Thư số 66a gởi:
Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Tôi chào đời năm 1930, là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
từ năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây
ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên
gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt
Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi
là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy
tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong
quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh
đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây
ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ
về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin
gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ
“Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp
chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham
Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải
có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn,
trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của
lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến
“Chính sách giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam và kết quả của nó”.
Thứ nhất. Giáo dục.
Giáo dục là nền tảng trang bị con
người về nhân cách và kiến thức”.
Nhân cách: cần kiến thức hậu
thuẫn những lý lẽ để tránh bị lợi dụng vào mục đích không tử tế.
Kiến thức: cần nhân cách
trợ giúp biến kiến thức trở thành những dự án những công trình hữu ích trong cuộc
sống, đồng thời tạo môi trường cho con người gần gủi nhau hơn, bởi ngày nay mọi
sinh hoạt đều tương quan tác động lẫn nhau, ngay cả sinh hoạt từ thiện cũng vậy.
Giáo dục, bao gồm: “Giáo dục gia đình , giáo dục học
đường, và giáo dục xã hội”.
(1) Giáo dục gia đình, do bẩm sinh,
huyết thống, và cung cách sống của các thành viên trong gia đình, nhất là ông
bà cha mẹ.
(2) Giáo dục học đường, do chính
sách của chánh phủ, hệ thống tổ chức, biên soạn sách giáo khoa, chính
sách hỗ trợ nhà giáo, hỗ trợ học sinh sinh viên, phương pháp giảng dạy,
cung cách của thầy dạy.
(3) Giáo dục xã hội, do những chính
sách cùng hệ thống điều hành của chánh phủ, những sự kiện phát sinh và những
phương cách giải quyết trong các lãnh vực sinh hoạt xã hội.
Giáo dục, thể hiện đường lối của lãnh đạo thực hiện mục
tiêu quốc gia. Muốn đất nước phát triển như thế nào, chánh phủ phải hoạch định
chính sách chiến lược như thế ấy:
1/ Các ngành, căn cứ vào đó soạn thảo những
chính sách dài hạn và những kế hoạch ngắn hạn để thực hiện, và cung cấp nhu cầu
chuyên viên chuyên gia theo từng giai đoạn cho ngành giáo dục.
2/ Ngành giáo dục, đào tạo chuyên viên
chuyên gia thích ứng cho nhu cầu đó. Đồng thời liên tục đào tạo và phát triển đội
ngũ sư phạm về đạo đức lẫn kiến thức, cải tiến và phát triển sách giáo khoa phục
vụ cho nhu cầu chiến lược, cải tiến dụng cụ trợ giáo, phương thức giảng dạy, cơ
sở và trang bị, ..v..v... Nói chung, “giáo dục” trang bị cho những
thế hệ về phẩm chất làm người trong khuôn thước văn hoá dân tộc, về khoa học kỹ
thuật của thời đại thích hợp với mục tiêu quốc gia, về tinh thần trách nhiệm với
gia đình, với cộng đồng dân tộc, và bổn phận công dân đối với tổ quốc.
Thứ hai. Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhớ lại rằng, những sự kiện
từ giữa thế kỷ 20 đến nay, đã chứng minh lãnh đạo đảng cộng sản với nhà nước Việt
Nam chỉ phục vụ cho quyền lợi của đảng chớ không phục vụ nguyện vọng người dân,
mà quyền lợi của đảng lại đồng nghĩa với quyền lợi riêng tư của lãnh đạo các cấp
trong các ngành sinh hoạt xã hội. Để tạo được một xã hội như vậy, chế độ giáo dục
học đường và giáo dục xã hội chủ nghĩa đặt trên nền tảng “xin và cho”, là một
chính sách giáo dục vô cùng hiểm độc, vì chỉ đào tạo những thế hệ thần dân -hay
ngu dân- để tuân phục, chớ không đào tạo những thế hệ công dân để xây dựng đất
nước, nhưng lại được lồng trong cái tủ kính trưng hàng “con người là vốn quí”
hay “trăm năm trồng người” của nhân vật lãnh đạo tàn độc nhất trong lịch sử Việt
Nam, là ông Hồ Chí Minh và những nhóm lãnh đạo tiếp nối đến nay.
Một số công dân xã hội chủ nghĩa đã vượt khỏi chính
sách giáo dục thần dân, cố gắng làm người tử tế trong xã hội, mà trước mắt là
bày tỏ ý thức chính trị trong ôn hòa để giành lại những quyền căn bản của con
người được qui định trong Hiến Pháp Việt Cộng, lại bị lãnh đạo Các Anh qui
trách những công dân đó vào tội hình sự để bắt vào tù hoặc giam lỏng tại nhà
dài hạn.
Xin dẫn chứng chính sách giáo dục liên tục từ năm 1989
đến nay:
Năm 1989. Trích
bài viết của Vũ Hạnh đăng trong báo Công An ngày 31/05/1989 tại
Sài Gòn, lần đầu tiên giáo dục như thế nào trong hội nghị tại Viện Nghiên Cứu
Giáo Dục miền Nam.
(1) Nhà giáo Tôn Thuyết Dung trình
bày: “…Sách giáo khoa không đào tạo con người, trước khi nói đến
chủ nghĩa cộng sản. Về các câu hỏi để học sinh trả lời không nhắm vào chủ đề rõ
rệt, không giúp học sinh phát huy nhận thức, trái lại gò ép học sinh trả lời một
cách dối trá…”.
(2) Ông Xuân Diệu nhận
xét thật ngắn nhưng rất sâu sắc: “Một trong những thiếu sót quan trọng là
giáo dục không đào tạo con người, nên rốt cuộc xã hội chúng ta chỉ có thần dân
mà không có công dân”.
(3) Một nhận thức sâu sắc khác:
“Giáo dục phải nhắm mục đích đào tạo con người dân chủ từ bé, phải
chống lại sự tha hóa lớn nhất hiện nay là sự quanh co dối trá, sự thiếu thành
thật giữa con người với nhau…”.
Năm 2000. Trung
Tướng cộng sản Trần Độ lúc đương thời, có viết tập nhật ký “Rồng Rắn”
ngày 7/12/2000, có đoạn liên quan đến giáo dục như sau: “Bộ máy quản
lý xã hội đã thực hiện một nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ
chuyên chính. Nó tạo ra và nó bắt buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc
đảng, lệ thuộc nhà nước, lệ thuộc cán bộ, và một tâm lý phải tuân phục, kể cả
người cao nhất cũng phải tuân phục vào một cái gì bí và hiểm. Nó tàn phá
cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Suy cho cùng, đó là tội nặng
nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của
con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một
dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.
Năm 2004. Giáo
Sư Hoàng Tụy trong nhóm nghiên cứu giáo dục Hà Nội phát biểu: “… Những sự
kiện gian dối trong giáo dục cũng như trong thi cử, làm xói mòn niềm tin của tuổi
trẻ lẫn của phụ huynh mà thành phần này luôn kỳ vọng vào nền giáo dục nước nhà,
đã dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí nó đánh mất niềm
tin của mọi người trong xã hội….Ngày 23/2/2004 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã ban
hành Quyết Định, bắt buộc sinh viên đại học toàn quốc phải học và thi tốt nghiệp
các môn học chính trị, bao gồm triết học Mác-Lê, kinh tế chính trị, chủ nghĩa
xã hội khoa học, lịch sử đảng, và tư tưởng Hồ Chí Minh… Các môn học bắt buộc
này chiếm đến 203 giờ, hay là 9% thời lượng của chương trình đại học…”.
Trong khi đó, cuộc hội thảo tổng kết giáo dục tại Hà Nội
hồi tháng 7/2004 với số đại biểu trong ngành giáo dục tham dự gần 1.000
người, do Thủ Tướng chủ tọa. Ông Trần Hồng Quân, Bộ Trưởng Giáo Dục trình
bày diễn tiến và kết quả. Ông kết luận: “…Cuộc cải cách giáo dục
trong thời gian qua là hoàn toàn thất bại. Vì cải cách theo chắp vá chớ không cải
cách toàn diện”.
Năm 2008. Tại
Viện ISD Hà Nội vào ngày 6/6/2008, giáo sư Hoàng Tụy là một trong số ít
trụ cột của nền giáo dục Việt Nam trình bày một cách thẳng thắn. Trích vài đoạn:
“… Nếu Việt Nam cô lập với thế giới bên ngoài thì không đến nỗi lo lắng,
nhưng nếu đặt giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhìn một cách
khách quan và có trách nhiệm, thì không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày càng
xa của giáo dục Việt Nam so với các nước chung quanh trong suốt 30 năm qua...
Vì đặt nặng về chỉ tiêu mà không căn cứ vào kiến thức, nhà trường đã vô tình
trút vào xã hội mọi thứ rác rưởi độc hại là bằng cấp giả, bằng cấp dỏm,
học giả... ..”
Năm 2009. Tham
khảo và trích dẫn bài nhận định của đại học Harvard Hoa Kỳ về Gíáo Dục
Cao Đẳng & Đại Học tại Việt Nam. “...Về sinh viên du học, cũng là vấn đề
gai góc: .. (1) Sinh viên Việt Nam du học ngoại quốc bắt đầu gia tăng từ
năm 1986, nhưng chỉ là con em của những gia đình cán bộ đảng viên, và những
sinh viên may mắn nhận được học bổng. (2) Hiện nay, xã hội Việt Nam có sự
chênh lệch quá xa về mức sống giữa người thành thị giàu sang tột đỉnh với người
nông thôn nghèo khổ tột cùng. (3) Việt Nam không thể nào chỉ trông cậy
vào số sinh viên du học mà không tạo nên một hệ thống giáo dục thích ứng với mục
tiêu phát triển quốc gia, thì các chuyên gia Việt Nam đào tạo từ đại học ngoại
quốc vẫn tránh né nghề giảng huấn nếu phải trở về Việt Nam. Mặc khác, đại học
danh tiếng quốc tế không bao giờ chấp nhận những sinh viên Việt Nam yếu kém, vì
như vậy sẽ gây tổn thương danh tiếng của họ…(4) Vì vậy mà trong danh
sách 100 trường đại học nổi tiếng của Châu Á, Việt Nam không có một trường nào
cả, trong khi Nam Hàn có đến 16 trường, Trung Cộng có 14 trường, đảo quốc
Đài Loan có 11 trường, Malaysia có 5 trường, Thái Lan có 5 trường, Nam Dương có
4 trường, Singapore có 2 trường, Phi Luật Tân có 2 trường, và tệ nhất là
Pakistan cũng có được 1 trường trong danh sách đó.
Cũng từ bản nghiên cứu nói trên, Giáo sư Hoàng Tụy
nhận xét: “Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư và gần đây rộ lên cả mấy tá
viện sĩ. Rồi lại có những bộ óc vĩ đại thế kỷ 21 và nhiều nhân vật trí thức,
đang có kế hoạch dành 25 hecta đất vào thời buổi đất quý hơn vàng, để xây một
Văn Miếu hiện đại mới đủ chỗ vinh danh trí thức quá ư đông đảo. Thế nhưng có ai
dám chắc cái gia tài trí thức lớn lao ấy, sau này có được con cháu hoan nghênh
không?
Năm 2010. Trên
<vietnamnet.vn/giaoduc ngày 26/05/2010, nhà văn Dạ Ngân (trong nước)
dùng chữ “du học để tị nạn giáo dục” khi trả lời cuộc phỏng vấn. Thoạt
nghe tưởng như đùa, nhưng thật ra là chuyện rất thật, nếu chúng ta nhìn vào nền
giáo dục Việt Nam ngày nay. Bà nhận định: “Các ông bố bà mẹ hiện đại ở
các đô thị đang có xu hướng “ấn” con đi du học càng sớm càng tốt? Xu hướng này
n ói Iên điếu gì về tâm lý và sự thay đổi trong xã hội hiện nay? Nhưng tại
sao có tâm lý đua nhau cho con đi sớm? Là vì cung cách của nền giáo dục Việt
Nam không thể nào làm cho bậc cha mẹ an tâm. Tính hiếu học của người Việt
đang bị thách thức mà những người có tiền không dại gì để con mình phải chịu đựng
sự thí nghiệm mãi của những nhà cải cách, và phải học theo kiều “nhồi sọ” ở trường,
lại còn phải học thêm và học thêm mãi”.
Ngày 13/6/2012, Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng ban hành Nghị Quyết chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020, trong
đó có đoạn: “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước, nâng
cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, xây dựng nền giáo dục có
tinh thần nhân dân, tiên tiến, hiện đại xã hội chủ nghĩa Mác-Lénin và tư tưởng
Hồ Chí Minh”
Với tôi, ông Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo tàn độc nhất
trong lịch sử Việt Nam, Vậy mà Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng, vẫn mang
cái tên ông ta ra làm nền tảng cho giáo dục Việt Nam, thì muôn đời Việt Nam vẫn
dưới đít Cam Bốt về giáo dục (Mời đọc trang 7 về bảng xếp hạng giáo dục trong
khối ASEAN).
Và cuối năm 2012
"Luật Giáo Dục Đại Học Việt Nam" ban hành sau khi Quốc Hội thông qua
ngày 18/6/2012, và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 Luật này có 73 Điều trong 12
Chương, Trong đó Điều 13 về tổ chức: (1)
Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam
trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều
Lệ đảng cộng sản Việt
Nam, trong khuôn khổ Hiến Pháp, pháp luật (2) Đoàn thể, tổ
chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định
của Hiến Pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ
chức xã hội. (3) Cơ sở giáo dục đại học có
trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được
thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Trích bản tin đài VOA ngày 13/8/2013, cậu
bé lớp 8 Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi ra mắt sách giáo
khoa về Văn và Tiếng Việt, do Nhóm Cánh Buồm biên soạn, rằng: "Điều mà
con muốn nói với chánh phủ Việt Nam, hay rõ ràng hơn là Bộ Giáo Dục. Theo con,
các vị Bộ Trưởng và Thứ Trưởng Giáo Dục, không phải là nên áp dụng cả bộ sách
này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam. Vì
bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên
con phải dùng tính từ quá thối nát rồi. Suốt bao năm qua các vị cải đi,
cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được gì cả. Nên bây giờ con
muốn các vị Bộ Trưởng Thứ Trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục Việt Nam, có
thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo
khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian
các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải
cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong
Bộ Giáo Dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm, thì đến khi nào con
thành Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục con sẽ làm”.
Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập Nhóm Cánh
Buồm, gồm nhiều nhà khoa học và hoạt động độc lập, đang soạn thảo lại các bộ
sách giáo khoa mới, nhằm góp phần canh tân giáo dục Việt Nam, nói rằng: “Phát
biểu của em Vũ Thạch Tường Minh, học sinh trường Amsterdam, đã nói thay nguyện
vọng của nhiều người (lớn)”.
Ngày 21/11/2016, Phó Thủ Tướng Vũ
Đức Đam trong dịp chia sẻ quan điểm của ông về câu hỏi từ một đại biểu
Quốc Hội, rằng: “Việt Nam có triết lý giáo dục hay không?” Phó Thủ
Tướng trả lời: “Có. Việt Nam có triết lý giáo dục. Có điều là ta không
có những câu trích dẫn để thành kinh điển” Phó Thủ Tướng khẳng
định: “Nếu chúng ta lên Internet gõ vào nhóm chữ "triết lý giáo dục Việt
Nam" thì thấy ngay”.. Mặc Lâm, biên tập viên RFA, đã gõ thì thấy
“Có đến một triệu ba trăm ngàn lượt người tìm kiếm nhưng người ta vẫn
không có một kết quả nào do chính Bộ Giáo Dục & Đào Tạo hướng đẫn hay gợi ý
tìm câu mà ông cho rằng là triết lý giáo dục Việt Nam ..”
Ngày 17/3/2017, Thủ Tướng Việt
Nam ra quyết định thành lập Hội Đồng Quốc Gia Cố Vấn Giáo Dục & Phát Triển
Nhân Lực, gồm 26 thành viên, do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ Tịch
Hội Đồng.
Nhận xét về 26 thành viên của Hội Đồng này, ngoài hai
nhân vật đứng đầu là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Tiến
Sĩ Nguyễn Lương Hải Khôi, đại học sư phạm tại TP Hồ Chí Minh, có bài viết
trên internet nhận định rằng: “Có một học giả là bà Phạm Thị Ly, còn đa số
các thành viên là của các đại học công lập, chỉ có một người của đại học tư thục.
Không có ai đai diện cho giáo dục mẫu giáo và phổ thông, cũng không có người đại
diện cho lĩnh vực giáo dục thể chất, và cũng không có người đại diện cho giáo dục
khoa học và kỹ thuật. Vậy liệu có phải chánh phủ Việt Nam hình dung cả nền giáo
dục Việt Nam chỉ là giáo dục đại học thôi sao?”
Khi được hỏi rằng: “Sự có mặt của Thủ Tướng và Phó
Thủ Tướng, có thể làm cho các kiến nghị của Hội Đồng này có trọng lượng hơn hay
không?” Ông Nguyễn Thế Hùng trả lời rằng: “Điều đó không chắc, vì
ở Việt Nam mọi quyết định quan trọng là của Bộ Chính Trị”..
Tiến sĩ Phan Hữu Trọng Hiền thì cho rằng:
“Muốn giải quyết vấn đề giáo dục ở Việt Nam, phải giải quyết từ gốc. Vì giáo
dục của mình là giáo dục định hướng con người xã hội chủ nghĩa, là phải tin vào
những cái gì mà thể chế này tuyên truyền, với lại chính trị chen vào
giáo dục rất là nhiều. Định hướng đó, cộng với những bài học lịch sử, thì cái gốc
vấn đề đó tạo nên hệ lụy trong định hướng giáo dục. Và khi cái gốc vấn đề còn
đó, thì bất cứ Hội Đồng nào cũng không giải quyết được vấn đề.”
Thứ ba. Kết quả của giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam có bao nhiêu Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ? Tôi
giúp Các Anh tìm hiểu xem hiện nay Việt Nam đã đào tạo được bao nhiêu sinh viên
tốt nghiệp bậc đại học và trên đại học, tôi cố gắng gọi chung là "trí thức
Việt Nam". Đồng thời cũng tìm hiểu xem sau thời gian ra trường, những nhà
trí thức đó đã đóng góp thế nào vào sự phát triển quốc gia. Đây chỉ mới căn cứ
trên bằng cấp chớ chưa nhìn vào phẩm chất giáo dục nhé, vì phẩm chất của trí thức
Việt Nam do giáo dục đại học Việt Nam đào tạo thì không thể nào so sánh với trí
thức Việt Nam hải ngoại, khác nhau ở điểm căn bản là giáo dục hải ngoại với đại
học tự trị, trong khi giáo dục đại học xã hội chủ nghĩa trong tay lãnh đạo đảng
với chánh phủ Việt Cộng, mà lãnh đạo Việt Cộng cai trị đất nước -trong đó có
giáo dục- với chính sách độc tài toàn trị.
Trích bản Thống Kê ngày 8/11/2015 của Bộ Khoa Học
& Công Nghệ, trên toàn quốc hiện có 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc
Sĩ. Riêng về Kỹ sư thì thống kể của Bộ Giáo Dục cũng như Bộ Khoa Học & Công
Nghệ không thấy nói đến, trong khi bảng xếp hạng của Forbes ngày 21/06/2015
như sau: "Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có số lượng kỹ sư nhiếu
nhất thế giới, với 100.390 Kỹ Sư tốt nghiệp mỗi năm.
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World
Economic Forum - WEF) thì số lượng kỹ sư tốt nghiệp nghiệp hằng năm như sau:
(1) Nga với 454.436 Kỹ sư. (2) Hoa Kỳ với 237.826 Kỹ
sư. (3) Iran với 233.695 Kỹ sư. (4) Nhật Bản với 168.214 Kỹ
sư. (5) Nam Hàn với 147.858 Kỹ sư. (6) Indonesia với 140.
169 Kỹ sư. (7) Ukraine với 130.391 Kỹ sư. (8) Mexico với
113.944 Kỹ sư. (9) Pháp với 104.746 Kỹ sư. Và (10) Việt
Nam với 100.390 Kỹ sư.
Forbes nhận định: "Trong thời
gian qua, một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, là nơi có số lượng
sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật đông nhất thế giới. Tuy nhiên,
khuynh hướng này dường như đang thay đổi khi một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp
chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất, và xây dựng, đến từ các quốc gia đang phát triển,
trong đó có Việt Nam".
Vậy là đến năm 2014, bậc giáo dục đại học Việt
Nam đã "cung ứng" cho bộ máy sinh hoạt và phát triển quốc gia
được: Thứ nhất. Bậc đại học với 100.390 Kỹ Sư mỗi năm. Con số này chưa
tính đến sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp Cử Nhân. Dù không có thống kê về số
Kỹ Sư tốt nghiệp những năm trước đó, nhưng tôi tạm dùng con số 100.390 của tổ
chức Forbes, nhân cho 5 năm trước (2010-2011 đến 2014-2015) để có con số chung
là 501.950 Kỹ sư. Thứ nhì. Trên đại học với 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc
Sĩ. Cộng chung số lượng trí thức do đại học Việt Nam đào tạo, gồm:
501.950 KS + 101.000 TS + 24.300 TS = 627.250 trí thức.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/12/2015, trong tổng số
tốt nghiêp bậc đại học trở lên, hiện có đến 225.000 trí thức trong tình
trạng thất nghiệp với thời gian dài, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm tuyển
nhân viên có bằng đại học trở lên, lại không thể tiếp nhận những trí thức trong
số nòi trên.
Vậy, câu hỏi nêu lên là "tại sao"? Và
trong một góc độ nào đó, thì đây là câu trả lời: "Theo ông Cao Tiến
Vị, Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn, là do nền giáo dục "thầy
đọc trò chép", cộng với thời gian sinh viên thực tập chỉ là hình thức
trong đại học của chúng ta. Chưa hết, tâm trạng của sinh viên từ học ở trường đến
thực tập tại cơ quan, miễn sao đủ điểm là được mà không cần kiến thức của người
được gọi là trí thức". Còn ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ Tịch Công
Ty Tư Vấn Kinh Doanh Hội Nhập Toàn Cầu - GIBC, nhận định: "Chỉ khoảng
25 đến 30% trí thức đi xin việc là có khả năng, và hơn 70% còn lại cần phải tái
đào tạo mới có thể hội nhập vào các công ty. Bằng cấp, tự nó không nói lên được
kiến thức cũng như phẫm cách của người được gọi là trí thức. Trường hợp điển
hình là công ty của ộng đăng tin tuyển chuyên viên kế toán, chỉ trong 5 ngày
sau thì nhận được 400 hồ sơ. Sau khi duyệt xét và phỏng vấn thì công ty
chỉ nhận tạo 10 người, và cuối cùng chỉ có 1 người trong số đó được xem là đúng
tiêu chuẩn. Trong khi phỏng vấn, có vài em rất cần việc làm và sẳn sàng làm bất
cứ việc gì. Thấy vậy, Công Ty đã nhận một số em có bắng Cao Đẳng và Đại Học vào
làm những công việc kế toán tài chánh, và các em rất bằng lòng. Điều đó cho thấy
các em cũng nhận ra được khả năng thật sự của các em, chớ không phải bằng cấp
nói lên khả năng".
Phó Giáo Sư Trần Xuân Nhĩ, nhận định: "Các
Cử Nhân ra trường vẫn
thất nghiệp, vì kiến thức của họ không thích hợp
với nhu cầu của xã hội, cho nên bản thân họ phải học lại để có kiến
thức hữu dụng, tìm hiểu nhu cầu của xã hội, rèn luyện kỹ năng của bản thân để tự
tạo cơ hội cho mình". Bàn về phẩm chất của Cử Nhân, Thạc Sĩ, ông Nguyễn Minh
Ngọc, Giám Đốc Gemslight Company Ltd, thẳng thắn nói rằng: “Về kiến
thức thì vứt cái tư duy ông Cử Nhân của bà Thạc Sĩ đi, vì
học xong trường đại học chỉ đủ cho các ông bà thò đầu lên khỏi mặt đất thôi,
còn phải hít bụi hít đất
chớ chưa đứng lên được để đi đâu".
Đúng là "Thì trường nhân lực Việt Nam quá thừa,
nhưng quá thiếu"! Quá thừa, vì bằng kỹ sư trở lên quá nhiều, nhưng
không thích hợp với nhu cầu của các ngành nghề trong xã hội cần đến.
Mời Các Anh đọc tiếp vài so sánh căn bản dưới đây để
nhận rõ nền giáo dục đại học Việt Nam thua kém các quốc gia chung quanh ra sao.
Từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam có 5 bằng
sáng chế được ghi tên tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong
khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào cả. Số lượng bằng sáng chế là một
chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước. Số
bằng sáng chế không chỉ nói lên thành tựu thực tiễn của các kết quả nghiên cứu
lý thuyết, mà còn nói lên tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những
nước có nhiều bằng sáng chế thì xuất cảng những sản phẩm kỹ thuật cao, thu được
nhiều lợi nhuận. Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập
hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát
minh Trong bài viết này, chỉ đề cập bằng sáng chế lưu trữ tại Hoa Kỳ trong năm
2011, và được trích lục từ văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ
(USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.
Số lượng bằng sáng chế của các quốc gia vùng Đông Nam
Á và Đông Bắc Á, như sau: 1. Nhật Bản với 126 triệu dân, có
46.139 bằng sáng chế. 2. Nam Hàn, 48 triệu dân, có 12.262 bằng
sáng chế. 3. Đài Loan với 23 triệu dân, có 8.781 BSC. 4. Trung
Cộng với 1 tỷ 350 triệu dân, có 3.171 BSC. 5. Singapore với
4 triệu 800 ngàn dân, có 647 BSC. 6. Malaysia với 27 triệu
900 ngàn dân, có 161 BSC. 7. Thái Lan với 68 triệu dân, có 53
BSC. 8. Philippines với 93 triệu dân, có 27 BSC. 9. Indonesia với
232 triệu dân, có 7 BSC. 10. Brunei với 407 ngàn dân, có 1
BSC. Và 11. Việt Nam với 89 triệu dân, không có bằng sáng chế
nào.
Chưa hết, ngày 6/9/2013, Diễn Đàn Kinh Tế Thế
Giới (gọi tắt bằng Anh ngữ là WEF) đã công bố bảng xếp hạng hệ thống giáo dục 8
quốc gia trong khối ASEAN. Theo đó thì WEF ghi nhận Singapore, Malaysia, và
Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu, Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam
thứ 7, và Thái Lan ở cuối bảng. Lào và Miến Điện (Myanmar) không được WEF xếp
hạng. Tổ chức WEF thành lập năm 1970, là tổ chức “phi lợi nhuận”, trụ sở tại
Davos , Geneve, Thụy Sĩ. Chủ Tịch hiện nay của Diễn Đàn là Tiến Sĩ Klaus
Schwab. Báo cáo cũng khẳng định rằng: “Tài chánh không phải là yếu tố quan
trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt, và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra
khả năng giảng dạy thích hợp”.... (Tr. Lâm. Theo Bangkok Post)
Các Anh có cảm nhận nỗi nhục khi mà giáo dục đại học
Việt Nam, chẳng những không có một trường đại học nào trong bảng xếp hạng 500
trường đại học nổi tiếng trên thế giới, lại còn đứng ngay dưới đít Campuchia
trong bảng xếp hạng giáo dục các quốc gia trong khối ASEAN không? Trong khi
Thái Lan có 3 trường đại học, và Singapore chỉ hơn 4 triệu dân còn có được 2
trường đại học trong danh sách 500 trường đại học nổi tiếng. (Ranking Web of
World Universities Distribution by Countries)
Tại Diễn Đàn tổng kết 30 năm (1986-2015) đổi mới tại
Hà Nội ngày 19/11/2015, ông Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện
Kinh Tế Việt Nam, nhận định: "Tính từ năm 2015, Việt Nam phải mất 10
năm nữa mới bằng Trung Hoa, 12 năm nữa mới bằng Thái Lan, và 17 năm nữa mới bằng
Malaysia của năm 2011. Và nhận định của ông Vũ Khoan, nguyên
Phó Thủ Tướng: " Người Việt chúng ta thảo luận về nhóm chữ "kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" mà 30 năm qua vẫn chưa ai hiểu
ý nghĩa của nó là gì. Đến "doanh nghiệp nhà nước chủ đạo" sau 30 năm
vẫn còn tranh luận dài dài, mà không biết bao giờ mới hiểu được nghĩa của
nó".
Ngày 13/4/2017, khi phát biểu
tại trường đại học Văn Hiến, Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ,
nói rằng: “Để có trường đại học thật sự tốt, cần một thời gian rất dài. Vì vậy
ban đầu cần phát triển nhanh, bền vững, đúng thế mạnh của mình để tham gia vào
thị trường nguồn nhân lực…” Khi thảo luận, một giảng viên nêu câu
hỏi: “Hiện nay xã hội rất quan tâm đến giáo dục, nhưng nhìn đa chiều thì
phẫm chất giáo dục Việt Nam yếu hơn so với thế giới. Vậy, so với Châu Á thì
giáo dục Việt Nam đang đứng hạng thứ mấy?” Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ
trả lời: “Muốn đánh giá đứng thứ mấy, phải có đánh giá, nhưng khó so sánh được
phẫm chất giáo dục nước này với nước kia. Giáo dục đại học Việt Nam vừa qua, đã
có những bước phát triển rất mạnh, nhưng xét theo yêu cầu của thực tiễn thì
chưa đáp ứng được…”.
Kết luận.
Ngày 10/4/2014, khi mà tình trạng
bằng cấp giả, bằng cấp nâng đỡ, bằng cấp mua, ..v..v.. , thì nhà báo Lê
Nguyên khẳng định: "Phẩm chất giáo dục thời thực dân Pháp rất tốt so với
giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày nay, cả về phẩm chất lẫn kiến thức.... Vì vậy mà
những ai được cộng sản chiếu cố đưa vào
những chức vụ lãnh đạo, chính là những người mất phẩm chất
con người... "
Với vấn đề này,
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết: “Phải nói rằng, từ khi đưa
chủ nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người
Việt Nam trở nên tha hóa hơn con người
Việt Nam thời phong
kiến. Và phẩm chất đạo lý của con người Việt Nam bây giờ,
cũng thua cái thời Pháp thuộc”.
Từ Đà Nẵng, Giáo Sư Nguyễn Thế Hùng nhận xét: “Tình trạng
này xuất phát từ giáo dục mà ra. Nhớ lại Việt Nam
Cộng Hòa trước năm 1975, nền giáo dục đào tạo con người rất là đàng hoàng. Còn bây
giờ, cái nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nó loạn quá?”
Từ Hà Nội, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh khẳng
định: “... Chúng ta đau xót ở điểm là nền giáo dục từ năm 1945, “hồ
chí minh” gọi là nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, cái nền
giáo dục đó đã tạo ra loại người đã và đang lãnh đạo
đất nước này, và chính họ tạo nên một xã hội
băng hoại như hiện nay”.
Tóm lại. Lãnh đạo Việt Cộng “đã thành
công” trong mục tiêu đào tạo con người mới với văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, mà
họ thực hiện ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà Việt Cộng nhuộm đỏ toàn
cõi Việt Nam, rồi dâng công với cộng sản quốc tế là Nga Sô và Trung Cộng. Vì
vậy mà ngày nào còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị, thì ngày ấy chưa thể bắt
đầu khôi phục nền văn hóa nhân bản, và xã hội vẫn tiếp tục lún xuống tận đáy của
băng hoại.
Chỉ có cách duy nhất mà cố Tổng Thống Nga
Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản là không thể thay đổi, mà phải xóa bỏ
nó”.
Trong khi Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh
thần của Tây Tạng nói: “Người cộng sản làm cách mạng không phải đem lại
hạnh phúc cho người dân, mà họ làm cách mạng để buộc người dân đem hạnh phúc lại
cho họ”.
Và Các Anh hãy nhớ “Tự do, không
phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có
dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta
phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Hạ tuần Tháng 4 năm 2017
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Virus-free. www.avastcom
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment