Đề
phòng Nga gây hấn, Thụy Điển tái lập chế độ quân dịch
Tân binh Thụy Điển tại một doanh trại ở
Enkoping, phía tây bắc Stockholm, ngày 02/03/2017.REUTERS/TT News
Agency/Fredrik Sandberg
Thụy Điển thông báo tái lập chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc sau 7
năm đình chỉ. Quyết định này được bộ trưởng Quốc Phòng Peter Hultqvist thông
báo ngày 02/03/2017. Tuy không có chung biên giới trên bộ với Nga và cũng không
phải là thành viên NATO, Thụy Điển cảm thấy bị đe dọa vì hàng loạt động thái
quân sự của Matxcơva từ Ukraina cho đến biển Baltic.
Theo tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Peter Hultqvist, song song
với biện pháp gia tăng ngân sách quốc phòng Thụy Điển cần cải tiến khả năng
phòng thủ vì tình hình an ninh xấu đi. Ông đơn cử vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimée
của Ukraina và gia tăng nhịp độ tập trận gần Thụy Điển.
Mối lo ngại tăng thêm một nấc từ khi một tàu ngầm «
không rõ xuất xứ » tiến gần bờ biển Thụy Điển vào mùa thu 2014.
Năm 2015, Stockholm quyết định đưa một đơn vị 150 binh sĩ trở ra
trấn đóng đảo Gotland, ở phía đông và tăng thêm 1,1 tỷ euro cho chi phí quân sự
từ 2016 đến 2020.
Vào thời điểm này, một bản báo cáo của Trung Tâm Phân Tích Chính
Trị Châu Âu - CEPA - khẳng định Nga đã huấn luyện 33.000 quân để chuẩn bị đánh
chiếm nhiều cơ sở, địa điểm có giá trị địa chiến lược của các nước lân bang,
trong đó có đảo Gotland.
Sau 7 năm bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự, quân đội chuyên nghiệp của
Thụy Điển bị thiếu quân số. Kể từ tháng 07/2017, tất cả công dân sinh năm 1999
sẽ được quân đội tiếp xúc. Tùy theo kết quả kiểm tra, 13.000 thanh niên nam nữ
sẽ được tuyển chọn phục vụ quân đội trong vòng một năm.
Điểm đáng chú ý là quyết định tái lập chế độ động viên bắt buộc để
đối phó với Nga nhận được sự đồng thuận trong chính giới Thụy Điển, từ chính phủ
cánh tả cho đến đối lập trung hữu.
Thụy Điển, cũng như Phần Lan, đang tính đến giải pháp gia nhập
NATO.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment