Trump sẽ chẳng giữ biển Đông không công cho Việt Nam
Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Từ
sau ngày 08/11/2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump hình như chưa có
một phát ngôn nào, dù chỉ là dính líu tới biển Đông. Điều này nói
rằng, dù có cố tình an ủi, hoặc có cố tình tìm mọi lý do để tự
an ủi, người Việt, trong đó có cả chính quyền cộng sản Hà Nội đều
có chung một tâm trạng lo lắng tới số phận của biển Đông.
Trước sự kiện Nhật Bản vội vã phê chuẩn
Hiệp định TPP trước khi thủ tướng Nhật ABE đi Mỹ gặp trực tiếp TRUMP
một ngày, trước một cuộc gặp lớn hơn với các nền kinh tế Thái bình
dương tại Thượng đỉnh APEC Peru ngày 19-20/11/2016, cho thấy một tâm lý
lo lắng tới mức hoảng sợ một nước MỸ dưới tay TRUMP sẽ bỏ mặc Nhật
Bản tự đối phó với đe dọa hiếu chiến của Trung Quốc.
Việc Quốc Hội Nhật đã cố tình phê chuẩn
TPP như một việc “đã rồi”, buộc TRUMP phải chấp nhận, và lấy cớ
không còn khả năng đảo ngược để vận động APEC tạo sức ép với Tổng
thống Mỹ, cho thấy rõ ràng đối với Nhật Bản, công cụ hiệu quả lớn
nhất, nếu không là duy nhất chống lại mối đe dọa Trung Hoa chính là
TPP.
Nhưng TRUMP vẫn giữ tuyên bố sẽ bác bỏ TPP
ngay cả trước một sức ép và tâm lý như vậy, và ông ABE vẫn phải
tuyên bố, cuộc gặp là "thẳng thắn" và "ấm cúng".
Tại sao lại như vậy? Ông ABE đã nhận được
gì từ những thảo luận “ngầm” giữa ông và TRUMP. “Thẳng thắn”, nghĩa
là ông đã nói với TRUMP về tuyên bố cuả TRUMP về việc rút quân Mỹ
khỏi OKINAWA, giảm chi phí cho các hoạt động quân sự của MỸ tại
Nhật, gợi ý để Nhật tự phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tự đối
đầu với Trung Quốc, giảm cho Mỹ khỏi những chi phí tốn kém chỉ phục
vụ nền an ninh Nhật và tách Mỹ ra khỏi một cuộc chiến Trung Nhật có
thể sẽ rất tai hại cho nền kinh tế Mỹ? Thẳng thắn, vì chắc chắn
Nhật Bản phản đối gay gắt, thậm chí có thể nặng lời quy kết TRUMP
là phản bội đồng minh.
Nhưng còn “nồng ấm”nghĩa là gì, có thể
là gì, nếu TPP vẫn sẽ bị từ chối?
Khác với bất cứ cuộc thương thảo nào
khác, thương thảo lần này giữa ông ABE và TRUMP sẽ không có nội dung
nào quan trọng hơn là mối quan hệ an ninh giữa Nhật với Trung Quốc,
trong đó, át chủ bài là sự phê chuẩn TPP.
Và TRUMP đã giải cơn stress lớn này của ông
ABE như thế nào?
Rất khó đoán và không trái với một đặc
tính đã giúp TRUMP đắc cử là đặc tính “khó đoán”. Phải dùng một
lối suy diễn cũng thật khó đoán, may ra rơi phần nào vào những cái
khó đoán của TRUMP.
Trump sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ
trang “giả nhưng thật, thật nhưng giả”. Nghĩa là Nhật và Hàn sẽ được
cung cấp các tài liệu và hỗ trợ kinh phí để làm như “thiết lập
ngành công nghiệp hạt nhân”. Dẫu không thật thì Trung Quốc không thể
làm gì khác là tăng cường đầu tư. Một Trung Quốc phải đối phó với
ba nền hạt nhân, sẽ như da một con ếch căng ra ba góc. Nạn tự chảy
máu trong một nền kinh tế đã kiệt sức, sẽ đưa Trung Quốc vào tình huống
của Liên xô năm 1989, ít nhất thì Trung Quốc cũng chỉ còn là cái
thùng rỗng đối với các dự án khổng lồ đầy tham vọng lũng đọan nền
tài chính thế giới. Với việc này, nếu Trung Quốc không sụp đổ thì
cũng chỉ là một con hổ trong cũi sắt, may lắm, người ta cũng chỉ
nghe tiếng gầm, có phần cay đắng, của nó.
Và chỉ “giả như thật” thì cũng đủ để
Bình Nhưỡng tự sụp đổ vì kiệt quệ với những cơn ác mộng của mình.
Những tư duy độc ác này, trong thế giới văn minh có thể coi là bất
thường, nhưng bất thường thì thành khó đoán, mà khó đoán thì đúng
loại với TRUMP hay Duterte.
Với tư duy của một con buôn có hạng, và
sĩ diện của một kẻ ngạo mạn, huênh hoang, TRUMP sẽ không chịu để
Trung Quốc vượt mặt theo kiểu khôn vặt, điều mà tất cả các nhà trị
quốc quen tôn trọng thể diện và văn hoá kiêu hãnh trước đây, đã vì
thế mà thất bại trước một kiểu văn hoá bất chấp, kết quả biện minh
cho thủ đoạn, của các bậc vĩ nhân Trung Quốc.
Hoặc đồng nhân dân tệ phải được tăng lên
tới 45% hoặc hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế tới 45%.
Hàng hoá Trung Quốc, ngoài chuyện đang chịu tẩy chay vì độc hại trên
toàn địa cầu, sẽ không còn rẻ so với hàng Mỹ, sẽ một mặt, làm cho
nền kinh tế đang còn tồn tại nhờ xuất khẩu của Trung Quốc không còn
đất sống, một mặt, toàn bộ tiền vốn Mỹ đang đầu tư vào Trung Quốc
sẽ được rút về Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. Cùng với
Nhật và Hàn Quốc, khoảng 30% lượng tiền vốn đầu tư, tạo ra gần 60%
lượng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sẽ không cánh mà bay. Nghĩa
là khoảng 30% GDP biến mất, gần 50 triệu việc làm biến mất. Không có
gì gây thiệt hại cho nền kinh tế của Trung Quốc hơn thế. Và không có
gì làm cho lãnh đạo Trung Quốc sợ hơn thế.
Trật tự kinh tế thế giới sẽ quay lại
thời kỳ trước khi Trung quốc vào WTO. Tiền vốn Nhật và Hàn Quốc sẽ
quay sang châu Âu, sẽ quay lại Mỹ, hay ít nhất cũng chuyển sang các
nước ASEAN. Và những gì là “Giấc mơ Trung Hoa”, những gì là “Đường tơ
luạ”, là “Đại ngân hàng đầu tư phát triển”, chả có ai hô, mà tự
khắc “biến”.
Có thể những chuyện này là chuyện khó
trở thành thực tế, và nhất là không thể thực thi được trong một sớm
một chiều, nhưng vì không khả thi, nên khó đoán, và vì khó đoán, nên
nó đúng là tính cách của TRUMP, và vì đúng là tính cách của TRUMP,
nên, nếu TRUMP còn là Tổng thống Mỹ ngày nào, thì cái khó đoán ấy
sẽ có khả năng thực thi lớn nhất.
Vì thế mà, dù TRUMP vẫn bác bỏ TPP, ABE
vẫn thấy là “ấm cúng”.
Những chuyện ít có lãi, và có lãi nhưng
chậm và cần vốn đầu tư ban đầu quá lớn như việc an ninh và tự do
hàng hải biển Đông, và chuyện không đâu như chuyện nhân quyền tại một
quốc gia mắt muỗi Việt Nam, với cái đầu thực dụng và vị lợi nhuận
của nhà kinh doanh làm tổng thống, thì sẽ chẳng bõ để ông ta bận
tâm.
“Khôn thì sống, mống thì chết”, đó là
triết lý cần và đủ cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Việc ông Đinh Thế
Huynh cất công đi Mỹ 8 ngày, thăm dò số phận của TPP, thường trực ban
bí thư, tức là vị trí quyền lực thứ hai, quyết định chính sách, có
được xem là tương đương Thủ tướng ở thể chế thông thường không, đã
thành công dã tràng.
Cái quyết tâm giữ tỷ lệ tăng trưởng 6,7%
GDP trong nghị quyết 05, quyết tâm đẩy mạnh quá trình hội nhập và
chủ trương “cải cách hoạt động của Tổng liên đoàn lao động” đối phó
với công đoàn độc lập, trong nghị quyết 06, thuộc TW4 vưà rồi, sẽ
giống như những quả đấm trí tuệ của toàn đảng chỉ để “đấm vào bị
bông”.
Sự vĩ đại của một tổng bí thư lần đầu
tiên ra được tới sáu nghị quyết ( chỉ thấy công khai nghị quyết 04, 05
và 06) cho một hội nghị trung ương 4, nhiệm kỳ XII, chỉ vưà ký chưa
ráo mực đã phá sản. Cùng với TRUMP, cùng với sự ra đi cuả TPP chưa
rõ số phận, lãnh đạo đảng hoàn toàn mất hướng với một tổng bí thư
chỉ biết viết sách về thủ đoạn xây dựng đảng và tiêu diệt phe nhóm,
không một chút hiểu biết về lý thuyết kinh tế, với một ông thủ
tướng có trình độ văn hoá hạn chế tới mức khó chấp nhận.
Cái chính danh chủ quyền của một thể chế
chính trị do đảng cầm quyền, phải mất gần 30 năm để được nền chính
trị Mỹ thưà nhận, vừa hiện hình đầy tham vọng với chính quyền bao
dung 8 năm của OBAMA, đang biến mất. Bây giờ, không thể lập lờ đánh
lận con đen được nưã. Sẽ không thể có kinh tế dính đuôi “xã hội chủ
nghĩa, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” mà vẫn được thưà nhận
là kinh tế thị trường. Sẽ không có loại nhân quyền trong phạm vi biên
giới quốc gia, nhân quyền riêng của chế độ độc đảng, loại nhân quyền
có tính đảng.
Lối thoát phía trước là chân thành hội
nhập, làm những gì mà một nền kinh tế thật sự cần làm, cần có để
phát triển. Hãy làm những gì mà một xã hội dân chủ thực sự cần
có để ổn định và giải phóng năng lượng. Không thể tồn tại chỉ nhờ
khôn lỏi, luồn lách giữa những kẽ hở của thiên hạ và bằng lừa lọc.
Đảng cộng sản Việt Nam hoặc cải tổ thật sự hoặc lại phải chờ đợi
một chu kỳ bao dung nhẹ dạ mới cuả Mỹ để lại sử dụng thủ đoạn khôn
lỏi, lập lờ tính chính danh của thể chế.
Chủ nghĩa ích kỷ sẽ tạo ra chủ nghĩa
ích kỷ. Cao nhân sẽ có cao nhân trị. Chủ nghĩa ích kỷ dân tộc đã
náo loạn thế giới. Trung Quốc là nguồn gốc của tư tưởng khoanh vùng
lợi ích trong phạm vi biên giới lãnh thổ, nguồn gốc của chia rẽ cộng
đồng châu Âu. Trung Quốc tạo ra luân lý của Brexit. Trung Quốc đã tạo
ra TRUMP. Và TRUMP sẽ là người chiến thắng, vì TRUMP là người đến
sau.
Nhưng riêng về chuyện biển Đông, thì khó
có thể đoán trước.
TRUMP sẽ không ham hố cái “lợi ích cốt
lõi tại vùng biển Đông Nam Á”. Mặc dù sẽ không bao giờ chịu nhả cho
Trung Quốc. Nhưng trước mắt, trong một tương lai gần, TRUMP sẽ chỉ quan
sát diễn biến.
TRUMP sẽ nhìn kỹ xem Duterte làm gì,
Malaisie làm gì và Trung Quốc hành xử ra sao. Và quan tâm của TRUMP sẽ
là Trung Quốc và sẽ chỉ là Trung Quốc. Đơn giản chỉ với một triết
lý, nếu cái cây mà chết, thì những loại dây leo sẽ tự nhiên chết.
Trung Quốc, với bản tính tham lam thực
dụng, sẽ không bỏ lỡ cơ hội khi Mỹ không còn khả năng can thiệp trực
tiếp do Duterte dỡ bỏ hiệp ước an ninh tương hỗ ký với Mỹ năm 1951.
Và khi không còn Philippines và Malaisie cùng với Brunei, Việt Nam không
còn chỗ bám cho một chính sách đa phương. Nếu Trường Sa bị mất, vì
một “sự cố” được xắp đặt nào đó, thì dù Mỹ không muốn, cũng sẽ
chỉ còn quyền tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc bằng con đường ngoại giao,
và sẽ cho qua, khi nhận được lợi ích do Trung Quốc “hối lộ”. TRUMP
cũng chỉ cần có vậy. Không mất gì mà được lợi.
TRUMP dù sẽ tìm cách diệt Trung Quốc,
nhưng không phải vì Việt Nam và càng không phải để đòi lại đảo cho
Việt Nam. Một nước Việt Nam không dân chủ, chẳng có giá trị gì với
lợi ích của Mỹ, chẳng đáng để TRUMP bận tâm. Việt Nam sẽ vĩnh viễn
không còn đảo. Và Mỹ vẫn có tự do hàng hải do Trung Quốc sẵn lòng
cung cấp. Đảo là của Việt nam và Việt Nam chẳng là gì với Mỹ. Mỹ
vẫn tôn trọng “quyền tự lựa chọn của Việt Nam, không can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt nam”.
Đúng là “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi
chết”. Cái trò khôn vặt, làm bạn với tất cả, sẽ chẳng có ai làm
bạn thật khi lâm nguy. Nếu cả với kẻ thù cũng làm bạn, thì bạn với
kẻ thù là một. Và nếu bạn chết thì sẽ chẳng có ai viếng bạn, vì
trong những người viếng sẽ có cả bạn và kẻ thù. Họ sẽ đánh chém
nhau và giết nhau ngay trên đám tang của bạn. Có thể khi chưa chết, ai
cũng tử tế, nhưng khi nằm xuống, dù thảm thương, sẽ chỉ có những
người đứng nhìn bạn từ xa.
Nếu ngay cả NATO, ngay cả Nhật, Hàn Quốc,
TRUMP cũng không cho không gì, thì Việt Nam có thể hối lộ nước MỸ
hoặc bằng chế độ chuyên chính độc đảng, hoặc bằng tự do của hơn 90
triệu dân chúng mà đảng đang cai trị.
18/11/2016
__._,_.___
Subject: 1 DĐKTTG Ông Trump không giải quyết vấn đề Biển Đông trong nhiệm
kỳ đầu
Ông Trump không giải quyết
vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu
10.11.2016
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành
Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ
ngày 21/5/2015 gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi
chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấp biển xây đảo.
Cây viết Matt Rivers nhận định trong mục Chính trị của trang web
thuộc đài CNN rằng ông Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, sẽ không “giải
quyết” vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu. Ông nhận định rằng việc hai cường
quốc cạnh tranh ảnh hưởng ở Biển Đông có tuyến hàng hải chiến lược là một trận
đấu sẽ kéo dài.
Trong những năm gần đây, những hành động của Trung Quốc lấn chiếm
và xây đảo nhân tạo trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp với các nước
khác, trong đó có Việt Nam, là những tín hiệu đáng báo động đối với Mỹ.
Washington lo ngại chính sách bành trướng của Trung Quốc cuối cùng
sẽ giúp nước này ngang nhiên kiểm soát tuyến đường biển nơi qua lại của lượng
hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đôla hàng năm, giúp Bắc Kinh kiểm soát tuyến
hàng hải huyết mạch này.
Phóng viên của CNN cho rằng cả Mỹ lẫn Trung Quốc “đều tiến hành
trận đấu lâu dài ở Biển Đông”. Ông nêu ra thực tế là các đảo nhân tạo mới của
Trung Quốc và các trang thiết bị của họ sẽ vẫn tồn tại, trong khi quân đội Mỹ
chuyển trọng tâm sự chú ý của họ sang Trung Quốc. Cả hai điều đó, theo Matt
Rivers, đều là chiến lược dài hạn, và cả hai nước đều có nguồn lực để thực
hiện.
Khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của
Mỹ, nhất là hải quân, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách tiếp cận của
ông đối với hành động ngày càng táo bạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại quỹ Heritage
Foundation ở Washington, nhận xét: “Tiếp cận về chính sách đối ngoại của ông
Trump dường như chỉ mới trong giai đoạn phôi thai và vì vậy sẽ phụ thuộc nhiều
vào việc ông bổ nhiệm những nhân vật nào, và ai sẵn lòng phục vụ”.
Nhiều người chưa quên những lời chỉ trích của ông Trump khi tranh
cử, cho rằng các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, ỉ lại vào sự đảm bảo
an ninh của Mỹ mà không chung vai đóng góp tài chánh một cách công bằng cho sự
hiện diện của lực lượng Mỹ. Điều này có thể khiến Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ
giảm bớt hoạt động ở châu Á.
Ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân
Trung Quốc nói: “Từ giác độ dài hạn, điều này mang lại cho Trung Quốc nhiều
không gian hơn để chứng minh bản thân và tình thế này cũng giảm bớt một số sức
ép lên Trung Quốc”.
Tuy nhiên, việc Mỹ giảm bớt vai trò trong khu vực cũng làm Bắc
Kinh có những quan ngại mới, chẳng hạn như khả năng Nhật Bản sẽ gia tăng sức
mạnh quân sự.
Theo CNN, Reuters
No comments:
Post a Comment