Việt Nam






Wednesday, 26 April 2017

Thư số 66b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


                                          Thư số 66b gởi:
                                          Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                                            Phạm Bá Hoa

                                        Image result for Thư số 66b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”.
Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng.
Tuy tên Quốc Gia mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng hồn thiêng sông núi trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi.
Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc!

Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến cấp Tư Lệnh Sư Đoàn, ngoại trừ lãnh đạo cấp Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi tổng hợp những cơ quan hành chánh Hoa Kỳ và Australia, đã chánh thức công nhận quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản.

Đây là bằng chứng giúp Các Anh hiểu rõ rằng, chúng tôi là một Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại 91 quốc gia (tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công bố năm 2000), chứ không phải những cá nhân di dân kinh tế như lãnh đạo Việt Cộng mở miệng ra là phỉ báng Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi theo cách nói của họ.

* * * * * *
Trước khi vào chuyện.

Sau 12 năm 3 tháng trong các trại tập trung của cộng sản tại Long Giao (tỉnh Long Khánh), Tân Hiệp (tỉnh Biên Hoà), trại 2 Liên Trại 1 tại Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, và trại Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh, tôi ra trại về Sài Gòn và chờ đợi.
Ngày 5/4/1991 vợ chồng tôi đến Hoa Kỳ trong đợt H.O 5 Đầu tháng 6/1991, nhờ sự giúp đỡ của cô em, tôi sang Orange County (California) làm việc trong một trường thẩm mỹ.
Ngày 16/6/1991, anh Lê Tấn Trạng đưa tôi đến nghĩa trang trên đường Westminster mà tôi không biết tên, tại đây có một nhóm anh em cựu quân nhân với vài anh mặc quân phục, có cả quốc kỳ quân kỳ nữa. Tôi ngạc nhiên quay sang anh Trạng:

- “Bộ ở đây có lễ gì hả anh?”
- “Hôm nay em với anh tham dự Ngày Quân Lực”.
- “Anh làm tôi ngạc nhiên một cách thích thú. Trong trại tập trung, chúng tôi cũng lén lút tổ chức một cách lặng lẽ, nhưng lần đầu tiên được trông thấy quốc kỳ quân kỳ hẳn hòi. Các anh ấy làm sao có được mấy bộ quân phục với cờ quạt vậy anh?”
- “Anh ở đây vài tháng rồi biết. Bà con làm được nhiều thứ lắm”. 


============= =========

Một nhóm các bạn khoảng 15 người, mặc quân phục lẫn thường phục đang tập dượt với quốc kỳ quân kỳ trong thế nghiêm và thế chào cờ. Khi vào chương trình, số anh em có mặt khoảng 20 người. Tôi nghĩ thầm: “Vậy là quí lắm rồi”. Chỉ diễn tiến trong 30 phút là xong lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực, nhưng có nghiêm có nghỉ, có rước quốc kỳ quân kỳ, có tiểu đội dàn chào, có hát quốc ca, cũng có “diễn văn” của anh trưởng nhóm tổ chức nữa, dù chỉ vài lời ngắn ngủi Và rồi mọi người ra về sau "bữa tiệc nho nhỏ" với chuyện trò thân mật dù quen hay chưa quen, nhưng rõ ràng là rất thân tình ấm cúng trong một góc nhỏ của nghĩa trang.

Đây là dấu ấn đầu tiên rất ý nghĩa của một cựu quân nhân, một cựu tù nhân chính trị, bắt đầu đời sống tị nạn tại hải ngoại!
Với sự kiện nho nhỏ đó, dẫn tôi đến sự tìm tòi những tin tức tương tự trên internet. Bỗng một hôm, tôi tìm thấy bản tin tường thuật Hội Đồng thành phố Westminster thảo luận và quyết định.
Vậy, quyết định đó là quyết định gì? Mời Các Anh đọc tiếp …

Vào chuyện.
Image result for quốc kỳ nền vàng ba

Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster tiểu bang California, Hoa Kỳ, chánh thức công nhận  quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là lá cờ truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại thành phố này. Và trong mọi trường hợp, quốc kỳ này được treo lên trong phạm vi thành phố.

Từ đó, vòng qua các tiểu bang lần lượt công nhận, theo thứ tự mẫu tự sau đây: Alabama, Arizona, California, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Iowa, Kansas, Kentucky, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington. (32/50 tiểu bang).

Đến ngày 17/4/2017, quốc kỳ truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản,  đã được các đơn vị hành chánh tại Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi (Australia) chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian, như sau: 

   1. Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster, tiểu bang California. Nghị Quyết 3750.
   2. Ngày 11/3/03, thành phố Garden Grove, tiểu bang California. Nghị Quyết 8486-03.
   3. Ngày 14/4/03, thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia. Nghị Quyết TR-03-07.
   4. Ngày 5/5/03, thành phố Milpitas, tiểu bang California. Nghị Quyết 7300.
   5. Ngày 3/6/03, Santa Clara County, tiểu bang California. Quận Hạt này bao gồm 15 thành phố, kể cả thành phố San Jose, với dân số toàn Quận khoảng  1.700.000 người.  
   6. Ngày 4/6/03, thành phố Hooland, tiểu bang Michigan. 
   7. Ngày 18/6/03, thành phố Houston, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 17-2003. 
   8. Ngày 24/6/03, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minesota. Nghị Quyết 03-502.
   9. Ngày 7/7/03, thành phố Pomona, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003-140.
10. Cùng ngày 7/7/03, Fairfax County, tiểu bang Virginia.

11. Ngày 15/7/03, tiểu bang Louisiana. Luật số 839. Đâycấp tiểu bang thứ1/18.
12. Ngày 30/7/03, thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.
13. Ngày 30/7/03, thành phố Boston, tiểu bang Massachussetts. Nghị Quyết 03-1104.
14. Ngày 8/9/03, thành phố Springfield, tiểu bang Massachussetts.
15. Ngày 12/9/03, thành phố Oklahoma, thủ phủ tiểu bang Oklahoma.
16. Ngày 16/9/03, thành phố El Monte, tiểu bang California. Nghị Quyết 8384.
17. Ngày 16/9/03, thành phố Garland, ngoại ô thành phố Dallas, tiểu bang Texas.
18. Ngày 16/9/03, thành phố Tumwater, tiểu bang Washington. Nghị Quyết R2003-013. 
19. Cũng cùng ngày 16/9/03, thành phố Malden, tiểu bang Massachussetts.
20. Ngày 17/9/03, thành phố Rowley, tiểu bang Massachussetts.  

21. Ngày 30/9/03, thành phố Grand Rapids tiểu bang Michigan.
22. Ngày 9/10/03, thành phố Lacey, tiểu bang Washington
23. Ngày 8/10/03, thành phố Quincy, tiểu bang Massachussetts.
24. Ngày 20/10/03, thành phố Doraville, tiểu bang Georgia.
25. Ngày 21/10/03, thành phố Olympia, tiểu bang Washington.
26. Cùng ngày 28/10/03, thành phố Lowell, tiểu bang Massachussetts.
27. Ngày 3/11/03, thành phố Norcross, tiểu bang Georgia.
28. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Clarkston, cũng tiểu bang Georgia.
29. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Dekalb, tiểu bang Georgia.
30. Cũng ngày 3/11/03, thành phố Gwinnett, tiểu bang Georgia. 

31. Ngày 4/11/03, thành phố Lawrence, tiểu bang Massachussetts.
32. Ngày 11/11/03, thành phố Arlington, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 03-E-555.
33. Cùng ngày 11/11/03, thành phố Port Arthur, tiểu bang Texas.
34. Ngày 12/11/03, thành phố Rainer, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 461.
35. Ngày 18/11/03, thành phố Marina, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003.
36. Ngày 1/12/03, thành phố Puyallup, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 1834.
37. Ngày 6/12/03, thành phố Worcester, tiểu bang Massachussetts.
38. Ngày 8/12/03, thành phố Lakewood, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 2003-29.
39. Ngày 16/12/03, thành phố Fort Worth, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3017.
40. Ngày 13/1/2004, thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska.

41 Cùng ngày 13/1/04, thành phố Dupont, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 04-279.
42. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.
43. Ngày 14/1/04, thành phố San Diego, tiểu bang California. Nghị Quyết R-2004-670.
44. Ngày 27/1/04, Pierce County, tiểu bang Washington.
45. Ngày 29/1/04, thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania.
46. Ngày 3/2/04, thành phố Grand Prairie, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3975.
47. Ngày 10/2/04, thành phố South El Monte, tiểu bang California.
48. Ngày 17/2/04, thành phố Stockton, tiểu bang California
49. Trong cùng ngày 21/2/04, ba văn kiện Resolution của Hạ Viện, Resolution của Thượng Viện, và Proclamation của Thống Đốc tiểu bang New Jersey, công nhận và vinh danh   
      quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta. Đây là tiểu bang thứ 2/18.
50. Ngày 20/2/04, thành phố Hartfort, tiểu bang Connecticut. Nghị Quyết ngày 20/2/04.

51. Ngày 24/2/04, thành phố Centralia, tiểu bang Washington.
52. Cùng ngày 24/2/04, thành phố University Place, tiểu bang Washington.
53. Ngày 28/2/04, thành phố Jersey City, tiểu bang New Jersey.
54. Ngày 15/3/04, thành phố West Hartfort, tiểu bang Connecticut. NQ ngày 15/3/04.
55. Cùng ngày 15/3/04, thành phố Salina, tiểu bang Kansas.
56. Ngày 16/3/04, thành phố Biloxi, tiểu bang Mississippi.
57. Cùng ngày 16/3/04, thành phố Orlando, tiểu bang Florida.
58. Cũng cùng ngày 16/3/04, thành phố Fort Wayne, tiểu bang Indiana
59. Ngày 24/3/04, thành phố Honolulu, thủ phủ tiểu bang Hawaii. Nghị Quyết 04-72.
60. Ngày 1/4/04, thành phố Tampa, tiểu bang Florida.

61. Ngày 12/4/04, thành phố Syracure, tiểu bang New York.
62. Ngày 15/4/04, tiểu bang Virginia. Đây là tiểu bang thứ3/18. Luật số 1475 ER. Chapter 970. H 1475. Approved April 15, 2004. By the General Assembly of Virginia. That the code
      of Virginia is amended by adding a section number 2.2-3310.2 as follows 2.2-3310.2. Vietnamese-American Heritage Flag. Bổ túc ngày 22 Feb 2013. Cám ơn Giáo sư Nguyễn      
      Ngọc Bích và Luật sư Nguyễn Thế Sinh.
63. Ngày 16/4/04, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004R-155.
64. Ngày 20/4/04, thành phố Kent, tiểu bang Washingon. Nghị Quyết 1667.
65. Cùng ngày 20/4/04, thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 36154.
66. Ngày 24/4/04, Thurston County, tiểu bang Washington.
67. Ngày 30/4/04, thành phố Saint Louis, tiểu bang Missouri. Nghị Quyết 16.
68. Cùng ngày 30/4/04, quận hạt Camden, tiểu bang New Jersey.
69. Ngày 4/5/04, thành phố West Valley, tiểu bang Utah. Nghị Quyết 04.  
70. Ngày 11/5/04, thành phố Bonney Lake, tiểu bang Washington.

71. Ngày 3/6/04, thành phố Seaside, tiểu bang California. 
72. Ngày 7/6/04, thành phố Vancouver, tiểu bang Washington.
73. Ngày 12/6/04, tiểu bang Colorado. Đây là tiểu bang thứ4/18.
74. Ngày 15/6/04, thành phố Coral Springs, tiểu bang Florida.
75. Cùng ngày 15/6/04, thành phố Carrollton, tiểu bang Texas.
76. Ngày 19/6/04, tiểu bang Georgia. Đây là tiểu bang thứ 5/18. Nghị Quyết 1866.
77. Ngày 28/6/04, thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon.
78. Ngày 19/7/04, thành phố St. Cloud, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004-7-180.
79. Ngày 20/7/04, thành phố Portland, thủ phủ tiểu bang Oregon.
80. Cùng ngày 20/7/04, thành phố Eagle Mountain, tiểu bang Utah.

81. Ngày 10/8/04, Marin County, tiểu bang California. Quận Marin có 10 thành phố.
82. Ngày 24/8/04, thành phố Sugar Land, tiểu bang Texas.
83. Ngày 7/9/04, thành phố Missouri, tiểu bang Texas.
84. Ngày 4/10/04, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Nghị Quyết 70.
85. Ngày 29/10/04, tiểu bang Florida. Đây là tiểu bang thứ 6/18.
86. Ngày 11/11/04, thành phố Austin, thủ phủ tiểu bang Texas.
87. Cùng ngày 11/11/2004, tiểu bang Texas. Đây là tiểu bang thứ 7/18.
88. Ngày 22/11/04, thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina.
89. Ngày 13/12/04, thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico. NQ R-04-156.
90. Ngày 6/2/2005, thành phố Reading, tiểu bang Pennsylvania.

91. Ngày 3/3/05, thành phố Kansas, tiểu bang Kansas. Nghị Quyết 050233.
92. Ngày 11/5/05, tiểu bang Minnesota. Đây là tiểu bang thứ 8/18. Nghị Quyết SR0097 Thượng Viện ký ngày 10/5/05, và Nghị Quyết HR0017 Hạ Viện ký ngày 11/5/05.
93. Ngày 17/5/05, thành phố San Jose, tiểu bang California.
94. Ngày 18/5/05, thành phố San Antonio, tiểu bang Texas.
95. Ngày 10/6/05, thành phố Greenville, tiểu bang South Carolina.
96. Ngày 14/6/05, thành phố Columbus, tiểu bang Ohio. Nghị Quyết ngày 14/06/06.
97. Ngày 5/10/05, thành phố Greer, tiểu bang South Carolina. Trước đó, tuy chưa chánh thức, nhưng quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã phép treo vĩnh viễn trên kỳ đài trong công viên     
      Victor Memorial Veterans Park của thành phố Greer từ ngày 23/8/05.
98. Ngày 28/01/2006, thành phố Allentown, tiểu bang Pennsylvania.   
99. Ngày 26/4/06, thành phố Pennsauken, tiểu bang New Jersey. Nghị Quyết 126-06.
100.Ngày 3/6/06, San Diego County, tiểu bang California.

101. Ngày 5/8/2006, tiểu bang California. Đây là tiểu bang thứ 9/18Thống Đốc Arnolt Schwarzenegger đã ký Executive Order S-14-06 (Sắc Lệnh) tại khu Little Saigon, Nam  
California lúc 10 giờ 30 sáng.
102. Ngày 19/8/06, tiểu bang Ohio. Đây là tiểu bang thứ 10/18. Tiểu bang Ohio có hai Nghị Quyết do ông Thống Đốc ký ngày 30/7/05 và ngày 19/8/06. Được giải thích rằng, NQ  
30/7/05 có sự chống đối nên tiểu bang giữ lại, mãi đến ngày 19/8/06 ông Thống Đốc ký một NQ nữa, và tiểu bang phổ biến cả hai bản. Do vận động của Uỷ Ban Bảo Vệ Cờ  
Vàng tiểu bang OHIO để nâng cao giá trị văn bản, Dự Luật mang ký hiệu HB 55 do Dân Biểu McGregor đệ nạp với đồng bảo trợ của 22 Dân Biểu, Hạ Viện OHIO đã thông qua  
ngày 30/1/2008. Sau đó, Dự Luật “Heritage and Freedom Flag of the Former Republic of Viet Nam Day” có ký hiệu SB 163 được Thượng Viện thông qua ngày 29/4/2008 với số   phiếu 32/32. Thống Đốc tiểu bang ký ban hành ngày 14/5/2008. Đến nay có hai tiểu bang (Louisiana và Ohio) công nhận quốc kỳ chúng ta bằng Luật. (trích bài của anh chị   Phạm Ngọc Tấn, Dayton, Ohio)
103. Ngày 10/11/06, thành phố San Francisco, tiểu bang California. Nghị Quyết 642-06. Tổng Lãnh Sự cộng sản Việt Nam tại San Francisco, đã chạy đôn chạy đáo vận động khắp nơi để ngăn chận Nghị Quyết này nhưng đã thất bại như đã từng thất bại các nơi khác.
104. Ngày 3/12/06, thành phố Davenport, tiểu bang Iowa.
105. Ngày 16/12/06, tiểu bang Michigan. Nghị Quyết SA 148 ngày 16/12/07của Thượng Viện và Nghị Quyết HR 16 ngày 21/3/07 của Hạ Viện. Đây là tiểu bang thứ 11/18.
106. Ngày 13/4/07, tiểu bang Oregon. Nghị Quyết ký ngày 13/4/07, chánh thức trao cho Cộng Đồng Việt Nam Oregon ngày 23/4/07 tại văn phòng ông Thống Đốc. Đây là tiểu bang thứ 12/18.
107.Ngày 26/4/07, tiểu bang Nebraska. Tuyên Cáo của ông Thống Đốc ngày 25/4/07, và chánh thức trao cho ông Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại đây. Đây là tiểu bang thứ 13/18.
108. Ngày 30/4/07, tiểu bang Utah. Tuyên Cáo (Declaration) do Thống Đốc tiểu bang ký ban hành. Đây là tiểu bang thứ 14/18.
109. Ngày 1/1/2008,thành phố Sunnyvale, tiểu bang California.
110. Ngày 2/2/2009, thành phố Santa Ana, tiểu bang California. Nghị Quyết 85A.

111. Ngày 26/5/2009, thành phố Stanton, tiểu bang California. Ông Thị Trưởng Stanton trao Nghị Quyết cho Nghị viên Diệp Miên Trường ngày (tối) 26/5/2009.
112. Ngày 16/6/2009, thành phố Costa Mesa, tiểu bang California.
113. Ngày 15/05/2009, tiểu bang Oklahoma. Nghị Quyết số 27. Đây là tiểu bang thứ 15/18 (trích e-mail 21/10/2009 từ địa chỉ viettri......) Trước đây, do tham khảo e-mail ngày 12/09/2003 của .... (xin dấu tên) nên tin tức thiếu chính xác vì lúc ấy mới thông qua ở Hạ Viện và dự thảo NQ đó nằm chết tại Thượng Viện do CSVN vận động ngăn trở. Người tổng hợp, thành thật xin lỗi quí vị,  và cám ơn anh Mai Sen, anh Bat Tac, cô Mai Lý Đỗ.     
114. Ngày 18/11/2009, Lancaster County, tiểu bang Pennsylvania. Proclamation ngày 18/11/2009.
115. Cuối tháng 3/2009, Quốc Hội lưỡng viện tiểu bang Massachussettsvới số phiếu tuyệt đối đã cùng thông qua Nghị Quyết H3415, cấm treo cờ đỏ của CSVN trong phạm vi tiểu bang vì cờ này mang tính đàn áp và kích động Cộng Đồng Việt Nam. Đồng thời công nhận chỉ có cờ vàng ba sọc đỏ đại diện cho Cộng Đồng Việt Nam chánh thức treo tại các sinh hoạt công cộng do tiểu bang bảo trợ và tại các cơ sở giáo dục, vì lá cờ này biểu tượng Nhân Ái, Dân Chủ, và Quật Cường từ năm 1954. Đây là tiểu bang thứ 16/18.
116. Ngày 26/03/2010, thành phố Rosemead, tiểu bang California Nghị Quyết số 2010-21.
117. Ngày 18/10/2010, thành phố Auburn, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 18/10/2010
118. Ngày 22/10/2010, thành phố Renton, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.
119. Ngày 22/10/2010, thành phố Federal Way, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.
120. Ngày 22/10/2010, thành phố Bellevue, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.

121. Ngày 22/10/2010, tiềp nhận Recognition của thành phố Seattle, tiểu bang Washington.
122. Ngày 18/01/2011, thành phố Lyberty Lake, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 18/01/2011.
123. Ngày 18/01/2011, thành phố Raleigh, tiểu bang North Carolina. Proclamation ngày 18/01/2011.
124. Ngày 25/01/2011, tiếp nhận Nghị Quyết của thành phố Fountain Valley, tiểu bang California.
125. Ngày 13/2/2011, thành phồ Taconma, tiểu bang Washington.Proclamation.
126. Ngày 16/2/2011, thành phố Millwood, tiểu bang Washington. Proclamation.
127. Ngày 21/6/2012, thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky. Nghị Quyết.
128. Ngày 25/2/2014, thành phố Mesa, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.
129. Ngày 3/4/2014, tiểu bang Alabama, Quốc Hội hai viện đã thông qua. Theo Thượng Nghị Sĩ Holtzclaw cho nhóm vận động biết, sẽ trao Nghị Quyết số #2014-398 lúc 5.30PM ngày 12/6/2014 tại Civilian Care Building, thành phố Hunstville. Đây là tiểu bang thứ 17/18. (trích thư của anh Nguyễn Ngọc Sơn trong nhóm vận động)
130. Ngày 5/8/2014, thành phố Glendale, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.

131. Ngày 5/8/2014, thành phố Scottsdale, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.
132. Ngày 18/8//2014, /2014, thị trấn Gilbert, tiểu bang Arizona. Nghị Quyết.
133. Ngày 4/12/2014, Cộng Đồng Việt Nam tại Phoenix (Arizona), tiếp nhận Nghị Quyết của thành phố Phoenix công nhận quốc kỳ chúng ta. Nghị Quyết số31591.
134. Ngày 2/4/2015, tiểu bang Arizona. Đây là tiều bang thứ 18/18.  Nghị Quyết. (trích e-mail của LeCongTruyen ngày 22/4/2015)
135. Ngày 22/6/2015, thành phố Seattle tiểu bang Washington.
136. Ngày 17/11/2015, thành phố Callaway tiểu bang Florida. Nghị Quyết.
137, Ngày 9/3/2016, thành phố Tavares, tiểu bang Florida. Nghị Quyết.
Australia có 5 thành phố:
138. Ngày 20/10/2015, thành phố Marybyrnong tiểu bang Victoria, Đây là thành phố đầu tiên của Australia công nhân quốc kỳ chúng ta.
139. Ngày 27/10/2015, thành phố Bankstown tiểu bang NSW. 
140. Ngày 14/12/2015, thành phố Dandenong tiểu bang Victoria.

141. Ngày 2/8/2016, thành phố Yarra, tiểu bang Victoria.
142. Ngày 16/4/2017, thành phố Charles Sturt, tiểu bang Victoria....

Sơ kết 142 cơ quan hành chánh đã công nhận quốc kỳ truyền thống Việt Nam, gồm: 18 tiểu bang, 8 quận hạt, 116 thành phố,  và các địa phương này thuộc 32 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây (chữ đậm là cờ vàng được công nhận cấp tiếu bang): Tiểu bang Alabama. Tiểu bang Arizona và 5 TP. Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 19 thành phố (TP). Tiểu bang Colorado. Connecticut có 2 TP. Tiểu bang Florida và 5 TP. Tiểu bang Georgia và 5 TP. Hawaii có 1 TP. Indiana có 2 TP. Iowa có 1 TP. Kansas có 3 TP. Tiểu bang Kentucky có 1 thành phố. Tiểu bang Louisiana. Tiểu bang Massachussetts và 8 TP. Tiểu bang Michigan và 2 TP. Tiểu bang Minnesota và 3 TP. Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP. Tiểu bang Nebraska và 1 TP. New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP. Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP. North Carolina có 2 TP. Tiểu bang Oklahoma và 1 TP. Tiểu bang Ohio và 1 TP. Tiểu bang Oregon và 2 TP. Pennsylvania có 1 QH và 3 TP. South Carolina có 2 TP. Tiểu bang Texas và 11 TP. Tiểu bang Utah và 2 TP. Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP. Sau cùng là tiểu bang Washington với 2 quận hạt và 22 thành phố. Và Australia có 5 thành phố thuộc tiểu bang Victoria và NSW.

Canada công nhận.

Vào tháng tư năm 2008, chính phủ của chúng ta công nhận lá cờ này là một biểu tượng quan trọng của độc lập và sức mạnh của Cộng Đồng Việt Nam tại Canada, và của niềm tin vào sự đoàn kết quốc gia. Tất cả mưu toan bôi nhọ lá cờ này, là một điều lăng nhục lớn đối với một trong những cộng đồng sắc tộc tại Canada, với những tôn chỉ đa văn hóa. Cộng Đồng Việt Nam tại Canada là một cộng đồng hùng mạnh, độc lập, và đoàn kết. Lá cờ truyền thống của Việt Nam, với ba sọc đỏ nằm ngang, tượng trưng cho những phẩm chất này, những phẩm chất mà tất cả người Canada tự hào công nhận ở những người Canada gốc Việt
Ngày 1/2/2011, với tư cách một Dân Biểu kiêm Bộ Trưởng Bộ Công Dân Vụ, Di Trú, và Đa Văn Hóa, tôi được vinh dự làm việc và hợp tác với Cộng Đồng Việt Nam tại Canada và nước ngoài, tôi công nhận lá cờ vàng với ba sọc đỏ nằm ngang, là một biểu tượng truyền thống của Cộng Đồng Việt Nam tại Canada.
(Chữ ký)
Bộ Trưởng Jason Kenney, Đảng Bảo Thủ. Bộ Công Dân Vụ, Di Trú, và Đa Văn Hóa.

Kết luận.

Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ, tại những nơi có Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản trên thế giới, như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ. Và lá quốc kỳ truyền thống này, chính là điểm tựa vững chắc của Cộng Đồng Việt Nam chúng tôi tị nạn cộng sản, với những quốc tịch khác nhau trên khắp Đông Tây Nam Bắc địa cầu, sẽ góp phần hỗ trợ mạnh mẽ vào mục tiêu triệt hạ chế độ cộng sản độc tài chuyên chính, rồi cùng nhau khôi phục một xã hội nhân bản khoa học, và cùng đưa nước Việt Nam phát triển toàn diện. Đời sống tinh thần và chính trị của người Việt Nam thời hậu cộng sản, sẽ được người ngoại quốc ngưỡng mộ, dù gặp nhau tại hải ngoại hay đang du lịch Việt Nam  
Chúng tôi luôn hy vọng là Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để nhận ra bản chất cộng sản là độc tài chuyên chính. Khi đã là bản chất, thì không bao giờ thay đổi, và cách duy nhất là phải xóa bỏ nó, bằng cách Các Anh hãy đứng về phía đồng bào mà triệt tiêu cộng sản. Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.  
Hãy nhớ, cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản là không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”

Và hãy nhớ, “Tự do không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Hạ tuần tháng Tư năm 2017.
Phạm Bá Hoa tổng hợp         
~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

My Blog List