Formosa get out!. Tranh Babui.
Từ bắt blogger tới ‘kiểm soát’ xã hội dân sự
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm bị
bắt hôm 10/10/2016 và truy tố về tội tuyên truyền chống phá nhà nước CNXHCN Việt
Nam theo khoản 1 điều 88 Bộ luật hình sự. Ảnh: MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM
Việc bắt blogger hay ngăn cản hoạt động của các nhóm hoạt động
trong xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam ngay trước và trong Hội nghị Trung ương
4, khóa 12, vừa bế mạc của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy những dấu hiệu đáng
quan ngại về một ‘xu thế hay phản ứng cứng rắn’ của chính quyền đối với các
phong trào dân sự, theo khách mời Bàn tròn Trực tuyến của BBC Việt ngữ tuần
này.
Về vụ đồng sáng lập tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam, bà Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị bắt giữ, hôm 13/10/2016, blogger Nguyễn An Dân từ
Sài Gòn nêu quan điểm với Bàn tròn thứ Năm hôm 13/10, cho rằng đây chỉ là vấn
đề ‘mâu thuẫn’ giữa blogger nữ này với công an tỉnh Khánh Hòa, địa phương nơi
bà Như Quỳnh cư trú.
Nhưng trước hết ông đưa ra bình luận ‘tổng thể’ về điều mà ông gọi
là ‘sách lược’ hay ‘chiến lược tổng thể’ ngăn chặn đối lập của Đảng Cộng sản.
Blogger An Dân nói:
Nếu
như Đảng và Nhà nước có một hoạt động để ngăn chặn đối lập thì nó phải có một chiến
lược tổng thể, chứ không phải muốn tùy tiện, muốn làm gì thì làm trong bối cảnh
Việt Nam cũng đang cần có một lối thoát hướng về phương Tây khi cần. Sách lược
này tôi nghĩ chỉ diễn ra sau Hội nghị trung ương 4.
Blogger Nguyễn
An Dân
“Nếu như Đảng và Nhà nước có một hoạt động để ngăn chặn đối lập
thì nó phải có một chiến lược tổng thể, chứ không phải muốn tùy tiện, muốn làm
gì thì làm trong bối cảnh Việt Nam cũng đang cần có một lối thoát hướng về
phương Tây khi cần. Sách lược này tôi nghĩ chỉ diễn ra sau Hội nghị Trung ương
4.
“Thứ hai, theo góc độ cá nhân của tôi, vấn đề bắt (blogger) Mẹ
Nấm, cái đúng hay sai của chính quyền Việt Nam, nó theo quyền chính trị và dân
sự, cũng như là luật pháp Việt Nam, nhưng trên góc độ về mặt con người và lòng
yêu nước, thì tôi đánh giá cao những việc Mẹ Nấm đã làm đối với vấn đề Formosa,
vấn đề chống Trung Quốc thôn tính, cũng như vấn đề nhân quyền cho những người
đã bị tử vong trong các đồn công an”.
“Nhưng ở đây, vụ bắt này, tôi nhận định nó chỉ là mâu thuẫn giữa
công an Khánh Hòa với chị (blogger) Mẹ Nấm thôi, có nghĩa là giữa hai bên có
những va chạm, xô xát lâu nay, khi Mẹ Nấm có những hoạt động đòi chỉ trích và
tranh đấu với công an Khánh Hòa”.
“Tôi chỉ nhìn vấn đề như thế, vì trước đó, một ngày trước khi bắt
Mẹ Nấm thì có 22 người hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam, mà có nhiều người có
ảnh hưởng, có tiếng tăm, có nhiều hoạt động đối lập với thể chế hơn là chị Mẹ
Nấm, đi tụ họp ở Vũng Tàu cũng chỉ bị giải tán thôi, chứ cũng chưa phải là bị
bắt”.
“Thành ra tôi không đặt vấn đề chị Mẹ Nấm nằm trong chiến lược đàn
áp tổng thể về đối lập của Việt Nam,” blogger Nguyễn An Dân nói với Bàn tròn
của BBC.
Phản ứng, răn đe?
Hàng nghìn người dân địa phương ở Hà Tĩnh đã
tham gia biểu tình ngay tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp
Formosa hôm 02/10/2016. Image copyright FB TIN MỪNG CHO NGƯỜI NGHÈO
Cũng từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ
tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) cho rằng vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm
ngay trong thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 4 của ĐCSVN là một dấu hiệu
cho thấy bước lùi về nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời là một phản ứng có tính
‘răn đe’ với phong trào dân sự ở trong nước.
Ông nói:
“Đó là một dấu hiệu rất rõ ràng của sự đi xuống của nhân quyền và
đi lên của độc trị, độc đảng và mọi chuyện bắt đầu từ chuyến đi của Tổng thống
Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam và ở đây chúng ta có một nhân chứng là Tiến sỹ
Nguyễn Quang A”.
“Ngay cả một người như là Tiến sỹ Nguyễn Quang A mà còn bị công an
chặn hết sức thoải mái, dù ông là khách mời của Tổng thống Mỹ, thì huống chi là
những trường hợp khác và từ sau chuyến đi của Obama và phía Mỹ không phản ứng
quyết liệt, thì điều gì đã xảy ra?”
Về
thực chất tôi cho rằng đấy là một phản ứng của Bộ công an, của Chính quyền đối với
phong trào biểu tình của giáo dân, cư dân hết sức chính đáng ở miền Trung, liên
quan tới vụ Formosa, chứ không phải là cái gì khác, mặc dù là blogger Mẹ Nấm có
thể còn có những hoạt động khác
Tiến sỹ Phạm
Chí Dũng
“Việt Nam bắt Cấn Thị Thêu là một dân oan nổi tiếng, một thủ lãnh
phong trào dân oan ở Dương Nội, Hà Nội, và tiếp tới là công an Việt Nam cùng
chính quyền Việt Nam tăng cường một số đàn áp đối với xã hội dân sự, các tổ
chức xã hội dân sự và gần đây nhất là bắt blogger Mẹ Nấm”.
“Về thực chất, tôi cho rằng đấy là một phản ứng của Bộ Công an,
của Chính quyền đối với phong trào biểu tình của giáo dân, cư dân hết sức chính
đáng ở miền Trung, liên quan tới vụ Formosa, chứ không phải là cái gì khác, mặc
dù là blogger Mẹ Nấm có thể còn có những hoạt động khác.
“Nhưng mà tôi cho lý do chính là sự phản ứng đối với phong trào
biểu tình của giáo dân miền Trung và gần như một sự răn đe đối với phong trào
và cuộc biểu tình ngày 2/10 vừa rồi ở Formosa,” Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với
Bàn tròn Trực tuyến.
Xu thế cứng rắn?
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A cho rằng vụ việc
bắt blogger Mẹ Nấm nằm trong một xu thế ‘cứng rắn’ và ‘đàn áp’ trong lúc tình
hình nhân quyền ở Việt Nam ‘tồi đi’ rất nhiều. Image copyright FB NGUYỄN QUANG
A
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A,
nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện độc lập (IDS – đã tự giải thể)
bình luận:
“Tôi nghĩ rằng sau Đại hội của Đảng CSVN, bắt đầu có một dàn lãnh
đạo mới và dàn lãnh đạo mới này đã có những chính sách hết sức cứng rắn và đàn
áp khá là thô bạo, và tình hình nhân quyền ở Việt Nam từ đó đến bây giờ, độ
khoảng bảy tám tháng nay là tồi đi rất nhiều.”
“Đấy là một xu thế chung và việc bắt chị (Nguyễn Ngọc Như) Quỳnh
cũng như việc giải tán nhóm các nhà hoạt động ở Sài Gòn xuống Vũng Tàu nằm
trong cả một xu thế như vậy. Cũng có thể là nó dính đến chuyện biểu tình của
nhân dân ở Kỳ Anh, nhưng tôi nghĩ đây là một xu thế chung, là họ tăng cường
chuyện đàn áp, tăng cường chuyện vi phạm nhân quyền.”
Đã
có những chính sách hết sức cứng rắn và đàn áp khá là thô bạo và tình hình nhân
quyền ở Việt Nam từ đó đến bây giờ, độ khoảng bảy tám tháng nay là tồi đi rất
nhiều.
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn
Quang A
“Rất đáng tiếc là những nghĩa vụ pháp lý mà Việt Nam phải thực
hiện thì người ta không thực hiện mà người ta cố tình vi phạm từ lâu rồi. Và
cái đấy cũng lại gắn vào chuyện mà tôi đã nói liên quan tới Hội nghị Trung ương
này.”
“Tức là bản thân hệ thống này sinh ra những chuyện ấy, bởi vì họ
không có kiểm soát, không có đối trọng, cho nên họ chỉ có một khuyến khích mạnh
mẽ nhất đối với họ là họ giữ lấy quyền lực của họ, họ giữ lấy cái ghế của họ.”
“Và khi mà họ cảm thấy áy náy, không yên tâm, thì họ sẽ phải dùng
những biện pháp bạo lực, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, để chứng tỏ rằng mình
còn rất là mạnh. Nhưng thực sự là những xu hướng, hiện tượng ấy thể hiện ra ở
một hệ thống đang yếu đi, không phải là mạnh lên.”
“Nếu là một hệ thống mạnh, một người mạnh, không bao giờ phải đi
dùng những biện pháp gọi là ‘tiểu nhân’ như vậy,” Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang
A đưa ra quan điểm riêng của mình tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment