Thưa Quý Vị,
Kính chuyễn để xem lại và ghi nhớ cuộc thãm sát tại quảng trườngThiên An Môn (Hoa Lục) năm 1989 của bạo quyền khát máu Trung cọng:
Ngày 3/6/1989 và 4/6/1989, tại Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người
bị giết;
Từ ngày 3/6/1989 đến 9/6/1989, vùng ngoại vi Thiên An Môn thuộc nội thành
Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.
Trân trọng
Nguyễn Văn Tần - HTD
06/04/2019
************************************
Tài
liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989
Thứ Ba, 01/03/2016 08:01 AM GMT+7
Đội quân tiên phong bị
giải thể trong Chương trình Cải cách Quân đội của Đảng Cộng sản
Trung Cộng (ĐCSTC) là Quân đoàn 27, sự kiện gây chú ý vì đây là đội
quân chính gây ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông gần đây đã đăng bài viết tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết.
Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989
Trong cuộc thảm sát này, Quân đoàn 27 là thủ phạm chính. Sau vụ
thảm sát, ông Giang Trạch Dân được ông Đặng Tiểu Bình tín nhiệm và cho thay thế
ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì đã thẳng tay trừng phạt và biết
nghe lời lãnh đạo ra tay đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.
Trong “Nhật ký Lý Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn.
Khác biệt về số lượng thương vong trong tài liệu mật
Có nhiều số liệu khác nhau liên quan đến số người thương vong trong sự kiện Thiên An Môn. Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ Trung Cộng, số người chết từ 2.600 ~ 3.000 người..
Vào ngày 16/6 năm đó, Tổng Lãnh sự quán Mỹ trú tại Hồng Kông đã chia sẻ một thông tin có được từ tài liệu nội bộ của chính quyền ĐCSTQ, theo số liệu này thì từ ngày 3 – 4/6, tại Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người bị giết; từ ngày 3 – 9/6, vùng ngoại vi Thiên An Môn thuộc nội thành Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.
Vụ thảm sát Thiên An Môn
Như vậy, tổng số người chết là 10.454 người, còn số người bị thương thì lên đến 28.796 người. Người Mỹ khẳng định, thông tin tình báo của họ đáng tin cậy, cho dù hiện không có cách nào kiểm chứng được thông tin trong tài liệu gốc này.
Theo truyền thông Hồng Kông, tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn và những chi tiết liên quan đến Quân đoàn 27 gây tội ác thảm sát mà người Mỹ thu thập được là chưa từng được biết đến.
Theo Next Magazine, tin tình báo của Mỹ có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó 10.454 người bị giết.
Chứng cứ này trái ngược hoàn toàn với công bố công khai của chính quyền ĐCSTC với cộng đồng quốc tế rằng “không có người chết trong Sự kiện Thiên An Môn 1989.”
Quân đoàn 27 gây ra vụ thảm sát là đội quân mù chữ
Tối ngày 9/2 năm nay, chương trình “Tin tức Quân sự” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Cộng đưa tin, Quân đoàn 27 đã từ Thạch Gia Trang chuyển tới Sơn Tây.
Vào tháng 12 năm ngoái, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin, Quân đoàn 27 thuộc Quân khu Bắc Kinh bị giải thể, vào tối ngày 29/12 đã chuyển một bộ phận quân đến doanh trại xe tăng tại quận Giao, thuộc Thái Nguyên – Sơn Tây, đổi tên Sư Lục Quân đoàn 27, Tổng bộ trú tại Thạch Gia Trang – Hà Bắc được chuyển đến Ban Lục quân Chiến khu Trung bộ.
Vụ thảm sát Thiên An Môn Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ
sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay thảm sát khiến
nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.Vào sáng sớm ngày
4/6, đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện
cuộc thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác,
vì thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội
Trung Cộng.Theo lời của gián điệp Mỹ, Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm
và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch
nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khi đó là con của tướng
Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng Chính.
Nhưng nhân vật bí ẩn này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc
đến, không thể tìm được tên gốc bằng tiếng Trung Cộng.
Theo thông tin, Quân đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ
những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ.
Doanh trại Quân đoàn 27 ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.
Doanh trại Quân đoàn 27 ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.
Vụ thảm sát Thiên An Môn
Vào ngày 20/5, sau khi Bắc Kinh thực thi lệnh giới nghiêm, họ
mới biết “có lực lượng làm loạn.” Khi đó tiến vào Bắc Kinh còn có đội quân của
Thẩm Dương và Thành Đô, nhưng chỉ có Quân đoàn 27 mang theo vũ khí chiến đấu,
bao gồm: xe tăng, xe thiết giáp, sung ống đạn dược…
Hồ sơ nhắc đến vụ thảm sát diễn ra vào sáng ngày 4/6, vụ thảm
sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở phía tây Trung Nam Hải. Khi người dân
cản trở đường đi của quân nhân, đội quân mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng
lao thẳng vào các quân nhân và người đi đường, những họng súng cũng nhắm thẳng
vào người dân khai hỏa.
Quân đoàn 27 đã nhận được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai
chạy thoát, không được cho bất cứ ai sống sót.” Khi xe bọc thép chạy vào Quảng
trường Thiên An Môn đã chuyển sang lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và
trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.
Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.
Gián điệp của Mỹ nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.
Nhưng hồ sơ của Nhà Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Cộng khi đó, ví dụ như một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về quê nhà lấy vũ khí rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.
Bọn lính man rợ được thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.
Gián điệp của Mỹ nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.
Nhưng hồ sơ của Nhà Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Cộng khi đó, ví dụ như một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về quê nhà lấy vũ khí rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.
Vụ thảm sát Thiên An Môn
Quân đội ở Tân Cương, Giang Tây, Sơn Đông cũng đến Bắc Kinh đối
đầu với Quân đoàn 27.
Giang Trạch Dân được chọn vì “công lao” tắm máu người dân tại
Quảng trường Thiên An Môn
Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.
Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.
Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.
Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.
Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”
Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.
Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.
Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.
Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.
Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”
Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực sau sự
kiện Thiên An Môn
Tháng 1/2011, nhà đấu tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu
vong ở ngoài Trung Cộng Đại Lục đã có bài viết tiết lộ, nhiều người không
biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem
như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát.
Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát này là rõ như ban ngày
Cùng với việc ông Giang lên nắm quyền, ông Triệu Tử Dương vì
phản đối đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 nên đã bị mất chức, sau đó
bị giam lỏng tại số 6 Hồ Đồng, Phú Cường, Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời ở
tuổi 85.
Vào năm 2002, khi ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn.”
Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất.
Nguồn: Petro Times
Vào năm 2002, khi ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn.”
Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất.
Nguồn: Petro Times
Thiên An Môn : 30 năm sau, chính quyền Trung Quốc
vẫn sợ
Trên quảng trường Thiên An Môn ngày
16/05/2019.REUTERS/Thomas Peter
Cách nay 30 năm, cuộc
biểu tình của sinh viên và công nhân Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn
bị đàn áp đẩm máu. Sự kiện chế độ huy động quân đội nổ súng vào thanh niên là
bằng chứng đảng Cộng Sản Trung Quốc cố bám quyền lực bằng mọi giá và không dung
thứ hay hoà giải với mọi khuynh hướng cải cách ở trong hay ngoài đảng. Ba mươi
năm sau, họ vẫn còn nơm nớp lo sợ.
Kiểm duyệt mạng xã
hội, câu lưu các nhà hoạt động nhân quyền, ngăn chận tự do thông tin : chính
phủ Trung Quốc áp đặt một bức màn sắt nhân 30 năm vụ đàn áp phong trào dân chủ
Thiên An Môn. Tưởng niệm nạn nhân bị quân đội đàn áp đêm mùng 03 rạng sáng mùng
04 tháng sáu năm 1989 là một điều cấm kỵ tại Trung Quốc.
AFP đương cử hai
trường hợp cụ thể xảy ra vào sáng nay : một phóng viên của hãng tin Pháp muốn
đến quảng trường Thiên An Môn thu hình lễ thượng kỳ mỗi ngày đã bị công an chận
lại. Một phóng viên khác thuê phòng khách sạn có cửa sổ nhìn ra quảng trường bị
đổi phòng vào phút chót với lý do phải sơn sửa lại.
