Đã đến lúc khai tử hộ khẩu
Thứ bảy,
20/08/2016, 23:34 (GMT+7)
(Xã
hội) - Hộ khẩu được sinh ra từ năm 1950 để phục vụ việc quản trị xã hội
theo mô hình tập trung, phù hợp trong một giai đoạn nhất định. Nhưng khi hết
nhiệm vụ, nó vẫn được giữ lại và trở thành gánh nặng cho xã hội, cho người dân.
Cả thế giới không cần hộ khẩu người ta vẫn quản lý được, còn Việt Nam, Trung
Quốc và một vài nước thuộc Liên Xô cũ lại quản lý công dân bằng hộ khẩu.
·
Dù giải thích cách nào cũng không thể biện minh cho sự bất hợp lý
so với thực tế hiện nay. Theo số liệu của hội thảo công bố về người không có hộ
khẩu thường trú, TPHCM có 2,9 triệu người, Bình Dương 1,4 triệu người, Hà Nội
1,3 triệu người và Đà Nẵng 120.000 người. Nhu cầu di chuyển, thay đổi của con
người trong thời đại ngày nay hoàn toàn khác, không cần quản lý bằng hộ khẩu.
Thế giới hội nhập, công dân của một đất nước có thể là công dân
toàn cầu, vậy mà vẫn khư khư cái hộ khẩu như cái tròng trên cổ người dân. Mỗi
cái hộ khẩu không cải cách được, làm sao đòi cải cách hành chính, làm sao nói
đến công bằng, văn minh.
Không thể cải cách hành chính hiệu quả khi trong đa số thủ tục đều
kèm theo hộ khẩu. Cơ quan công quyền cũng mệt mỏi và người dân cũng khổ sở,
loại bỏ hộ khẩu là loại được rất nhiều ràng buộc đi kèm theo, vô số thủ tục
liên quan đến sinh hoạt, đời sống của công dân không còn bị phiền toái vì hộ
khẩu.
Như nhận định trên được đưa ra tại hội thảo, còn hộ khẩu là còn
bất công. Những người ở tỉnh này sang tỉnh khác sinh sống, vì không có hộ khẩu
thường trú nên bị phân biệt đối xử, con cái học hành, cơ hội việc làm đều không
công bằng với cư dân có hộ khẩu. Tại sao vậy? Cùng là công dân Việt Nam, sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng lại bị hạn chế quyền lợi chỉ vì cái hộ khẩu.
Văn minh sao được khi áp dụng cách quản lý công dân quá lạc hậu.
Bỏ hộ khẩu, học cách quản lý như các nước thì Việt Nam mới có nền văn minh hành
chính. Đừng nghĩ ra cái gì mới, cứ học người ta mà làm. Mỗi năm chúng ta cử rất
nhiều đoàn đi học tập các nước tiên tiến, cố gắng học chuyện này cho nó tử tế.
Hộ khẩu giống như cái sổ lương thực, nó là những sản phẩm cố hữu
của thời bao cấp, dẹp đi là vừa.
(Theo Lao Động)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment