Đúng
là một đám đại ngu si, đại dốt nát..
....Bây
giờ nó mới biết là nó đã hũy hoại nguyên một kho tàng rất quý báu
của Việt Nam nói chung.
From:
Đốt sách
.....rồi bây giờ đấu giá sách
Có khoảng
180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách bị
tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những
người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục
lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ
nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.
Một cảnh
đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở Sài Gòn
Chính
trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế
đã làm nảy ra một nghề mới: Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ
nay thay thế công việc của ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên
toàn miền Nam đã phải tự động đóng cửa sau 1975. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán
chui dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Xã hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp
pháp. Cái gì cũng thành chui cả. Sách chui, gạo chui, thuốc tây chui, đi chui
và ngay cả việc đi tu cũng trở thành tu chui. Sách càng bị cấm, càng nhiều người
tìm đọc.
Có lẽ người
có lòng nhất với sách vở miền Nam là ông Khai Trí. Từ người bán sách lẻ lề dường,
ông xây dựng nên cơ nghiệp là nhà sách Khai Trí, số 60- 62 đường Lê Lợi. Tôi đã
đứng bên kia đường Lê Lợi sau 1975 để chứng kiến cảnh hôi sách, đốt sách của
nhà Khai Trí. Cảnh tượng ấy còn như in vào đầu tôi. Sách của nhà Khai Trí vứt
tung tóe, bừa bãi trên mặt đường phố Lê Lợi trong nỗi bất lực của nhiểu người
miền nam cách đây 40 năm.
Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu... Nhưng cái cảnh ấy nó bộc lộ hết cái bản chất bạo tàn của những kẻ chiến thắng.
Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu... Nhưng cái cảnh ấy nó bộc lộ hết cái bản chất bạo tàn của những kẻ chiến thắng.
Chợ trời
sách miền Nam trên đường Đặng Thị Nhu Q1 năm 1979
Khi cơ sở
nhà sách Khai Trí bị tịch thâu. Theo nhà văn Nhật Tiến, một lần nữa, ông Khai
Trí lại ra ngồi lề đường, trải một tấm nhựa ni lông bán vài cuốn sách thiếu nhi
còn sót lại. Đây lại là một hoạt cảnh đau lòng và ngược đời bầy ra trước mắt. Từ
một chủ nhân bề thế, uy tín mà trong kho chứa hàng triệu cuốn sách, nay ông trở
thành người bán sách dạo đầu đường.
Cảnh tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất.
(Trích: "Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam..." của Nguyễn Văn Lục.)
Cảnh tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất.
(Trích: "Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam..." của Nguyễn Văn Lục.)
SAIGON
1979 - Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu
Sau năm
1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà
dân mê
sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.
Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...
Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...
Cũng nhờ
chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu truyền
, gìn giữ . Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý , nhưng sau đó đứt ruột
chia tay với sách vì sinh kế . Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được
cái đói . Cảnh đó chỉ có những người không may mắn kẹt lại SG sau 75 mới thấu
hiểu !
...Rồi bây giờ đấu giá sách
...Rồi bây giờ đấu giá sách
Bây giờ
nó mới biết là nó đã hũy hoại nguyên một kho tàng rất quý báu của
Việt Nam nói chung.
Chê bai chửi
rủa VNCH cho lắm rồi dốc túi mua sách thời VNCH như của quý hiếm !Trong cái buổi
gọi là " đấu giá sách quý hiếm " đó hầu hết các quyển sách đắt giá nhất
đều được viết bởi người VNCH , xuát bản bởi VNCH hoặc lưu hành rộng rãi thời
VNCH . Chửi VNCH là Ngụy , chửi cờ vàng là bán nước , tìm mọi cách trù dập ,
tiêu diệt người VNCH , những muốn xóa bỏ toàn bộ văn hóa của người VNCH .
Bây giờ quay
ra mê nhạc vàng , mê sách của VNCH ! Những thứ mà CSVN 1 thời lên án là văn hóa
đồi trụy hoặc văn hóa ngoại lai , bán nước , và bị cấm hết !Kệch cỡm chưa ?Nếu
1975 " giải phóng " miền Nam mà CSVN không đem toàn bộ sách vở của
VNCH ra đốt thì bây giờ còn khối sách quý hiếm để đem ra bán đấu giá mà làm
giàu nhỉ ?Sao không thấy cuốn sách nào của Các Mác, Lenin , hay thậm chí của
cha già kính yêu nằm trong danh sách những cuốn sách quý hiếm được con cháu CS
ngày nay bỏ tiền chục triệu ra mua vậy ? Hay sách của CS thì chỉ đáng đem gói
hàng hay nhóm bếp thôi ?
Phiên đấu
giá sách quý hiếm hấp dẫn 20/09/2015 13:24
TTO - Sự
xuất hiện của GS Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng đã làm cho
phiên đấu giá sách quý hiếm do Nhã Nam tổ chức sáng 20-9 tại TP.HCM thêm kịch
tính và hào hứng.
15 đầu ấn
phẩm đưa ra đấu giá lần này là một phần của chương trình Chợ phiên sách cũ kéo
dài trong ba ngày từ 18 đến 20-9.
Các ấn phẩm có mức giá khởi điểm dao động từ 20.000 đồng đến 5 triệu đồng, hứa hẹn mức độ tham gia của các tay chơi sách và giới quan tâm, hâm mộ sẽ rất đa dạng, sinh động.
Các ấn phẩm có mức giá khởi điểm dao động từ 20.000 đồng đến 5 triệu đồng, hứa hẹn mức độ tham gia của các tay chơi sách và giới quan tâm, hâm mộ sẽ rất đa dạng, sinh động.
Với bước
giá cho mỗi lượt đấu là 10.000 đồng, MC phiên đấu giá Tuyết Anh đã nỗ lực giới
thiệu các ấn phẩm, kêu gọi khuyến khích và cả… khích động mọi người có mặt tại
Nhã Nam thư quán cùng tham gia bỏ giá đấu.
Cuộc đấu
diễn ra được nửa đường thì bất ngờ giáo sư Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn
Thanh Phượng cùng đến tham gia đấu giá.
Lúc này
sàn đấu đang vào lượt bỏ giá cho quyển Bác sĩ Ai-Bô-Lít - quyển truyện nổi tiếng
của Coóc nây Tru-cốp-xki, NXB Cầu Vồng 1984, từng quen thuộc với nhiều thế hệ
thiếu nhi Việt Nam. Quyển này giá khởi điểm 50.000 đồng, người tham gia đấu đầu
tiên là Dạ Thương - chủ tiệm sách Book Nest - nâng giá lên 100.000 đồng.
MC Tuyết
Anh đang giới thiệu quyển Nói với tuổi hai mươi
Có lẽ quyển
sách thiếu nhi này gợi lên những ký ức tuổi thơ của mình nên bà Thanh Phượng đã
tham gia bỏ giá đấu quyết liệt và đấu thắng ở mức giá 1 triệu đồng.
Sau đó đến
lượt đấu giá quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh do NXB Bốn Phương
(của thi sĩ Đông Hồ thành lập) ấn hành năm 1951, sách được bảo quản rất tốt,
còn bìa và jacket.
Quyển
sách này vốn quan trọng và được các thế hệ trí thức nước nhà đánh giá rất cao,
cộng với chất lượng một bản sách có tuổi đời hơn nửa thế kỷ nhưng còn gần như mới
nguyên đã quyến rũ GS Ngô Bảo Châu nâng giá từ mức khởi điểm 150.000 đồng lên 1
triệu đồng, rồi 1,5 triệu đồng.
Lúc này
chỉ còn chủ tiệm sách Dạ Thương đeo bám đấu nhích từng bước: 1.610.000 đồng,
1.620000 đồng… Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu kiên quyết theo đuổi, nâng giá lên 2
triệu đồng.
GS Ngô Bảo
Châu đưa tay bỏ giá đấu quyển Việt Nam văn hóa sử cương.
Cử tọa cuộc
đấu vỗ tay vang lên khi GS Ngô Bảo Châu nâng mức giá lên 2,5 triệu đồng và đấu thắng.
Có lẽ mọi người cũng cảm nhận được dư vị hấp dẫn của lượt đấu này khi quyển sách sử - văn hóa Việt Nam văn hóa sử cương bản in 1951 thuộc về GS toán học đang rất nổi tiếng ở Việt Nam.
Tiếp theo là một ấn phẩm “nặng ký” và là điểm nhấn của cuộc đấu giá: quyển Cochinchine (Nam Kỳ) do Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, NXB Gastaldy in tại Sài Gòn năm 1931.
Đây là quyển sách thuộc bộ sưu tập của nhà báo Hà Văn Bảy, xuất bản nhân cuộc triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931.
Điều đáng quý là quyển này được bảo quản tốt, còn đầy đủ các bản đồ in kèm, và nhiều hình ảnh về cảnh sinh hoạt, kiến trúc xây dựng của Đông Dương xưa…
Sách được khởi đấu ở mức giá 5 triệu đồng. Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng trao đổi cùng GS Ngô Bảo Châu và nhóm bạn đã quyết định tham gia đấu giá.
Lượt đấu kịch tính vì kéo dài qua các bước: 5.060.000 đồng - 5.500.000 đồng, 5.600.000 đồng với hai "đối thủ" tham gia là ông Dương Thanh Hoài - phó giám đốc Nhã Nam - và bà Thanh Phượng.
> Ông Hoài cho biết hiện Nhã Nam chưa có quyển này và muốn đấu thắng để lưu 1 bản Cochinchine, nhất là quyển này chất lượng rất tốt.
Nhưng khi
bà Phượng nâng giá lên mức 10 triệu đồng thì ông Hoài đứng lên tuyên bố nhường.
Mọi người
cùng vỗ tay chúc mừng quyển sách của người Pháp in từ năm 1931 tại Sài Gòn thuộc
về một doanh nhân Việt Nam sau 84 năm thông qua phiên đấu giá cũng tổ chức tại
Sài Gòn.
MC Tuyết
Anh đang giới thiệu quyển La musique et le monde
Trước đó,
một quyển sách khác cũng trong bộ sưu tập của Hà Văn Bảy là quyển tiếng Pháp La
musique et le monde - tác giả GS Trần Văn Khê, có thủ bút của ông ghi trên sách
khởi điểm 1 triệu đồng, đã được một nhà sưu tập tại TP.HCM đấu thắng ở mức 2,1
triệu đồng.
Bên cạnh
đó, phiên đấu giá lần này còn có 1 quyển thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được
đánh giá là ấn phẩm hiếm gặp: Đầu xuân ra sông giặt áo, NXB Văn Nghệ ấn hành
năm 1986, giá khởi điểm 50.000 đồng và đã đấu thắng ở mức 300.000 đồng.
Có mặt tại
buổi đấu giá, nhà báo Lê Văn Nghĩa biểu lộ sự đồng tình với mục đích sử dụng số
tiền đấu được cho quỹ sách nói phục vụ người mù TP.HCM.
Ông Nghĩa cho biết hiện trong bộ sưu tập của ông có một số bản quý hiếm, có thể lần tới ông cũng sẽ tham gia đưa sách ra đấu để gây quỹ từ thiện.
Ông Nghĩa cho biết hiện trong bộ sưu tập của ông có một số bản quý hiếm, có thể lần tới ông cũng sẽ tham gia đưa sách ra đấu để gây quỹ từ thiện.
Giới sưu
tập Sài Gòn cũng đánh giá cao những phiên đấu giá như thế này, “cho thấy những ấn
phẩm có giá trị vượt thời gian và mức độ quan tâm của người đương thời với những
quyển sách trong quá khứ” - một nhà sưu tập nhận xét.
Sau khi
trừ giá khởi điểm cho chủ sách, tổng cộng phiên đấu giá sáng 20-9 tại Nhã Nam
thư quán đã thu được 15.130.000 đồng. Ban tổ chức đã chuyển số tiền này cho chị
Hướng Dương - giám đốc Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị.
15 ấn phẩm
và giá đấu thắng:
Tờ nhạc
Mùa thu cho em, tác giả Ngô Thụy Miên: 100.000 đồng
Sách Việt
Nam phong tục, tác giả Phan Kế Bính, 1975: 270.000 đồng
Sách Nói
với tuổi hai mươi, tác giả Thích Nhất Hạnh, 1973: 260.000 đồng
Tri Tân tạp
chí số 98, năm 1943: 300.000 đồng
Tờ nhạc
Thà làm giọt mưa, tác giả Phạm Duy: 150.000 đồng
Tờ nhạc
Chuyện hẹn hò, tác giả: Trần Thiện Thanh: 100.000 đồng
Sách La
musique et le monde, tác giả Trần Văn Khê, 1995: 2.100.000 đồng
Món ngon
Hà Nội, tác giả Vũ Bằng, 2014: 300.000 đồng
Bác sĩ
Ai-Bô-Lít, 1984: 1.000.000 đồng
Tờ nhạc
Diễm xưa, tác giả Trịnh Công Sơn: 150.000 đồng
Đầu xuân
ra sông giặt áo, tác giả Nguyễn Nhật Ánh, 1986: 300.000 đồng
Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh, 1951: 2.500.000 đồng
Cochinchine, Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, 1931: 10.000.000 đồng
Vang bóng một thời, tác giả Nguyễn Tuân, 1963: 800.000 đồng
Kiều, Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Pháp, in song ngữ 1951: 2.800.000 đồng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment