Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò
những gì trong chuyến đi Mỹ
Việt Hà, RFA
2016-10-25
2016-10-25
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ông Đinh Thế
Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Đinh Thế
Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ
00:00/00:00
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,
đang có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 10. Chuyến đi của
ông Đinh Thế Huynh diễn ra giữa lúc nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng
thống mới vào đầu tháng 11 và Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á
Thái Bình Dương, gần đây đang cho thấy những dấu hiệu xích lại gần hơn với
Trung Quốc và xa hơn với Mỹ.
Việt Hà:
Xin ông cho biết chuyến thăm của
ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này vào giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với
hai nước?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất là trong một tháng nay có rất nhiều biến chuyển xảy ra
ở Á châu, nó là mối quan tâm của cả hai nước. Điểm thứ hai nữa là sau đại hội
12, Việt Nam gửi lãnh đạo của họ đi khắp các nước để tiếp xúc thu thập tin tức
để họ làm chính sách. Ông Huynh được cử đi sang Mỹ. Ông vừa sang Trung Quốc và
rồi sang Mỹ. Đây là hai nước quan trọng nhất trong ngoại giao đu dây của Việt
Nam cho nên thứ nhất là về vấn đề thời điểm, thứ hai là thăm dò. Chuyến đi của
ông có ý nghĩa trong khung cảnh đó.
Việt Hà:
Ông nói là nó có ý nghĩa thăm
dò, vậy Việt Nam cần thăm dò cụ thể gì từ phía Mỹ?
Đảng muốn được
Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái việc mà cả ông Kerry, ông
Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam. - Gs. Nguyễn Mạnh
Hùng
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất chuyến đi này ở bên Mỹ mời ông ấy đi. Lần trước ông
Trọng đã đi rồi, đã giải quyết xong vấn đề thủ tục rồi. Việt Nam muốn đi để xác
nhận lại là Mỹ cũng coi trọng việc đảng đóng vai trò quan trọng trong việc làm
chính sách, có khi còn quan trọng hơn cả làm chính sách, nên phải dành cho ông
ấy những thủ tục cần thiết, xứng đáng tầm của ông ấy. Chuyện này ông Trọng đã
làm được rồi thì bây giờ ông tiếp tục cái đó. Thứ nhất là xác định là đảng là
lãnh đạo và đảng muốn được Mỹ coi trọng và đảng cũng tiếp tục nhấn mạnh thêm cái
việc mà cả ông Kerry, ông Obama đều nhắc là Mỹ tôn trọng chế độ chính trị của
Việt Nam. Có thể ông đi để tìm hiểu thái độ của Mỹ đến những vấn đề mà Việt Nam
quan tâm.
Thí dụ như quan hệ của Mỹ với ông Duterte (Philippines) ra sao,
tương lai liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines ra sao vì nó rất quan trọng
đối với Việt Nam. Trong cuộc bầu cử này ở Mỹ thì cả hai ứng cử viên đều chống
TPP mà TPP theo lời ông thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến
lược của Bộ Công An nói thì vấn đề TPP không chỉ là kinh tế mà nó còn có tầm
chiến lược, và vấn đề chính trị nữa.
Ông nói là để Việt Nam không bị phụ thuộc
quá nhiều về kinh tế đối với Trung Quốc. Nếu TPP không làm được thì Việt Nam
cũng hụt hứng nên ông ấy cũng phải thăm dò để làm chính sách. Về phía Mỹ thì
cũng thấy là Việt Nam vừa có đại hội đảng và có một số lãnh đạo mới. Ông này có
vai trò quan trọng, Mỹ muốn xem là ông ấy quan trọng đến mức độ nào, liệu ông
ấy có được đảng tin để đưa ra những tín hiệu quan trọng với Mỹ hay không. Nó cũng
là thăm dò thôi. Tôi nghĩ đây là một chuyến thăm dò. Ông ấy cũng mới mà nước Mỹ
cũng chưa có lãnh đạo mới thành ra đây là cuộc trao đổi giữa hai bên, mỗi bên
thăm dò những điểm mà mình quan tâm tới.
Việt Hà:
Ông nói là ông Đinh Thế Huynh
sang Mỹ lần này có tính chất thăm dò nhưng nước Mỹ sắp tới sẽ có những thay đổi
bởi vì cuộc bầu cử sắp diễn ra mà chúng ta chưa biết ứng cử viên đảng Cộng hòa
hay ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ thắng cử. Hai người này có chính sách hoàn toàn
khác nhau. Theo ông thì điều này có gì tích cực hay không tốt cho Việt Nam vào
giai đoạn hiện nay?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy những người nào nghiên cứu đều có thể tiên đoán kết quả
bầu cử như thế nào rồi và hậu quả chính trị của nó thế nào rồi. Tôi nghĩ bên
Việt Nam cũng có những người phân tích họ hiểu được tình hình thế nào. Tôi nghĩ
ở Việt Nam đối với những người đã thông hiểu thì kết quả cuộc bầu cử cũng không
có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên không chỉ Việt Nam mà cả Nhật bản và Singapore
muốn 2 điều. Thứ nhất là làm thế nào để cứu vãn được TPP, nếu không có thì có phải
là Mỹ không muốn can dự vào Á châu, tức là rút ra để cho Trung Quốc độc quyền
hay không. Đó là điều mà mọi người ở Á châu đều hỏi. Thí dụ bà Clinton thắng
thì câu hỏi là tương lai TPP ra sao? Thứ hai là cam kết của Mỹ ở Á châu như thế
nào, họ có muốn nhường cho Trung Quốc hay không hay muốn chia với Trung Quốc
hay muốn can dự. Đó là những câu hỏi mà các nước Á châu và Việt Nam đều quan
tâm.
Việt Hà: Vấn đề nhân quyền trong chuyến đi
này thì sao thưa ông?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Vấn đề nhân quyền thì Mỹ không thể nào không đặt ra được vì vấn
đề chính trị của Mỹ như vậy. Nếu nói chuyện mà không đặt vấn đề nhân quyền thì
lôi thôi lắm đối với ảnh hưởng của Mỹ. Cho nên vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ
được đề cập. Đối với Mỹ thì gần đây chúng ta thấy một số vụ bắt bớ những người
bất đồng chính kiến thì đây cũng là dịp để người Mỹ đặt vấn đề với ông Huynh để
thử dò xem, không phải là tạo thêm căng thẳng, vì ông ấy là người rất thẩm quyền
trong đảng. Họ dò xem là đảng nghĩ gì về vấn đề nhân quyền, đảng nghĩ gì về
quyền của người lao động. Đây là quyền sẽ phải thi hành trong hiệp định TPP.
Người ta sẽ thăm dò ông ấy xem đảng nghĩ gì về cái đó.
Việt Hà: Trước khi sang Mỹ thì ông Huynh
cũng sang Trung Quốc, nhiều người phân tích ở Việt Nam nghĩ rằng đây là điều mà
Việt Nam thường làm là phải báo cáo với Trung Quốc rồi mới sang Mỹ. Ông đánh
giá thế nào về chuyến đi sang Trung Quốc trước rồi sang Mỹ của ông Huynh?
Chính sách của
Mỹ và chính sách của Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á
châu trong đó có Việt Nam phải nghĩ tới. - Gs. Nguyễn Mạnh Hùng
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Lối dó là lối thường làm của Việt Nam. Việt Nam muốn cân bằng lực
lượng như tôi viết trong bài trên CSIS. Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh một
nước lớn là Trung Quốc vốn có rất nhiều tham vọng. Vì vậy Việt Nam không có
cách nào khác là phải hòa giải với Trung Quốc nhưng không đến mức độ để mất chủ
quyền. Việt Nam một mặt thì hòa giải, một mặt phải tìm những đối trọng, gọi là
cân bằng quyền lực mà người ta gọi là đu dây. Những đối trọng của Việt
Nam là Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ. Nhưng trong các nước đó thì đối trọng có giá trị và
có thể tin tưởng nhất là Mỹ thôi. Khi ông đu dây thì ông không thể làm mất lòng
Trung Quốc được. Nên bao giờ ông cũng sang Trung quốc trước rồi sang Mỹ hoặc
sang Mỹ trước rồi về thăm Trung Quốc hay cả hai. Trường hợp ông Huynh làm cũng
là đu dây như ngày xưa thôi, không có nghĩa là ông phải trình Trung Quốc trước.
Việt Hà:
Kể từ sau đại hội đảng đến nay,
ông đánh giá chung thế nào về đường lối chính sách ngoại giao của đảng trong
bối cảnh hiện nay, nhất là khi quan hệ giữa Mỹ và Philippines có những căng thẳng.
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Chính sách hiện tại của đảng là họ vẫn tiếp tục chính sách cũ là
chính sách đi dây. Quan tâm nhất của họ là làm sao không làm mất lòng Trung
Quốc nhưng không nhân nhượng đến mức làm mất chủ quyền, mất biển đảo, vấn đề
biển đảo là vấn đề họ rất quan tâm. Một mặt họ phải củng cố sức mạnh phòng thủ
của họ, mặt khác họ phải tranh thủ những sự ủng hộ của quốc tế với họ, đặc biệt
là những nước trong ASEAN và các cường quốc. Gần đây chúng ta thấy là ASEAN đã
bị yếu đi rất nhiều. Thứ nhất là chính sách của ông Duterte tạo ra tình hình
bất ổn trong vùng, có những biến chuyển khó lường. Còn cái mạnh nhất là sự can
thiệp của nước Mỹ thôi. Việc ông sang đây thì thứ nhất ông ấy phải thăm dò
những chuyện đó, còn về chính sách ngoại giao thì tôi không thấy có gì thay
đổi. Tuy nhiên chính sách ngoại giao sẽ phải thích ứng với những thay đổi mới.
Ví dụ ông Duterte thực sự muốn ngả về Nga và đuổi Mỹ đi thì sẽ đặt ra nhiều vấn
đề lắm. Nếu Mỹ còn muốn can dự thì vai trò của Việt Nam sẽ tăng lên. Nếu Mỹ yếu
và Mỹ bỏ đi thì chính sách đu dây của Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Tất cả các nước
ở Đông Nam Á cũng vậy, sự đu dây đó sẽ không thể thực hiện được nữa. Thành ra
phải liệu cơm gắp mắm, phải thay đổi thôi. Chính sách của Mỹ và chính sách của
Philippines tạo ra những điều mới khiến những nước ở Á châu trong đó có Việt
Nam phải nghĩ tới
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng
tôi bài phỏng vấn.
Ông Đinh Thế Huynh đi thăm Hoa Kỳ
- 6
giờ trước
Ông Đinh Thế Huynh đang có chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời của
Ngoại trưởng John Kerry, trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Thường
trực Ban Bí thư Đảng CSVN.
Được biết ông Huynh đáp xuống Mỹ vào ngày 24/10/2016, một sự
kiện chưa được báo chí Việt Nam nhắc tới.
Ông John Kerry tiếp đón ông Huynh vào lúc 11 giờ sáng 25/10 tại
trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington DC, theo trang web chính thức của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ, nhằm thảo luận quan hệ song phương.
Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh tới Hoa Kỳ kéo dài từ
23-31/10/2016.
Ở vị trí hiện thời, ông Huynh là một trong năm lãnh đạo chủ chốt
của đất nước, bên cạnh 'tứ trụ'.
Trong hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản, ông là người đứng
thứ hai, chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và được cho là một trong các
ứng viên hàng đầu thay thế khi ông Trọng nghỉ hưu.
'Thảo luận mọi vấn đề'
Ông Đinh Thế Huynh là người "đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển quan hệ Việt - Mỹ", Ngoại trưởng Kerry phát biểu tại buổi gặp gỡ, và
tuyên bố phía Mỹ muốn thảo luận về nhiều vấn đề nhân chuyến thăm của vị quan
chức cộng sản cao cấp này.
"Chúng tôi có nhiều sáng kiến khác nhau trong việc muốn hợp
tác với Việt Nam."
"Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong các lĩnh vực
ứng phó khẩn cấp, hợp tác chống khủng bố, tăng cường khả năng bảo vệ việc
tuân thủ pháp luật trên Biển Đông," Ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu.
Ông John Kerry cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục thảo
luận với phía Việt Nam về mọi vấn đề, gồm cả chủ đề nhân quyền và quyền tự do
thành lập nghiệp đoàn, đồng thời cam kết thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Đối
tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việc ông Huynh tới thăm Hoa Kỳ chỉ năm tháng sau khi Tổng thống
Mỹ Barack Obama tới Việt Nam hồi 5/2016, được cho là một chỉ dấu rõ rệt về
việc Hà Nội tiếp tục muốn tạo ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ với Hoa Kỳ,
trang tin chuyên về quan hệ quốc tế The National Interest bình
luận.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Hoa Kỳ trong bài viết đăng trên nghiên
cứu cogitasia.com bình luận bằng
tiếng Anh:
"Ông Đinh Thế Huynh muốn nghe được đảm bảo từ Hoa Kỳ về tương
lai của TPP và 'sự xoay trục' sang châu Á, nhất là tính cam kết sâu đến đâu của
Hoa Kỳ khi ở lại trong vùng."
"Hoa Kỳ thì muốn biết quan điểm của Việt Nam, các kế hoạch
tương lai về TPP và của ASEAN trong lúc Philippines tỏ ra thay đổi chính sách
rất cực đoan."
Hiện Hà Nội và Washington đang hợp tác với các đối tác an ninh
khác nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như nhằm đạt an ninh
hàng hải và tự do đi lại trên biển tại khu vực Biển Đông.
Hai quốc gia cũng đang chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động đóng
góp binh lính cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Từ 2014 đến nay, Việt Nam đã gửi lực lượng giữ hòa bình tới Nam
Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Ngay trước khi khởi hành đi Mỹ, 23/10, ông Đinh Thế Huynh đã có
chuyến thăm Trung Quốc trong ba ngày, 19-21/10/2016.
Tại buổi gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh
hôm 20/10, ông Đinh Thế Huynh được Hoàn cầu Thời báo dẫn lời nói rằng việc tăng
cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia chính là chiến
lược nhất quán, là lựa chọn chính trị của Việt Nam và của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Cũng trong khoảng thời gian mấy ngày qua, đã có một số sự kiện
đáng chú ý diễn ra tại Biển Đông.
Hôm 21/10, tàu USS Decatur của hải quân Hoa Kỳ đi qua vùng biển
gần quần đảo Hoàng Sa nhằm "củng cố sức mạnh hàng hải Hoa Kỳ ở khu
vực", điều mà Bắc Kinh cho là hoạt động "trái phép" và khiêu
khích".
Hôm 22/10 Việt Nam đón ba tàu hải quân Trung Quốc ở cảng Cam Ranh,
là chuyến thăm đầu tiên của hải quân Trung Quốc tới cảng biển quốc tế thuộc
tỉnh Khánh Hòa, nơi từng là căn cứ hải quân, không quân của Hoa Kỳ thời Chiến tranh
Việt Nam và sau do Liên Xô quản lý trong gần 25 năm, rồi trao lại cho Hà Nội
vào năm 2002.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment