Việt Nam






Wednesday, 26 August 2015

BỆNH “NÓI DAI, NÓI DÀI, NÓI DỞ, NÓI DÔ DIÊN.”


---------- Forwarded message ----------
From: Dien H. Nguyen <
Date: 2015-08-19 21:40 GMT-07:00
Subject: Fw: BỆNH “NÓI DAI, NÓI DÀI, NÓI DỞ, NÓI DÔ DIÊN.” & bài giảng Lễ Công Lý và Hòa Bình
To: HaiquanLĐ <wa_ldth



Kính mời quý thân hữu theo dõi bài giảng Lễ Công Lý và Hòa Bình của Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong. Để tránh tình trạng hiểu lầm là 2 con mèo khen nhau có cái đuôi dài.."Con Chiên Thì Khen Linh Mục". Người chuyển tiếp Nguyễn Huy Điền, Phật Tử.

Mời mở link dưới đây sau bài viết của ông Chu Tất Tiến. Sound on please.

 


BỆNH “NÓI DAI, NÓI DÀI, NÓI DỞ, NÓI DÔ DIÊN.”
Chu Tất Tiến.
Trước hết, xin thưa với bà con cô bác rằng căn bệnh này, hình như mới phát từ ngày phe ta gồng gánh di cư, di tản sang xứ người, chứ hổng thấy trước “bẩy mươi lăm.” Hồi đó, nếu tui mà nhớ không lầm, thì tất cả các thuyết trình viên, diễn giả, người có cơ hội phát biểu điều chi đó với công chúng, đều là những người có chuẩn bị về điều mình sẽ “phát”, hoặc viết ra giấy, hoặc ứng khẩu, hoặc thuộc lòng, đều nói vừa phải, ngắn gọn. Mà nếu có nói nhiều, cũng đâu ra đó, hổng giống như thời đại bây giờ, mà có người gọi là “thời đại nổ sảng”, nghĩa là chỗ nào cũng thấy tiếng nổ, nổ lẹt tẹt ở trong các đám cưới, nổ tưng bừng trong các buổi văn nghệ, họp mặt, hoặc nổ rung trời chuyển đất trên .. Nét! Đó là điều đau khổ cho công chúng, những người đến nghe, mà không ai dám nói ra được, đành ngậm ngùi hát nho nhỏ cho mình nghe: “Có những niềm riêng, một đời dấu kín”, vì nói ra, là đụng chạm, là mất lòng, mất bạn, có khi mất tổ chức luôn! Nói ra thì đôi khi một sớm một chiều, đang là bạn bỗng biến thành kẻ thù, mà thù sâu hơn biển, thù dai hơn thù Cộng Sản nữa, vì có vài trường hợp, một khi ghét nhau thì tìm cách chụp mũ cho nhau, nói xấu nhau sau lưng, nghĩa là tìm đủ mọi cách để cho “kẻ thù” mình bị tiêu diệt!

Thiệt là ngộ nhe! Một buổi đẹp trời, người viết bèn làm một cuộc đi tìm hiểu căn nguyên của cái bệnh “Nói dài, nói dai, nói dở, nói dô diên” này (mà có người gọi là bệnh Tứ Dê!) này bằng cách đến thăm Thầy Tư Bôn Sa.

Tới nhà thầy Tư Bôn Sa ở gần Thủ Đô Tị Nạn, mà nhiều người gọi là “chốn gió tanh, mưa máu”, thấy thầy đang cầm vòi đứng tưới cây kiểng trước nhà, bèn cất tiếng chào:
-Chào thầy Tư! Sao thầy không sợ bị “tích kẹt” hả? Luật Cali cấm tưới cây ban ngày mà?
Thầy Tư không thèm quay sang, mà thủng thẳng trả lời (cái bệnh tửng tửng này của nhiều người Bôn Sa cũng mắc lắm! Trả lời người ta mà ngoảnh mặt đi!):
-Sợ cái đách gì! Người Việt mình “năm bờ oăn” mà!
-Cha chả! Thầy Tư ngon thiệt nha! Nói mà không sợ thụt lưỡi?
Thầy Tư lúc đó mới quay lại:
-Mầy không thấy trên Net, có người viết gọi Tổng Thống là “thằng mọi đen” thì sao? Gọi bà Hillary là “con mụ”…Ngồi ở quán cà phê Phúc Lộc Thọ, mày không thấy thiên hạ gọi “thằng Bút bố, thằng Bút con”.. sao! Đại sứ cũng là thằng tuốt luốt! Dân Việt mình ngon lắm mà!
-À, cái điều này, tui chịu thua! Tui hổng dám! Tui sợ nói ra thì chính mình mất giá trị, thiên hạ đánh giá mình là ..! Thôi, tui hổng dám phê bình thêm, sợ bị trúng vài cái nón cối.. Tui vốn nhát gan..

-Vậy thì mầy dám làm gì? Cái gì cũng sợ!
-Tui hổng dám làm chi hết, cứ Mũ Ni che tai là sống dài dài.. Nhưng mà hôm nay, tui muốn hỏi thầy một chiện! Tại sao người mình lại mắc bệnh Tứ Dê, nghĩa là “nói dai, nói dài, nói dở, nói dô diên”?
Thầy Tư lúc đó mới thả cái vòi của ổng xuống đất, nhìn tui:
-Ha! Mầy hỏi ngộ! Cái bệnh này đâu phải một sớm một chiều! Từ hồi lẫm lận. Tao từng này tuổi đầu, đi họp bao nhiêu lần, nghe quá chừng chừng, đôi khi vừa nghe vừa muốn khóc luôn!
-Trời! Diễn giả chi mà tài ba quá mạng! Làm cho thầy khóc được thì thiệt tài nha!
-Hổng phải! Mầy lộn rồi! Tao khóc là vì thương cho văn hóa Việt mình bị ảnh hưởng nơi xứ người vì mấy cha nói dài nói dở đó. Cũng vì mấy cha thích nói, làm cho thiên hạ bị dị ứng, hễ cứ nghe nói đến có cuộc nói chuyện chi đó, thì bà con cười hì và nằm lăn ra giường, mở Tivi lên coi! Riết rồi hổng có ai đi nghe nói chuyện văn chương, chính trị nữa, thì lúc ấy tương lai mình còn đâu? Hễ mà nhận được thiệp mời, thông báo có nói chuyện, có diễn giả là người ta giật mình, sợ toát mồ hôi. Miễn cưỡng lắm, vì bạn bè thân thiết hay vì có thực đơn ăn uống Free, thì người ta đi nghe. Nửa chừng, ăn no bụng rồi thì đứng dậy đi về!
-Như vậy, lỗi tại ai? Tại cả diễn giả hay tại người nghe?

-Ha! Mầy nói ngộ nữa! Nếu diễn giả mà nói hay, thì người ta, cho dù không có ăn uống, cũng ở lại đến phút chót. Mầy không nhớ hồi xưa có ba bậc Thầy nói chuyện như giông bão, nói cả hai tiếng đồng hồ mà người nghe không nhúc nhích.

-Ai mà hay vậy, Thầy?
-Thì thứ nhất là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nè, ổng nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, mà cả toàn bộ khán giả cứ im như thóc. Cha Nguyễn Văn Vàng là Giáo Sư thỉnh giảng ở nhiều Đại Học miền Nam Việt Nam, nói chuyện có duyên, người ta cười ồ ồ, cười xong lại im lặng. Còn Học Giả Hoàng Xuân Việt nói khô khan hơn cha Vàng nhưng kiến thức ông thì vô song, và ông nói với cả tâm hồn muốn chia xẻ của mình, nên thiên hạ mê mệt. Còn bây giờ, đố mầy kiếm ra được người nào đáng làm học trò mấy vị này?

-Cha chả! Hay quá! Còn bây giờ thì tại làm sao mà có vụ nói nhiều mà không ai nghe?
-Thì.. thiệt ra, đó là tâm lý ẩn ức của người mình. Bị Cộng Sản cấm nói một thời gian dài, nên ức, bây giờ gặp dịp thì xả xú bắp. Ngoài ra, còn điều thứ hai là phương tiện bây giờ dồi dào quá, ai cũng có thể tổ chức một buổi nói chuyện được, cứ bỏ tiền ra thuê địa điểm, rồi nhờ báo chí, đài, Tivi thông báo rồi chờ người ta tới.. là xong. Nếu có ẩm thực và văn nghệ phụ diễn thì thiên hạ sẽ đến đông hơn là chỉ nói xuông. Người nào là diễn giả, là MC thì được nêu tên trên báo, thế là ai cũng thích, cũng ham nói để nổi danh. Mà cái micro nó có bùa ngải, nên người nào yếu bóng vía mà ham nổi thì bị dính tay vào đó, gỡ không ra.. Rồi cứ thế mà phát.. không cần biết người ta có nghe mình nói gì.. Có nhiều khi, tao thấy ở dưới ồn như cái chợ, mà ông hay bà “phát” kia cứ tỉnh bơ như ruồi, nói lia lịa, nói phun bọt mép…
-Theo Thầy thấy, đặc điểm nào tệ nhất mà nổi nhất?

-Đó là khoe cái tôi to tổ bố ra cho người ta vỗ tay. Giới thiệu chính mình hay giới thiệu người khách cũng nói dài dòng, như đọc tiểu sử để đi xin việc vậy. Có vị lại lên khoe cả chức tước, con cái mình nữa. Một bà kia mỗi khi giới thiệu đến nhân vật nào nổi danh, thì khoe cả liên hệ của mình với người ta. 

Thí dụ như: “Giáo Sư Tiến Sĩ X, mà trước đây tôi có dịp làm quen trong buổi tiệc trà .. là một người thông thái đặc biệt, ông từng giữ chức Chủ Tịch này.. nọ..” Có lần tao bỏ về ngay sau khi bà MC kể lể về sự thành công của giới trẻ, nhân tiện kể luôn sự thành công của con mình là bác sĩ, nha sĩ.. gì đó. Chán nhất là nhiều ông hứng khởi, đọc nguyên bài thơ dài để tặng khán giả.. Có ông lại thích ngân nga, kéo dài giọng ra cho ra vẻ quan trọng những điều chả có gì là quan trọng… Một ông lão trên bẩy bó, nổi hứng lên kể chuyện tiếu lâm lấy vợ nhỏ và đêm động phòng..  Diễu dở và vô duyên, không thấy ai cười thì cười hinh hích một mình rồi đi xuống! 

Tội nghiệp cho một vị quân nhân kia, khi được mời lên nói về cuốn sách của một thi sĩ cùng tù, thì luôn tiện kể luôn quá khứ oai hùng của mình từng dự bao trận đánh.. dài dòng quá, khán giả lục tục bỏ về hết một nửa. Có ông đang đọc bài viết sẵn, bỗng ngưng lại, ứng khẩu thêm vài câu chuyện về đời tư của ông có liên hệ đến đề tài…Bực nữa là mấy mạng MC cứ tung hứng, khen nhau, người này tuyệt vời, kẻ kia tuyệt luân.. Giới thiệu có một diễn giả mà mất 4,5 phút, rồi tự cười hí hí! Mệt lắm, mày ơi! Có bà ca sĩ mỗi lần lên biểu diễn hát đều trình diễn nói luôn: nói trước, nói sau..Chán lắm!

-Vậy thì theo thầy Tư, làm thế nào để tạo lại không khí văn học cho các buổi nói chuyện?
-Dễ ợt! Thứ nhất là bỏ cái Tôi của mình đi! Thứ hai là chuẩn bị sẵn, viết ra giấy nếu không thể thuộc những gì mình nói. Thứ ba là tóm gọn lại cho đâu vào đấy, bỏ chi tiết lòng thòng đi. Thứ tư là nên nhớ rằng, người ta đến nghe mình nói là vì sự quen biết,  tò mò muốn tìm hiểu vấn đề, hoặc muốn ủng hộ bạn bè, hoặc muốn nghe hát chi đó.. chứ không ai thực sự cần thiết phải nghe. Do đó, nếu nói hay thì người ta chăm chú nghe, nói dở thì họ quay ngang nói chuyện, ngáp, vung tay múa chân với người bên cạnh, hoặc .. bỏ về… Cho dù có tặng đồ ăn ngon, nhưng trong lòng người bỏ về vẫn muốn hục hặc, gây hấn, nói lời bực bội, chê trách..

-Nói như Thầy thì dễ quá! Ai cũng làm được! Mà không hiểu sao lại chẳng ai làm như thể?
Thầy Tư ngủng ngoẳng đi vào, chỉ nói với lại:

-Mầy quên cái bệnh trầm kha, bệnh “Nổ” của thiên hạ sao?
Chu tất Tiến.

 VÀ ĐÂY LÀ MỘT BÀI NÓI CHUYỆN TUYỆT VỜI:






__._,_.___

Posted by: Bac Ky Di Cu 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List