASEAN không? Trong khi Thái Lan có 3 trường đại học, và Singapore chỉ hơn 4 triệu dân còn có được 2 trường đại học trong danh sách 500 trường đại học nổi tiếng. (Ranking Web of World Universities Distribution by Countries)  
Tại Diễn Đàn tổng kết 30 năm (1986-2015) đổi mới tại Hà Nội ngày 19/11/2015, ông Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, nhận định: "Tính từ năm 2015, Việt Nam phải mất 10 năm nữa mới bằng Trung Hoa, 12 năm nữa mới bằng Thái Lan, và 17 năm nữa mới bằng Malaysia của năm 2011. Và nhận định của ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ Tướng: " Người Việt chúng ta thảo luận về nhóm chữ "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" mà 30 năm qua vẫn chưa ai hiểu ý nghĩa của nó là gì. Đến "doanh nghiệp nhà nước chủ đạo" sau 30 năm vẫn còn tranh luận dài dài, mà  không biết bao giờ mới hiểu được nghĩa của nó".
Ngày 13/4/2017, khi phát biểu tại trường đại học Văn Hiến, Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ, nói rằng: “Để có trường đại học thật sự tốt, cần một thời gian rất dài. Vì vậy ban đầu cần phát triển nhanh, bền vững, đúng thế mạnh của mình để tham gia vào thị trường nguồn nhân lực…”  Khi thảo luận, một giảng viên nêu câu hỏi: “Hiện nay xã hội rất quan tâm đến giáo dục, nhưng nhìn đa chiều thì phẫm chất giáo dục Việt Nam yếu hơn so với thế giới. Vậy, so với Châu Á thì giáo dục Việt Nam đang đứng hạng thứ mấy?” Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời: “Muốn đánh giá đứng thứ mấy, phải có đánh giá, nhưng khó so sánh được phẫm chất giáo dục nước này với nước kia. Giáo dục đại học Việt Nam vừa qua, đã có những bước phát triển rất mạnh, nhưng xét theo yêu cầu của thực tiễn thì chưa đáp ứng được…”.
Kết luận.
Ngày 10/4/2014, khi mà tình trạng bằng cấp giả, bằng cấp nâng đỡ, bằng cấp mua, ..v..v.. , thì nhà báo Lê Nguyên khẳng định: "Phẩm chất giáo dục thời thực dân Pháp rất tốt so với  giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày nay, cả về phẩm chất lẫn kiến thức.... Vì vậy mà những ai được cộng sản chiếu cố đưa vào những chức vụ lãnh đạo, chính là những người mất phẩm chất con người... "
Với vấn đề này, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết:Phải nói rằng, từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam trở nên tha hóa hơn con người Việt Nam thời phong kiến. Và phẩm chất đạo lý của con người Việt Nam bây giờ, cũng thua cái thời Pháp thuộc.
Từ Đà Nẵng, Giáo Sư Nguyễn Thế Hùng nhận xét:Tình trạng này xuất phát từ giáo dục ra. Nhớ lại Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, nền giáo dục đào tạo con người rất là đàng hng. Còn bây giờ, cái nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nó loạn quá?
Từ Hà Nội, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh khẳng định: “... Chúng ta đau xót ở điểm là nền giáo dục từ năm 1945, “hồ chí minh” gọi là nền giáo dục hn toàn Việt Nam, cái nền giáo dục đó đã tạo ra loại người đãđang lãnh đạo đất nước này, chính họ tạo nên một xã hội băng hoại như hiện nay.
Tóm lại. Lãnh đạo Việt Cộng “đã thành công” trong mục tiêu đào tạo con người mới với văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, mà họ thực hiện ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà Việt Cộng nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, rồi dâng công với cộng sản quốc tế là Nga Sô và Trung Cộng. Vì vậy mà ngày nào còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị, thì ngày ấy chưa thể bắt đầu khôi phục nền văn hóa nhân bản, và xã hội vẫn tiếp tục lún xuống tận đáy của băng hoại.
mqdefault.jpg

