Việt Nam






Wednesday, 24 April 2019

Cảm nghĩ về một bài viết về Tôn Nữ Thị Ninh


 
Cảm nghĩ về một bài viết về Tôn Nữ Thị Ninh
Thạch Đạt Lang

Ngày 31.03.2019 trên báo cafef.vn có đăng một bài viết nói về bà Tôn Nữ Thị Ninh với tựa đề Đã đến lúc Việt Nam bước ra và chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trời!" của tác giả Đức Minh. Nội dung bài viết nói về bài tham luận mới đây của Thị Ninh ở Paris trong cuộc họp của Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (Vietnam Global Leaders Forum – VLG, tuy ở Paris nhưng Đức Minh không nói rõ ngày giờ, địa điểm của cuộc họp.

Bài tham luận kể lại những câu chuyện “nhỏ” của Thị Ninh trong “sự nghiệp” của bà cũng như ý kiến, nhận định của Thị Ninh về sự cần thiết xây dựng một thương hiệu mang tên Việt Nam với những đặc điểm riêng biệt trong nền kinh tế thế giới hiện nay.

Trước khi vào chuyện chính nhận định về bài viết, thiết tưởng cần nhắc lại một câu chuyện ồn ào, một cơn bão trong ly nước lạnh cách đây 2 năm mà Thị Ninh là tác gỉả. Đó là việc ông Bob Kerrey, thượng nghị sĩ của tiểu bang Nebraska được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng tín thác của trường.đại học Fulbright

Với người dân miền Nam Việt Nam trước 1975 có lẽ ít người biết Tôn Nữ Thị Ninh là ai, ngoài một số viên chức trong chính quyền, những người tham dự hoặc theo giõi Hòa Đàm Paris 1973 và những sinh viên ở đại học sư phạm khoa Anh Ngữ.
Từ một trí thức đi du học từ miền Nam, Tôn Nữ Thị Ninh trờ thành một người chạy cờ hiệu cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam – công cụ của cộng sản Bắc Việt - trong hòa đàm Paris từ năm 1968, sau đó trở thành thông dịch viên tiếng Anh cho bà Nguyễn Thị Bình đại diện cho MTGPMNVN.

Về nước (miền Nam Việt Nam) vào cuối năm 1972, được bổ nhiệm làm phó khoa Anh Ngữ trường đại học sư phạm Sàigòn. Không hiểu vì tình báo VNCH làm ăn bê bối, thờ ơ, vô trách nhiệm hay vì chính sách chiêu hồi hoặc do áp lực của Mỹ, phải chủ trương tôn trọng dân chủ, tự do mà chính phủ VNCH lại chấp thuận cho bà Ninh ở vào vị trí này.

Khi Thượng nghị sĩ Bob Kerrey của tiểu bang Nebraska, Mỹ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Đồng Tín Thác của đại học Fulbright tại Việt Nam, Tôn Nữ Thị Ninh đã tức giận lồng lộn viết một bài chỉ trích sự bổ nhiệm này cũng như lên án, kết tội Bob Kerrey là kẻ sát nhân, không xứng đáng ở chức vụ giáo dục đó.

Khi lên án Bob Kerrey sát hại thường dân tại làng Thanh Phong, quận Thanh Phú, tỉnh Bến Tre ngày 25.02.1969, Tôn Nữ Thị Ninh dù là người sinh trưởng ở Huế, với vai trò trí thức, chưa hề có một bài báo, một lời nói nào để lên án chế độ CSVN đã sát hại 4.000 người dân vô tội ở thôn Vỹ Dạ, Khe Đá Mài bằng cách đập đầu, trói bằng kẽm gai, hành quyết bằng cách bắn xâu táo.

Bob Kerrey là sĩ quan của đơn vị SEAL, khi đơn vị bị tấn công, trong cơn hoảng loạn của bom đạn, Kerrey bắn vào thường dân là chuyện có thể hiểu được, nhưng còn cán binh cộng sản hành quyết người dân Huế trong lúc chiềm đóng thành phố đã giết người một cách chậm chạp, tỉnh táo, thản nhiên, sao không thấy bà Ninh lên tiếng?

Trở lại chuyện chính, bài viết của Đức Minh. Bài này dùng câu nói của Thị Ninh làm tựa: -”Đã đến lúc Việt Nam bước ra và chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trời.” có nội dung với những điểm chính sau đây:
1. Đã đến thời điểm VN bước ra, chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trời.
2. Xây dựng thương hiệu Việt Nam với nội hàm rõ rệt và được cảm nhận rộng rãi.
3. Việt Nam là một dân tộc khát khao và xứng đáng ở một vị trí đặc sắc dưới con mắt của thế giới.
4. Lịch sử chiến tranh đã định hình một cách đặc thù, vừa linh hoạt, vừa bất khuất như một cây tre bị phong ba, bão táp thổi cong đi nhưng không gẫy. Có khả năng không quên quá khứ nhưng cũng hướng tới tương lai với sức sống không cưỡng được.

Với đa số đôc giả, những người thường quan tâm theo giõi tình hình kinh tế Việt Nam, chắc chắn sẽ bật cười vì câu tuyên bố của Thị Ninh được dùng làm tựa bài viết của Đức Minh.
Một câu nói ngô nghê như vậy, nếu phát ra từ miệng Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng 63 đầu tầu của CHXHCNVN hay của Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Phú Trọng, Đinh La Thăng...chắc chẳng mấy ai ngạc nhiên, bởi trình độ học vấn, kiến thức của họ chỉ tới đó, quá khứ người dân từng nghe nhiều câu nói vô nghĩa, ngờ nghệch, ngớ ngẩn như thế.

Người ta chỉ ngạc nhiên khi người nói là Tôn Nữ Thị Ninh. Hóa ra người cộng sản, có học hay ít học, kiến thức rộng hay nghèo nàn, bằng cấp nhiều hay ít luôn luôn có những suy nghĩ, phát ngôn như nhau.

Tuy nhiên, câu nói của Tôn Nữ Thị Ninh dù có vẻ ngớ ngẩn, cũng nêu lên được thực trạng của đất nước sau 44 năm dưới sự cai trị của chế dộ CSVN. Gần 44 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt, tuyệt đối và toàn diện của đảng CS, đất nước VN vẫn loay hoay, quay cuồng trong bóng tối, không có ánh sáng mặt trời. Vì vậy Thị Ninh thấy sốt ruột nên thúc dục đảng CSVN nên bước ra ánh sáng mặt trời và chiếm lấy vị trí.

Khổ nỗi, đảng và chế độ CSVN không thể bước ra ánh sáng được bởi vì từ ngày thành lập, họ chỉ quen sống trong bóng tối, hành động mờ ám từ việc lớn đến việc nhỏ, thậm thụt như ma quỷ, trong suốt hơn 70 năm. Không công khai, minh bạch bất cứ chuyện gì, ngay cả ngày sinh, ngày chết của ông chủ tịch cao nhất đảng là Hồ Chí Minh cũng không ai biết rõ.

Thời điểm Việt Nam bước ra chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trới chính là thời điểm ĐCSVN bị tiêu diệt, xóa sổ. Bước ra ánh sáng thì khác nào ĐCSVN muốn tự sát như Dracula bị đốt cháy dưới ánh mặt trời?

Hơn nữa, chiếm lấy vị trí nào, ở đâu và bằng cách nào Thị Ninh không nói rõ, chỉ cho rằng: -"Nếu có một dân tộc nào khát khao và xứng đáng ở vị trí đặc sắc trong con mắt của thế giới thì đó nên là Việt Nam".

Đúng là dân tộc Việt Nam khát khao và xứng đáng ở vị trí đặc sắc trong con mắt của thế giới nhưng chính vì chế độ cộng sản mà Ninh cúc cung, tận tụy phục vụ suốt cả đời đã kìm hãm, thậm chí ngn chận, phá hủy niềm khao khát đó của dân tộc Việt Nam.

Ở điểm thứ hai nói về thương hiệu Việt Nam, Tôn Nữ Thị Ninh phán rằng: “- Các nước Pháp, Mỹ, Nhật đã có thương hiệu quốc gia với nội hàm rõ nét và được cảm nhận rộng rãi. "Ngày nay chúng ta cần chủ động ra mắt thế giới như một đất nước có bề dày lịch sử, có chiều sâu và đa dạng văn hoá. Một dân tộc thấu hiểu hoà bình, vừa sống động bản sắc, vừa sẵn sàng hoà đồng", bà Ninh nhấn mạnh. "Đã đến lúc Việt Nam phải bước ra và chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trời, nếu chúng ta biết cách làm".

Nội hàm cũng như thương hiệu Việt Nam đã có từ lâu, tại Thị Ninh không để ý nên không biết tới hoặc cố tình quên đi. Thương hiệu Việt Nam là nhân công rẻ, con gái Việt Nam đẹp như Nguyễn Minh Triết đã khoe khoang, nội hàm là VN đã đánh thắng 3 tên đế quốc sừng sỏ nhất trên thế giới là đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ và đế quốc...lạ.

Còn cách làm ư? Chắc chắn có, đảng CSVN cũng biết cách làm đó từ lâu nhưng họ có muốn làm hay không lại là chuyện khác.. Nguyên nhân là nếu làm theo cách đó thì điều đầu tiên là đảng CSVN phải từ bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng. Tất nhiên đây là điều mà không một lãnh đạo hay đảng viên nào của đảng đồng ý, kể cả Thị Ninh.

Cũng theo nhận định của Thị Ninh: “Việt Nam bắt đầu chạy sau, nếu làm tầm tầm, bình bình thì không bao giờ đuổi kịp, cho nên mình phải chạy như thế nào – đấy mới là chìa khoá. Chúng ta phải biết mình đi đâu", bà Ninh nói và nhấn mạnh đến việc chủ đích của chúng ta là gì.
Bài toán đặt ra, theo bà, là phải tích hợp được giữa thế và lực của đất nước. Trong đó, yếu tố con người là một yếu tố nổi bật, cần khai thác.”

Những điều Thị Ninh nói, bất cứ sinh viên năm thứ nhất nào của khoa kinh tế đều biết. Muốn chay cho nhanh, đuổi cho kịp các cường quốc khác trong khu vực cũng như trên thế giới đòi hỏi thời gian phải vài chục năm. Cái chìa khóa Thị Ninh nói đến thì chính Ninh cũng biết nó nằm ở ngay trước mắt đảng CSVN, nhưng cũng như Thị Ninh, không ai dám đề nghị cầm tới, xem nó ra sao. Thị Ninh chỉ nói mé mé chứ không dám nói thẳng.

Yếu tố con người nổi bật của VN mà Thị Ninh nói cần phải khai thác thì Nam Hàn, Đài Loan, Nhật và mấy nước Trung Đông đã tận dụng từ lâu. Từ đi làm công nhân, đến ô-sin giúp việc nhà, lấy chồng… đã có vài trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ VN phải rời xa gia đình, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bán danh dự, nhân phẩm, sức lao động vì cái yếu tố nổi bật Thị Ninh đề cập.

Trong bài tham luận, Thị Ninh vô tình nhắc lại câu nói bỡn cợt nhưng không kém cay đắng trong dân chúng – Hi sinh đời bố, củng cố đời con” - theo một cách khác: "Người Việt toát lên ý chí nhưng không ồn ào. Cái họ không làm được cho bản thân thì sẽ phấn đấu cho con, cho cháu".

Đúng thế! Đời này chúng ta không đòi được Hoàng Sa thì cứ cho con cháu đi làm lao nô, ở đợ, lấy chồng Dài Loan...gửi tiền về xây dựng đảng và nhà nước thì vài chục năm sau con cháu chúng ta sẽ phấn đấu đòi lại được thôi.

Thị Ninh cũng gợi ý rằng, nếu muốn sở hữu quyền lực mềm thì Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một câu chuyện. Thị Ninh dường như quên hoặc không biết VN đã có hàng chục câu chuyện có thể làm nền tảng cho quyền lực mềm như chuyện Lê Văn Tám dù đang bị cháy như cây đuốc vẫn chạy vượt qua vòng đai canh gác phá nổ kho xăng Nhà Bè, Phan Đình Giót bị thương mất nhiều máu vẫn lao mình lên lấp lỗ châu mai, Bùi Minh Kiểm đang bị thương đổ ruột vẫn tay không quật ngã trực thăng UH-1H của Mỹ.

Tổng hợp những nhân vật Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, Bùi Minh Kiểm...lại viết thành programm là có ngay một câu chuyện làm nền tảng cho softpower, cần gì phải xây dựng câu chuyện nào khác cho mệt mề, bà Ninh?

Bài tham luận của Thị Ninh kết thúc bằng nhận định Việt Nam rồi sẽ là một cây tre hoặc một phượng hoàng tái sinh tùy thuộc vào trách nhiệm của những người có chung giòng máu Việt.

Trở thành tre hay phượng hoàng tái sinh chưa biết bao giờ nhưng thành gà què thì chắc chắn ai cũng có thể thấy trước được, nếu ĐCSVN còn tiếp tục cai trị đất nước thêm một thời gian nữa.


NGU DỐT THẬT- CÓ MẮT TƯỞNG NHƯ MÙ

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

My Blog List