Việt Nam






Monday, 2 September 2019

Trump áp thuế lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại

Trump áp thuế lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại
Thụy My RFI Đăng ngày 02-08-2019 Sửa đổi ngày 02-08-2019 21:15
Tổng thống Donald Trump hôm qua, 01/08/2019, đã quyết định leo thang trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung, khi loan báo kể từ ngày 01/09 tới sẽ đánh thuể bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc hiện vẫn còn nằm ngoài tầm ngắm. Bắc Kinh đe dọa trả đũa.
Ông Trump viết trên Twitter: «Đàm phán thương mại tiếp tục, và trong thời gian thương lượng, Hoa Kỳ kể từ ngày 01/09 tới sẽ bắt đầu áp thuế hải quan bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại».
Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh đã không giữ lời hứa sẽ mua nhiều nông sản Mỹ, và lần đầu tiên tố cáo đích danh Tập Cận Bình bội ước vì trước đây chủ tịch Trung Quốc đã hứa ngăn chận việc xuất ồ ạt fentanyl - chất gây nghiện đang gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ và Trung Quốc là nhà sản xuất chính. Ông Trump thậm chí còn tuyên bố có thể chẳng cần buôn bán với Trung Quốc nữa.
Từ Washington, thông tín viên Pierre-Yves Dugua cho biết thêm chi tiết:
«Thông báo trên mạng Twitter của tổng thống Donald Trump có nghĩa là kể từ ngày 1 tháng Chín, toàn bộ hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đều bị áp thuế.
Số lượng 250 tỉ đô la hàng Trung Quốc đầu tiên đã bị đánh thuế 25% kể từ tháng Chín năm ngoái, chủ yếu là hàng công nghiệp.
Danh sách 300 tỉ đô la hàng hóa sẽ bị nhắm đến kể từ ngày 1 tháng Chín tới gồm toàn bộ các mặt hàng còn lại: hàng tiêu dùng thông dụng, hàng điện tử như ti vi, điện thoại di động…và cả quần áo, giày dép.
Giới kinh doanh lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ không tiếp tục thương lượng nếu các biện pháp trừng phạt mới được áp dụng. Kịch bản một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài ít nhất cho đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 trở nên khả tín. Tăng trưởng thế giới sẽ bị ảnh hưởng, giá dầu đã giảm mạnh ngay sau thông báo của Nhà Trắng».
Loan báo bất ngờ của tổng thống Trump được đưa ra vào lúc các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc vừa tái lập đối thoại ở Thượng Hải tuần này. Theo bộ Thương mại Trung Quốc, những trao đổi giữa hai bên là «thành thật, hiệu quả cao, mang tính xây dựng và có chiều sâu».
Hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh sẽ có các biện pháp trả đũa nếu Hoa Kỳ áp thêm thuế lên hàng Trung Quốc bằng mọi giá.

Thương chiến Mỹ-Trung: G20, nạn nhân đầu tiên!
Tú Anh RFI Đăng ngày 30-08-2019 Sửa đổi ngày 30-08-2019 17:37
Thời sự chính trị Anh, Ý, ngày nhập học tại Pháp vẫn là những chủ đề mà báo Pháp ngày 30/08/2019 lưu tâm. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu của OCDE, Les Echos khá bi quan cho tình hình kinh tế thế giới, hệ quả của thương chiến Mỹ-Trung. Nhật báo kinh tế Les Echos cho biết «Kinh tế Pháp đứng vững» nhưng điều đáng lo là «Thương mại thế giới hụt hơi» vì thương chiến.
Thương chiến giết thương mại
Với nhận định «cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp diễn sôi động» và với thống kê vừa được Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) công bố ngày 29/08 ghi nhận trao đổi thương mại trong nhóm G20 bị sụt giảm trong quý hai 2019 gần 2% tính theo trị giá đôla. Trung Quốc bị trúng đòn nặng nhất trong cuộc chiến quan thuế với Mỹ.
Nhưng không phải chỉ có các nước có nền kinh tế đang phát triển và Trung Quốc bị thiệt hại. Trừ phi Donald Trump đổi ý vào giờ chót, Chủ Nhật 01/09, Washington sẽ tung ra một chiêu tấn công mới, từ 10% lên 15% trên 110 tỷ đô la hàng Trung Quốc nhập sang Mỹ. Lần này, chính người tiêu dùng sẽ là nạn nhân trực tiếp.
Cho đến nay, Trung Quốc đã trả giá nặng : xuất khẩu giảm hơn 5% trong quý hai, mức thấp nhất kể từ 2017. Xuất khẩu của Mỹ cũng bị thụt lùi hơn 1% trong cùng thời kỳ.
Theo OCDE, cho dù giới doanh nghiệp hai bên chạy đua với thời gian, tăng tốc mua bán trước khi các lệnh áp thuế được thi hành nhưng trong hai quý đầu năm 2019, trao đổi thương mại Mỹ-Trung vẫn rất thấp so với kết quả của 2018.
Nhưng không phải chỉ có Mỹ và Trung Quốc là nạn nhân. Xuất khẩu và nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu cũng bị giảm theo thứ tự 1,7% và 2,3%. Đức bị thiệt hại nặng nhất theo thứ tự 3,7% và 1,7%. Trong hai nước đầu tầu, Pháp đề kháng tương đối tốt hơn Đức: xuất khẩu lùi 0,3%, nhập khẩu lùi 0,7%. Trong các nước châu Âu, Anh Quốc với viễn ảnh Brexit trả giá nặng nhất: xuất khẩu giảm 7,1%, nhập khẩu giảm 12,6%. Trong G20, chỉ có Úc, Canada và Nhật Bản tiếp tục thấy xuất khẩu gia tăng.
Do vậy, tương lai không có gì khích lệ. Các chỉ số khác, từ ngành vận chuyển hàng không, buôn bán linh kiện điện tử, xe hơi, phụ tùng xe hơi đều bật đèn đỏ.
Trong không khí ảm đạm này, theo Les Echos, ánh sáng le lói duy nhất là sự kiện Trung Quốc vừa gián tiếp cho biết sẽ không trả đũa biện pháp áp thuế 110 tỷ đô la của D. Trump, để tạo cơ may cho đàm phán.
-------------------------- 
 On Sunday, September 1, 2019, 09:57:27 PM CDT, 'William Lam' via Phụng Sự Xã Hội <PhungSuXaHoi@googlegroups.com> wrote:
Apple trước đòn thuế mới của Trump
Quyết định tăng thuế mới nhất của Trump có hiệu lực từ 1/9 và chính các công ty Mỹ, trong đó có gã khổng lồ Apple, "chịu trận" đầu tiên.
Apple đã dành hàng thập kỷ để xây dựng chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm của họ  được gia công, lắp ráp và nhập từ Trung Quốc, sau đó được bán tại Mỹ và các nước trên thế giới. Thực tế này khiến họ thành một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước đòn thuế mới của Mỹ - Trung.
Ngoài iPhone, iPad và MacBook được lùi áp thuế sang ngày 15/12, phần lớn hàng hóa của Apple như Apple Watch, AirPods, HomePod, tai nghe Some Beats, máy tính iMac; các thiết bị linh kiện thay thế của iPhone... đều chịu mức thuế 15%. Các sản phẩm linh kiện, phần cứng khác chiếm ít nhất 10% doanh số trong năm tài chính 2018 của tập đoàn và nhiều sản phẩm khác trong số này phải chịu thuế nhập khẩu 15%.
Bloomberg cho hay, hiện chưa rõ gã khổng lồ Apple sẽ lựa chọn phương án nào để ứng phó với đợt tăng thuế này, nhưng chắc chắn mức thuế 15% sẽ làm giảm giá trị thu trên mỗi cổ phiếu của hãng 5-10 cents. Các nhà phân tích ước tính, lợi nhuận điều chỉnh trên mỗi cổ phiếu của Apple khoảng 11,63 USD trong năm tài chính 2019.
Sản phẩm iMac của Apple được trưng bày tại một sự kiện ở SanJose (California, Mỹ). Ảnh: AP
Sản phẩm iMac của Apple được trưng bày tại một sự kiện ở SanJose (California, Mỹ). Ảnh: AP
Gene Munster đến từ Quỹ đầu tư Loup Ventures cho rằng, việc Mỹ tăng thuế với hàng Trung Quốc đã vô tình "đánh" vào tất cả sản phẩm của Apple.
"Chúng tôi tin rằng Mỹ không muốn là người đầu tiên đánh thuế thêm cho Apple, vì Apple là công ty hàng đầu của Mỹ và là bộ mặt của họ tại Trung Quốc. Việc loại bỏ sự bảo hộ thương mại và xử phạt một công ty hàng đầu thế giới của Mỹ trong khi Trung Quốc không trừng phạt Apple dường như sẽ từ bỏ nền tảng đạo đức cơ bản của Mỹ", Munster nói thêm.
Trong vòng một năm qua, CEO Apple Tim Cook đã 5 lần gặp Tổng thống Donald Trump để bàn về sự ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới Apple, và lần gần đây nhất vào cuối tháng 8. Tại cuộc gặp và ăn tối ngày 19/8, Cook nói rằng, Apple sẽ khó trả thêm thuế cho các sản phẩm của hãng do đối tác Trung Quốc lắp ráp. Việc bị áp thêm thuế sẽ khiến hãng phải tính chi phí thuế nhập khẩu vào giá bán, từ đó, khả năng cạnh tranh do đối thủ không phải chịu chi phí tương tự, chẳng hạn Samsung sản xuất chủ yếu tại Hàn Quốc.
Minh Anh (theo Bloomberg )

--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng-16/11/2024

My Blog List