Chỉ có cách duy nhất mà cố Tổng Thống  Nga Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản là không thể thay đổi, mà phải xóa bỏ nó”.   
Trong khi Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nói: Người cộng sản làm cách mạng không phải đem lại hạnh phúc cho người dân, mà họ làm cách mạng để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ”.
Và Các Anh hãy nhớ “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Hạ tuần Tháng 4 năm 2017
Phạm Bá Hoa

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~








Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Thư số 66b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


                                          Thư số 66b gởi:
                                          Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                                            Phạm Bá Hoa

                                        Image result for Thư số 66b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”.
Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng.
Tuy tên Quốc Gia mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng hồn thiêng sông núi trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi.
Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc!

Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến cấp Tư Lệnh Sư Đoàn, ngoại trừ lãnh đạo cấp Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi tổng hợp những cơ quan hành chánh Hoa Kỳ và Australia, đã chánh thức công nhận quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản.

Đây là bằng chứng giúp Các Anh hiểu rõ rằng, chúng tôi là một Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại 91 quốc gia (tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công bố năm 2000), chứ không phải những cá nhân di dân kinh tế như lãnh đạo Việt Cộng mở miệng ra là phỉ báng Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi theo cách nói của họ.

* * * * * *
Trước khi vào chuyện.

Sau 12 năm 3 tháng trong các trại tập trung của cộng sản tại Long Giao (tỉnh Long Khánh), Tân Hiệp (tỉnh Biên Hoà), trại 2 Liên Trại 1 tại Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, và trại Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh, tôi ra trại về Sài Gòn và chờ đợi.
Ngày 5/4/1991 vợ chồng tôi đến Hoa Kỳ trong đợt H.O 5 Đầu tháng 6/1991, nhờ sự giúp đỡ của cô em, tôi sang Orange County (California) làm việc trong một trường thẩm mỹ.
Ngày 16/6/1991, anh Lê Tấn Trạng đưa tôi đến nghĩa trang trên đường Westminster mà tôi không biết tên, tại đây có một nhóm anh em cựu quân nhân với vài anh mặc quân phục, có cả quốc kỳ quân kỳ nữa. Tôi ngạc nhiên quay sang anh Trạng:

- “Bộ ở đây có lễ gì hả anh?”
- “Hôm nay em với anh tham dự Ngày Quân Lực”.
- “Anh làm tôi ngạc nhiên một cách thích thú. Trong trại tập trung, chúng tôi cũng lén lút tổ chức một cách lặng lẽ, nhưng lần đầu tiên được trông thấy quốc kỳ quân kỳ hẳn hòi. Các anh ấy làm sao có được mấy bộ quân phục với cờ quạt vậy anh?”
- “Anh ở đây vài tháng rồi biết. Bà con làm được nhiều thứ lắm”. 


============= =========

Một nhóm các bạn khoảng 15 người, mặc quân phục lẫn thường phục đang tập dượt với quốc kỳ quân kỳ trong thế nghiêm và thế chào cờ. Khi vào chương trình, số anh em có mặt khoảng 20 người. Tôi nghĩ thầm: “Vậy là quí lắm rồi”. Chỉ diễn tiến trong 30 phút là xong lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực, nhưng có nghiêm có nghỉ, có rước quốc kỳ quân kỳ, có tiểu đội dàn chào, có hát quốc ca, cũng có “diễn văn” của anh trưởng nhóm tổ chức nữa, dù chỉ vài lời ngắn ngủi Và rồi mọi người ra về sau "bữa tiệc nho nhỏ" với chuyện trò thân mật dù quen hay chưa quen, nhưng rõ ràng là rất thân tình ấm cúng trong một góc nhỏ của nghĩa trang.

Đây là dấu ấn đầu tiên rất ý nghĩa của một cựu quân nhân, một cựu tù nhân chính trị, bắt đầu đời sống tị nạn tại hải ngoại!
Với sự kiện nho nhỏ đó, dẫn tôi đến sự tìm tòi những tin tức tương tự trên internet. Bỗng một hôm, tôi tìm thấy bản tin tường thuật Hội Đồng thành phố Westminster thảo luận và quyết định.
Vậy, quyết định đó là quyết định gì? Mời Các Anh đọc tiếp …

Vào chuyện.
Image result for quốc kỳ nền vàng ba

Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster tiểu bang California, Hoa Kỳ, chánh thức công nhận  quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là lá cờ truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại thành phố này. Và trong mọi trường hợp, quốc kỳ này được treo lên trong phạm vi thành phố.

Từ đó, vòng qua các tiểu bang lần lượt công nhận, theo thứ tự mẫu tự sau đây: Alabama, Arizona, California, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Iowa, Kansas, Kentucky, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington. (32/50 tiểu bang).

Đến ngày 17/4/2017, quốc kỳ truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản,  đã được các đơn vị hành chánh tại Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi (Australia) chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian, như sau: 

   1. Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster, tiểu bang California. Nghị Quyết 3750.
   2. Ngày 11/3/03, thành phố Garden Grove, tiểu bang California. Nghị Quyết 8486-03.
   3. Ngày 14/4/03, thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia. Nghị Quyết TR-03-07.
   4. Ngày 5/5/03, thành phố Milpitas, tiểu bang California. Nghị Quyết 7300.
   5. Ngày 3/6/03, Santa Clara County, tiểu bang California. Quận Hạt này bao gồm 15 thành phố, kể cả thành phố San Jose, với dân số toàn Quận khoảng  1.700.000 người.  
   6. Ngày 4/6/03, thành phố Hooland, tiểu bang Michigan. 
   7. Ngày 18/6/03, thành phố Houston, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 17-2003. 
   8. Ngày 24/6/03, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minesota. Nghị Quyết 03-502.
   9. Ngày 7/7/03, thành phố Pomona, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003-140.
10. Cùng ngày 7/7/03, Fairfax County, tiểu bang Virginia.

11. Ngày 15/7/03, tiểu bang Louisiana. Luật số 839. Đâycấp tiểu bang thứ1/18.
12. Ngày 30/7/03, thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.
13. Ngày 30/7/03, thành phố Boston, tiểu bang Massachussetts. Nghị Quyết 03-1104.
14. Ngày 8/9/03, thành phố Springfield, tiểu bang Massachussetts.
15. Ngày 12/9/03, thành phố Oklahoma, thủ phủ tiểu bang Oklahoma.
16. Ngày 16/9/03, thành phố El Monte, tiểu bang California. Nghị Quyết 8384.
17. Ngày 16/9/03, thành phố Garland, ngoại ô thành phố Dallas, tiểu bang Texas.
18. Ngày 16/9/03, thành phố Tumwater, tiểu bang Washington. Nghị Quyết R2003-013. 
19. Cũng cùng ngày 16/9/03, thành phố Malden, tiểu bang Massachussetts.
20. Ngày 17/9/03, thành phố Rowley, tiểu bang Massachussetts.  

21. Ngày 30/9/03, thành phố Grand Rapids tiểu bang Michigan.
22. Ngày 9/10/03, thành phố Lacey, tiểu bang Washington
23. Ngày 8/10/03, thành phố Quincy, tiểu bang Massachussetts.
24. Ngày 20/10/03, thành phố Doraville, tiểu bang Georgia.
25. Ngày 21/10/03, thành phố Olympia, tiểu bang Washington.
26. Cùng ngày 28/10/03, thành phố Lowell, tiểu bang Massachussetts.
27. Ngày 3/11/03, thành phố Norcross, tiểu bang Georgia.
28. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Clarkston, cũng tiểu bang Georgia.
29. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Dekalb, tiểu bang Georgia.
30. Cũng ngày 3/11/03, thành phố Gwinnett, tiểu bang Georgia. 

31. Ngày 4/11/03, thành phố Lawrence, tiểu bang Massachussetts.
32. Ngày 11/11/03, thành phố Arlington, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 03-E-555.
33. Cùng ngày 11/11/03, thành phố Port Arthur, tiểu bang Texas.
34. Ngày 12/11/03, thành phố Rainer, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 461.
35. Ngày 18/11/03, thành phố Marina, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003.
36. Ngày 1/12/03, thành phố Puyallup, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 1834.
37. Ngày 6/12/03, thành phố Worcester, tiểu bang Massachussetts.
38. Ngày 8/12/03, thành phố Lakewood, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 2003-29.
39. Ngày 16/12/03, thành phố Fort Worth, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3017.
40. Ngày 13/1/2004, thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska.

41 Cùng ngày 13/1/04, thành phố Dupont, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 04-279.
42. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.
43. Ngày 14/1/04, thành phố San Diego, tiểu bang California. Nghị Quyết R-2004-670.
44. Ngày 27/1/04, Pierce County, tiểu bang Washington.
45. Ngày 29/1/04, thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania.
46. Ngày 3/2/04, thành phố Grand Prairie, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3975.
47. Ngày 10/2/04, thành phố South El Monte, tiểu bang California.
48. Ngày 17/2/04, thành phố Stockton, tiểu bang California
49. Trong cùng ngày 21/2/04, ba văn kiện Resolution của Hạ Viện, Resolution của Thượng Viện, và Proclamation của Thống Đốc tiểu bang New Jersey, công nhận và vinh danh   
      quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta. Đây là tiểu bang thứ 2/18.
50. Ngày 20/2/04, thành phố Hartfort, tiểu bang Connecticut. Nghị Quyết ngày 20/2/04.

51. Ngày 24/2/04, thành phố Centralia, tiểu bang Washington.
52. Cùng ngày 24/2/04, thành phố University Place, tiểu bang Washington.
53. Ngày 28/2/04, thành phố Jersey City, tiểu bang New Jersey.
54. Ngày 15/3/04, thành phố West Hartfort, tiểu bang Connecticut. NQ ngày 15/3/04.
55. Cùng ngày 15/3/04, thành phố Salina, tiểu bang Kansas.
56. Ngày 16/3/04, thành phố Biloxi, tiểu bang Mississippi.
57. Cùng ngày 16/3/04, thành phố Orlando, tiểu bang Florida.
58. Cũng cùng ngày 16/3/04, thành phố Fort Wayne, tiểu bang Indiana
59. Ngày 24/3/04, thành phố Honolulu, thủ phủ tiểu bang Hawaii. Nghị Quyết 04-72.
60. Ngày 1/4/04, thành phố Tampa, tiểu bang Florida.

61. Ngày 12/4/04, thành phố Syracure, tiểu bang New York.
62. Ngày 15/4/04, tiểu bang Virginia. Đây là tiểu bang thứ3/18. Luật số 1475 ER. Chapter 970. H 1475. Approved April 15, 2004. By the General Assembly of Virginia. That the code
      of Virginia is amended by adding a section number 2.2-3310.2 as follows 2.2-3310.2. Vietnamese-American Heritage Flag. Bổ túc ngày 22 Feb 2013. Cám ơn Giáo sư Nguyễn      
      Ngọc Bích và Luật sư Nguyễn Thế Sinh.
63. Ngày 16/4/04, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004R-155.
64. Ngày 20/4/04, thành phố Kent, tiểu bang Washingon. Nghị Quyết 1667.
65. Cùng ngày 20/4/04, thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 36154.
66. Ngày 24/4/04, Thurston County, tiểu bang Washington.
67. Ngày 30/4/04, thành phố Saint Louis, tiểu bang Missouri. Nghị Quyết 16.
68. Cùng ngày 30/4/04, quận hạt Camden, tiểu bang New Jersey.
69. Ngày 4/5/04, thành phố West Valley, tiểu bang Utah. Nghị Quyết 04.  
70. Ngày 11/5/04, thành phố Bonney Lake, tiểu bang Washington.

71. Ngày 3/6/04, thành phố Seaside, tiểu bang California. 
72. Ngày 7/6/04, thành phố Vancouver, tiểu bang Washington.
73. Ngày 12/6/04, tiểu bang Colorado. Đây là tiểu bang thứ4/18.
74. Ngày 15/6/04, thành phố Coral Springs, tiểu bang Florida.
75. Cùng ngày 15/6/04, thành phố Carrollton, tiểu bang Texas.
76. Ngày 19/6/04, tiểu bang Georgia. Đây là tiểu bang thứ 5/18. Nghị Quyết 1866.
77. Ngày 28/6/04, thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon.
78. Ngày 19/7/04, thành phố St. Cloud, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004-7-180.
79. Ngày 20/7/04, thành phố Portland, thủ phủ tiểu bang Oregon.
80. Cùng ngày 20/7/04, thành phố Eagle Mountain, tiểu bang Utah.

81. Ngày 10/8/04, Marin County, tiểu bang California. Quận Marin có 10 thành phố.
82. Ngày 24/8/04, thành phố Sugar Land, tiểu bang Texas.
83. Ngày 7/9/04, thành phố Missouri, tiểu bang Texas.
84. Ngày 4/10/04, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Nghị Quyết 70.
85. Ngày 29/10/04, tiểu bang Florida. Đây là tiểu bang thứ 6/18.
86. Ngày 11/11/04, thành phố Austin, thủ phủ tiểu bang Texas.
87. Cùng ngày 11/11/2004, tiểu bang Texas. Đây là tiểu bang thứ 7/18.
88. Ngày 22/11/04, thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina.
89. Ngày 13/12/04, thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico. NQ R-04-156.
90. Ngày 6/2/2005, thành phố Reading, tiểu bang Pennsylvania.

91. Ngày 3/3/05, thành phố Kansas, tiểu bang Kansas. Nghị Quyết 050233.
92. Ngày 11/5/05, tiểu bang Minnesota. Đây là tiểu bang thứ 8/18. Nghị Quyết SR0097 Thượng Viện ký ngày 10/5/05, và Nghị Quyết HR0017 Hạ Viện ký ngày 11/5/05.
93. Ngày 17/5/05, thành phố San Jose, tiểu bang California.
94. Ngày 18/5/05, thành phố San Antonio, tiểu bang Texas.
95. Ngày 10/6/05, thành phố Greenville, tiểu bang South Carolina.
96. Ngày 14/6/05, thành phố Columbus, tiểu bang Ohio. Nghị Quyết ngày 14/06/06.
97. Ngày 5/10/05, thành phố Greer, tiểu bang South Carolina. Trước đó, tuy chưa chánh thức, nhưng quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã phép treo vĩnh viễn trên kỳ đài trong công viên     
      Victor Memorial Veterans Park của thành phố Greer từ ngày 23/8/05.
98. Ngày 28/01/2006, thành phố Allentown, tiểu bang Pennsylvania.   
99. Ngày 26/4/06, thành phố Pennsauken, tiểu bang New Jersey. Nghị Quyết 126-06.
100.Ngày 3/6/06, San Diego County, tiểu bang California.

101. Ngày 5/8/2006, tiểu bang California. Đây là tiểu bang thứ 9/18Thống Đốc Arnolt Schwarzenegger đã ký Executive Order S-14-06 (Sắc Lệnh) tại khu Little Saigon, Nam  
California lúc 10 giờ 30 sáng.
102. Ngày 19/8/06, tiểu bang Ohio. Đây là tiểu bang thứ 10/18. Tiểu bang Ohio có hai Nghị Quyết do ông Thống Đốc ký ngày 30/7/05 và ngày 19/8/06. Được giải thích rằng, NQ  
30/7/05 có sự chống đối nên tiểu bang giữ lại, mãi đến ngày 19/8/06 ông Thống Đốc ký một NQ nữa, và tiểu bang phổ biến cả hai bản. Do vận động của Uỷ Ban Bảo Vệ Cờ  
Vàng tiểu bang OHIO để nâng cao giá trị văn bản, Dự Luật mang ký hiệu HB 55 do Dân Biểu McGregor đệ nạp với đồng bảo trợ của 22 Dân Biểu, Hạ Viện OHIO đã thông qua  
ngày 30/1/2008. Sau đó, Dự Luật “Heritage and Freedom Flag of the Former Republic of Viet Nam Day” có ký hiệu SB 163 được Thượng Viện thông qua ngày 29/4/2008 với số   phiếu 32/32. Thống Đốc tiểu bang ký ban hành ngày 14/5/2008. Đến nay có hai tiểu bang (Louisiana và Ohio) công nhận quốc kỳ chúng ta bằng Luật. (trích bài của anh chị   Phạm Ngọc Tấn, Dayton, Ohio)
103. Ngày 10/11/06, thành phố San Francisco, tiểu bang California. Nghị Quyết 642-06. Tổng Lãnh Sự cộng sản Việt Nam tại San Francisco, đã chạy đôn chạy đáo vận động khắp nơi để ngăn chận Nghị Quyết này nhưng đã thất bại như đã từng thất bại các nơi khác.
104. Ngày 3/12/06, thành phố Davenport, tiểu bang Iowa.
105. Ngày 16/12/06, tiểu bang Michigan. Nghị Quyết SA 148 ngày 16/12/07của Thượng Viện và Nghị Quyết HR 16 ngày 21/3/07 của Hạ Viện. Đây là tiểu bang thứ 11/18.
106. Ngày 13/4/07, tiểu bang Oregon. Nghị Quyết ký ngày 13/4/07, chánh thức trao cho Cộng Đồng Việt Nam Oregon ngày 23/4/07 tại văn phòng ông Thống Đốc. Đây là tiểu bang thứ 12/18.
107.Ngày 26/4/07, tiểu bang Nebraska. Tuyên Cáo của ông Thống Đốc ngày 25/4/07, và chánh thức trao cho ông Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại đây. Đây là tiểu bang thứ 13/18.
108. Ngày 30/4/07, tiểu bang Utah. Tuyên Cáo (Declaration) do Thống Đốc tiểu bang ký ban hành. Đây là tiểu bang thứ 14/18.
109. Ngày 1/1/2008,thành phố Sunnyvale, tiểu bang California.
110. Ngày 2/2/2009, thành phố Santa Ana, tiểu bang California. Nghị Quyết 85A.

111. Ngày 26/5/2009, thành phố Stanton, tiểu bang California. Ông Thị Trưởng Stanton trao Nghị Quyết cho Nghị viên Diệp Miên Trường ngày (tối) 26/5/2009.
112. Ngày 16/6/2009, thành phố Costa Mesa, tiểu bang California.
113. Ngày 15/05/2009, tiểu bang Oklahoma. Nghị Quyết số 27. Đây là tiểu bang thứ 15/18 (trích e-mail 21/10/2009 từ địa chỉ viettri......) Trước đây, do tham khảo e-mail ngày 12/09/2003 của .... (xin dấu tên) nên tin tức thiếu chính xác vì lúc ấy mới thông qua ở Hạ Viện và dự thảo NQ đó nằm chết tại Thượng Viện do CSVN vận động ngăn trở. Người tổng hợp, thành thật xin lỗi quí vị,  và cám ơn anh Mai Sen, anh Bat Tac, cô Mai Lý Đỗ.     
114. Ngày 18/11/2009, Lancaster County, tiểu bang Pennsylvania. Proclamation ngày 18/11/2009.
115. Cuối tháng 3/2009, Quốc Hội lưỡng viện tiểu bang Massachussettsvới số phiếu tuyệt đối đã cùng thông qua Nghị Quyết H3415, cấm treo cờ đỏ của CSVN trong phạm vi tiểu bang vì cờ này mang tính đàn áp và kích động Cộng Đồng Việt Nam. Đồng thời công nhận chỉ có cờ vàng ba sọc đỏ đại diện cho Cộng Đồng Việt Nam chánh thức treo tại các sinh hoạt công cộng do tiểu bang bảo trợ và tại các cơ sở giáo dục, vì lá cờ này biểu tượng Nhân Ái, Dân Chủ, và Quật Cường từ năm 1954. Đây là tiểu bang thứ 16/18.
116. Ngày 26/03/2010, thành phố Rosemead, tiểu bang California Nghị Quyết số 2010-21.
117. Ngày 18/10/2010, thành phố Auburn, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 18/10/2010
118. Ngày 22/10/2010, thành phố Renton, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.
119. Ngày 22/10/2010, thành phố Federal Way, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.
120. Ngày 22/10/2010, thành phố Bellevue, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.

121. Ngày 22/10/2010, tiềp nhận Recognition của thành phố Seattle, tiểu bang Washington.
122. Ngày 18/01/2011, thành phố Lyberty Lake, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 18/01/2011.
123. Ngày 18/01/2011, thành phố Raleigh, tiểu bang North Carolina. Proclamation ngày 18/01/2011.
124. Ngày 25/01/2011, tiếp nhận Nghị Quyết của thành phố Fountain Valley, tiểu bang California.
125. Ngày 13/2/2011, thành phồ Taconma, tiểu bang Washington.Proclamation.
126. Ngày 16/2/2011, thành phố Millwood, tiểu bang Washington. Proclamation.
127. Ngày 21/6/2012, thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky. Nghị Quyết.
128. Ngày 25/2/2014, thành phố Mesa, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.
129. Ngày 3/4/2014, tiểu bang Alabama, Quốc Hội hai viện đã thông qua. Theo Thượng Nghị Sĩ Holtzclaw cho nhóm vận động biết, sẽ trao Nghị Quyết số #2014-398 lúc 5.30PM ngày 12/6/2014 tại Civilian Care Building, thành phố Hunstville. Đây là tiểu bang thứ 17/18. (trích thư của anh Nguyễn Ngọc Sơn trong nhóm vận động)
130. Ngày 5/8/2014, thành phố Glendale, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.

131. Ngày 5/8/2014, thành phố Scottsdale, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.
132. Ngày 18/8//2014, /2014, thị trấn Gilbert, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.
133. Ngày 4/12/2014, Cộng Đồng Việt Nam tại Phoenix (Arizona), tiếp nhận Nghị Quyết của thành phố Phoenix công nhận quốc kỳ chúng ta. Nghị Quyết số31591.
134. Ngày 2/4/2015, tiểu bang Arizona. Đây là tiều bang thứ 18/18.  Nghị Quyết. (trích e-mail của LeCongTruyen ngày 22/4/2015)
135. Ngày 22/6/2015, thành phố Seattle tiểu bang Washington.
136. Ngày 17/11/2015, thành phố Callaway tiểu bang Florida. Nghị Quyết.
137, Ngày 9/3/2016, thành phố Tavares, tiểu bang Florida. Nghị Quyết.
Australia có 5 thành phố:
138. Ngày 20/10/2015, thành phố Marybyrnong tiểu bang Victoria, Đây là thành phố đầu tiên của Australia công nhân quốc kỳ chúng ta.
139. Ngày 27/10/2015, thành phố Bankstown tiểu bang NSW. 
140. Ngày 14/12/2015, thành phố Dandenong tiểu bang Victoria.

141. Ngày 2/8/2016, thành phố Yarra, tiểu bang Victoria.
142. Ngày 16/4/2017, thành phố Charles Sturt, tiểu bang Victoria....

Sơ kết 142 cơ quan hành chánh đã công nhận quốc kỳ truyền thống Việt Nam, gồm: 18 tiểu bang, 8 quận hạt, 116 thành phố,  và các địa phương này thuộc 32 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây (chữ đậm là cờ vàng được công nhận cấp tiếu bang): Tiểu bang Alabama. Tiểu bang Arizona và 5 TP. Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 19 thành phố (TP). Tiểu bang Colorado. Connecticut có 2 TP. Tiểu bang Florida và 5 TP. Tiểu bang Georgia và 5 TP. Hawaii có 1 TP. Indiana có 2 TP. Iowa có 1 TP. Kansas có 3 TP. Tiểu bang Kentucky có 1 thành phố. Tiểu bang Louisiana. Tiểu bang Massachussetts và 8 TP. Tiểu bang Michigan và 2 TP. Tiểu bang Minnesota và 3 TP. Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP. Tiểu bang Nebraska và 1 TP. New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP. Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP. North Carolina có 2 TP. Tiểu bang Oklahoma và 1 TP. Tiểu bang Ohio và 1 TP. Tiểu bang Oregon và 2 TP. Pennsylvania có 1 QH và 3 TP. South Carolina có 2 TP. Tiểu bang Texas và 11 TP. Tiểu bang Utah và 2 TP. Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP. Sau cùng là tiểu bang Washington với 2 quận hạt và 22 thành phố. Và Australia có 5 thành phố thuộc tiểu bang Victoria và NSW.

Canada công nhận.

Vào tháng tư năm 2008, chính phủ của chúng ta công nhận lá cờ này là một biểu tượng quan trọng của độc lập và sức mạnh của Cộng Đồng Việt Nam tại Canada, và của niềm tin vào sự đoàn kết quốc gia. Tất cả mưu toan bôi nhọ lá cờ này, là một điều lăng nhục lớn đối với một trong những cộng đồng sắc tộc tại Canada, với những tôn chỉ đa văn hóa. Cộng Đồng Việt Nam tại Canada là một cộng đồng hùng mạnh, độc lập, và đoàn kết. Lá cờ truyền thống của Việt Nam, với ba sọc đỏ nằm ngang, tượng trưng cho những phẩm chất này, những phẩm chất mà tất cả người Canada tự hào công nhận ở những người Canada gốc Việt
Ngày 1/2/2011, với tư cách một Dân Biểu kiêm Bộ Trưởng Bộ Công Dân Vụ, Di Trú, và Đa Văn Hóa, tôi được vinh dự làm việc và hợp tác với Cộng Đồng Việt Nam tại Canada và nước ngoài, tôi công nhận lá cờ vàng với ba sọc đỏ nằm ngang, là một biểu tượng truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam tại Canada.
(Chữ ký)
Bộ Trưởng Jason Kenney, Đảng Bảo Thủ. Bộ Công Dân Vụ, Di Trú, và Đa Văn Hóa.

Kết luận.

Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ, tại những nơi có Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản trên thế giới, như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ. Và lá quốc kỳ truyền thống này, chính là điểm tựa vững chắc của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản, với những quốc tịch khác nhau trên khắp Đông Tây Nam Bắc địa cầu, sẽ góp phần hỗ trợ mạnh mẽ vào mục tiêu triệt hạ chế độ cộng sản độc tài chuyên chính, rồi cùng nhau khôi phục một xã hội nhân bản khoa học, và cùng đưa nước Việt Nam phát triển toàn diện. Đời sống tinh thần và chính trị của người Việt Nam thời hậu cộng sản, sẽ được người ngoại quốc ngưỡng mộ, dù gặp nhau tại hải ngoại hay đang du lịch Việt Nam  
Chúng tôi luôn hy vọng là Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để nhận ra bản chất cộng sản là độc tài chuyên chính. Khi đã là bản chất, thì không bao giờ thay đổi, và cách duy nhất là phải xóa bỏ nó, bằng cách Các Anh hãy đứng về phía đồng bào mà triệt tiêu cộng sản. Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.  
Hãy nhớ, cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản là không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”

Và hãy nhớ, “Tự do không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Hạ tuần tháng Tư năm 2017.
Phạm Bá Hoa tổng hợp         
~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Featured post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List