Việt Nam






Friday, 19 June 2020

ĐBQH nói: “Không nên mượn bóng ma ‘thế lực thù địch’ để công kích người góp ý”


ĐBQH nói: “Không nên mượn bóng ma ‘thế lực thù địch’ để công kích người góp ý”

RFA
2020-06-16
Email
Ý kiến của Bạn
Image en ligne
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (người đứng giữa hình).
Courtesy: quochoi.vn
ĐBQH nói: “Không nên mượn bóng ma ‘thế lực thù địch’ để công kích người góp ý”
00:00/07:43
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

Tranh luận của ĐBQH gây chú ý dư luận

Nghị trường Quốc hội vào ngày 13/6 được cho là nóng lên khi nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ không đồng ý với ĐBQH Phạm Hồng Phong, hiện là Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM qua phát biểu liên quan vụ án tử tù Hồ Duy Hải đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Trước vấn đề được ĐBQH nêu lên về sự hoài nghị của công luận đối với phán quyết của tòa án trong vụ Hồ Duy Hải, ông Phạm Hồng Phong tuyên bố rằng:
“Không nên chỉ qua một vài trang giấy hoặc bình luận của báo để nhận định quyết định của toà là không đúng. Hiện nay có nhiều thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước đòi tam quyền phân lập nên cần hết sức cảnh giác.”
Truyền thông trong nước tường thuật các ĐBQH đã tranh luận lại ý kiến này của ĐBQH Phạm Hồng Phong. Chẳng hạn như ĐBQH Hoàng Đức Thắng, tỉnh Quảng Trị cho rằng phát biểu của ĐBQH Phạm Hồng Phong “vô hình trung dẫn dắt suy nghĩ là ĐBQH nói theo báo chí, dư luận phản động, dễ dẫn tới tổn thương tư cách đại biểu". ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, thuộc cử tri đoàn TP.HCM cũng phản bác lại qua trưng dẫn câu nói của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “không phải cứ thấy đỏ mà tưởng là chín”.
Tôi thấy chính hoạt động có hiệu quả của Quốc hội, nhất là qua truyền hình trực tiếp và qua các thông tin đại chúng thì có thể thấy Đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri là nói lên được tiếng nói thay cho họ ở diễn đàn Quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Điều đó càng làm cho người dân quan tâm và gắn bó với Đại biểu để càng phản ảnh được nhiều thông tin với Đại biểu Quốc hội. Tôi thấy xã hội Việt Nam càng ngày càng được dân chủ, cởi mở và lòng tin của người dân ngày càng được nâng lên đối với Đảng và Nhà nước. Đó là thực tế chứng minh, chứ không phải tô vẽ. Nhất là qua chống dịch COVID-19 vừa rồi thì thấy từ trên xuống dưới có một tiếng nói chung và thống nhất trong hành động chung nên đạt được kết quả rất tốt
-ĐBQH Lê Văn Cuông
Tại phiên họp Quốc hội vào chiều ngày 15/6, ý kiến của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận khi tuyên bố rằng “trong hội trường Diên Hồng, thế lực thù địch chỉ tồn tại trong suy nghĩ người quy chụp”. Vị ĐBQH đến từ TP.HCM còn khẳng định “tất nhiên phải tìm cho ra, cho đúng thế lực thù địch để nghiêm trị, song không nên mượn bóng ma của chúng để công kính những người góp ý”. Ông Trương Trọng nghĩa nhấn mạnh:
“Mỗi khi người dân phản ứng với chính sách hành động của chính quyền, cán bộ công chức phải tự vấn, tự kiểm vì sao lòng dân không đồng thuận, đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó. Vì làm như vậy là làm cho Đảng xa dân, đẩy dân về phía thế lực thù địch.”
Cựu ĐBQH Lê Văn Cuông, vào tối ngày 16/6 chia sẻ với RFA về quan điểm của ông trước những tranh luận của các ĐBQH như vừa nêu:
“Nói chung, các ĐBQH đều có trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân cả. ĐBQH cũng được Đảng cử dân bầu và cũng được rèn luyện trong cuộc sống nhưng rồi có những điều trong phát ngôn chưa được thận trọng, giữ gìn cho nên có thể xúc phạm đến người khác và cảm nhận của người khác, gây nên sự khó chịu và có những ý kiến trái chiều. Theo tôi thì đây là điều không được hay lắm.”
Tuy nhiên, cựu ĐBQH Lê Văn Cuông nhận định rằng hoạt động của Quốc hội ngày càng được hiệu quả hơn qua những cuộc tranh luận thẳng thắn của các ĐBQH:
“Tôi thấy chính hoạt động có hiệu quả của Quốc hội, nhất là qua truyền hình trực tiếp và qua các thông tin đại chúng thì có thể thấy Đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri là nói lên được tiếng nói thay cho họ ở diễn đàn Quốc hội, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Điều đó càng làm cho người dân quan tâm và gắn bó với Đại biểu để càng phản ảnh được nhiều thông tin với Đại biểu Quốc hội. Tôi thấy xã hội Việt Nam càng ngày càng được dân chủ, cởi mở và lòng tin của người dân ngày càng được nâng lên đối với Đảng và Nhà nước. Đó là thực tế chứng minh, chứ không phải tô vẽ. Nhất là qua chống dịch COVID-19 vừa rồi thì thấy từ trên xuống dưới có một tiếng nói chung và thống nhất trong hành động chung nên đạt được kết quả rất tốt.”
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, trong phiên họp Quốc hội hôm 15/6 cũng nhìn nhận khi chủ trương, đường lối của Đảng lãnh đạo phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, như qua cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 thì không có một thế lực thù địch nào có thể phá hoại.
Image en ligne
Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, bà Nguyễn Thị Loan phản đối kết quả phiên giám đốc thẩm tuyên tử hình con trai bà ngày 8/5/2020. Courtesy: Facebook Trương Châu Hữu Danh
Đảng CSVN luôn cảnh giác với thế lực thù địch
Đài RFA ghi nhận các cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN như Tạp chí Cộng sản và Công an Nhân dân Online trong tháng 3 và tháng 5 đăng tải những bài viết cảnh giác, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đảng XIII.
Chúng tôi liên lạc với nhà báo Nguyễn Vũ Bình để tìm hiểu cụm từ “thế lực thù địch” với hàm ý chống đối chính quyền bằng ngôn từ phản biện ra đời từ khi nào. Cựu nhân viên của Tạp chí Cộng sản, nhà báo Nguyễn Vũ Bình nói với RFA:
“Tôi không biết nó có từ bao giờ, nhưng tôi nhớ từ hồi tôi vào làm cho Tạp chí Cộng sản hồi năm 1992 là đã có cái từ đó rồi để nói đến những người lên tiếng cho tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do dân chủ…Nếu tôi nhớ không nhầm thì nó xuất hiện từ năm 1989-1990, thời kỳ Liên Xô-Đông Âu sụp đổ. Người ta gọi là nêu cao cảnh giác, tức là việc đấy vẫn thường trực nhưng mà tùy từng thời điểm nói nhiều hay nói ít. Đại ý như vậy.”
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình là một cựu tù nhân lương tâm. Ông đã phải bị nhận lãnh bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế vì các bài viết kêu gọi dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Gần đây một trong những vấn đề tác động là truyền thông lề dân và của mạng xã hội tác động đến hệ thống rất lớn và đi vào những sự việc, tình huống cụ thể như vụ án Hồ Duy Hải hay như vụ Đồng Tâm. Tức là chủ yếu người ta đưa ra sự thật, phân tích những lý lẽ đúng sai cho nên làm cho nền tảng của nhà nước và của chế độ cũng như những hành xử của chính quyền bị lung lay. Vì thế, họ càng đẩy mạnh cảnh giác như thế
-Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Bày tỏ đồng quan điểm với cựu ĐBQH Lê Văn Cuông về xã hội Việt Nam được có dân chủ hơn, nhưng nhà báo Nguyễn Vũ Bình nhận xét sự quan tâm và nhận thức của người dân ngày càng nâng lên và lan rộng là do truyền thông mạng. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải thêm:
“Gần đây một trong những vấn đề tác động là truyền thông lề dân và của mạng xã hội tác động đến hệ thống rất lớn và đi vào những sự việc, tình huống cụ thể như vụ án Hồ Duy Hải hay như vụ Đồng Tâm. Tức là chủ yếu người ta đưa ra sự thật, phân tích những lý lẽ đúng sai cho nên làm cho nền tảng của nhà nước và của chế độ cũng như những hành xử của chính quyền bị lung lay. Vì thế, họ càng đẩy mạnh cảnh giác như thế.”
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình và một số nhà hoạt động dân chủ trong nước xác quyết rằng Chính phủ Hà Nội đang đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền về thế lực thù địch, cũng như gia tăng đàn áp và bắt giam những tiếng nói bất đồng chính kiến và cổ súy cho tự do, dân chủ ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), tính đến tháng 10 năm 2019, Việt Nam giam giữ hơn 230 tù nhân lương tâm.
Hai bạn trẻ Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ, bị tuyên án tù vì đã tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí trái phép ở vùng biển Việt Nam hồi đầu tháng 5/2014. Hai thanh niên này từng khẳng khái tuyên bố sau khi mãn án tù rằng họ vẫn tiếp tục cất lên tiếng nói của một người dân trước những vấn đề của đất nước và xã hội Việt Nam, bởi vì đó là quyền được ghi trong Hiến pháp và là trách nhiệm của công dân nước Việt..

__._,_.___

Posted by: Toan Mai 

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 19/06/2020

Tuesday, 16 June 2020

Fake news!


Fake news!
SONG CHI·TUESDAY, JUNE 16, 2020·READING TIME: 15 MINUTES
+Bài viết cho blog RFA.
Những năm đầu tiên khi thế giới mới có internet, rồi sau đó các trang mạng xã hội lớn được thành lập, đây thật là những món quà tuyệt vời mà trí tuệ con người đã trao tặng cho nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Nhờ có internet, Facebook, Twitter…người Việt có cơ hội để truyền tải sự thật, chia sẻ ý kiến, quan điểm về chính trị-xã hội, học hỏi thêm từ kho kiến thức vô tận của nhân loại, để khai trí lẫn nhau và khai trí cho thế hệ trẻ người Việt nhận ra bản chất của chế độ độc tài độc đảng ở VN dẫn đến khao khát thay đổi vận mệnh của đất nước…
Nhưng vài năm gần đây, Facebook nói riêng và thế giới mạng xã hội nói chung càng ngày càng tràn ngập những tin giả (fake news). Hầu như công dân của quốc gia nào cũng gặp phải hiện tượng này.
Chỉ riêng trên Facebook, đã có rất nhiều tin giả từ nhiều nguồn khác nhau, do nhiều nước, tổ chức, nhóm…tạo ra, xuất phát từ những mục đích khác nhau. Các nước châu Âu chẳng hạn, thì vất vả đối phó với các nguồn tin giả từ những nhóm cực hữu, các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tân phát xít, ghét Hồi giáo ghét dân nhập cư, cho người da trắng là thượng đẳng… cho tới các nhóm cực tả, các nhóm mê chủ nghĩa cộng sản, hoặc đòi xét lại lịch sử đất nước có liên quan đến thời kỳ “thực dân đế quốc” v.v…
Ở Hoa Kỳ cũng vậy, nhưng do sự chia rẽ đang trở nên hết sức gay gắt giữa hai phe ủng hộ và phản đối TT đương nhiệm Donald Trump, phe ủng hộ đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ…nên tin giả tập trung nhiều vào điều này. Bên cạnh đó, góp phần tạo thêm sự hỗn loạn tin giả về chính trường xã hội Mỹ là những nguồn tin từ Nga và Tàu.
Điều này có thể thấy rõ từ cuộc bầu cử Mỹ 2016. Nga đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ bằng nhiều cách, trong đó có việc hack email của ứng viên đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton và tung tin giả (tham khảo: Russian interference in the 2016 United States elections, wikipedia).
Bên dưới bài viết trên Facebook tin giả tiếng Việt về việc 4 người da đen đang bị cảnh sát Mỹ truy lùng vì hãm hiếp và cướp bóc một tiệm nail của người Việt làm chủ (sẽ trở lại với vụ này sau) anh Tran Nhat Bao, Giảng viên môn Hành chính tư pháp (Hình sự), môn Tội phạm học (Phạm pháp), nhà nghiên cứu - đồng tác giả nhiều bài báo khác nhau trên Tạp chí quốc tế về chính sách hình sự của Liên Hiệp Quốc ... viết:
Foreign Intelligence Service (formerly KGB) của Nga trong thời gian giúp Trump tranh cử năm 2016, đã thực hiện rất nhiều video, hình ảnh, và cả lổng tiếng nói giả của Hillary Clinton vào nhiều đề tài và tình huống khác nhau nào là làm luật sư tham ô, giúp các thân chủ hãm hiếp chạy tội, nào là hợp tác với TQ, Saudi, Iran, Muslim, rồi cả làm lesbian, v.v. Tiếng nói giống y trang tiếng của bà nhưng không có hình mà thôi (chỉ cho hình still)... Tất cả soạn bằng tiếng Anh, đa số làm từ Sofia, Bulgaria - nơi từ sau WW2 là nơi tụ tập của KGB Nga thực thi các vụ gián điệp đánh EU, thậm chí Sofia còn có cả 1 khu phố cho người Nga... Một số video về Á Châu, Muslims làm ở Philippines... Tất cả đều được tung lên Facebook tẩy não người Mỹ, trong đó có cả đám VN bên Mỹ qua hơn 270 ngàn acct giả trà trộn vào ít nhất 80 million accts người khác (nhờ dịch vụ của Cambridge Analytica, UK) https://en.wikipedia.org/wiki/Cambridge_Analytica. Họ dùng service và cố vấn của Công An VN giúp chọn lựa các demographic groups thích hợp để tấn công hay tạo ảnh hưởng…
...thật đáng tiếc vì nhiều người vẫn còn ngây thơ về khả năng và mục đích đập tan chủ nghĩa Tự Do Dân Chủ của Khối lực CS mà sao lại hạ mình nghe theo tin xạo mà cứ cho là mình nghe lời đảng CH Mỹ chứ đâu biết mình làm tay sai cho FIS/KGB.
Trung Cộng cũng tạo tin giả với những mục đích khác. Tờ Washington Post có bài “The Chinese government fakes nearly 450 million social media comments a year. This is why.” của tác giả Henry Farrell, giáo sư môn Khoa học Chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington, đồng thời là tổng biên tập của The Monkey Cage tại The Washington Post.
Mỗi năm đội quân dư luận viên 50 xu do nhà cầm quyền Trung Cộng đào tạo, sử dụng, đã tạo ra khoảng 450 triệu bình luận, tin tức giả mạo, không chỉ nhằm tấn công những tiếng nói bất đồng chính kiến, tuyên truyền bảo vệ đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc, mà còn can thiệp vào chuyện quốc tế như can thiệp vào cuộc bầu cử của Đài Loan, tấn công phong trào dân chủ ở Hong Kong, chối cãi vai trò, trách nhiệm của Trung Quốc trong vụ COVID-19, “viết lại lịch sử” con virus Vũ Hán…Chắc chắn, cùng với Nga, Trung cộng cũng đang theo dõi sát sao tình hình chính trường Mỹ và sẽ tham gia tung tin giả để ủng hộ cho ứng cử viên nào mà cả hai nước này cảm thấy có lợi cho Nga, Tàu.
Rõ ràng đây là một cuộc chiến giữa những quốc gia độc tài đang tìm cách phá hoại các quốc gia dân chủ/các nền dân chủ trên thế giới.
Đối với người Việt trong và ngoài nước, tình trạng dính tin giả cũng rất nhiều.
Facebooker Trinh Huu Long, Tổng Biên tập tờ Luật Khoa than thở:
Quan sát tin tức trên Phây mấy tuần qua, tôi giật mình nhận ra ngay cả nhiều người bạn có học vấn cao, tiếng Anh thừa để đọc báo Tây và chắc chắn chỉ mất vài giây để kiểm chứng thông tin, cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của tin vịt. Và đó không phải là vịt quay được chế biến trong những công xưởng công nghệ cao, mà là vịt nướng cháy đen trong những bếp than tổ ong khói mù khói mịt.
Tôi không dám nói tôi không bao giờ dính phải tin vịt, nhưng tình hình đến mức như hiện nay thì tôi không giải thích được. Môi trường thông tin đang sặc khói than tổ ong và nồng nặc mùi vịt cháy. Vài tiếng nói nhỏ nhoi để kiếm chứng thông tin gần như không có ý nghĩa gì.
Chỉ nói riêng về những tin giả viết tiếng Việt (chứ không phải viết tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt), thì cũng đã phát xuất từ nhiều nguồn, khá nhiều mục đích. Tạm suy luận:
1.      Tin gi do nhng người/nhóm ng h TT Trump, ng h đng Cng hòa, ghét đng Dân ch to ra nhm lôi kéo người Vit v phe mình, nht là trong giai đon này khi bu c 2020 sp din ra, nhng người/nhóm này mun lôi kéo mi người đi bu cho Trump. (Và cũng không loi tr chiu hướng ngược li, nhưng ít thy, có l vì s lượng người Vit ng h Trump đông đo hơn?)
2.     Tin gi do chính nhà cm quyn VN to ra vi nhiu mc đích:
1/ Gây chia rẽ giữa những người Việt trong và ngoài nước, giữa những người đấu tranh dân chủ với người dân. Chiến thuật này được áp dụng từ lâu nay, không phải mới lạ gì.
2/ Chiến thuật mới hơn, xuất hiện 2, 3 năm sau này: Nhằm khai thác tối đa sự mâu thuẫn, bất hòa giữa những người Việt ủng hộ và không ủng hộ Trump. Điều này có lợi gì? Đó là khi người Việt mải lo cãi nhau, thậm chí block nhau, “từ mặt nhau” vì những chuyện chính trị Mỹ thì họ có phần nào lơi là với mục tiêu chính là tập trung tâm sức phê phán nhà cầm quyền VN và đấu tranh cho tiến trình dân chủ hóa VN. Thực tế phong trào dân chủ ở VN đã bị chững lại suốt hơn 3 năm qua vì tình trạng bất hòa này như chúng ta có thể thấy.
3/ Một số tin giả lại khai thác những nhược điểm trong tính cách chung của người Việt như thiếu tỉnh táo, thiếu cân bằng trong đánh giá sự việc, tính kỳ thị chủng tộc vv…để kích động thù hận, phân biệt chủng tộc giữa người Việt với cộng đồng người Mỹ da đen trên đất Mỹ (như tin giả về vụ cảnh sát Mỹ đang truy lùng 4 người da đen mà ở trện có đề cập, đã bị “bóc mẽ” ra sao). Đọc bài của facebooker Khoa Le
Điều này vừa nguy hiểm cho chính cuộc sống của người Việt trên đất Mỹ nếu họ tin theo những tin giả này và phát tán chúng, rồi bị người bản xứ phát hiện, báo cáo cho cảnh sát chẳng hạn; vừa khiến cho cộng đồng người Việt bị người bản xứ đánh giá như một cộng đồng thiếu văn minh, kém hiểu biết…Cuối cùng, nó khiến cho người Việt trong nước nhìn về xã hội Mỹ như một xã hội đầy bạo lực, tội ác, rối ren… và rồi “tự hào” rằng sống ở VN bình yên hơn, sướng hơn!!
4/Thêm một mục tiêu: người đọc sau nhiều lần bị dính tin giả, thậm chí từ những người có tên tuổi, sẽ đậm ra mất lòng tin vào thông tin từ mạng xã hội, mất lòng tin vào những nhà hoạt động dân chủ, từ đó nản lòng với một tương lai dân chủ tốt đẹp hơn cho VN.
Không ai có thể hoàn toàn không bị dính tin giả.
Điều duy nhất mà tất cả chúng ta nên làm đó là cẩn thận fact-check trước mọi thông tin, đừng post hay share cái gì chỉ vì nó thỏa mãn cái tâm lý yêu ghét của mình, vì tin vào điều mình muốn tin bất chấp sự đúng sai, vô lý có thể nhận ra ngay cả trước khi cần phải fact-check.
Là người có chút tên tuổi trong xã hội, là người có học, người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ càng cần phải cẩn trọng hơn, đừng để đánh mất niềm tin và sự kính trọng đó ở người khác khi chính mình lại đi post, share tin giả.
Với những ai giỏi ngoại ngữ, giỏi IT, khi thấy tin giả, nên thông báo, phản biện công khai cho mọi người biết; khi thấy bạn bè người quen là những người có uy tín nhưng vô tình dính tin giả, hãy thông báo cho người đó biết.
Nếu như trước kia trên con đường đấu tranh vì một tương lai tự do dân chủ cho VN, chúng ta chỉ phải tập trung toàn lực chống lại chế độ độc tài ở VN, thì bây giờ chúng ta lại phải đấu tranh chống lại tin giả, chống lại sự vô tình hay cố ý gây thêm sự chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
Nếu như trước đây chúng ta chỉ phải làm nhiệm vụ truyền tải thông tin đúng sự thật, phản biện lại những thông tin một chiều, có tình tuyên truyền, hoặc vạch trần những thông tin bóp méo, bôi bác sự thật của báo chí “lề đảng”, giải ảo những “huyền thoại” dỏm, “thần tượng” dỏm, góp phần giúp cho nhiều người Việt nhận ra bản chất của chế độ độc tài độc đảng ở VN, thì bây giờ chúng ta lại phải đấu tranh với tin giả tràn lan trên mạng, với sự mậu thuẫn, nghi kỵ và với những nhược điểm của chính người Việt chúng ta.
Cuộc đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn cho VN vì vậy càng mệt mỏi hơn, nhưng cũng chính vì thế mà những ai quan tâm đến sự thật, lẽ phải và vận mệnh đất nước, dân tộc càng không nên ngả lòng.
SONG CHI
June 16, 2020


Virus-free. www.avg.com
__._,_.___

Posted by: Tan Vinh Ho 

Lisa Pham Vấn Đáp Ngày 16/06/2020

Tuesday, 9 June 2020

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 09/06/2020

Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm


Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm

Đăng ngày: 04/06/2020 - 12:08Sửa đổi ngày: 04/06/2020 - 12:08
Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm

Thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn, Hồng Kông, ngày 03/06/2020 REUTERS - TYRONE SIU
Thanh Hà
Viện cớ dịch Covid-19, cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên từ ba thập niên qua, cấm tổ chức đêm canh thức tại công viên Victoria, tưởng niệm cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn ngày 04/06/1989. Dù vậy dân Hồng Kông dự trù thắp nến vào lúc 8 giờ tối nay, ở rải rác trên toàn lãnh thổ đặc khu hành chính này.
Trong đêm mồng 3 rạng sáng ngày 04/06/1989 chính quyền Bắc Kinh huy động quân đội và xe tăng giải tán hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại khu vực Thiên An Môn. Phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh đã bị đàn áp đẫm máu. Từ đó đến nay, đây luôn là đề tài cấm kỵ tại Hoa lục. Hồng Kông là phần lãnh thổ Trung Quốc duy nhất hàng năm vẫn tổ chức đêm canh thức, với hàng trăm ngàn người tham dự tưởng nhớ các nạn nhân Thiên An Môn. Nhưng năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thêm vào đó là luật an ninh quốc gia nhằm tái lập trật tư tại Hồng Kông vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua, đang đặt ra nhiều thách thức cho ban tổ chức.
Thông tín viên Florence de Changy tại Hồng Kông cho biết thêm :
"Covid-19 là cái cớ để biện minh cho quyết định cấm tổ chức đêm canh thức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trong khi đó thì trường học đã được mở cửa lại từ lâu và mọi hoạt động kinh tế đã được trở lại bình thường như trước.
Từ 30 năm nay, kể cả trong những điều kiện thời tiết tệ hại nhất, Hồng Kông không quên tưởng niệm những sinh viên Trung Quốc thiệt mạng vì đã can đảm và một cách ôn hòa đòi Đảng Cộng Sản Trung Quốc nới lỏng các quyền tự do. Dù vậy dân cư Hồng Kông vẫn trung thành với truyền thống vốn có, nhưng bằng một cách khác. Ông Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan) đồng sáng lập Liên minh Hồng Kông hỗ trợ phong trào dân chủ yêu nước tại Hoa lục, từ năm 1990 , hàng năm, hiệp hội này vẫn tổ chức đêm canh thức giải thích : "Chúng tôi tiếp tục thắp nến ở khắp lãnh thổ Hồng Kông trong đêm canh thức. Không chỉ đơn thuần ở công viên Victoria, bởi vì chúng tôi bị cấm tập họp như bình thường. Dù vậy, đương nhiên một số người cũng sẽ đến địa điểm này và chúng tôi khuyến khích mọi người tự chọn nơi thắp nến. Khoảng 100 quầy sẽ được dựng lên ở khắp nơi để cung cấp nến cho mọi người. Hy vọng là mọi người có thể cùng đến với chúng tôi với một ngọn nến, và kể cả hưởng ứng phong trào qua mạng internet vào lúc 8 giờ tối".
Ngoài ra, ban tổ chức tin chắc rằng với luật an ninh Hồng Kông đang được Bắc Kinh soạn thảo, trong tương lai, những đêm canh thức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn sẽ bị xếp vào danh sách những hoạt động chống đối chế độ và như vậy sẽ bị cấm".  
Dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc 
Nghị Viện Hồng Kông trên nguyên tắc chiều ngày 04/06/2020 biểu quyết về dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc. Tuy nhiên phiên họp đã bị gián đoạn do sự cố một dân biểu thuộc phe đối lập ném  hỗn hợp phân bón với mùi nồng nặc ngay trong tòa nhà của Nghị Viện. Hành động này nhằm phản đối chính quyền Hồng Kông cấm cho tổ chức buổi tưởng niệm nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.
Nhân kỷ niệm 31 năm biến cố Thiên An Môn, tại Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 03/04/2020 đã tiếp 4 thành viên tham gia phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc hồi năm 1989. Thủ tướng Anh, Boris Johnson trên báo The Times ngày 03/06/2020 nhấn mạnh "Hồng Kông thành công là nhờ dân cư vùng lãnh thổ này được tự do" và Luân Đôn sẽ không bao giờ "bỏ rơi người dân Hồng Kông,  vùng đất từng là thuộc địa cũ của nước Anh".

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.

Người Hong Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm

  • 4 tháng 6 2020

Người Hong Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm

Nhiều người Hong Kong sẽ đánh dấu kỷ niệm biến cố Thiên An Môn tại nhà, trong khi cảnh sát nói rằng họ sẽ giải t...


Hình ảnh lễ tưởng niệm biến cố Thiên An Môn năm ngoái
Người dân trên khắp Hong Kong đang tìm cách đánh dấu kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn, mặc dù những lễ tưởng niệm chính thức đã bị cấm.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, quân đội và xe tăng đã nổ súng vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bắc Kinh - ước tính số người chết khoảng từ vài trăm đến vài nghìn.
Hàng năm hàng chục ngàn người dân thường đánh dấu kỷ niệm biến cố này tại Hong Kong.
Nhưng năm nay - trong khi Bắc Kinh đề xuất một luật an ninh mới cho thành phố - mọi lễ tưởng niệm đều bị cấm vì lý do virus corona.
Hong Kong: Cảnh sát cấm tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 1989
Người chụp hình Thiên An Môn mong dân Hong Kong an toàn
Cảnh sát nói với truyền thông địa phương rằng 3.000 cảnh sát chống bạo động sẽ được triển khai để ngăn chặn các lễ kỷ niệm nhỏ hơn hoặc ngẫu hứng.
Hong Kong và Ma Cao là những phần duy nhất của Trung Quốc được phép kỷ niệm vụ thảm sát này.
Ở đại lục, các tài liệu tham khảo về cuộc đàn áp đều bị cấm và chính phủ hiếm khi đề cập đến nó - nếu có.
Trong khi đó, quốc hội Hong Kong dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự luật quốc ca gây tranh cãi - điều này sẽ khiến việc thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc trở thành một hành vi phạm tội - hôm thứ Năm.
Người Hong Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm ...AFP
Bức ảnh này được chụp hai ngày trước cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Hong Kong có kế hoạch gì cho thứ Năm?

Liên minh Hong Kong - nhóm tổ chức buổi cầu nguyện hàng năm - công bố thời gian biểu cho một lễ kỷ niệm tại nhà.
Họ yêu cầu mọi người thắp một ngọn nến vào lúc 20:00 giờ địa phương "bất kể bạn đang ở đâu", tiếp theo là một phút im lặng, những bài hát và "tụng kinh khẩu hiệu".
Họ cũng muốn gửi các đại biểu đến Công viên Victoria trong các nhóm nhỏ tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội.
Các nhóm tối đa tám người được phép tập trung tại Hong Kong theo quy tắc ngăn chặn vi rút của lãnh thổ.
Nhưng các nguồn tin cảnh sát nói với South China Morning Post rằng nếu các nhóm khác nhau tụ tập vì một "mục đích chung", họ sẽ bị can thiệp.
Một số nhà hoạt động dân chủ đã kỷ niệm biến cố Thiên An Môn bên ngoài một nhà tù Hong Kong tối thứ Tư.
Người Hong Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm ...Getty Images
 Các nhà hoạt động dân chủ bên ngoài nhà tù Lai Chi Kok hôm thứ Tư

Luật an ninh của Bắc Kinh là gì?

Bắc Kinh đã đề xuất áp đặt luật này lên Hong Kong.
Luật này cấm phản quốc, lật đổ và ly khai ở Hong Kong, được đưa ra sau nhiều tháng biểu tình đòi dân chủ vào năm ngoái.
Việc chống đại lục đã được thúc đẩy vào năm ngoái khi luật dẫn độ được đề xuất - và sau đó bị hủy bỏ - dự luật sẽ cho phép nghi phạm hình sự bị dẫn độ sang Trung Quốc.
TQ thông qua luật an ninh, Mỹ nói 'Hong Kong không còn quyền tự trị'
Hong Kong 'cần luật an ninh để đối phó với khủng bố'

Hong Kong 'cần luật an ninh để đối phó với khủng bố'

Giám đốc an ninh của Hong Kong nói rằng luật an ninh Trung Quốc đang gây tranh cãi sẽ cứu thành phố khỏi cảnh bạ...


Biểu tình Hong Kong: Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc dễ dàng
Giới chỉ trích cho rằng luật an ninh là một nỗ lực trực tiếp nhằm hạn chế quyền tự do vốn đã được quy định trong tiểu hiến pháp khi Hong Kong được bàn giao cho Trung Quốc hồi năm 1997.
Đặc khu trưởng Carrie Lam đã bác bỏ ý kiến cho rằng Luật an ninh quốc gia, dự kiến được bỏ phiếu trong tuần này và có thể được ban hành vào tháng Sáu, sẽ hạn chế quyền của cư dân Hong Kong.

Thế còn dự luật quốc ca?

Dự luật quốc ca khác với luật an ninh quốc gia.
Tháng trước, đã có sự hỗn loạn trong quốc hội khi các nhà lập pháp thân Bắc Kinh cố gắng thông qua dự luật này.
Dự luật này dự kiến sẽ được quốc hội phê chuẩn, được gọi là Hội đồng Lập pháp, hôm thứ Năm.
Trong những năm gần đây, quốc ca Trung Quốc đã bị la ó thường xuyên hơn, tại các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Hong Kong.

Điều gì xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989?

Người Hong Kong đánh dấu biến cố Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm ...Getty Images
Những chiếc xe đạp của sinh viên bị cán nát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 4/1989 và bắt đầu các cuộc biểu tình chính trị lớn nhất trong lịch sử nhà nước cộng sản Trung Quốc. Các buộc biểu tình kéo dài sáu tuần, với hàng triệu người tham gia.
Vào đêm ngày 3/6, xe tăng tiến vào và quân đội nổ súng, giết chết và làm bị thương nhiều người không có vũ khí trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn.
Sau đó, chính quyền tuyên bố không ai bị bắn chết tại quảng trường. Ước tính những người thiệt mạng trong cuộc đàn áp khoảng từ vài trăm đến vài nghìn.
Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một con số chính thức cho bao nhiêu người chết trong vụ Thiên An Môn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

My Blog List