Trọng Lật Đổ Dũng Sớm, Tại Sao?
Vi Anh
Theo hiến pháp, luật lệ và tập tục của CSVN thì thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội do Đảng đề bạc trong đại hội đảng sẽ được tân quốc hội bầu sau đại hội đảng biểu quyết họp thức hoá. Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng độc diễn tái đắc cử, dàn dựng Nguyễn xuân Phúc Thủ Tướng, Trần đại Quang Chủ Tịch Nước và Nguyễn thị Kim Ngân Chủ Tịch Quốc Hội.
Tân quốc hội khoá 14 theo hiến pháp tháng 5 năm 2016 mới bầu, và nhanh lắm lả phải tháng 11 mới định hình các ban bệ, chức danh, mới có thể hoạt động và thông qua hai chức danh cầm đầu Nhà Nước do Đại Hội Đảng thứ 12 và Bộ Chánh trị của Tổng Trọng sắp xếp, dàn dựng. Đằng này bất chấp hiến pháp và thông lệ, tin mới đây cho biết Tổng Trọng đã quyết đinh sẽ “kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước trong phiên họp cuối vào ngày 23 tháng 3 năm 2016, của Quốc hội khoá 13 sắp mãn nhiệm, chớ không chờ Quốc Hội khoá 14 ngày 22 tháng 5 mới bầu.
Quyết định “kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước của Tổng Trọng là một hình thức bãi nhiệm Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang trước nhiệm kỳ và lật đổ nội các, chánh phủ của Thủ Tướng Dũng. Hai người Nam Dũng và Sang nắm nhà nước sẽ mất chức vào cuối tháng 3, chớ không phải còn giữ hay xử lý thường vụ hai chức vụ này cho hết nhiệm kỳ vào tháng 5 khi tân quốc hội khoá 14 họp thức hoá hai người gốc CS Bắc Việt là Tướng Công an Trần đại Quang làm Chủ Tịch Nước và Nguyễn xuân Phúc lên thủ tướng.
Trên phương diện tổ chức chánh quyền, Ông Bùi Tín một sĩ quan báo chí cấp tá của CS Bắc Việt tỵ nạn CS ở Paris, viết trên blog đăng tải trên đài VOA của chánh quyền Mỹ gọi cái trò này của Tổng Trọng là một đám “cưới chạy tang?”. Ông Phạm Chí Dũng, có 30 năm làm việc cho CS, sau bỏ Đảng, thường trả lời các đài phát thanh ngoại quốc với tư cách gọi là chủ tịch hội nhà báo độc lập, gọi đó là “Thay Ngựa Giữa Dòng”.
Còn một số khán thính giả lớn tuổi từng là chứng nhân những biến động lật đổ, đảo chánh, chỉnh lý ở Miền Nam thì nói Tổng Trọng đảo chánh Thủ Tướng Dũng, Chủ Tịch Trương tấn Sang, hai người gốc Miền Nam, mà Tổng Trọng cho là “không lý luận”, cần phải để người Bắc nắm Đảng.
Hành động của Tổng Trọng gọi “kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước, chánh yếu là lật đổ sớm TT Dũng, Chủ Tịch Sang bộc lộ một số vấn đề của Tổng Trọng. Tổng Trọng quá nặng cảm tính, mà quá nhẹ lý tính chánh trị, tự cao tự đại coi mình đứng trên hiến pháp, luật lệ, công luận nhân dân và quốc tế. Trọng say sưa chiến thắng trong đại hội 12, vẫn trụ được chức tổng bí thư, rồi đưa Đinh la Thăng một người Bắc đặc sệt vào nắm đầu Thành Uỷ Saigon, mà chưa thấy phản ứng gì.
Tổng Trọng cũng ngán phe CS Nam nên tiên hạ thủ vi cường, quyết dứt dây sớm TT Dũng để trừ hậu hoạn. Để Dũng còn trong guồng máy công quyền ngày nào thì có thể sẽ đêm dài lắm mộng.
Quốc Hội khoá 14, Nguyễn thị Kim Ngân được cơ cấu làm Chủ Tịch vốn là người gốc Bến Tre, do Ba Dũng đề bạc vào Bộ Chánh trị một lượt với Nguyển thiện Nhân cũng dân Bến Tre. Nhân lại đang nắm Chủ Tịch Mặt trận Tổ Quốc. Hai người nắm đầu vô và đầu ra của Quốc Hội 14 là do Ba Dũng tiến dẫn, thì liệu Quốc Hội khoá 14 có dễ dàng thông qua Trần đại Quang và Nguyễn xuân Phúc do Trọng dàn dựng cho làm chủ tịch nước và thủ tướng không. Tổng Trọng biết dân Nam kỳ là dân trọng tình nghĩa, lời hứa giang hồ, Kim Ngân và Thiện Nhân có thể bằng mặt mà không bằng lòng với Trọng, chưa chắc Quốc Hội khoá 14 “nhất trí, đồng tình” với Trọng. Nên Trọng quyết hạ Dũng, Sang sớm bằng cách để Quốc hội khoá 13 họp thức hoá Quang và Phúc cho chắc ăn.
Về ngoại giao, Mỹ tỏ ra còn “pro” TT Dũng. Chính Toà Đại sứ Mỹ và Bộ Ngoại Giao Mỹ, và chắc chắn CIA, DIA của Mỹ ở VN cũng có giúp “our friend” Dũng. Nên Tổng Trọng đành phải để TT Nguyễn tấn Dũng làm trưởng phái đoàn dự hội nghị ASEAN ở Mỹ do TT Obama làm chủ toạ, dù Bộ Chánh trị đã chọn Ngoại Trưởng Phạm bình Minh đại diện VN trước đó. Tánh nào tật nấy, qua Mỹ TT Dũng còn gặp riêng TT Obama 40 phút, mạnh dạn tuyên bố lập trường muốn Mỹ tăng cường tuần tra và hành động mạnh mẽ hơn ở Biển Đông.
Và Trọng nghĩ thế nào Phạm bình Minh cũng có nhiều ân tình đối với TT Dũng thì được cử nhiệm vào làm phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng. Và Tổng Trọng lo ngại, thế nào Phạm binh Minh cũng trung hiếu với thân phụ vốn là bộ trưởng ngoại giao Nguyễn cơ Thạch chung thuỷ với lập trường chống Tàu thà từ chức chớ không thần phục quân Tàu xâm lược. Nhứt là khi Ngoại Trưởng Phạm binh Minh và Thủ Tướng Dũng đồng ý VNCS lần đầu tiên gởi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối TC đưa hỏa tiễn và ra đa quân sự ra Hoàng Sa.
Tư Lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái bình dương còn kêu gọi chánh quyền Mỹ xả cấm vận toàn phần cho CSVN mua vũ khí sát thương. Nhựt đồng minh số 1 của Mỹ ở Á châu cho chiến hạm và tàu lặn vào viếng Vịnh Cam Ranh.
Và sau cùng, cuối tháng 5 này, TT Obama đã hứa với TT Dũng sẽ viếng thăm VN. Nếu không hợp thức hoá Chủ Tịch Trần đại Quang và Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc sớm thì TT Dũng sẽ là người tiếp rước TT Obama. Mà TT Obama chơi cũng độc, Ông muốn đọc bài diễn văn trước Dinh Chủ Tịch.
Tổ chức thăm dò của Mỹ là PEW lại công bố cho biết có tới 80% dân chúng VN muốn chánh phủ đi với Mỹ để đất nước bớt lệ thuộc kinh tế chánh trị của TQ.
Chắc chắn tình báo của Mỹ thừa biết không những dân chúng VN bất mãn đường lối phò TC của Nguyễn phú Trọng và phe nhóm. Mà đảng viên CS ở trong đảng và công quyền hay ngoài xã hội cố gắng bằng mặt vì cơm áo, chức phận chớ không bằng lòng đường lối, chánh sách, tác phong hành động của Tổng Trọng và phe nhóm thần phục TC. Nên Tổng Trọng chọn một giải pháp dễ (solution facile) là lật đổ chánh phủ Nguyễn tấn Dũng trước khi chánh thức hết nhiệm kỳ, để đưa người của Ông lên thay thế.
Chờ Quốc Hội khoá 14 họp được phải ít nhứt 8 tháng là có thể có những
bùng nổ như cách mạng, lật đổ, đảo chánh, hay phong trào đòi xét lại - là vấn
đế sống chết cho Tổng Trọng và phe nhóm thân TC. Nhưng giải pháp dễ không có
nghĩa là hay. Một hành động chà đạp hiến pháp, luật lệ, tập tục chuyển giao
quyền hành bằng một cưỡng bức, ép buộc như vậy sẽ tạo phản ứng. Sức ép càng
nhiều sức bật càng cao. Nhân dân VN, nhà cầm quyền cảm thấy bị Tổng Trọng khinh
khi, coi như không có. Đảng viên thầm lặng cảm thấy Tổng Trọng phản bội qui luật
dân chủ tập trung, lạm dụng Đảng cho quyền lợi cá nhân và phe nhóm. Lịch sử suy
tàn sụp đổ các Đảng CS và chế độ CS từ Đông Âu đến Liên xô cho thấy chính dân
chúng, quân đội bất mãn đứng lên lật đổ Đảng Nhà Nước CS./.(Vi Anh)
__._,_.___
---------- Forwarded message ----------
From: Tien Huynh
From: Tien Huynh
Tử vi của Nguyễn Tấn Dũng
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment