Việt Nam






Friday, 1 November 2019

HONG KONG SẼ LÀ HIỆN THÂN CỦA BÁ LINH, SẼ LÀ NGÒI NỔ TIÊN PHONG GIỰT SẬP TÀU CỘNG


---------- Forwarded message ---------
From: Nhan NT <>
Date: Thu, Oct 31, 2019 at 12:05 PM
Subject: HONG KONG SẼ LÀ HIỆN THÂN CỦA BÁ LINH, SẼ LÀ NGÒI NỔ TIÊN PHONG GIỰT SẬP TÀU CỘNG
To: Thân Hữu <

HONG KONG SẼ LÀ HIỆN THÂN CỦA BÁ LINH, 
SẼ LÀ NGÒI NỔ TIÊN PHONG GIỰT SẬP TÀU CỘNG
Tran Hung
Thứ Năm, 31/10/2019

Với Liên Sô thì Đông Đức được xem là tiền đồn then chốt ở Châu Âu, cộng sản Liên Sô dùng Đông Đức như một chiến binh để ngăn chặn, đẩy lùi và tấn công chủ nghĩa tư bản ở Âu châu. Tuy nhiên, cách nay 30 năm, vào ngày 09/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ,  người dân Đông Đức tràn qua Tây Đức để hít thở không khí tự do và ngược lại, chủ nghĩa tư bản tự do đã tràn ngập Đông Đức rồi lan rộng xuống Đông Âu để 2 năm sau đó chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô đã dắt díu nhau đi xuống nấm mồ ô nhục.

Cũng như cộng sản Liên Sô lấy Đông Đức làm tiền đồn then chốt thì Tàu cộng lấy Hong Kong làm biểu tượng truyền bá chủ nghĩa cộng sản đặc sệt Tàu cộng theo kế sách "nhích dần từng bước". Không như Đông Đức trước đây là chánh quyền trung ương được dựng lên theo thể thức "đảng cử, đảng bầu" dưới sự chuẩn thuận của Liên Sô về danh sách nội các trong bộ máy chánh quyền trung ương, Hong Kong sẽ phải trở thành "một nền dân chủ thực thụ" theo tiến trình của Luật cơ bản của Hong Kong được thông qua vào ngày 04/4/1990 tức trước khi Hong Kong được Anh Quốc chánh thức trao trả cho Trung Hoa đúng 7 năm.

Vào thời điểm đàm phán Trung - Anh để nhận lại Hong Kong, Tàu cộng vẫn chưa mạnh như bây giờ, vì vậy Tàu cộng đã có những "nhượng bộ" với Anh Quốc để đổi lại việc Anh Quốc trả lại Hong Kong cho Trung Hoa vào năm 1997. Bởi vì theo những Hiệp ước mà bên đại diện cho Trung Hoa đã ký trước đây thì chỉ có duy nhứt khu Tân Giới là khu vực lãnh thổ mà Anh Quốc phải trao trả lại cho chánh quyền đại diện của Trung Hoa vào ngày 30/6/1997 theo Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hong Kong 1898 với nội dung nhà Thanh cho Anh Quốc thuê lại khu Tân Giới với thời hạn 99 năm kể từ năm 1989. Các vùng lãnh thổ còn lại của Hong Kong như đảo Hong Kong và đảo Cửu Long thì thuộc về Anh Quốc vĩnh viễn chiếu theo Hiệp ước Nam Kinh năm 1842 và Hiệp ước Bắc Kinh năm 1860 với nội dung "thường viễn" tức nhà Thanh đồng ý nhượng địa vĩnh viễn cho Anh Quốc.

Trước sự suy yếu và nguy cơ sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô mà nơi khởi phát chính là bức tường Tây Bá Linh, Đặng Tiểu Bình nhận định nếu không mau chóng thu hồi Hong Kong thì hiểm họa Tây Bá Linh sẽ ứng nghiệm tại Hong Kong. Vì vậy, nhân cơ hội Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hong Kong 1898 sẽ hết hạn vào năm 1997, tại các cuộc đàm phán Trung - Anh được khởi động từ năm 1982 để mở đường cho Anh Quốc trao trả lại Khu Tân Giới cho nhà nước Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình đã "ngã giá" với chánh quyền của nữ thủ tướng Thatcher để mua lại đảo Hong Kong và đảo Cửu Long.

Đứng trước núi tiền mua lại đảo Hong Kong và đảo Cửu Long do Đặng Tiểu Bình ngã giá với bà Thatcher, nước Anh nói chung và cá nhơn bà thủ tướng Thatcher khó lòng từ chối. Bởi vì một thực tế bi đát của nước Anh trước năm 1979, tức trước khi bà Thatcher lên nhậm chức thủ tướng, nước Anh đã phải vật lộn trong một thị trường suy thoái với lạm phát, thâm hụt ngân sách, ngành công nghiệp xung đột với nghiệp đoàn. Do đó việc bà Thatcher quyết định bán lại Hong Kong cho Tàu cộng cũng không có gì phải trách cứ bởi nếu bà Thatcher không đồng ý thì khả năng cao sẽ xảy ra một vụ "ăn cướp Hong Kong" vì thực tế bối cảnh lúc đó nước Anh đang lao vào cuộc chiến tranh với Argentina trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Falkland, quần đảo Nam Georgia và quần đảo Nam Sandwich tại Nam Đại Tây Dương vào năm 1982 mà thế giới  đã chứng kiến với tên gọi "Chiến tranh Falkland".

Bán lại Hong Kong cho Tàu cộng, bà Thatcher vừa được tiền để vục dậy nền kinh tế Anh Quốc, vừa được Tàu cộng ủng hộ Anh Quốc trong cuộc chiến tranh Falkland với tư cách là thành viên thường trực tại Liên Hợp quốc và trên hết là bà Thatcher đã làm vừa lòng với đồng minh số một là Nước Mỹ thời Jimmy Carter làm tổng thống. Bởi vì vào ngày 28/01/1979, trong vai trò phó thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội, Đặng Tiểu Bình đã bay qua Washington để gặp cố vấn an ninh quốc gia của Jimmy Carter là tay người Mỹ gốc Ba Lan - Brzezinski. Tại đây, Đặng Tiểu Bình đã hứa với cố vấn an ninh quốc gia người Mỹ gốc Ba Lan, Brzezinski rằng "Tàu cộng cam kết sẽ ngã theo Mỹ để tấn công Liên Sô, Việt cộng". Đổi lại, chánh quyền của Jimmy Carter phải đồng thuận với Tàu cộng ở những chủ đề sau:

1. Chánh quyền của Jimmy Carter làm ngơ cho Tàu cộng xua quân đánh Việt cộng trong cái gọi là "dạy cho Việt cộng một bài học" ngay sau khi Đặng Tiểu Bình từ Washington trở về Bắc Kinh;

2. Chánh quyền của Jimmy Carter phải ủng hộ việc Tàu cộng mua lại Hong Kong tư tay Anh Quốc và phải tác động quyết liệt với chánh quyền của thủ tướng Thatcher;

3. Chánh quyền của Jimmy Carter phải "bình thường hóa quan hệ" với Tàu cộng và phải gạt bỏ Đài Loan ra khỏi liên minh với Mỹ. Điều này đã được Jimmy Carter thực hiện vào ngày 15/12/1978 khi tuyên bố cắt đứt quan hệ với Đài Loan và tái nối lại quan hệ ngoại giao với Tàu cộng vào ngày 01/01/1979 để mở đường cho Đặng Tiểu Bình bay qua Washington gặp cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski và sau đó gặp tổng thống Jimmy Carter.

Rõ ràng, Tàu cộng đã nhận định Hong Kong là hiểm họa với Tàu cộng như Bá Linh bên Đức cách đây 30 năm là hiểm họa của khối cộng sản Đông Âu, Liên Sô. Vì lẽ đó nên Đặng Tiểu Bình đã phải bằng mọi giá mua lại Hong Kong từ tay Anh Quốc để từ đó thực hiện chiến lược "nhích dần từng bước" nhằm hủy đi lời nguyền của bức tường Tây Bá Linh, đồng thời biến Hong Kong trở thành "tiền đồn theo chốt" trong chiến lược quảng bá chủ nghĩa cộng sản đặc sắc Hoa cộng ra thế giới vì Hương Cảng vốn dĩ là nơi "Á - Âu giao hòa".

Mua xong Hong Kong từ tay Anh Quốc chỉ là bước đầu trong chiến lược "nhích dần từng bước" của Tàu cộng. Biến Hong Kong trở thành nơi quảng bá chủ nghĩa cộng sản đặc sắc Hoa cộng ra thế giới mới là trọng tâm của chiến lược này. Muốn vậy, Tàu cộng phải nắm giữ Hong Kong trong tay nó qua phương pháp sở trường là "thao túng chánh quyền trung ương" mà hành động cụ thể là áp đặt phương pháp bầu cử Đặc khu trưởng và cơ quan lập pháp của Hong Kong bằng cách dựng lên những con chó trung thành với Tàu cộng.

Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, mặc dù bà Thatcher đồng ý bán lại Hong Kong cho Tàu cộng nhưng bà ta vẫn giữ lại những gì đáng giữ cho một nền dân chủ thực thụ của Hong Kong buộc Tàu cộng phải chấp nhận bởi vì lúc đó Tàu cộng không mạnh như bây giờ nên Đặng Tiểu Bình phải chấp nhận "giấu mình chờ thời". Theo Đặng Tiểu Bình thì trước tiên hãy để cho con sói Tàu cộng được đặt cái chân trước của nó vào khe cửa rồi sau đó "nhích dần từng bước" thì sớm muộn gì con sói Tàu cộng cũng lọt hẳn vào nhà. Nhưng xui cho con sói Tàu cộng là trước mặt nó lù lù hiện ra bác thợ săn lão luyện Donald Trump. 

Tổng thống Donald Trump xuất hiện sẽ ngăn cản Tàu cộng bước qua lời nguyền Tây Bá Linh, Donald Trump đánh bầm giập nền kinh tế của Tàu cộng sẽ đẩy Tàu cộng trượt dài trên vết xe đổ của cộng sản Đông Âu và Liên Sô mà Hong Kong sẽ là hiện thân của bức tường Tây Bá Linh cách đây đúng 30 năm. Hong Kong biểu tình rầm rộ, quyết liệt và liên tục sẽ là mối đại họa cho Tàu cộng dưới trào tổng thống Donald Trump. Sẽ viết tiếp vào sáng nay./.

Tran Hung.

      

      




__._,_.___

Posted by: Dinh Ho 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng-16/11/2024

My Blog List