Việt Nam
Wednesday, 31 January 2018
Tuesday, 30 January 2018
Saturday, 27 January 2018
Friday, 26 January 2018
Thursday, 25 January 2018
Wednesday, 24 January 2018
Tuesday, 23 January 2018
Đại sứ Cá Mập
Đại
sứ Cá Mập
Từ Thức
- Các thiếu nữ đang phơi ngực diễn hành ở trong nước, bày tỏ sự
kiêu hãnh của đội bóng tròn VN đã "đặt Á Châu dưới chân" (theo một tờ
báo lề đảng), nên biết ở nước ngoài, người ta ít nói tới chuyện đó hơn là
chuyện tòa Đại sứ VN ở Chili phơi vây cá trên nóc nhà.
Chuyện hy hữu trong lịch sử ngoại giao: một cơ quan đại diện cho
quốc gia, dân tộc, làm chuyện bất hợp pháp để kiếm tiền như một tổ chức trộm
cướp. Làm chuyện man rợ, góp phần vào việc tàn phá môi trường trong khi nhiệm
vụ của mỗi quốc gia là phải chung sức với thế giới bảo vệ môi sinh.
Dưới đây là tóm tắt bài của tờ báo địa phương Elmostrador:
Xác cá mập còn tươi phơi trên nóc nhà tòa đại sứ Cộng hòa XHCN
Việt Nam.
Hàng trăm vây Cá Mập phơi trên nóc nhà Sứ quán khiến cộng đồng
khoa học Quốc gia và thế giới vẫn nộ
Ngỡ ngàng, khó tin và kinh ngạc. Ba từ ngữ này tóm tắt phản ứng
của cộng đồng khoa học ở Chili và trên khắp thế giới khi đọc tin, ngày 18/01,
vây cá mập phơi trên nóc nhà tòa đại sứ VN Ở Chili, Nam Mỹ.
Những vây cá mập, phơi trên nóc nhà một trụ sở của sứ quán đã
khiến người trong khu để ý vì mùi hôi thối.
Việc bắt giết cá mập, bất hợp pháp ở Chili cũng như hầu hết các
quốc gia trên thế giới vì luật pháp bảo vệ một sinh vật đang bị đe dọa tuyệt
chủng. Mỗi năm 100 triệu cá mập bị giết, nhiều hơn số cá sinh nở. Một số dân
chài lưới làm chuyện bất hợp pháp này vì vây cá mập rất được giá trong những
tiệm ăn Tàu và Việt.
Đây là lần đầu tiên người ta thấy chuyện phơi vây cá mập còn tươi
ngay trong thành phố. Alex Munoz, giám đốc vùng Mỹ Châu La tinh của tổ chức
Pristine Seas, thuộc National Geographic Society, nói: "Tôi không tin
nổi. Tôi vẫn muốn biết người ta đã phơi vây cá ở đâu, nhưng không bao giờ nghĩ có
thể ở ngay trong thành phố. Đây là lần đầu tiên tôi thấy chuyện này ở
Chili."
Việc khám phá vây cá mập phơi trên nóc nhà một toà đại sứ gây
tiếng vang lớn, vì rơi đúng lúc bà Sylvia Earle, một trong những chuyên viên
bảo vệ môi trường được kính nể nhất thế giới, đang thuyết trình về hiểm họa
diệt chủng của cá mập, và từ đó, hiểm họa mất cân bình của biển cả, tại hội
nghị về tương lai của trái đất, một hội nghị khoa học quan trọng nhất tại Nam
Mỹ.
Bà nói phá sự cân bằng sinh sôi nẩy nở ở biển cả là tàn phá nguồn
sống của nhân loại
Max Bello, một trong những chuyên viên đã bỏ cả đời trong việc bảo
vệ cá mập, nói: giết hại cá mập kiểu này là gây đại họa cho biển cả. Cá mập giữ
thăng bằng môi sinh, loại trừ bệnh tật và những hiện tượng bất bình thường ở
loài cá.
Matias Asun, giám đốc Greenpeace tại Chili, nói bắt cá, chặt vây
là một hành động man rợ, đe dọa môi trường, việc bảo vệ cá mập phải được sự
công tác của tất cả các quốc gia.
Việc khám phá vây cá mực phơi trên nóc nhà toà đại sứ có thể gây
một vấn đề ngoại giao, vì nhân viên sứ quán đã lạm dụng quyền bất khả xâm phạm
của các cơ sở lãnh sự để làm chuyện phi pháp.
Trước áp lực của các hội đoàn bảo vệ môi trường, Bộ ngoại giao
Chili cho hay đã tìm mọi cách liên lạc với toà đại sứ Việt Nam để làm sáng tỏ
vấn đề, nhưng toà đại sứ không trả lời. Mỗi lần vấn đè được nêu ra, họ ngang
nhiên cúp điện thoại.
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace tuyên bố chính quyền địa
phương phải có thái độ, phải làm sáng tỏ chuyện này. Phải coi là rất hệ trọng
một chuyện như vậy có thể xẩy ra trên lãnh thổ Chili.
Nguyên văn bài báo trên tờ Elmostrador:
Bản dịch Pháp ngữ bài nói trên (rất ngây ngô, vì dịch tự động,
kiểu Google:
22/1/2018
Từ Thức
__._,_.___
---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
From: Van-Nghe
Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi...
Đại sứ quán Việt Nam tại Chile (địa chỉ: Avenida Eliodoro Yañez 2897, Providencia, thành phố Santiago, Chile) vừa khai trương đại lý khô vây cá mập một nắng, ngay lập tức đã gây chấn động tổ chức GREENPEACE và cộng đồng quốc tế. Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên hệ đặt hàng với toà đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời mà còn bị cúp ngang điện thoại. Có lẽ do hết hàng chăng?
Dù lý do là gì thì một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại được xướng danh, hình ảnh Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế! Nhưng cũng như bao lần khác, nó không làm tôi thấy tự hào một chút nào cả, mà ngược lại, thấy cay đắng và nghèn nghẹn trong lòng. Từng nhiều lần đi nước ngoài, từng nhiều lần bị hải quan nước bạn tra hỏi cộc cằn tại cửa khẩu nhập cảnh khi họ nhìn thấy bìa passport in chữ "Socialist Republic of Vietnam", rồi bị người dân bản địa nhìn với ánh mắt kỳ thị e dè khi biết xuất xứ Việt Nam của mình, tôi đã bao phen nhục nhã ê chề. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng, tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu sự kỳ thị vô lý cho những điều mình không làm. Nhiều lúc tôi muốn hét lên thanh minh, "Oh come on! Tôi là một người Việt Nam non-socialist tử tế, tôi đến từ Saigon, tôi không hề giống như mấy người Việt Nam kia đâu!" Nhưng có ích gì, khi mà passport của tôi còn in dòng chữ "Socialist Republic" rành rành ra đó, và họ chỉ đơn giản biết tôi đến từ nước CHXHCN Việt Nam!
Bài viết dưới đây là những đúc kết và trải nghiệm của tôi sau những chuyến đi nước ngoài. Tôi ước một ngày, những điều ấy sẽ không còn đúng nữa, để tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào trả lời: "Yes, I'm from Vietnam!"
Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi:
1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.
2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng "socialist republic...", lập tức sẽ được hỏi "Đến nước Đức làm gì?", "Ở bao lâu? Khi nào về?", "Mang theo bao nhiêu tiền?"...
3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn."
4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus "Không được vất rác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus", những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng "Ăn cắp là pham tội... Camera đang hoạt động". Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.
5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt "Không xả rác bừa bãi... Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won".
6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.
7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: "Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!"
8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: "Em đang vội. Merci bú ku".
9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây "một câu hò Nghệ Tĩnh": "Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!"
10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút "Đi đâu về?", "Đi làm gì?"... Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo...
fb Minh Pham - Tự hào là người Việt Nam non-XHCN!
Đại sứ quán Việt Nam tại Chile (địa chỉ: Avenida Eliodoro Yañez 2897, Providencia, thành phố Santiago, Chile) vừa khai trương đại lý khô vây cá mập một nắng, ngay lập tức đã gây chấn động tổ chức GREENPEACE và cộng đồng quốc tế. Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên hệ đặt hàng với toà đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời mà còn bị cúp ngang điện thoại. Có lẽ do hết hàng chăng?
Dù lý do là gì thì một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại được xướng danh, hình ảnh Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế! Nhưng cũng như bao lần khác, nó không làm tôi thấy tự hào một chút nào cả, mà ngược lại, thấy cay đắng và nghèn nghẹn trong lòng. Từng nhiều lần đi nước ngoài, từng nhiều lần bị hải quan nước bạn tra hỏi cộc cằn tại cửa khẩu nhập cảnh khi họ nhìn thấy bìa passport in chữ "Socialist Republic of Vietnam", rồi bị người dân bản địa nhìn với ánh mắt kỳ thị e dè khi biết xuất xứ Việt Nam của mình, tôi đã bao phen nhục nhã ê chề. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng, tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu sự kỳ thị vô lý cho những điều mình không làm. Nhiều lúc tôi muốn hét lên thanh minh, "Oh come on! Tôi là một người Việt Nam non-socialist tử tế, tôi đến từ Saigon, tôi không hề giống như mấy người Việt Nam kia đâu!" Nhưng có ích gì, khi mà passport của tôi còn in dòng chữ "Socialist Republic" rành rành ra đó, và họ chỉ đơn giản biết tôi đến từ nước CHXHCN Việt Nam!
Bài viết dưới đây là những đúc kết và trải nghiệm của tôi sau những chuyến đi nước ngoài. Tôi ước một ngày, những điều ấy sẽ không còn đúng nữa, để tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào trả lời: "Yes, I'm from Vietnam!"
Bạn biết mình là người Việt Nam ở nước ngoài khi:
1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.
2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng "socialist republic...", lập tức sẽ được hỏi "Đến nước Đức làm gì?", "Ở bao lâu? Khi nào về?", "Mang theo bao nhiêu tiền?"...
3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn."
4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus "Không được vất rác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus", những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng "Ăn cắp là pham tội... Camera đang hoạt động". Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.
5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt "Không xả rác bừa bãi... Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won".
6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.
7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: "Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!"
8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: "Em đang vội. Merci bú ku".
9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây "một câu hò Nghệ Tĩnh": "Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!"
10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút "Đi đâu về?", "Đi làm gì?"... Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo...
fb Minh Pham - Tự hào là người Việt Nam non-XHCN!
__._,_.___
Monday, 22 January 2018
Sunday, 21 January 2018
Saturday, 20 January 2018
Thursday, 18 January 2018
Wednesday, 17 January 2018
Wednesday, 10 January 2018
SINGAPORE ĐÃ BÁN ĐỨNG VŨ NHÔM CHO CỘNG SẢN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
----- Forwarded Message -----
SINGAPORE ĐÃ BÁN ĐỨNG VŨ NHÔM CHO CỘNG SẢN
VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
Phương Trạch - Mấy hôm nay một sự kiện nóng hổi làm
dậy sóng dư luận trong và ngoài nước, làm tốn không biết bao nhiêu thời gian và
tâm lực của các nhà bình luận, ấy là cú đào thoát bất thành của Phan Văn Anh
Vũ, với biệt danh “Vũ Nhôm”.
Từ trước đến nay, nhân vật Vũ Nhôm là ai và làm gì ở đâu, hầu
như không ai biết. Chỉ từ khi cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt, một mất một còn
giữa hai nhân vật đứng đầu TP Đà Nẵng, là cựu UVBCH TƯ ĐCSVN, cựu Bí thư Nguyễn
Xuân Anh, và Chủ tịch TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, xuất hiện trên báo lề đảng vào
tháng 3/2017. Đầu tiên là báo Lao Động đăng bài “Vụ doanh nghiệp tặng xe cho TP
Đà Nẵng: Bất thường quanh chiếc xe tiền tỷ”. Và sau đó là rất nhiều thông tin
vào loại “tuyệt mật” xuất hiện trên báo lề dân, nói về những mối quan hệ và
những phi vụ làm ăn mờ ám của một số nhân vật trong Bộ Công an VN, thì lúc ấy,
nhân vật Vũ Nhôm mới dần dần xuất hiện.
Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, trường hợp Nguyễn Xuân Anh
đi xe tiền tỷ do doanh nghiệp biếu tặng, sau đó khui ra xe này do Vũ Nhôm biếu.
Chẳng những Vũ Nhôm biếu xe sang tiền tỷ cho Nguyễn Xuân Anh, mà sau đó còn
khui ra hai căn nhà số 45 và 47 Nguyễn Thái Học (Đà Nẵng), cũng do đại gia Vũ
Nhôm biếu, thì lúc đó, cơn sóng thần dữ dội nổi lên, làm cho mảnh đất bình yên
Đà Nẵng chao đảo như một trận động đất lớn xảy ra.
Dù thay tên đổi họ, thay đổi địa chỉ hàng chục lần nhưng khi lộ
ra mấy chiếc xe quà tặng, nhân dân Đà Nẵng biết ngay là ai. Nova 79, một cái
tên lạ hoắc nhảy vào sở hữu những dự án khủng, những khu đất kim cương ở Đà
Nẵng.. Thực chất đấy là con bạch tuộc biến hình từ doanh nghiệp tặng xe cho
đồng chí Xuân Anh. Hoá đơn tặng xe ghi Minh Hưng Phát, Phú Gia Compound,
Sunrise Bay Đà Nẵng… quảng cáo rầm rộ tại các sân bay quốc tế chính là “đồng
chí” Vũ Nhôm này đây. Toàn bộ điều hành, chỉ đạo của Xuân Anh đều do Vũ Nhôm đạo
diễn.
Khác với nhiều vụ án tham nhũng thuần về kinh tế trước đây như Đinh
La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm, Giang Kim Đạt v.v...
Qua trường hợp Phan Văn Anh Vũ này, đã làm bộc lộ toàn bộ thực trạng một nền
chính trị thối nát, những cuộc đấu đá khốc liệt để tranh giành quyền lợi giữa
các thế lực, và mưu đồ thâu tóm để củng cố quyền lực, qua đó gành quyền lãnh
đạo cao nhất trong giới chóp bu ĐCSVN hiện nay.
Tại sao nổ ra vụ đấu đá giữa hai vị lãnh đạo cao nhất của TP Đà Nẵng?
Việc Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), mà đằng sau nó là những bàn tay lông
lá của Tổng cục 5 Bộ CA, đã khuấy đảo và khuynh loát dàn lãnh đạo Đà Nẵng gần
20 năm qua, từ thời Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch Đà Nẵng. Và lần lượt các đời
chủ tịch về sau như Hoàng Tuấn Anh, Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cho đến hiện
nay là Huỳnh Đức Thơ, tất cả đều bị TC5, mà đại diện là Vũ Nhôm “dắt mũi”.
Nói thêm về chủ tịch Hoàng Tuấn Anh: Thời kỳ ông này làm CT Đà Nẵng
(tháng 6/2004 đến tháng 4/2006), là thời kỳ Nguyễn Bá Thanh còn làm Bí thư Đà
Nẵng. Uy tín của Nguyễn Bá Thanh bao trùm hết, do đó Hoàng Tuấn Anh tuy làm Chủ
tịch, nhưng chỉ đóng vai trò như người giúp việc cho Bá Thanh. Vì vậy dân Đà Nẵng
có câu ca:
“Trời của Thanh, đất của Thanh, con chim trên cành cũng của Bá Thanh,
con chim trong quần là của Tuấn Anh”. Sau nhờ ra làm Bộ trưởng VH-TT&DL,
thì ông này mới thoát ra được khỏi cái bóng của Bá Thanh.
Như vậy cái “thần tượng” Nguyễn Bá Thanh mà nhiều người tôn
sùng, là “ăn to nói lớn” và dám đòi “bắt hết nhốt hết” những kẻ tham nhũng và
các nhóm lợi ích, đã sụp đổ hoàn toàn. Và Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ là công cụ
cho tầng lớp trên sai khiến trong việc thanh trừng phe phái mà thôi.
Và việc Vũ Nhôm dám đập bàn, dọa chủ tịch Đà Nẵng rằng, “tôi sẽ cho
ông nghỉ việc nếu không ký duyệt dự án cho tôi”, với vai trò là người của TC5,
với các công ty bình phong, để thực hiện việc thâu tóm 9 dự án, và 31 nhà, đất
công sản tại Đà Năng, thì việc Vũ Nhôm “muốn gì được nấy” âu cũng là điều dễ hiểu
(1).
Để giải thích Vũ Nhôm là người của ai, và vì sao Vũ Nhôm mua
được nhiều nhà công sản như vậy, ta hãy nghe “người trong cuộc”, nhà báo Nguyễn
Thế Thịnh, đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình như sau:
“Các cụ hưu trí CLB Thái Phiên đã hỏi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
câu này…
Không nhớ vào năm nào, báo Tuổi Trẻ viết một bài nói về đất đai
Đà Nẵng, trong đó có một đoạn dẫn chứng là dãy đất dọc đường Võ Nguyên Giáp,
đoạn từ góc đường Phạm Văn Đồng đến góc đường Võ Văn Kiệt mấy nghìn mét vuông
bán cho Vũ không qua đấu giá và giá rất “bèo”.
Hôm đó UBND TP mời vài tờ báo (chủ yếu là báo giấy có lượng phát
hành tốt ở ĐN), mình nhớ là có Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động,… do Phó chủ tịch
Văn Hữu Chiến chủ trì (Trần Văn Minh làm chủ tịch)..
Ông Chiến trưng ra một bộ hồ sơ, trong đó có công văn của Tổng
cục Tình báo gửi TP Đà Nẵng, đề nghị chỉ định giá, bán cho doanh nghiệp bình
phong của tổng cục là Công ty 79. Công văn lý giải vị trí đó thuận lợi cho việc
xây dựng, để làm bình phong..
Ông Chiến đưa ra bản fotocopy thẻ ngành của Phan Văn Anh Vũ, với
cấp hàm thiếu tá.
Mọi người hỡi ôi. Không ai nói được câu nào. Về. Đó là lần đầu mình
biết Vũ mang hàm CA…
Khu đất này sau đó Vũ bán lãi đến hơn 600 tỷ biết vì sao không?
Trước đó giá không cao, do quy định chỉ xây dưới 2 tầng. Sau đó
Vũ xin điều chỉnh quy hoạch cho xây cao tầng, nên giá mới “cao tầng” như thế…
Nhân đây nói chuyện mọi người kêu, khi làm ra nhẽ, chắc hình
tượng của ông Nguyễn Bá Thanh cũng lung lay… Nếu nhà công sản nào bán cho Vũ
trước đó cũng đều có công văn như thế này thì ông Thanh bí thư và các ông từng
làm chủ tịch ĐN có dám từ chối không?...
Còn vì sao Vũ có thể trở thành chủ doanh nghiệp bình phong, một người
chỉ học xong lớp 11 là có thể trở thành thượng tá CA lại là một câu chuyện
khác…
Sự “lùng bùng” của Đà Nẵng thời gian qua bắt đầu từ khi Bí thư Trần
Thọ quyết ngưng không cho xây bến du thuyền chân phía Tây cầu Rồng. Phó bí thư
Nguyễn Xuân Anh lúc đó đã đăng đàn thắc mắc cho Vũ, vì sao phía bên kia DHC xây
được mà bên này không cho Vũ xây, như thế là không công bằng với doanh nghiệp.
Cao trào là việc Vũ mua trụ sở Hải quan nhưng bị chủ tịch đương nhiệm
Huỳnh Đức Thơ không đồng ý. (Sau đó chọn giải pháp trung dung là cho thuê 50
năm- cũng gian truân lắm). Việc này UBKT TƯ đã làm.
Nói gì về ông Thơ lúc này cũng không có lợi cho ông ấy (và cũng không
có lợi cho cả mình), nhưng thực sự mà nói, nếu ông Thơ xuôi theo thì đã không
có vụ Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật, mọi việc cứ thế trôi êm, trôi êm… chưa biết
đến bao giờ.
Vấn đề đặt ra là, số tiền chênh lệch rất lớn trong những lần
“mua giá gốc bán giá ngọn” đó Vũ đã nộp cho Tổng cục bao nhiêu và có hay không
một phần khác những ai được hưởng?
Nếu có thì cũng chỉ Vũ biết (2).
Vậy là cuộc chiến giữa Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ bắt
nguồn từ đây.
Nhưng trong khi cả nước đang có hàng trăm cuộc đấu đá nội bộ tại
các địa phương, và các bộ ngành trung ương vẫn không bao giờ ngưng nghỉ. Thậm chí
có những vụ phải thanh toán nhau đẫm máu như vụ Yên Bái chẳng hạn. Tất cả cũng
chỉ vì quyền và tiền. Và về nạn tham nhũng thì lại càng sôi nổi hơn nhiều lần.
Báo chí lề đảng cũng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để phanh phui. Như vụ
Phạm Sĩ Quý ở Yên Bái, vụ Trịnh Văn Chiến ở Thanh Hóa, Nguyễn Thị Kim Tiến và
Công ty buôn thuốc ung thư giá VN Pharma ở bộ Y tế, Võ Kim Cự với những hành
động mờ ám khi dám ký cho Formosa đầu tư vượt quyền hạn lên 70 năm, và sau đó
gây ra thảm họa Formosa…đều là những vụ hết sức nhức nhối và nổi cộm hơn Đà Nẵng
rất nhiều, mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng làm ngơ. Ngược lại, vụ “choảng nhau” giữa
Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ, thì ngài TBT lại chỉ đạo UBKTTƯ vào cuộc để
“điều tra làm rõ”, qua đó lòi ra đại gia bất động sản Vũ Nhôm này?
Chúng ta đều biết, đã từ lâu, mâu thuẫn do tranh giành quyền
lợi, do “con gà ghét nhau tiếng gáy” giữa hai người “đồng chí nhưng không đồng
lòng”, là Tổng cục 2 (tình báo quân đội) và Tổng cục 5 (tình báo công an) ngày
càng gay gắt.
Đặc biệt là “cú đấm chính diện” của TC2 trong vụ án Năm Cam và đồng
bọn vào năm 2001, làm cho ngành công an “xây xẩm mặt mày”. Hàng loạt tướng, tá
công an phải tra tay vào còng. Nổi bật nhất là Trung tướng Bùi Quốc Huy, Thứ trưởng
BCA, nguyên GĐ CA TP Hồ Chí Minh, bị kết án 4 năm tù giam. Trong vụ này có 3
cán bộ cao cấp “dính chàm”, trong đó 2 người là Ủy viên Trung ương ĐCSVN, là
ngoài Bùi Quốc Huy còn có Trần Mai Hạnh, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói VN, và Phạm
Sĩ Chiến, Phó Viện trưởng VKSNDTC.
Vì gần như toàn bộ ngành công an đã bị Năm Cam “mua đứt”, nên
sau khi nhận được báo cáo của tình báo quân đội, lúc đó đang gọi là Cục 2, Thủ
tướng Phan Văn Khải đã điều động tướng Nguyễn Việt Thành, GĐ CA Tiền Giang, đưa
lực lượng CA Tiền Giang lên Sài Gòn bắt nhóm tội phạm này (vì tình báo quân đội
không được phép bắt người). Vì vậy mâu thuẫn giữa TC2 và TC5 càng thêm sâu sắc.
Gần đây là vụ Trịnh Xuân Thanh. TC5 đã “hớt tay trên” của TC2,
khi đưa người sang Đức khống chế và bắt Trịnh Xuân Thanh đưa về VN “đầu thú”,
làm cho mấy ông TC2 giận “bầm gan tím ruột”.
Nói về công an, thì xưa nay dân VN hầu như ai cũng ghét công an.
Ngược lại, công an cũng rất căm thù ông Đinh La Thăng. Vì hồi ông này làm bộ trưởng
GTVT, đã xóa bỏ quy định tốc độ 40km/h của các loại xe cơ giới lưu thông tại
các khu đô thị và khu dân cư nông thôn. Đặc biệt ông Đinh La Thăng còn cấm CSGT
không được núp lùm núp bụi, không được chui rúc và ẩn nấp tại các nhà cầu, hầm
phân ven đường để ghi hình người tham gia giao thông. CSGT muốn ghi hình thì phải
đứng đàng hoàng trên đường. Điều này đã gây ra tổn thất vô cùng to lớn cho thu
nhập của ngành công an. Họ không còn được tác oai tác quái như như bọn lưu manh
trộm cướp trên đường. Vì vậy họ gọi Đinh La Thăng là "Đinh tặc".
Ngoài ra các đồng chí công an cũng rất căm thù cánh nhà báo.
Biết bao vụ phóng viên đóng giả lơ xe, phụ xe để ghi âm ghi hình cảnh công an
“làm luật”, “ăn bẩn” phi pháp. Làm cho ngành công an đã phải nhiều phen “lên bờ
xuống ruộng”, thậm chí nhiều anh vào “bóc lịch”. Ngược lại công an cũng không
vừa, đã “gài bẫy” những phóng viên non kinh nghiệm khi tác nghiệp, làm cho một
số phóng viên phải trả giá.
Điều này giải thích tại sao, cùng là hai thượng tá bị bắt. Nhưng
Út Trọc bên quân đội ít được báo chí quan tâm. Ngược lại, Vũ Nhôm thì được các báo
tỏ ra quan tâm đặc biệt, đưa tin liên tục với nhiều tình tiết rất li kì.
Nên biết là hầu như tất cả các bộ, ngành xưa nay đều có tổ chức làm
kinh tài cho ngành mình. Chính những khoản thu nhập này đã đem lại nguồn lợi kếch
xù cho một số người làm giàu kinh khủng. Dưới chiêu bài “quân đội làm kinh tế”,
Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty trên rất nhiều lĩnh
vực khác nhau, từ xây dựng - bất động sản, viễn thông, tài chính, logistics, cơ
khí, xăng dầu, cho tới nông nghiệp. Như Tập đoàn 319 trước đây do Phùng Quang
Hải, con Phùng Quang Thanh làm chủ. Nay con Trần Đại Quang thay thế. Út Trọc
làm kinh tài cho quân đội với hàng loạt BOT trên cả nước.
Còn ngành công an không làm kinh tế lộ liễu và ồ ạt như quân
đội. Qua vụ này, ta có thể hiểu rằng, ngoài Vũ Nhôm làm kinh tài cho CA qua các
công ty bình phong kinh doanh bất động sản ra, có thể công an còn rất nhiều
công ty bình phong khác nhưng chưa bị lộ. Có tin nói rằng, ngay tỉ phú Phạm
Nhật Vượng cũng là một “sân sau” của công an như Vũ Nhôm. Nhưng Phạm Nhật Vượng
khôn ngoan và kín đáo hơn, nên cho đến nay ít ai biết.
Ngoài việc có các công ty bình phong làm kinh tế, bất cứ ai kinh
doanh lớn nhỏ đều phải tìm chỗ “dựa lưng” cả. Càng lớn thì chung chi càng
nhiều. Từ cờ bạc, cho đến mại dâm, buôn lậu v.v... đều có CA bảo kê hết.
“Thương trường là chiến trường”, do đó hai bên đụng độ, ghen
ghét và tố cáo nhau lên cụ Tổng. Để cho công bằng, cụ Tổng bèn “nện” mỗi bên
một gậy.
Nhưng việc cụ Tổng nhắm vào Đà Nẵng, mà cụ thể là Nguyễn Xuân
Anh chứ không phải Huỳnh Đức Thơ, tuy cả hai “tội trạng” như nhau, cho thấy, cụ
Tổng đã bắn một mũi tên nhằm hai mục đích.
Một là qua vụ “làm thịt” Nguyễn Xuân Anh, nhằm “vạch mặt” nhóm
sân sau của TC5 BCA với những phi vụ làm ăn mờ ám, dám “qua mặt” cụ, nên cụ
phải “dạy cho chúng một bài học”.
Hai là qua đó nhằm triệt hạ uy tín của Chủ tịch nước Trần Đại Quang,
người xuất thân từ ngành công an. Và cũng đánh thêm một cú vào Bộ Công an. Vì
trước đến nay, ông Trọng chưa nắm được công an. Vì vậy ngoài việc ông Trọng đã
“nhảy bổ” vào làm Thường vụ Đảng ủy CATƯ. Đây là lần đầu tiên, Tổng Bí thư tham
gia Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Và qua vụ này, cụ Tổng càng có
điều kiện củng cố và thâu tóm quyền lực. Và như vậy ngoài việc cụ rung đùi ngồi
hết nhiệm kỳ này mà không bị ai đe dọa “thay ngựa giữa dòng”, cụ Tổng còn có
điều kiện sắp xếp, bố trí người của mình cho những nhiệm kỳ sau.
Singapore đã “bán đứng” Vũ Nhôm như thế nào?
Một chi tiết rất đáng lưu ý: “Một nguồn tin cao cấp từ Cục A83
TC An Ninh cho biết, khi bị phía Singapore giao lại cho cơ quan chức năng VN,
ông PVAV trọng một trạng thái tâm lý hoảng loạn, mặt vàng bệch. Câu nói cửa
miệng của ông VN lặp đi lặp lại là, tôi không hề muốn bỏ trốn. Người ta buộc
tôi phải ra đi”(3).
Vậy thì câu “Tôi không muốn bỏ trốn. Người ta buộc tôi phải ra đi”.
“Người ta” ở đây là những ai? Và nay việc Vũ trở về, có thể làm cho một số người
lên cơn đột quỵ. Vì câu hỏi ai đã thông tin và bố trí cho Vũ chạy trốn đã được
đặt ra một cách rất gay gắt, đến từ các vị cựu lãnh đạo, các tướng lĩnh hưu trí
tại Đà Nẵng bấy lâu nay. Và như vậy có thể lòi ra một lô một lốc những đường dây
bảo kê cho Vũ.
Còn việc tại sao CA VN bắt Vũ tại Singapore một cách rất dễ dàng
như thế? Thì điều này rất dễ hiểu.
Nên biết rằng, Vũ qua Singapore hôm 22/12/2017. An ninh VN rất
dễ dàng biết Vũ qua đường nào để bỏ trốn qua Singapore. Vì ngoài VN ra, Vũ cũng
có thể bằng đường bộ qua Lào hoặc Campuchia để bay. Và chỉ cần trong 1 ngày, là
an ninh VN biết ngay là Vũ đi Singapore. Lập tức, công an VN sẽ mang theo lệnh
truy nã của VN, kể cả lệnh truy nã đỏ của Interpol qua Singapore. Và như vậy
buộc Singapore phải hợp tác.
Hơn nữa hiện nay Singapore là một trong những nước có nguồn đầu
tư hàng đầu tại VN.
Nếu hợp tác với VN trong vụ này, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Singapore
hợp tác làm ăn lâu dài tại VN. Nếu để cho Vũ đi Đức hoặc nước khác, thì
Singapore mất nhiều thứ, mà chẳng được lợi lộc gì. Vậy thì chẳng có lý do gì để
Singapore từ chối? Dư luận gọi là “mặc cả chính trị, trao đổi kinh tế”.
Ngày 2/1/2018 vừa qua, nghĩa là trước chuyến bay chở Vũ “nhôm”
về Việt Nam từ Singapore, báo lề đảng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng
ý tăng vốn từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD và bổ sung thêm hoạt động kinh doanh casino
ở Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Khu du lịch Laguna Lăng Cô
vốn thuộc Tập đoàn Banyan Tree của Singapore(4).
Điều này giải thích tại sao Vũ bị tạm giữ ngày 28/12/2017 với lý
do “hộ chiếu giả”, mà phía Singapore không thông báo, cũng không cho Vũ gặp người
thân. Đến ngày 01/01/2018, luật sư Remy Choo được bạn của Vũ thuê, yêu cầu được
tiếp xúc với Vũ mà không được phía Singapore chấp nhận. Điều này chứng tỏ phía
Singapore đã có kế hoạch trả Vũ về theo yêu cầu của VN ngay từ đầu, nên mới cố
giữ bí mật.
Điều này giải thích tại sao, đến 4h chiều ngày 03/01/2018, nghĩa
là sau khi thông tin Vũ bị Singapore đã bị lộ, phía Singapore mới cho luật sư Remy
Choo mới được gặp Vũ:
"Liên quan đến bức thư mà ông (luật sư Reme Choo Zheng Xi)
gửi cho chúng tôi lúc 6:53 tối 3-1-2018 chúng tôi trả lời như sau.
Chúng tôi đã cho phép ông được gặp thân chủ của mình lúc 4h
chiều ngày 3-1, ông cũng biết là thân chủ của ông đã vi phạm đạo luật nhập cư Singapore
khi nhập cảnh vào Singapore”(5).
Điều này giải thích tại sao, ngày 3/1/2018, Vũ đã gặp được luật
sư nhưng luật sư cũng chưa biết chuyện gì hết, mà lệnh trục xuất thì ngày 30/12
đã có rồi. Vì theo luật của Singapore, sau khi một đương sự nào đó bị bắt thì
phải có quyền tiếp cận của luật sư liền và bất cứ quyết định nào thì đương sự
đó cần phải biết.
Ngay chính luật sư của Vũ ở Singapore, ông Remy Choo, bình luận với
BBC hôm 4/1 rằng ông rất thất vọng khi thân chủ của ông bị trục xuất mà chính
ông không được thông báo trước vụ việc.
Điều này giải thích tại sao, ngoài hộ chiếu Sgapore, Vũ còn hộ chiếu
quốc gia Antigua và Barbuda. Nhưng sau khi bị trục xuất, người ta không để Vũ
tự lựa chọn đi đâu thì đi, mà lại đưa về VN?
Điều này giải thích tại sao, luật sư của Vũ chỉ được thông báo
sau 3 tiếng, sau khi Vũ đã lên máy bay bay về VN, nghĩa là sau khi phía
Singapore đã được VN thông báo Vũ đã về đến VN: “Một luật sư của ông Vũ tại
Singapore cho biết là ông chỉ được thông báo về việc trục xuất này 3 tiếng đồng
hồ, sau khi ông Vũ bị đưa lên máy bay”(6).
Điều này giải thích tại sao, Vũ về VN trên chuyến bay của hãng hàng
không Vietnam Airlines, có số ghế 38, và phải có mặt trước 2 giờ. Chứ không phải
như vụ bắt Trịnh Xuân Thanh, VN đã phải đưa máy bay sang Nga, rồi qua Séc thuê
xe, mò sang Đức để bắt Trịnh Xuân Thanh. Sau khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, đã
phải chạy vòng vèo qua Séc, rồi mới sang Nga lên máy bay bay về ?
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, chiều nay (4.1), một hành khách mang
tên Phan Van Anh Vu có mặt trên chuyến bay từ Singapore về Việt Nam. Theo tìm
hiểu của chúng tôi, chuyến bay VN 662 sử dụng máy bay Airbus A321-100/200 của
hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA). Trước đó, trả lời trên Zing về dẫn giải
tội phạm, "một cán bộ C45 cho biết, theo quy định, khi di lý tội phạm bằng
máy bay, công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân
bay trước khi máy bay khởi hành 2h.
Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa
cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên
(thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm
vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp”(7).
Phía Singapore nói Vũ nhập cảnh theo hộ chiếu giả là họ nói theo
yêu cầu của VN để lấy lý do giữ Vũ. Vì với tấm hộ chiếu cấp năm 2015 này, Vũ đã
ra vào Singapore nhiều lần hợp pháp, thì tại sao lúc này lại trở thành hộ chiếu
giả? Dứt khoát không có biện pháp nghiệp vụ gì ở đây để biến một tấm hộ chiếu hợp
pháp thành bất hợp pháp được.
Có thể nói, không phải phía Singapore “trục xuất” vì Vũ vi phạm Luật
Nhập cư. Mà đây là một vụ dẫn độ, một cuộc “bán đứng” trắng trợn một công dân
VN có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, vì những lợi ích của họ.
Hơn nữa, từ khi ông Trump làm Thống thống Mỹ, với khẩu hiệu
“Nước Mỹ trên hết’ chỉ biết chăm lo vun vén cho nước Mỹ, mà dễ dàng bỏ quan
những vấn nạn vi phạm nhân quyền tại các nước, là cơ hội ngàn vàng cho Tập Cặn
Bình vươn cái vòi bạch tuộc ra bao trùm Đông Nam Á, và lăm le vươn ta khắp thế
giới. Vì vậy Singapore cũng khó lòng “cựa quậy” làm trái ý Tập, một khi ông
Trọng “thỉnh cầu” nhờ Tập tác động để Singapore trao trả Vũ cho VN.
Theo bloge Người buôn gió (Bùi Thanh Hiếu), thì do đã thỏa thuận
với VN, nên lẽ ra phía Singapore sẽ trao trả Vũ về VN vào ngày 02/01/2018. Nhưng
bất ngờ có tờ báo Anh ngữ tại Singapore đăng tin Vũ đã bị Singapore bắt giữ. Và
do phản ứng dây chuyền, hàng loạt các hẵng thông tấn nước ngoài loan tin vụ
này. Thế là kế hoạch bị lộ và phải tạm hoãn. Vì vậy đến ngày 03/01/2018, luật
sư của Vũ mới được tiếp xúc với Vũ.
Trước mắt có thể nói, việc bắt được Vũ Nhôm để đưa về VN lần này
là một thắng lợi của ông Trọng, ông Phúc. Vì không phải tốn kém và “mất mặt”, ảnh
hưởng đến uy tín và thiệt hại về nhiều mặt như vụ bắt Trịnh Xuân Thanh.
Điều này cũng làm thất vọng cho một số người. Vì nếu như Vũ sang
được Đức thì sẽ vạch mặt trò dối trá bịp bợm của ông Trọng khi dám dùng “luật rừng”
tới một nước có quyền để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về “đầu thú”.
Nhưng về việc Trịnh Xuân Thanh đã bị an ninh VN bắt cóc như thế nào
thì cảnh sát Đức đã có bằng chứng đầy đủ. Vì vậy việc không có Vũ cũng chẳng ảnh
hưởng nhiều đến vụ này.
Nếu nhìn tổng thể, có khi việc Vũ trở về lại hay hơn, nó làm cho
trận chiến tranh giành và đấu đá nội bộ, để thâu tóm quyền lực và qua đó tranh giành
quyền lợi giữa các phe nhóm trở nên khốc liệt và hấp dẫn hơn. Nhóm lợi ích “sân
sau” của Vũ Nhôm sẽ bị vạch mặt. Ít nhất là những kẻ “chống lưng” cho Vũ trong
việc thâu tóm nhiều dự án và nhiều nhà công sản không thể ngồi yên. Trận chiến
có thể vượt đèo Hải Vân và lan rộng ra nhiều bộ, ngành khác.
Một chi tiết rất đáng quan tâm, là Phan Văn Anh Vũ có hộ chiếu
của quốc gia Antigua và Barbuda, và Vũ đã được quốc tịch nước này vào ngày 1
tháng 9 năm 2017.
“Vì với người có hộ chiếu của quốc gia Antigua và Barbuda, sẽ
được hưởng rất nhiều ưu đãi, như du lịch miễn phí đến 130 quốc gia bao gồm U.
K., Thụy Sỹ, Singapore, Hồng Kông, các nước thuộc Liên minh châu Âu bao gồm 28
quốc gia thuộc khối Schengen và hầu hết các nước thuộc Khối thịnh vượng Anh.
Quyền công dân kép và suốt đời đối với nhà đầu tư và thành viên gia đình đủ
điều kiện. Thuận lợi về thuế – Antigua & Barbuda không có thuế lợi tức về
vốn hoặc thuế bất động sản; thu nhập phát sinh ngoài nước không bị đánh thuế.
Yêu cầu cư trú tối thiểu – cư trú 5 ngày trong 5 năm đầu. Cuộc sống chất lượng
cao- người dân mới có thể dành nhiều thời gian ở Antigua và Barbuda theo ý họ.
Quốc gia mang đến cho người dân cuộc sống không có căng thẳng bất an ở một
trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất trên thế giới”(8).
Vậy phải chăng Vũ Nhôm đã biết phòng xa. Cũng như rất nhiều quan
chức VN hiện nay, là sau khi vơ vét “cho đầy túi tham”, đã tìm cách “lót ổ”tại một
đất nước xa xôi, yên tĩnh với nhiều ưu đãi đặc biệt, để tận hưởng những thành
quả mà chúng đã cướp trên mồ hôi xương máu của những người dân nghèo trên đất
nước Việt Nam điêu tàn và tang thương hôm nay?
Và
hiện còn có bao nhiêu Vũ Nhôm đang ngồi trên quyền lực, đề ra những chủ trương
chính sách phi nghĩa, để tiếp tục ăn cướp và hút máu nhân dân VN, và đang “lót
ổ” tại nhiều quốc gia khác. Để khi có biến, chúng sẵn sàng nhanh chân chuồn
thẳng?
Có lẽ giờ đây, sau khi phải ngồi sau song sắt trại giam B14 Bộ Công
an, phải nằm trên “đệm” xi măng lạnh lẽo, và dưới sự giám sát nghiêm ngặt của
các đồng chí trong ngành mình, Phan Văn Anh Vũ mới thấm thía cho số phận của những
kẻ “còn đảng còn mình”. Tưởng rằng ra sức cúc cung phụng vụ cho cấp trên để rồi
được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Hóa ra cái mà các đồng chí dành “ưu tiên”
cho mình là như thế này đây.
Đúng là “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”(Kiều).
7/1/2018
Phương Trạch
__._,_.___
Tuesday, 9 January 2018
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
Popular Posts
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-