Việt Nam






Wednesday 5 April 2017

Đạt Lai Lạt Ma thăm vùng biên giới Ấn–Trung


 

Đạt Lai Lạt Ma thăm vùng biên giới Ấn–Trung

Trọng Thành
media
Trung Quốc luôn xem đức Đạt Lai Lạt Ma là một mối đe dọa.Ảnh: Reuters

Lãnh tụ tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng bắt đầu chuyến thăm bang Arunachal Pradesh, giáp Trung Quốc, chuyến đi bị Bắc Kinh nhiều lần gây áp lực buộc New Delhi hủy bỏ. Bộ trưởng Nội Vụ Ấn Độ ngày 04/04/2017, kêu gọi Trung Quốc « không can thiệp vào vấn đề nội bộ của Ấn Độ ».
Bộ trưởng Nội Vụ Ấn Độ Kiren Rijiju khẳng định : « Hoàn toàn không có vấn đề chính trị đằng sau chuyến đi của đức Đạt Lai Lạt Ma đến bang Arunachal Pradesh. Đây là chuyến đi hoàn toàn mang tính tôn giáo ».
Liên quan đến vấn đề lãnh thổ, bộ trưởng Nội Vụ Ấn Độ nhắc lại : « Arunachal Pradesh là một phần lãnh thổ không thể phân ly của Ấn Độ và Trung Quốc không nên phản đối chuyến đi của đức Đạt Lai Lạt Ma và không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Ấn Độ », « chúng tôi tôn trọng chính sách ‘‘Một nước Trung Hoa’’ và cũng chờ đợi phản ứng tương tự của Trung Quốc ».
Trong chuyến viếng thăm 9 ngày của đức Đạt Lai Lạt Ma tại bang Arunachal Pradesh, lãnh tụ Phật Giáo có kế hoạch giảng về đạo Phật tại tu viện lịch sử Tawang, được xây dựng từ thế kỷ XVII, và một số nơi khác.
Tuy nhiên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cảnh báo, chuyến đi này sẽ làm « tổn hại nặng nề » quan hệ song phương. Bắc Kinh gọi Đạt Lai Lạt Ma là phần tử chủ trương ly khai, và coi bang đông bắc Ấn Độ này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, vùng đất mà Bắc Kinh gọi là « Nam Tây Tạng ».
Theo báo Ấn Độ Hindustan Times, chuyên gia tại một số viện nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh thậm chí có thể có những phản ứng rất mạnh, kể cả về quân sự. Cụ thể là không loại trừ việc đưa quân tràn qua Đường Kiểm Soát Thực Tế (« Line of Actual Control »), tức đường phân định biên giới tạm thời tại các khu vực tranh chấp Ấn Độ và Trung Quốc. Bắc Kinh cũng có thể gia tăng hợp tác với láng giềng Pakistan, đối thủ của New Delhi.
Lãnh tụ Phật Giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần trở lại Arunachal Pradesh, kể từ khi ông rời khỏi Tây Tạng vào năm 1959, sau khi Trung Quốc tiến chiếm khu vực này. Lần gần nhất là vào năm 2009. Lần này, đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên gặp lại một người lính biên phòng từng đón ông tại biên giới cách nay gần 60 năm.

Bình Nhưỡng dọa trả đũa nếu quốc tế tăng cường trừng phạt

Thùy Dương
media
Kim Jong Un tham quan Bảo Tàng Cách Mạng Bắc Triều Tiên. Ảnh KCNA cung cấp không ghi rõ thời điểm.Reuters

Bình Nhưỡng ngày 03/04/2017 cảnh báo là nếu quốc tế thắt chặt trừng phạt Bắc Triều Tiên về các chương trình hỏa tiễn và hạt nhân, nước này sẽ có các biện pháp trả đũa.
Lời cảnh báo đáp trả của Bắc Triều Tiên được đưa ra chỉ một ngày sau khi trang Financial Times dẫn lời tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng tự « giải quyết » vấn đề Bắc Triều Tiên mà không cần sự trợ giúp của Trung Quốc.
Tuyên bố của tổng thống Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Seoul, Tokyo và Washington khởi động tập trận chung chống lại mối đe dọa về hỏa tiễn từ tầu ngầm của Bình Nhưỡng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên cáo buộc là « các hành động vô trách nhiệm » này đang đẩy bán đảo Triều Tiên tới « bờ vực chiến tranh ». Việc Mỹ có thể ngăn cản chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ là « một giấc mơ điên rồ ».
Hãng tin nhà nước Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời ông Thae Yong Ho - cựu công sứ Bắc Triều Tiên tại Anh Quốc - cho biết lãnh đạo Kim Jong-Un sẽ không ngại ngần sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Hoa Kỳ nếu thấy có dấu hiệu bị tấn công. Cựu quan chức ngoại giao của Bình Nhưỡng cảnh báo là hành động của Kim Jong Un sẽ « ngoài sức tưởng tượng » của mọi người.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần đầu tiên sẽ chủ trì cuộc họp của Hội Đồng Bảo An về vấn đề Bắc Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 28/04/2017.
Tại Mỹ, theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, hầu như tất cả các dân biểu ngày 03/04/2017 đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật nhằm đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các nước ủng hộ khủng bố (398 phiếu thuận, 3 phiếu chống) và thông qua nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng về chương trình phát triển  hỏa tiễn xuyên lục địa (294 phiếu thuận, 1 phiếu chống).
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List