Việt Nam






Wednesday 29 March 2017

CS Việt Nam dạy thiên hạ ứng xử văn minh


....Bấy lâu nay du khách Tàu vào Việt Nam thường tỏ ra thái độ xấc lược, hành động “mất dạy” như đái, ỉa ở cả những chốn trang nghiêm; “vô tư” giành ăn, cướp uống trong các nhà hàng, chôm chỉa ở bất cứ nơi nào trên máy bay, trong khách sạn, ngoài đường phố. Vậy mà bọn Tàu phù này vẫn được cộng sản Việt Nam bao che “bình an vô sự.” Lắm tên hỗn xược “phát ngôn tuới hạt sen” Việt Nam là một quận của Trung Cộng. Vậy mà đảng VC vẫn miệng câm như hến, nhưng nếu người dân nào phản ứng nện cho “đối tượng” một trận thì liền bị CACĐ bắt giam, truy tố ra tòa với tội danh “âm mưu lật đổ chế độ và tuyên truyền chống phá nhà nước”

 

CS Việt Nam dạy thiên hạ ứng xử văn minh

HOÀI MỸ
“Ứng xử văn minh” nôm na có nghĩa là sống lịch sự Mà lịch sự là thanh tao, lễ độ, ý nhị từ trong ngôn ngữ đến cử chỉ... khi giao thiệp, lúc xử thế. Trình độ văn minh trong một xã hội càng cao, người dân ở đấy càng sống lịch sự. Bởi thế nói “ứng xử văn minh” như kiểu nhà nước Việt Nam tức là không đúng lắm. Người mẹ khuyên bảo đứa con: “Con phải luôn luôn đối xử lịch sự với bạn bè của con” nghe vừa hợp tình hợp lý lẫn hợp lỗ tai hơn là “con phải ứng xử văn minh.”


Một ông bị bắt quả tang đang ném rác xuống sông tại cầu Long Biên, Hà Nội. (Zing)

Hơn nữa, có văn minh rồi mới có thể có những thứ tốt đẹp khác như văn hóa, văn học, nghệ thuật... kể cả lịch sự. Trong khi đó, chủ nghĩa cộng sản đã bị lịch sử “đánh giá” là lỗi thời, lạc hậu, do đó nó làm hoen ố, giết dần giết mòn những thứ tốt đẹp để lại đưa con người sống trong chế độ ấy trở về thời đồ đá hay cổ đại...
Mà thôi, từ sau “10 Tháng Tư Đen” ngôn từ ở Việt Nam cũng như số phận của biết bao thứ khác đã thay đổi, trong đó đa số bị tha hóa thê thảm - người còn “xuống hàng chó ngựa” theo xã hội chủ nghĩa, nói chi các thứ khác - tất cả đều “thi đua” mà “xuống dốc không phanh” thê thảm “hết ý.”

Một kế hoạch vĩ đại!

Nhà Nước Việt Nam từ khởi đầu tháng Ba, 2017 đã tung tin là “nhà nước ta” đã soạn xong một tài liệu với toàn bộ danh xưng là “Qui Tắc Ứng Xử Văn Minh” - không chỉ dành riêng cho người dân trong nước mà còn áp dụng luôn cho tất cả du khách đến từ bất cứ quốc gia nào. Lập tức như một lựu đạn nổ, tin trên đã gây bộc phát nhiều phản ứng, trong đó tích cực thì ít mà tiêu cực lại vô số kể.
Trước hết, có dư luận thắc mắc tại sao là “qui tắc” nghe vừa khô khan lại cứng ngắc vì mang tính luật lệ, khuôn khổ bắt buộc, nhất là lại liên quan đến người ngoại quốc, trong đó phần đông xuất xứ từ các xứ sở Tây Phương vốn đã văn minh từ khuya rồi.

Phát ngôn viên của phủ thủ tướng lẫn Bộ Ngoại Giao giải thích nghe ngọt sớt: Quốc tế vẫn phê bình nhà nước ta không hề biết tôn trọng nhân quyền thì nay là dịp ta chứng tỏ thế giới biết mọi người - không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa hay trình độ... - đều được đối xử bình đẳng bình quyền một khi đã đặt chân trên giải đất Việt Nam - ngang hàng với người dân trong nước.

Được biết bản “qui tắc” này là công sức hợp soạn giữa nhiều bộ phận liên hệ quan trọng: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Thể Thao và Du Lịch cộng với bí thư thành ủy thành phố Hà Nội và bí thư thành phố Sài Gòn... sau đó bản thảo được đệ trình lên phủ thủ tướng xuyên qua Bộ Ngoại Giao để nơi đây cho nhận xét và đề nghị trước... nhờ thế thủ tướng đỡ hao sức, tốn công, mất giờ để đọc và suy nghĩ.

Tin trên đã được dư luận quốc nội “đánh giá” là vĩ đại - không biết là đã “nhất” chưa, bởi vì ở Việt Nam ngày nay, bất cứ sự gì, chuyện và việc gì cũng có thể xảy ra - nhưng chỉ tính trong quí thứ nhất của năm mậu dịch 2017 - thì đây quả thật là một “sự cố” - mà nói theo Guiness Book - là kỷ lục đấy vì lý do đơn giản chưa từng có ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề còn lại không kém “ấn tượng” trước mắt người dân. Đó là bản “qui tắc ứng xử văn minh” phải tranh đấu để chiếm vị trí “vĩ đại nhất” nếu không muốn nói là “ăn thua đủ” với bản qui tắc khác vốn cũng được thai nghén gần như cùng thời gian: “Hở và hở hang” mà tác giả là Phạm Quang Nghị, nguyên bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương, ủy viên Bộ Chính Trị cộng với cương vị khác như bộ trưởng Bộ Văn Hóa - Thông Tin, bí thư tỉnh ủy Hà Nam, phó trưởng Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương. Khiếp chưa! Phạm Quang Nghị đã đặt ra qui tắc: “Hở bình thường không cấm, hở hang mới cấm.” Tuy nhiên đây là vấn đề khác tuy nóng và hấp dẫn vô cùng nhưng không thuộc phạm vi bài này nên người viết đành gác lại, để dành hầu chờ dịp thuận lợi khác. Bây giờ mạn phép trở lại chủ đề đang... “bán vui cũng được một vài phút giây.”

Đại ý qui tắc ứng xử văn minh

Cả nội dung và hình thức của “tác phẩm” độc nhất vô nhị này đều dài lòng thoòng, tuy nhiên người ta vẫn có thể nhận ra tài liệu này được chia thành hai phần tổng quát như sau:

- Phần 1: Dành cho “nhân dân ta,” tức là những người hiện ở trong nước. Theo đó gồm nhiều thứ “không được,” nào không được nói tục, chửi bậy, cãi nhau, ăn to nói lớn nơi công cộng; không được khoa trương xỉa răng hoặc ngậm tăm “trường kỳ kháng chiến”...; không được ăn mặc rách rưới quá lố hoặc cố tình để lộ “vượt mức chỉ tiêu” da thịt ở ngực, bụng và đùi...; không được chen lấn, xô đẩy, gây rối...; không được bạ đâu ăn uống, ngủ nghỉ đấy...; không được tùy tiện khạc nhổ, đái, ỉa, vứt/xả/đổ rác ở bất cứ chỗ nào...; không được công khai đánh lộn, đánh lén, sử dụng bạo lực với người già hay trẻ, nam hoặc nữ, với cả xúc vật cũng như không được gây sự, khiêu khích, chế nhạo, đe dọa, ăn hiếp, bắt nạt, chọc ghẹo bất cứ ai...; không được phá hoại của công, của tư hay thiên nhiên...; không được lấy trộm, “cầm nhầm,” ăn chận, ăn bớt, cướp bóc, trấn lột... người khác. V.v..

Cách riêng những người bán hàng vặt, hàng rong: Không được “ăn gian nói dối,” lừa đảo khách hàng, có ít xít ra nhiều...; không được kỳ kèo, bám khách, ép khách, đe dọa hoặc chửi bới, “đốt vía” khách...; không được tự động tăng giá hàng hóa, nâng cấp giá trị sản phẩm...; không được đóng kịch khổ sở, giả vờ bất hạnh, khóc lóc hoặc hóa trang thành khuyết tật, cô đơn... để lấy lòng thương hại của khách. V.v...

- Phần 2: Dành cho khách nước ngoài. Để tỏ ra công bình, những “tác giả” của bản “qui tắc ứng xử văn minh” xác định cụm từ “khách nước ngoài” tức là những người từ nước khác nhập nội Việt Nam bằng đường máy bay, đường nước (bằng tầu bè) hay đường bộ (đi chân hay bằng xe ô tô, mô tô) không phân biệt quốc tịch, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, địa vị, giàu nghèo hay thể chế chính trị. Tuy nhiên nhà nước Việt Nam nhấn mạnh rằng “Việt Kiều” không phải là “người nước ngoài” chính cống cho dù mang thẻ hộ chiếu ngoại quốc, nói thuần túy ngoại ngữ nhưng họ thật sự vẫn là những “khúc ruột nối liền” nên được đặc biệt đối xử y chang như người trong nước vậy.

Đối với “khách nước ngoài,” nhà nước Việt Nam vì sợ họ buồn nên không dùng những từ “cấm” hay “không được” hoặc “bắt buộc” nhưng chỉ nhẹ nhàng bằng lời khuyên bảo như thể bề trên đối với kẻ dưới vậy. Mặt khác số lượng những điều khoản khuyên bảo này cũng không nhiều lắm và không dài dòng như thể để cho họ dễ “tiếp thu” mà ứng dụng. Chẳng hạn, người nước ngoài nếu đã tự nhận mình văn minh thì ở những nơi công cộng nên tự động xếp hàng để chờ đến lượt mình.

Mặt khác, dù đám người đông đảo cỡ nào đang tụ hợp hay đang di chuyển... “khách nước ngoài” cũng không nên chen lấn để vượt lên trước hoặc tự tiện xông vào mà làm mất trật tự hay “phá rối trị an.” Ở chốn trang nghiêm hay nơi đường phố, kể cả chỗ đang tham quan... người nước ngoài cũng nên giảm bớt phân nửa cường độ âm thanh khi trò truyện, ăn uống.... kẻo vô tình khiến cho “người trong nước” hiểu lầm là mình đang “khẩu chiến,” trái lại khi trò truyện với người bản xứ, với kẻ bán hàng rong... cũng nên một điều thưa, hai điều vâng, dạ. Lúc được bất cứ ai, không phân biệt nam phụ lão ấu trao cho vật gì thì phải cúi đầu lễ phép cám ơn cho phù hợp với môn “luân lý giáo khoa thư” mà bất cứ người Việt Nam nào một khi đã được cắp sách tới trường cũng đều đã được học ngay từ thuở còn “thò lò mũi xanh.”

Người nước ngoài cũng chẳng thể vì bất cứ nguyên nhân nào mà quăng/liệng bừa bãi rác rưới hay giấy/bao bì... ra đường phố, nhưng phải tìm kiếm cho bằng được các thùng/sọt rác công cộng. Ví, bóp, nữ trang, dụng cụ điện tử... không nên mang theo khơi khơi trên cơ thể khi ra khỏi khách sạn hay nhà trọ. Mà nếu trong trường hợp có vì số xui mà những “của quí” ấy bị kẻ gian giật mất, cướp đi thì thôi cũng đành vậy nhá, cứ coi như “của thiên trả địa” hay “của đi thay người,” tuy nhiên bạn vẫn có thể đến trình báo CACĐ (“công an cơ động” - Hãy cảnh giác, bởi bọn phản động diễn giải là “công an cướp đồ”)

Sau hết, người nước ngoài trước thời điểm nhập cư Việt Nam với bất cứ mục tiêu gì, nhà nước ân cần đề nghị nên học thuộc lòng các câu bằng tiếng Việt phổ thông sau đây: “Làm ơn,” “Xin lỗi,” “Cám ơn,” để khi “giao lưu” với người trong nước, sẽ dễ dàng chiếm được thiện cảm đã đành mà còn chứng tỏ thiện trí tôn trọng truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt. Một điều quan trọng mà người nước ngoài nên cảnh tỉnh là hơn một năm nay, Nhà Nước Việt Nam đã đề cao một kế hoạch mới để buộc người dân phải áp dụng: ĐMCS (tức là “Đổi Mới Cuộc Sống” - nhưng khẩu hiệu đã bị bọn phản động dịch là: “Địt Mẹ Cộng Sản”).

Những phản ứng tổng quát đầu tiên của dân chúng

Cũng như bao lần trước, mỗi khi đảng và nhà nước cho ra một đường lối hay chính sách nào thì toàn quân, toàn dân phải học tập. Trong ngành bộ đội, công an, cán bộ và công nhân viên nhà nước... học tập thế nào thì tôi không được biết vì họ canh chừng kỹ lắm, nói là bảo mật; nhưng còn tại các tổ dân phố, khóm, phường, quận, nói thật chứ “vui như Tết,” bởi vì cán bộ chỉ đạo chưa kịp nói hết câu, bà con đã lập tức “tán” rộng nghĩa ngay, chẳng hạn tiết mục “ỉa bậy, đái bừa....” Có người ở miền Nam hỏi ngược lại, “mắc” quá chịu chi thấu? - miền Bắc: “Buồn” nhịn không nổi, thì “nàm thao”? - trong khi toa lét/ cầu tiêu/nhà xí công cộng thì không có; nơi có thì lại đòi trả tiền từ việc xài bồn cầu tới giấy chùi; đó là không kể các “đối tượng” khi “đi” xong đã cố tình quên đi cho đỡ tốn tiền cái gọi là “wash your hands.”

Tới mục “không được nói tục, chửi bậy, cãi nhau, ăn to nói lớn....” thì dân chúng đồng thanh hô lớn: “Các đồng chí lớn, nhỏ vẫn làm thế mà!”

Một câu hỏi mà nhiều người đưa ra nhưng các cán bộ chỉ đạo không biết phải trả lời sao cho “tiện và lợi,” chỉ hứa sẽ trình lên thượng cấp. Đó là: Người ta có thể chửi thề bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào, vậy thì một đội quân chuyên rình mò ghi giấy phạt sẽ phải gồm bao nhiêu người và không lý cứ rình rập trên khắp đất nước suốt ngày đêm hay sao? Và khi đang viết giấy phạt, “đối tượng” vì bị chọc tức, bèn nóng giận chửi thề do phản xạ thì tính sao đây, người dân có quyền phạt lại không?

Sau nữa một đề nghị của dân chúng nghe cũng thuận lỗ nhĩ: Yêu cầu nhà nước sai cán bộ viết có bỏ dấu đàng hoàng những chữ “CAM DAI BAY” (Cấm Đái Bậy) để người nước ngoài không hiểu lầm đó là câu quảng cáo cho một danh lam thắng cảnh nào đó, vì “BAY” không có dấu lại mang nghĩa là “Vịnh” như Vịnh Hạ Long!
Đại khái cứ như vậy mà các buổi học tập đã chẳng đưa tới một “chân trời tím” nào cả, tuy nhiên sau đó các cán bộ giảng huấn vẫn báo cáo: “Đạt chỉ tiêu.”

Thế nhưng, ở đây người viết không thể không tường thuật một số phản ứng của dân chúng đối với phần 2 của “qui tắc ứng xử văn minh” mặc dù phần này dành riêng cho “người nước ngoài” mà thôi. Theo đó, bà con nhận định rằng phần này chỉ thích hợp với bọn Trung Cộng tức Tầu phù mà thôi, bởi vì người dân Tây Phương nói chung họ đã văn minh từ khuya rồi, tới nay tính văn minh vẫn đầy mình thì làm gì có vụ họ chen lấn, khạc nhổ bừa bãi hay xả rác nơi công cộng...

Trái lại, Tàu Trung Cộng thì chuyên môn, nhưng vì “Đảng và Nhà Nước ta,” từ giai cấp lãnh đạo xuống tới “hạ tầng cơ sở” đã “hèn với giặc - ác với dân” nên không dám gọi đích danh bọn “cô hồn các đẳng” thủ phạm ấy: Trung Cộng. Chúng sợ húy, sợ quan thày giận! Bắc Kinh cho quân tiến chiếm các hải đảo của Việt Nam như Hoàng Sa, Trường Sa... vậy mà bọn lãnh tụ VC vẫn nín khe. Tàu Trung Cộng các loại ngang nhiên di chuyển và kiếm ăn trong hải phận Việt Nam, đâm vào tàu bè ngư dân Việt Nam cho chìm... Vậy mà VC vẫn bắt dân gọi là “tàu lạ” chứ không được nêu đích danh Tàu Cộng.

Bấy lâu nay du khách Tàu vào Việt Nam thường tỏ ra thái độ xấc lược, hành động “mất dạy” như đái, ỉa ở cả những chốn trang nghiêm; “vô tư” giành ăn, cướp uống trong các nhà hàng, chôm chỉa ở bất cứ nơi nào trên máy bay, trong khách sạn, ngoài đường phố. Vậy mà bọn Tàu phù này vẫn được cộng sản Việt Nam bao che “bình an vô sự.” Lắm tên hỗn xược “phát ngôn tuới hạt sen” Việt Nam là một quận của Trung Cộng. Vậy mà đảng VC vẫn miệng câm như hến, nhưng nếu người dân nào phản ứng nện cho “đối tượng” một trận thì liền bị CACĐ bắt giam, truy tố ra tòa với tội danh “âm mưu lật đổ chế độ và tuyên truyền chống phá nhà nước”
Bởi các lý do và những “sự cố” nhắc lại sơ qua trên đây, đa số dân chúng Việt Nam, đặc biệt các tác giả viết “blog” đã đề nghị: Tại các danh lam thắng cảnh, các siêu thị, trên xe, dưới tàu... nhà chính quyền Việt Nam “hãy được một lần can đảm” viết chữ Tàu thật đậm nét, thật bự những “qui tắc” mà “người nước ngoài” phải tuân thủ. (hm)

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List