Ai cũng có thể là kẻ
thù
Bầu không khí còn căng
thẳng hơn vì năm 2019 không phải chỉ có sự kiện 30 năm Thiên An Môn, mà còn
trùng hợp với sinh nhật 70 năm chế độ Cộng sản, trong bối cảnh chiến tranh
thương mại với Mỹ. Hàng loạt công dân bị xem là thuộc loại « nhạy cảm » bị đưa
ra khỏi thủ đô. Trong số này có luật sư nhân quyền Phố Chí Cường, cựu giáo sư
Đinh Từ Lâm, người phụ nữ đứng đầu hiệp hội các bà mẹ mất con trong vụ đàn áp
1989, nhà báo Cao Du, hay ông Bào Đồng, cựu thư ký của cố tổng bí thư Triệu Tử
Dương, dù đã 86 tuổi, vẫn bị canh chừng 24 giờ trên 24 giờ.
Tuy huy động mọi biện
pháp khống chế toàn diện, chính quyền Trung Quốc vẫn không yên tâm. Các phương
tiện truyền thông hoàn toàn im lặng, trừ một bài trên Hoàn Cầu Thời Báo biện
minh cho cuộc thảm sát, nhưng bằng tiếng Anh. Còn tuyên bố của bộ trưởng quốc
phòng Ngụy Phượng Hoà ở Singapore, cũng để biện minh cho quyết định dùng vũ
lực, không được loan tải hay trích dẫn tại Hoa lục.
Trong biến cố lịch sử
phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh, sinh viên và công nhân Trung Quốc hưởng ứng xu
hướng cải cách trong đảng với hai nhân vật biểu tượng là tổng bí thư Hồ Diệu
Bang và người kế nhiệm là Triệu Tử Dương. Cuối cùng là Hồ Diệu Bang bị cách
chức và chết vì lên cơn đau tim. Triệu Tử Dương sau đó cũng bị phe Lý Bằng và
Đặng Tiểu Bình cáo buộc « nhu nhược » và cách chức.
Theo nhận định của Bào
Phác, con trai của nhà ly khai Bào Đồng, mà một thời là cánh tay mặt của cố
tổng bí thư Triệu Tử Dương, sau cuộc đàn áp đẩm máu và truy bức đó, người dân
Hoa lục không còn chấp nhận rủi ro xuống đường đòi dân chủ. Nhưng chế độ vẫn
luôn cảm thấy bị đe dọa và không ngừng tăng cường các biện pháp khống chế xã
hội.
Cả nước bị theo dõi
Một nhà tranh đấu có
kinh nghiệm tù đày cho biết là đảng Cộng Sản tấn công vào bất cứ người nào bị
xem là mối đe dọa cho chế độ. Xu hướng này tăng tốc kể từ khi Tập Cận Bình lên
nắm quyền. Hơn 200 luật sư và nhà hoạt động bị bắt trong năm 2015 là một bằng
chứng.
Nạn nhân được quốc tế
biết đến nhiều nhất là Lưu Hiểu Ba, người chủ xướng « Hiến chương 2008 », khôi
nguyên Nobel Hoà Bình 2010, chết vì bệnh ung thư gan vào năm 2017, vài ngày sau
khi tạm ra khỏi nhà tù.
Biện pháp khống chế
mới nhất là thiết lập mạng camera nhận diện và thu âm phát hiện quan điểm «
trái luồng ».
Câu hỏi then chốt là
chính sách trấn áp từ trong trứng nước có mang lại kết quả tuyệt đối hay không
? Trả lời Le Figaro, một giáo sư đại học Thanh Hoa, nguyên là sinh viên Thiên
An Môn, e rằng Tập Cận Bình, với quy chế « hoàng đế mãn đời » sẽ tung ra một
cuộc « cách mạng văn hóa » mới, lần này nhằm khống chế thành phần trí thức, học
giả.
Trái lại, nhà hoạt
động công đoàn Hàn Đông Phương, tị nạn ở Hồng Kông, tỏ ra lạc quan. Sự kiện
trong năm 2017, hơn 50 sinh viên ban triết học Mác bị bắt giam vì tội đem «
kiến thức » ra giúp công nhân thành lập công đoàn là dấu hiệu cho thấy
thế hệ trẻ ở Hoa lục không phải ai cũng bị khẩu hiệu « làm giàu trước đã » đánh
lừa.
---------------------------------------------------------------------------
Giới trẻ Trung Quốc "âm thầm" mơ tự do
và dân chủ
Sinh viên Trung Quốc giương biểu ngữ
"Trao cho tôi tự do hay giết tôi " trong cuộc biểu tình tại Thiên An
Môn, Bắc Kinh, ngày 14/05/1989REUTERS/Dominic Dudouble/File Photo
Đêm mồng 3 rạng sáng
ngày 04/06/1989, phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh bị nhận chìm trong biển
máu. 2600 người thiệt mạng theo thẩm định của Chữ Thập Đỏ Trung Quốc. Nhưng với
chính quyền Bắc Kinh, số người chết không vượt quá 300. Đâu là sự thật ?
Ba thập niên đã trôi
qua, với Bắc Kinh, Thiên An Môn vẫn là một đề tài cấm kỵ. Giới bảo vệ nhân
quyền ở Trung Quốc "trải qua một mùa đông băng giá". Thanh
niên nước này "im lặng mơ về tự do và dân chủ". Hồ sơ chính
của Le Monde và Les Echos cùng trở lại với sự kiện "Thiên An Môn".
Ngược dòng thời gian,
Le Monde đưa độc giả trở về với mùa xuân năm 1989 : ngày 15/04/1989 sinh viên
Trung Quốc xuống đường sau cái chết đột ngột của cựu tổng bí thư đảng Cộng Sản
Trung Quốc Hồ Diệu Bang, biểu tượng của phe cải tổ. Ngày 26 cùng tháng, xã luận
của Nhân Dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận của Đảng, lên án một cuộc xuống đường
mang tính "phản cách mạng". Theo Le Monde, bài xã luận đó đổ
thêm dầu vào lửa. Ngày 13/05/1989, sinh viên tuyệt thực. Một tuần lễ sau chính
quyền của Đặng Tiểu Bình ban hành thiết quân luật, triển khai 200.000 lính.
Quân đội nhập cuộc, giành lại quyền kiểm soát tình hình. Hậu quả kèm theo là
cuộc đàn áp trong đêm mồng 3 rạng sáng mồng 4 tháng 6 năm 1989.
Bắc Kinh : "Thiên
An Môn là một sự cố"
Hàng triệu người xuống
đường, ít nhất 2.600 người chết, nhưng Bắc Kinh vẫn xem đó chỉ là một "sự
cố" trong dòng lịch sử êm ả của đảng Cộng Sản nước này
"30 năm sau
Thiên An Môn, bộ máy kềm kẹp của chính quyền không thuyên giảm". Theo
thông tín viên báo kinh tế Les Echos tại Bắc Kinh, chính quyền cộng sản Trung
Quốc "nỗ lực xóa hết vết tích Thiên An Môn trên các trang mạng
internet, trên các mạng xã hội, cấm mọi cuộc tập họp kỷ niệm các nạn nhân Thiên
An Môn". Càng gần đến cái ngày nhậy cảm mồng 4 tháng 6, "cỗ
máy đàn áp của đảng Cộng Sản Trung Quốc càng lợi hại, nhắm vào từ nhà trí thức
đến giới bất đồng chính kiến, từ hiệp hội các Bà Mẹ Thiên An Môn đến gia đình
các nạn nhân miệt mài đi tìm sự thật" về chuyện gì đã xảy ra trong đêm
mồng 3 rạng sáng mồng 4 tháng 6 năm 1989.
Với chính quyền, phong
trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh là một "cuộc nổi dậy chống cách mạng"..
Như bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vừa trình bày tại diễn đàn
an ninh châu Á Shangri-la vừa qua, Thiên An Môn là một "sự cố, một sự
rối loạn về mặt chính trị và chính quyền trung ương đã đưa ra những quyết định
đúng đắn để điều chỉnh sự rối loạn đó".
"Mùa đông băng
giá"
Với các nhà bảo vệ
nhân quyền Trung Quốc, "Mùa Xuân Bắc Kinh đã chóng tàn để nhường chỗ
cho mùa đông băng giá", như tựa bài báo của Frédéric Lemaitre trên Le
Monde. Mùa đông ấy còn trở nên khắc nghiệt hơn nữa kể từ khi ông Tập Cận Bình
ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo tối cao ở Bắc Kinh. Tháng 07/2015, khoảng 200 luật
sư bảo vệ nhân quyền bị bắt trong một chiến dịch quy mô chưa từng thấy. Phần
lớn trong số này đã được trả tự do hai năm sau, nhưng bị tước quyền hành nghề.
Dù vậy, từ cột mốc
1989, nhiều nhà trí thức Trung Quốc đã chọn đứng về phía những thành phần thấp
cổ bé miệng, những con người bị cỗ máy kinh tế bỏ rơi.
Đành rằng, người ta
không còn trông thấy một phong trào phản kháng rầm rộ và quy mô như ở Thiên An
Môn năm nào, nhưng ở một mức độ khiêm tốn hơn, vẫn có những tiếng nói lên án
những bất công trong xã hội.
Thời gian từ giữa thập
niên 1990 cho đến sau Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, được các nhà đấu tranh Trung
Quốc đánh giá là "thời gian dễ thở nhất". Để rồi, chính quyền
"thắt lại" tất cả dưới thời ông Tập Cận Bình. Bộ máy kềm kẹp
và kiểm duyệt của chính quyền len lỏi vào mỗi ngõ ngách trong xã hội, từ các
trường đại học đến những hiệp hội bảo vệ nữ quyền ...
Khát vọng tự do và dân
chủ của thanh niên
Một tài liệu lưu hành
trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi năm 2013 được Le Monde trích dẫn ghi
rõ : khái niệm xã hội dân sự là một thứ "công cụ của phương Tây dùng để
chống phá Trung Quốc". Hai năm sau, hàng loạt các luật sư, các nhà bảo
vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường bị tống giam. Năm 2017 giải Nobel Hòa Bình đầu
tiên của Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba chết trong tù : Bắc Kinh chưa bao giờ tha thứ
cho nhà lãnh đạo của phong trào Thiên An Môn này về cái tội soạn thảo Hiến
Chương 08 đòi Trung Quốc dân chủ hóa đất nước.
Nhưng trong toàn cảnh
đen tối ấy đối với những nhà đấu tranh vì dân chủ Trung Quốc, vẫn có một tia hy
vọng. Một nghiên cứu mà theo Le Monde là đáng tin cậy cho thấy giới trẻ tại
Trung Quốc vẫn rất quan tâm đến đời sống xã hội chung quanh, đến sự cấp bách
bảo vệ môi trường thiên nhiên, đến các vấn đề về giới tính, và thậm chí là cả
đến đời sống chính trị tại đất nước rộng lớn này.
Tài liệu nói trên chỉ
ra rằng "thanh niên Trung Quốc không lý tưởng hóa mô hình dân chủ,
không xem đó là chiếc đũa thần cho phép giải quyết tất cả những khó khăn trong
cuộc sống, nhưng ít ra đó là một phương tiện để đem lại những đổi mới trong xã
hội, những đổi mới cho đất nước".
Trong bài viết mang
tựa đề "Tại Trung Quốc, giới trẻ âm thầm mơ ước tự do", báo
Les Echos trích lời một cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn, ông Ngô Nhĩ Khai
Hy (Wuer Kaixi), người Duy Ngô Nhĩ : "Khát vọng tự do của thanh niên
Trung Quốc vẫn nguyên vẹn. Không vì cuộc sống sung túc hơn mà họ quên đi khát
vọng dân chủ hay và tự do. Nhưng số này im lặng vì sợ hãi". Về phía
chính quyền, cựu lãnh đạo phong trào sinh viên Trung Quốc này cho rằng, "Bắc
Kinh liên tục gia tăng đàn áp mà vẫn luôn trong trạng thái lo âu". Les
Echos bình luận : cũng vì nỗi ám ảnh đó, mà 30 năm đã trôi qua, Trung Quốc vẫn
nỗ lực xóa đi mọi dấu vết trong ký ức tập thể hình ảnh một thanh niên gầy gò,
đứng trước họng súng của bốn chiếc chiến xa ngay giữa quảng trường Thiên An
Môn.
Đi tìm sự thật đến hơi
thở cuối cùng
Cũng Les Echos có bài
phóng sự rất cảm động về những Bà Mẹ Thiên An Môn. Frédéric Schaeffer đã tìm
đến với một bà mẹ 82 tuổi. Bà đã mất đi đứa con trai duy nhất năm 1989 : 30 năm
trước, con trai bà bị bắn một viên đạn vào đầu.
Từ đó đến nay, bà
không ngừng đi tìm sự thật. Bà kể lại, khi Đặng Tiểu Bình ban hành thiết quân
luật, không một ai tin rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân lại chĩa súng bắn vào
tuổi trẻ, vào những đứa con của đất nước. Cũng bà mẹ già này kể lại hành trình
đầy chông gai của khoảng ba trăm người cùng cảnh ngộ. Với năm tháng, nhóm của
những người mẹ khát khao sự thật ấy thưa dần. Riêng bà cụ già tiếp phóng viên báo
Les Echos cho biết "đến hơi thở cuối cùng vẫn đi tìm sự thật về cái
chết của con trai" bà. Mỗi ngày bà cố gắng tập thể dục, cố giữ gìn sức
khỏe, với hy vọng sống được cho đến ngày "sự thật về Thiên An Môn được
phơi bày ".
Trung Quốc tấn công
Liên Hiệp Quốc
Trong những tuần lễ
sau vụ thảm sát Thiên An Môn, cộng đồng quốc tế đồng loạt trừng phạt Bắc Kinh.
Nhưng trong ba thập niên qua, nhân quyền không còn là ưu tiên trong mắt của thế
giới.
Trong bài viết mang
tựa đề "Trung Quốc tấn công Liên Hiệp Quốc" trên Le Monde, các
phóng viên của tờ báo chỉ ra rằng, Bắc Kinh không chỉ tìm cách ém nhẹm các cuộc
thảo luận về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà còn chuyển sang thế tấn công,
bằng cách áp đặt một số những "chuẩn mực" của mình với cộng
đồng quốc tế. Trung Quốc phần nào thành công trong mục tiêu đó.
Là nước đông dân nhất
địa cầu, là cường quốc quân sự, kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, Trung Quốc
muốn không bao giờ bị chỉ trích vì nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc. Hơn thế nữa,
phô trương những thành tích kinh tế để bịt miệng những người muốn chỉ trích
chính sách nhân quyền của Bắc Kinh. Le Monde tiếc rằng người đầu tiên ở Liên
Hiệp Quốc để cho Trung Quốc đạt được mục tiêu đó chính là tổng thư ký Antonio
Guterres : tháng Giêng 2017 ông đã trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình tại trụ sở
Liên Hiệp Quốc. Đơn giản vì vài tháng trước đó, nhờ có tiếng nói của Trung Quốc
mà nhà ngoại giao Bồ Đào Nha này được chỉ định để thanh thế nhà ngoại giao Hàn
Quốc Ban Ki Moon.
Tháng 06/2018, Hội
Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết do Bắc Kinh đề
xuất. Tài liệu mang tên "Đóng góp cho phát triển vì lợi ích của tất cả
các quyền con người". Một trong những điều khoản được nêu bật trong
văn bản quy định, các bên phải "tôn trọng chính sách và những ưu tiên
quốc gia". Thuật ngữ ngoại giao dùng để chỉ khái niệm "không
can thiệp vào công việc nội bộ" của các nước thành viên. Khái niệm này
luôn là một kim chỉ nam trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Chưa hết, vẫn theo Le
Monde, để chuẩn bị cho cuộc họp định kỳ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm
2019, Bắc Kinh đã sách nhiễu Hội Đồng Nhân Quyền để biết xem liệu các nhà bất
đồng chính kiến Trung Quốc bị Bắc Kinh đưa vào "danh sách khủng bố"
có được mời đến Genève lần này hay không.
Tháng 10/2018 nhiều tổ
chức phi chính phủ đã bất ngờ khám phá ra rằng, những báo cáo về tình trạng
nhân quyền tại Trung Quốc đã bị "rút khỏi" trang mạng internet
của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Vài tuần lễ sau, một phiên bản "gọn
gàng hơn" và đương nhiên là ít khắt khe với Bắc Kinh hơn, đã được đăng
lại trên trang này !
***************************************************************************
-----Original Message-----
From: 'Andy Van'
To: Andy Van <>
Sent: Tue, 4 Jun 2019 16:09
Subject: Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 - Bao giờ thì đến Vietnam hỡi cụ Tập?
From: 'Andy Van'
To: Andy Van <>
Sent: Tue, 4 Jun 2019 16:09
Subject: Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 - Bao giờ thì đến Vietnam hỡi cụ Tập?
Andy Van
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment