Tư tưởng rác của Tập Cận Bình:“CNXH đặc sắc TQ trong thời đại mới” là cái
quái gì?
(Bài II)
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
“TRUNG HOA MỘNG” CUỒNG MỘNG VĨ ĐẠI CỦA TẬP CẬN
BÌNH:
Tác giả Christian Makarian có bài viết trên
L’Express số ra ngày 28/10/2017 về Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 đã nhận địn “Giấc
mơ Trung Hoa, ác mộng của thế giới”. Bài viết mô tả, hàng ngàn đại biểu bỗng
xuất hiện như từ trong quá khứ, với những nụ cười giả tạo và cờ đỏ rợp trời,
chẳng khác nào thời kỳ chủ nghĩa cộng sản làm mưa làm gió.
Một câu hỏi được đặt ra về tương lai của nước
Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nuớc Tập Cận Bình
thì TQ “sẽ có một chỗ đứng trung tâm trên trường quốc tế”. Tập
Cận Bình tuyên bố: “Chúng ta ngày nay có khả năng hơn bao giờ hết để thực hiện
mục tiêu “đại phục hưng quốc gia”. Từ đây đến năm 2049, kỷ niệm 100 thành lập
nước, “giấc mơ Trung Hoa” sẽ trở thành một người khổng lồ trên mọi mặt”.
Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 nhằm mục đích tăng
cường quyền lực cá nhân, cường điệu chủ nghĩa dân tộc, sùng bái lãnh tụ quá
trớn… chế độ Bắc Kinh hứa hẹn là một mối họa da vàng đe dọa hòa
bình thế giới.
L’ Express cho rằng, việc Tập Cận Bình xử sự như
một Mao Trạch Đông rất nguy hiểm cho sự cân bằng trên thế giới. Bởi vì Tàu Cộng
của năm 2017 hoàn toàn không giống chút nào với đất nước nghèo khổ của thời
sách đỏ mà là động lực phát triển thế giới. Nhưng người đứng đầu cường quốc
khổng lồ này, lại là người quảng bá cho chủ nghĩa độc tài toàn trị. Bắc Kinh
không ngần ngại đề cao trở lại quan niệm của Đế chế Trung Hoa xưa, “Trung
Hoa là cái rốn của vũ trụ, là toàn thể diện tích dưới bầu trời”.
Trong bài “Sự phong thánh cho Tập Cận Bình”,
tuần báo The Economist đánh giá việc ghi “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào Điều lệ
Đảng đã giúp củng cố quyền lực của họ Tập, không chỉ một nhiệm kỳ 5 năm thứ hai
mà là suốt đời. Tập Cận Bình nay ngang hàng với Mao Trạch Đông, một vinh dự mà
những người tiền nhiệm không có được. Lên ngang hàng với Mao, Tập Cận Bình có
quyền lực trọn đời.
“Trung Hoa mộng” của Mao - Tập là “cuồng
mộng”. Sự thật về nạn đói khủng khiếp nhất của lịch sử nhân loại do Mao
Trạch Đông là thủ phạm đã giết 36 triệu người tại Đại Lục trong năm 1958
đến 1961. Trình độ học vấn của Mao chưa tốt nghiệp trung học mà đòi hỏi Trung
Hoa phải có được 700 triệu tấn sắt thép để vượt qua mặt Mỹ & Anh.
Nhà báo Yang Jisheng (Dương Kế Thằng) tác giả
quyển: “Stèles - La grande famine en Chine 1958 - 36 Millions de Morts”. Chuyện
chưa kể về nạn đói lớn dưới thời Mao mới được xuất bản ở phương Tây và được tán
thành nhiệt liệt. Ông khẳng định rằng: “Chiến dịch “bước đại nhảy vọt”
dưới thời Mao lãnh đạo là nguyên nhân gây ra nạn đói chứ không phải do thiên
tai,” ông nói. “Nông nghiệp bị hợp tác hóa thô bạo để nông dân phụ thuộc vào sự
phân phối lương thực. Đảng viên địa phương xông vào tận bếp từng nhà và phạt
những ai giữ lấy nguồn cung cấp thực phẩm cho riêng mình.”
Một câu hỏi được đặt ra: “Giấc mộng Chệt” của
Tập Cận Bình liệu có thành hiện thực hay không và bao giờ Tàu Cộng tiến gần tới
Trung tâm vũ đài thế giới?” Tôi dám khẳng định rằng: “Thế giới sẽ không
bao giờ buớc vào kỷ nguyên Tàu Cộng” đó chỉ là ảo tưởng vĩ đại của
Hoàng đế “Đỏ” Tập Cận Bình mà thôi. Và sau đây là những lý do chủ yếu, nói có
sách mách có chứng:
MỘT XÃ HỘI BẤT BÌNH ĐẲNG & BẤT ỔN:
Tại Đại Lục, nỗi sợ hãi về sự bất ổn xã hội, từ
lâu đã có tới 500 cuộc phản kháng xảy ra mỗi ngày ở Đại Lục, đã kiềm chế
các nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải giờ đây đang
đối mặt với thời điểm mà trong đó sự thay đổi không còn đơn giãn nữa. Mặc dù
chỉ trong 30 năm, TC chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung thành một hình
kinh tế định hướng thị trường và đang trở thành sân chơi lớn trong nền kinh tế
toàn cầu. Hiện tại, TC là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế
giới với tốc độ tăng trưởng là 10% trong 3 thập kỷ qua. Nhưng, trên thực tế con
sô 10% này không đúng sự thật và TC đang phải đối mặt khốc liệt với nhiều nan
đề đe dọa sự tồn vong của chế độ ngay trong thập kỷ này.
TC đã liên tục phát triển vượt qua Nhật Bản để
trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nhưng đến nay, hơn một nửa số gia
đình của Đại Lục đang lâm vào cảnh nghèo khó xác xơ, không một xu dính túi. Vực
sâu ngăn cách giàu & nghèo ngày càng sâu thêm.
Theo GS Cam Lê - Viện trưởng Viện Kinh tế học ĐH
Tây Nam - tiết lộ tại Diễn đàn Kinh tế tại Thành Đô ngày 13/10, có khoảng 10%
gia đình thượng tầng lớp thượng lưu TC đang nắm giữ tới hơn 75% số của
cải toàn xã hội. Bên cạnh những người ngày càng giàu, càng phất lên. Bắc Kinh
tự hào có hơn 2.130 đại gia TC có tổng tài sản bằng cả nền kinh tế
nước Anh, theo báo cáo danh sách người giàu của Hurun Report năm 2017. Ông trùm
bất động sản Vương Kiện Lâm, chủ tập đoàn Dalian Wanda, đứng đầu trong danh
sách 594 tỷ phú TC, vượt số tỷ phú Mỹ là 535.
Bên cạnh những người giàu có này thì số người bị
“bần cùng hóa” cũng gia tăng với tốc độ chóng mặt. GS Cam Lê phơi
bày sự thật, đã giáng một cú đấm chí tử vào cái gọi là “phồn vinh giả
tạo” của xã hội Đại Lục và sức mạnh của nền kinh tế thứ 2 thế giới. Báo
cáo còn cho biết, có khoảng 55% số hộ gia đình hầu như không có chút của
cải tích trử nào. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra quá nhanh và sâu sắc đủ
để nhấn chìm quốc gia này vào những hệ lụy khó có thể lường trước đuợc, thậm
chí là sự sụp đổ không có gì cứu đỡ nổi.
Theo Tiến sĩ Thạch Bình (Nhật gốc Hoa) nhận
định: “Xét về mặt kinh tế thì nhu cầu trong nước vốn được coi là lực hấp dẫn
của tăng trưởng kinh tế, sẽ khó có cơ hội phát triển ở Đại Lục trong những năm
tiếp theo. Đây là điều dễ nhận thấy, bởi các nhà kinh tế hay doanh nghiệp sẽ
chẳng dám mong đợi ở một nền kinh tế mà nơi đó có tới 55% số hộ gia đình
“không một xu dính túi”, trong khi 10% số gia đình giàu có nắm giữ 75%
số của cải xã hội, lại đang có xu hướng tiêu dùng số của cải này ở nước ngoài”.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo so sánh, cho thấy
người giàu nước Mỹ bỏ ra rất nhiều tiền làm từ thiện, trong khi người giàu ở
Đại Lục lại bỏ tiền để…chạy ra nước ngoài. Người giàu nước Mỹ có khuynh hướng
kiếm được càng nhiều thì càng tự giác trả lại xã hội. Nhiều người giàu có ở Đại
Lục hiện nay, họ sợ đến một ngày nào đó, tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo sẽ được
san bằng nên lũ lượt tìm cách di chuyển tài sản ra nước ngoài.
Theo điều tra mới đây của Viện Nghiên cứu Chất
lượng Tài sản TQ thì 67% tầng lớp giàu có ở Đại Lục đang dự tính mua
hoặc đã mua bất động sản ở nước ngoài. Chỉ cần nhìn vào con số nầy, người ta
cũng thấy huyền thoại tăng trưởng kinh tế bền vững của chính phủ Bắc Kinh sắp
trở thành một câu chuyện cổ tích.
Trong những năm gần đây, xã hội TC xuất hiện một
thuật ngữ mới là “cừu phú” (kẻ thù những người giàu) và “cừu
quan” (kẻ thù tham quan). Tuyệt đại đa số dân Tàu Hoa Lục xem hố sâu
bất bình đẳng giàu nghèo và nạn quan chức lạm quyền là những mối đe dọa nghiêm
trọng cho tương lai nước này. Tệ nạn ĐCSTQ ngồi trên luật pháp được ông Hồ Đức
Bình, Ủy viên Hiệp Thương, mô tả chế độ CSTQ hiện nay tệ hại không kém gì chế
độ nhà Mãn Thanh.
KHÁT VỌNG DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN TÀU:
Theo thăm dò ý kiến do báo Thanh niên TQ thực
hiện vào tháng 11/2012, đương đầu với lực lượng công an hùng hậu và cuối cùng
đã đuổi các quan chức địa phương ra đi. Cho tới nay, tấm gương của dân Ô Khảm
vẫn còn là một thách đố đối với ĐCSTQ mà uy tín đã bị sứt mẻ rất nhiều do tệ
nạn tham nhũng tràn lan như giống ruồi hết thuốc chữa. Vụ Ô Khảm đã trở thành
một biểu tượng cho “khát vọng tự do dân chủ” ở một đất nước vẫn
sống dưới chế độ hà khắc gần 68 năm qua. ĐCSTQ với gần 86 triệu đảng viên,
có mạng lưới tỏa ra khắp nơi. Theo báo Le Monde thì ĐCSTQ là trung tâm quyền
lực, cũng giống như một “băng đảng Mafia” chuyên ban phát cho các
đảng viên những thành quả của sự tăng trưởng tuyệt vời tại TC.
Trả lời phỏng vấn AFP, ông Phó Chủ Tịch của làng
Ô Khảm đã nhắn gởi Tập Cận Bình rằng: “Nếu họ không trấn áp thẳng tay để nhổ
tận gốc tệ nạn tham nhũng, tình hình sẽ tồi tệ hơn và ngay cả các lãnh đạo cũng
sẽ trở nên tham nhũng.” Tân Hoa nghi nhận, con số các cuộc biểu tình với đông
đảo quần chúng ngày càng gia tăng, có trên 200.000 vụ mỗi năm. Chính
quyền Bắc Kinh đã phải chi ra trên hàng trăm tỷ USD mỗi năm để duy trì ổn định
xã hội, còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng của nước này. Năm nay, Bắc Kinh có
thể chi 147,7 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng (so với Mỹ là 603 tỷ USD).
Nhà ly khai TC, luật gia khiếm thị Trần Quang
Thành tuyên bố gày 14/5/2013 tại diễn đàn nhân quyền, nhận định: “TQ sẽ phải
thay đổi, điều nầy là không thể tránh khỏi và trên thực tế đã bắt đầu. Chúng
tôi không thể chờ đợi “dân chủ, tự do, bình đẳng” từ bên ngoài đưa đến mà theo
ông được biểu hiện qua 200.000 vụ quần chúng nổi dậy mỗi năm và việc huy động
các nhóm đấu tranh qua Internet,” ông nói. “Không có gì phải e ngại một
chế độ rệu rã đã đánh mất nền tảng luân lý, đạo đức và luật pháp. Ý tưởng cho
rằng giá trị của xã hội về mặt nhân quyền không thể thích ứng với TQ, hoàn toàn
là một sự huyễn hoặc do chế độ độc đoán tuyên truyền”. Đối với bọn lãnh đạo
Bắc Kinh, biến cố Thiên An Môn vẫn còn là cơn ác mộng kinh hoàng đối với họ.
TỆ NẠN THAM NHŨNG:
Theo một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Tàu
Cộng, ước tính có khoảng 16.000 đến 18.000 cán bộ và nhân viên
cán bộ các công ty quốc doanh tham nhũng đã rời bỏ Đại Lục mang theo các khoản
tiền đánh cắp hơn 120 tỷ USD và bỏ trốn ra nước ngoài, chủ yếu là sang
Hoa Kỳ, Canada, Ausralia, Âu châu.
Bắc Kinh cho thi hành những biện pháp khẩn cấp,
cố ngăn chận dòng tháo chạy ồ ạt của các tham quan. Theo dữ kiện chính thức từ
năm 2000 - 2011 các cơ quan kiểm tra Bắc Kinh đã bắt giữ 18.487 quan
chức nghi vấn tham nhũng và trong vòng 15 năm từ 1998 - 2002, dòng tiền chảy ra
nước ngoài hơn 13 tỷ USD/ năm. Trong số những người bị trừng phạt vì tham nhũng
kể từ 2013 có 648.000 quan chức cấp làng xã và hầu hết các vụ phạm tội
liên quan đến tham nhũng quy mô nhỏ. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương TQ
(CCDI), theo Reuters.
Bắc Kinh cũng làm việc với cộng đồng quốc tế để
tuy lùng nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài, trong chiến dịch “săn cáo”
và các chiến dịch khác. Qua 5 năm thực hiện, tính đến tháng 8/2017, 3.339 nghi
phạm lẫn trốn bị bắt tại hơn 120 nước khác và khu vực, trong đó 628 người
là cựu quan chức. Khoảng 1,5 tỷ USD được thu hồi.
Xinhua dẫn lời tuyên bố của CCDI. Ngoài việc bắt
các nghi phạm, Bộ Công an TC cũng cho biết, từ năm 2013 cho tới nay đã phá
nhiều tổ chức ngân hàng ngầm và có 1,250 vụ chuyển tiền phi pháp của tổ
chức này. Hiện nay, Bắc Kinh đang đàm phán với Washington cưỡng chế hồi hương
các cựu tham quan đang lẫn trốn tại Mỹ
Kể từ tháng 10/2017, chiến dịch chống tham nhũng
ở TC do Tập Cận Bình phát động, đang chuyển từ thời kỳ “đả hổ” sang giai đoạn
“đập ruồi”. Lý do là vì “hổ tham nhũng” đang dần dần trở nên hiếm hoi hơn,
trong khi ruồi vẫn tiếp tục sinh sôi nẩy nở đầy rẫy cần phải diệt cho bằng hết.
Sau khi CCDI tiến hành “chiến dịch chống tham nhũng” chưa từng có ở TC, cách
chức 250 quan chức cao cấp và kỷ luật khoảng 1,4 triệu cán bộ cấp
thấp bị trừng phạt.
Nhưng các chuyên gia quốc tế nói chiến dịch “đả
hổ diệt ruồi” của ông Tập không có mấy tác dụng. Tạp chí Forbes của Mỹ đã đăng
bài phân tích của tác giả John Lee - giảng viên Đại Học Tổng hợp Australia -
cho rằng, chiến dịch đánh tham nhũng tại TC sẽ chẳng cải thiện được tình hình.
Ông nói: “Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập có thể xem là thẳng tay,
không cho những nhân vật bị kết án có cơ hội bảo vệ bảo thân. Nhưng, theo các
dữ kiện do một số tổ chức, ví dụ như “Tổ chức Minh bạch Quốc tế” đưa ra, TC đều
bị xếp hạng thấp ở mọi khía cạnh liên quan đến tham nhũng. Quan chức, đảng viên
là những đối tượng bị người dân Tàu phàn nàn nhiều nhất. Những chiến dịch chống
tham nhũng sẽ chẳng bao giờ mở rộng và đi sâu đến mức thực sự quét sạch tham
nhũng ở TQ tới mức độ gọi là đáng kể.”
ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ ĐÃ VÀ SẼ BÙNG NỔ:
Theo RFI, ông Vương Kỳ Sơn, người từng đặc trách
chống tham nhũng tại TC vừa lên tiếng cảnh báo: “Phải tăng cường đề cao cảnh
giác trước các âm mưu chiếm đoạt quyền hành, xuất phát từ nạn tham nhũng
chính trị, hình thức tồi tệ nhất của tham nhũng.” Lời cảnh báo này đã
được đăng hôm 07/11/2017 trên tờ Nhân Dân Nhật Báo.
Theo Vương Kỳ Sơn, nhân vật đứng đầu cơ quan
chống tham nhũng và đã rời chức vụ sau Đại hội 19, chiến dịch chống tham nhũng
phải đi xa hơn là chỉ đơn thuần đánh vào tài sản tham ô hay các hành vi xa hoa
mà là một cuộc đấu tranh chính trị và “tham nhũng chính trị” là
tham nhũng lớn nhất. Nó bao gồm việc hình thành những nhóm lợi ích vừa tìm cách
chiếm quyền, vừa tổ chức những hoạt động bên ngoài guồng máy Đảng, để phá vỡ sự
thống nhất Đảng.
Trong tình hình đó, một trong những yếu tố quan
trọng nhất trong việc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng là “ngăn ngừa không
cho các nhóm lợi ích này chiếm đoạt quyền lực chính trị và thay đổi tính chất
cơ bản của Đảng”. Ông Vương Kỳ Sơn nêu lại những truờng hợp các lãnh đạo đã bị
kỷ luật từ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài cho đến 2 viên tướng cao
cấp Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Lệnh Kế Hoạch, cựu bí thư của Hồ Cẩm Đào, Cốc
Tuấn San…
Sự kiện nầy cho thấy rõ, các cuộc tranh giành
quyền lực ngay trong lòng ĐCSTQ, không những thể hiện qua các nhân vật bị hạ bệ
kể trên, mà nó còn cho thấy các vụ đấu đá để bảo vệ các lợi ích của những gia
đình khác nhau trong giới cầm quyền, con cái của giới “quý tộc đỏ”
đang nắm giữ khối kinh tế của đất nước này. Và chính sách “gia đình trị”
đang làm suy yếu dần sự lãnh đạo của ĐCSTQ.
Sự đăng quang của Tập Cận Bình sau Đại Hội
19 thuộc hàng ngũ phe phái của “Thái tử Đảng” tiếp tục nắm
giữ quyền lực chóp bu lãnh đạo đất nước, dĩ nhiên là có nhiều đặc quyền đặc
lợi. Điều này khiến người dân Đại Lục lấy làm lo lắng về chế độ cộng sản độc
tài toàn trị và tình trạng lạm quyền do lợi ích phe nhóm.
CƯỠNG CHIẾM ĐẤT ĐAI GIA TĂNG TẠI ĐẠI LỤC:
Tờ Nhân Dân Nhật Báo số ra ngày 15/5/2013 đưa
tin: TQ tràn ngập những câu chuyện về việc các chính quyền địa phương hay các
công ty xây dựng cưỡng bức nông dân phải lìa bỏ nhà cửa của họ mà không được
bồi thường tương xứng, nhằm thực hiện các dự án phát triển đô thị béo bở. Các
vụ cưỡng chế và tịch thu đất đai đã gây ra hàng chục ngàn vụ biểu tình và xung
đột trong những năm gần đây Có khoảng 90.000 vụ gọi là “sự kiện tập
thể”, một danh từ được sử dụng để chỉ các cuộc nổi dậy, được ghi nhận hàng năm
tại TC, trong số nầy có đến 2/3 số vụ có liên quan đến việc trưng thu đất đai.
Một thí dụ điển hình, từ phản đối Chủ tịch xã
cướp ruộng dân làng Thượng Phố (tỉnh Quảng Đông) đã nổi dậy đòi bầu cử “tự do -
dân chủ”. Theo bản tin AFP đưa tin ngày 3/3/2013, khoảng 3.000 dân làng Thượng
Phố đã xung đột với một toán côn đồ do bí thư ĐCS địa phương gởi đến, để chiếm
đoạt đất đai canh tác của dân làng.
Luật sư Vương chuyên bênh vực cho các nạn nhân
bị chiếm đất, nói rằng: “Tình trạng thiếu một thẩm quyền tư pháp độc lập,
cũng khiến cho cư dân với các cơ hội hạn chế, không được đền bù thỏa đáng,” ông
tiếp. “Đó là tình hình đáng sợ đối với nhiều người phản đối những vụ cưỡng
chiếm đất, bởi vì ngành tư pháp là một bộ phận của nhà nước.” Theo dự kiến,
Bắc Kinh sẽ công bố thêm các biện pháp kích hoạt trong những tháng tới và có
nhiều khả năng gây trầm trọng thêm cho vấn đề cưỡng chiếm đất đai ở nông thôn.
Mặc dù, TC là nước lớn thứ 3 thế giới về diện
tích, nhưng tỷ lệ đất có thể canh tác là rất thấp, chỉ có 7%. Tính trung
bình, mỗi nông dân chỉ có 1.900 m2 đất trồng trọt. Đa số nông dân có thu
nhập, địa vị xã hội thấp kém và sống vô cùng chật vật, theo tính toán của Tạp
chí Thế giới Ngày Nay (TC). Các phương pháp canh tác lạc hậu đồng nghĩa với
việc sử dụng nhiều phân bón và các hợp chất hóa học, gây hại môi trường, xói
mòn đất, lãng phí nguồn nước vốn không lấy gì làm dồi dào ở nhiều vùng trên đất
nước này.
SỰ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO KHỦNG KHIẾP TẠI ĐẠI
LỤC:
[1] SỰ KHỐN CÙNG CỦA GIAI CẤP CÔNG & NÔNG
DÂN:
Theo bài tường thuật của Peter Simpson, thông
tín viên VOA: Các nhà máy làm việc theo dây chuyền sản xuất của công ty Honda
Motors tại TC đã ngưng hoạt động vì một vụ đình công. Các vấn đề lao động đang
nổi lên ngày càng nhiều tại nuớc này. Đại công ty xe hơi Honda của Nhật Bản đã
chứng kiến cảnh 5 nhà máy ở Nam Bộ Hoa Lục ngừng hoạt động, sau khi công nhân
tại một nhà máy sản xuất linh kiện đình công đòi tăng lương.
Ông Jeffrey Crothall - China Labor Bulletin ở
Hồng Kông - nhận định: “Quyền Đình công không được ghi trong Hiến Pháp
Trung Quốc. Quyền này đã bị gạt đi trong Hiến Pháp vào năm 1982,” ông
nói. “Các công đoàn rất yếu và không độc lập, khiến cho các cuộc đình công hiếm
khi xảy ra. Chỉ có một công đoàn là Tổng công đoàn TQ và mọi công đoàn của các
xí nghiệp phải trực thuộc công đoàn này và chịu ảnh hưởng nặng nề của ban Quản
lý. Một chi nhánh công đoàn tại một nhà máy ở TQ thực sự đại diện cho quyền lợi
của công nhân một cách nhiệt thành”.
Trong một dấu hiệu khác về những về những khó
khăn trong lãnh vực lao động, một công nhân tại nhà máy sản xuất linh kiện điện
tử lớn nhất Đại Lục là Foxconn, đã toan tự tử. Đây là vụ toan tính tự tử bất
thành thứ 3 trong năm và có 10 công nhân tại nhà máy ở nam bộ TC đã tự tử trong
năm 2010. Các cơ quan truyền thông TC vào cuộc, tường thuật về vụ đình công ở
hãng Honda và những vụ tự tử ờ Foxconn, nhưng không được phép thường thuật về
các hành động của công nhân ở các công ty thuộc quyền sở hữu trong nước.
Con số những vụ đình công đang trên đà gia tăng
ở TC. Theo bản tin Lao Động TC, một tổ chức chuyên theo dõi những vụ tranh chấp
lao động cho biết, trong năm 2014 đã có gần 1.400 vụ đình công. Những vụ
đình công đã lan rộng một cách nhanh chóng thông qua truyền thông trong giới
công nhân ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam. Đa số những
người phản kháng đòi giới chủ nhân tăng lương, trả những khoản lương còn thiếu,
gia tăng những khoản phúc lợi và tiền hưu trí.
Riêng về giai cấp nông dân cũng lâm vào tình
trạng khốn cùng thê thảm hơn nữa. Diện tích canh tác trên đầu người tại nông
thôn, một khu vực có bình diện rộng lớn ở Hoa Lục đang thu hẹp dần vì kế hoạch
công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn của nhà nước và nạn cướp đất của bọn
cường hào ác bá địa phương. Nông dân chiếm khoảng 70 - 80% dân số có số
thu nhập rất thấp vì không còn đất để canh tác nên họ phải tha phương cầu thực,
trôi giạt ra các thành phố lớn để bán rẻ sức lao động.
Họ sống tập thể chui rúc trong các căn nhà ổ
chuột, thiếu hẳn những tiện nghi cần thiết tối thiểu. Nhà ở của họ chỉ là một
căn phòng nhỏ, có một giường đơn cho cả mấy người ngủ chung giường và không
gian đủ cho một cái tủ nhỏ, cả 100 người chỉ dùng chung 3 nhà vệ sinh tại nơi
tạm trú. Nếu tính theo GDP/ đầu người thì họ được chia ra như sau:
·
Trên 150 triệu người
chỉ làm được 01 USD / ngày.
·
Trên 450 triệu người,
tức 36% dân số chỉ thu nhập được 02 USD/ ngày tức ở mức 700 - 800 USD/ năm.
Do quá tham vọng “đô thị hóa” (urbanization)
của Bắc Kinh, nên xã hội TC càng phân hóa. Khoảng cách giữa người giàu & nghèo,
giữa các tỉnh thành dọc theo duyên hải phía Đông giàu có và vùng nông thôn
trong nội địa bị “bần cùng hóa”. Trong tiến trình công nghiệp
hóa, nông dân Hoa Lục bị mất dần ruộng đất ngày càng nhiều, nhưng tiền đền bù
thiệt hại quá thấp.
Theo báo cáo về xã hội nông thôn của Tiến sĩ
Chen Quangjin - Phó Viện trưởng Xã Hội Học TC - nhận định: “Khi so sánh bất
bình đẳng giữa nông thôn với đô thị, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn bức bách
ở nông thôn, nông dân phải tìm lối thoát ra đô thị. Loại trừ xã hội với cư dân
nông thôn ồ ạt tới các đô thị, thị trấn kiếm sống là một thực tế, xuất phát chủ
yếu từ chế độ quản lý hộ khẩu giữa đô thị và nông thôn,” ông khẳng định. “Tại
nhiều nơi ở Hoa Lục, chính quyền địa phương vẫn còn phân biệt hộ tịch giữa nông
thôn & đô thị. Việc này, gây nên xã hội “bất bình đẳng” dẫn
tới nhiều cuộc xung đột bạo lực, chống đối cá nhân hoặc tập thể đối với việc
thu thuế nông nghiệp và trưng thu ruộng đất”.
Người lao động nhập cư đứng bên lề xã hội trong
các thành phố, họ bị xem như là lực lượng lao động rẻ tiền, không được hội nhập
và thậm chí còn bị bạc đãi, phân biệt đối xử. Nhà bỉnh bút Rana Foroohar thuộc tuần
báo New Week nói: “Chỉ cần khoảng 50 phút lái xe khỏi Bắc Kinh quang cảnh hoàn
toàn khác hẳn. Trong lúc tầng lớp trung lưu sóng thoải mái với thu nhập trung
bình 10.000 USD/ năm thì có tới 36% trong số 1,3 tỷ dân Tàu sống với 01 - 02
USD/ ngày”.
Theo Nan Zhenzhong - Phó Chủ tịch Ngoại vụ của
Quốc hội TQ - nói: “Riêng về mặt giáo dục, tính ra một học sinh con của nông
dân khi học xong 4 năm đại học thì cha mẹ phải nhịn ăn, nhịn mặc tới 20 năm mới
đủ tiền trả học phí. Vì nghèo, nên con em nông dân bỏ học ngày càng nhiều, số
sinh viên đại học là con em nông dân ngày càng giảm. Nhiều em phải lâm vào cảnh
ngộ mà báo chí Hoa Lục gọi là “công nhân nô lệ” như một số trẻ em làm việc cực
nhọc tại các lò gạch tại địa phương thuộc tỉnh Sơn Tây.”
Một gia đình nông dân vào thành phố bán sức lao
động rẻ mạt, khi người vợ hoặc chồng bị bệnh nặng chữa chạy không khỏi, người
chồng hoặc vợ đã phải ký một hợp đồng với bệnh viện cam kết trả nợ trong vòng
106 năm. Mỗi năm phải trả góp 5.000 NDT
[2] TẦNG LỚP “TƯ SẢN MỚI” TẠI ĐẠI LỤC:
Theo tờ Thời báo Tài chính của Anh Financial
Times thì khoảng cách giàu & nghèo ở TC đang ngày càng một gia tăng và được
xếp hàng tệ nhất thế giới. TC được coi là một trong những quốc gia có mức chênh
lệch thu nhập lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, một báo cáo của trường Đại học
Bắc Kinh đã chỉ ra rằng, 1% số giàu nhất sở hữu tới 1/3 tài sản cả nước.
Trong khi đó, 25% số người nghèo nhất ở TC chỉ nắm giữ 1% số tài sản của
quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo danh sách do tạp chí Hurun thống kê, năm
2015 Tàu Cộng có tới 594 tỷ phú USD cao hơn so với Mỹ chỉ có 535 người.
Theo báo cáo của Merrill Lynch, hiện TC có khoảng trên 500.000 triệu phú
USD cao hơn 31% so với năm 2008. Có người nói rằng, tại Đại Lục có khoảng 300.000
người có thể mua phi cơ riêng. Nguồn tin khác còn cho biết có tới 90% người
giàu TC là con em cán bộ cao cấp và nó đã đào sâu thêm cái hố ngăn cách giữa
người giàu & người nghèo trong một xã hội Đại Lục đầy ấp những mâu thuẫn.
Tại Đại Lục, các tỷ phú mới nổi tiêu tiền như
rác. Tiền đối với họ chẳng là gì cả, các show room xe hơi siêu sang giá từ 7 -
8 triệu NDT (khoảng 01 triệu USD) và trả bằng tiền mặt ngay sau đó. Các cậu ấm
cô chiêu nhà siêu giàu TC trung bình mỗi năm dành 67.000 USD cho việc du lịch
và 34.000 USD để mua sắm. Phần lớn cậu ấm cô chiêu ở độ tuổi 18 - 36 và trung
bình họ đặt chân tới 13 nước/ năm. Việc bỏ ra 500 USD cho một đêm khách sạn 5
sao và luôn yêu cầu các dịch vụ cao cấp nhất.
Xing Libin, chủ tịch Công ty Khai thác than
Shanxi đã chi một khoản tiền khổng lồ để bảo đảm rằng, con gái mình có ngày
cưới tốt nhất có thể. Chi phí cho đám cưới lên đến 11 triệu USD, bao gồm 3
chiếc máy bay tư nhân để chở khách đến dự đám cưới, chỗ cho khách nghỉ tại các
khách sạn như Marriot, Ritz và Hilton, cùng với của hồi môn cho con gái là 6 chiếc
Ferrari.
Liu Yiquan, một trong những người giàu nhất ở
Đại Lục, gần đây đã chi hơn 35 triệu USD để mua một…cái chén cổ 500 năm tuổi
họa tiết con gà (được Nicolas Chow, phó chủ tịch sàn đấu giá Sotheby’s châu Á
miêu tả chén thánh).
BẮC KINH ĐANG ĐỐI MẶT VỚI TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CAO:
Một thông kê cho thấy, đã có hơn 65.000 nhà máy
tại Đại Lục đóng cửa từ đầu năm nay và con số này hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu
dừng lại, khi các đơn đặt hàng xuất cảng đang ngày càng bị thu hẹp và cắt giảm.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Lao Động và Bảo hiểm Xã hội TC là
Yin Weimin cho biết, trong hoàn cảnh hiện nay thì vấn đề công ăn việc làm của
giới lao đông là mối lo hàng đầu của chính phủ Bắc Kinh.
Ông Yin cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng vừa
qua, hàng loạt các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của TC đã
phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất. Cũng theo ông Yin thì thị trường việc làm sẽ
còn tiếp tục co lại trong thời gian tới.
VOA đưa tin ngày 04/2/2016, Tỉ lệ thất ngiệp
trong ngành chế tạo gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại các tỉnh Thiểm Tây, Hắc
Long Giang và Hà Bắc là những nơi sản xuất nhiều thép và than đá. Tạp chí Tài
Tân trích dẫn những nguồn tin giấu tên nói rằng, Ủy ban này muốn sản lượng thép
thô giảm 100 đến 150 triệu tấn trong 5 năm tới. Các số liệu cho thấy các nhà
máy thép sản xuất 800 triệu tấn thép thô trong năm 2015, tương đương với 71%
công suất. Tỷ lệ này cho thấy gần 20% công nhân ngành thép có thể bị sa thải.
Ông Jeff Crothall, người phát ngôn của Tổ chức
Lao động ở Hồng Kông có bản tin Lao động TQ nói rằng, nhiều công nhân làm việc
trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất việc. Có một áp lực vô cùng lớn về
thất nghiệp, nhất là trong ngành chế tạo, hầm mỏ và các công nghiệp cũ như sắt,
thép.”
Bà Hà Thanh Liên, một nhà nghiên cứu kinh tế TC,
đang sống lưu vong ở Mỹ cho biết, ngành thép ở TC thu dụng 5,8 triệu công nhân,
trong lúc ngành than đá có 3,3 triệu công nhân. Do đó, bà nói rằng “Sự phá sản của
2 công nghiệp này chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng công nhân bị sa thải hàng
loạt. Thất nghiệp là khó khăn kinh tế lớn nhất của TC.” Và bà dự kiến, các công
ty thép sẽ từ con số 2.460 hiện nay, giảm xuống còn 300 vì giá thép đã tụt mạnh
tới độ chỉ còn 0,14 USD/ 01 pound, còn rẻ hơn giá bắp cải.
Bên cạnh đó, có hơn 1.000 hồ sơ xin việc đã được
nộp cho 01 vị trí tại một cơ quan kế hoạch hóa gia đình ở TC. Cuộc cạnh tranh
nhằm xin được công việc trong các cơ quan nhà nước ở TC luôn diễn ra khốc liệt
hàng năm với các vị trí như nhân viên thuế, cảnh sát đường sắt, nhân viên cơ
quan tuyên truyền…
NHỨC NHỐI VẤN NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI ĐẠI LỤC:
Cơ quan giám sát lao động TQ (CLW) có trụ sở ở
Mỹ đã công bố kết quả điều tra, theo đó nhà máy Shinyang ở Đông Quảng, Quảng
Đông (TC), chuyên sản xuất linh kiện cho hãng Samsung đã sử dụng trái phép lao
động trẻ em. Nhân viên của CLW đã giả làm công nhân làm việc tại nhà máy để
điều tra tình trạng lao động vị thành niên. Sau hơn 3 tháng làm việc, nhân viên
này đã có một báo cáo khá đầy đủ về 6 trường hợp không đủ tuổi lao động tại
đây, trong đó 3 nữ. Các em chỉ 14-15 tuổi vừa học xong cấp II là phải rời bỏ
làng quê để kiếm sống.
Theo hợp đồng ban đầu có thời hạn 3-6 tháng với
tiền công 1,2 USD/ giờ. Thời gian làm việc của các em là từ 20h30 hôm nay đến
5h30 hôm sau. Tuy nhiên, các em bị ép làm thêm 3 giờ mỗi ngày. Nghiêm trọng
hơn, các lao động trẻ em làm việc ở nhà máy Shinyang không được công ty mua bảo
hiểm cũng như không được trả tiền tăng ca.
Một trường hợp đau lòng khác đã xảy ra vào cuối
năm 2013 được phát hiện, đối với cậu bé Shi Zhaokun mới 15 tuổi tại một nhà máy
lắp ráp iPhone của công ty Pegatron Corp ở Thượng Hải khiến dư luận phẫn nộ.
Chỉ sau một tháng làm việc, cậu bé đã chết do viêm phổi vì lao lực, do mỗi
ca làm việc kéo dài liên tục 12 giờ/ ngày (chưa tính tăng ca). Theo cảnh báo
của LHQ, nghèo đói là nguyên nhân chủ yếu đẩy các trẻ em vào thị trường lao
động từ sớm. Tại Đại Lục, nhất là ở khu vực Tây Nam nước này, tình trạng đói
nghèo đã đến mức nghiêm trọng. Nhiều phụ huynh lại chính là người bán con cái
của mình để trang trải nợ nần hoặc cải thiện tình hình tài chính của gia đình.
Một tổ chức lao động tại Hồng Kông cho biết,
tình trạng sử dụng lao động trẻ em tại Đại Lục là một vấn đề lan tràn khắp nước
một cách có hệ thống và ngày càng trầm trọng thêm. Khi vụ tai tiếng sử dụng nô
lệ tại những lò gạch trong tỉnh Sơn Tây của TC bị phát hiện vào tháng 6, công
chúng đã bàng hoàng khi nghe tin những lao động bị bắt buộc phải làm việc trong
những điều kiện phi nhân, đó là trẻ em bị vắt sức lao động tàn nhẫn. Không còn
biết bao nhiêu công xưởng, nhà máy sử dụng lao động trẻ em trên khắp cả nước
này?
DÂN TÀU HOA LỤC ĐANG SỐNG TRONG HOẢNG LOẠN:
Báo chí mạng lưới và blogs trong thời gian gần
đây ở Hoa Lục đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ là khách du
lịch vào Hoa Lục giảm 30% so với những năm trước đây, do “nước Tàu bệnh hoạn vì
những thức ăn bẩn & độc” chính người dân bản xứ còn sợ hàng độc “Made
in China”. Những thức ăn độc & bẩn được liệt kê đại khái như sau:
·
Những thứ thịt bày bán ở
Hoa Lục trông có vẻ tươi ngon, nhưng có thể là thịt chồn, thịt chuột, gà vịt
chết vì bệnh dịch, thịt heo, thịt bò đã bị thối rửa được con buôn phục chế và
tái sinh bằng hóa chất, không biết bao nhiêu tấn thịt loại này đã được tiêu
thụ, trong đó có cả du khách vào Hoa Lục. Tham quan Thượng Hải vào tiệm ăn, sơi
những miếng thịt heo quay Bắc Kinh khen ngon. Nhưng bạn có biết đâu, đó có thể
là thịt của những con heo chết trôi trên sông Hoàng Phố hoặc thịt những con heo
bị bom chất Clenbutérol, một loại steroid cho nhiều thịt ít mỡ.
·
Hiện nay, không còn ai ở
Đại Lục dám ăn thịt heo, thịt bò, gà vịt, cá, các loại hoa quả, trứng sữa…do
chính TQ sản xuất. Báo chí châu Âu, Mỹ, Australia, Đài Loan…cảnh báo việc du
khách Tàu ra sức thu vét sữa trên khắp các cử hàng ở những nước trên, đem về Hoa
Lục bán lẻ là “siêu lợi nhuận”. Sau chuyến du lịch trở về nước, nước Tàu sẽ
tặng các bạn một món quà lưu niệm rất đáng giá: CANCER!
·
Khủng hoảng y tế đang
dẫn đầu thế giới về bệnh lao phổi, bệnh gan (the hepatitis B virus) đã chiếm
1/3 bệnh nầy của thế giới hay 130 triệu bệnh nhân.
·
Con số người Tàu ở chán
sống dưới “CNXH đặc sắc TQ trong thời đại mới” tự tử dẫn đầu thế
giới, mỗi năm có khoảng 300.000 người.
KẾT LUẬN:
Cứ mỗi 5 năm, Đại hội ĐCSTQ lại được tiến hành
trọng thể, với tất cả sự hỗ trợ rầm rộ của bộ máy tuyên tuyền. Chính trong
thành phố tô giới của Pháp trước đây, nơi mà Mao Trạch Đông và các đồng chí của
Mao vào năm 1921 đã họp hội nghị đầu tiên thành lập ra đảng Cộng Sản, để rồi
sau đó lên nắm chính quyền vào năm 1949. Trong bài diễn văn tràng giang đại hải
hôm khai mạc Đại hội 18/10/2017, Tập Cân Bình nhiều lần nhấn mạnh đến sự phục
hưng vĩ đại của Trung Hoa.
Cai Tian, 46 tuổi là một khách tham quan thú
nhận: “Ngày nay chẳng còn mấy ai quan tâm đến nơi này, chỉ có những người già
nhất mới đến thôi. Người dân không “dân tộc chủ nghĩa” lắm đâu, hàng ngày họ
chỉ nghĩ đến việc làm và cuộc sống khó khăn”.
Nhà TQ học Kaiser Kuo - Phụ trách mục Sinica
trên trang Web SupChina.com - nhấn mạnh: “Chủ nghĩa dân tộc là con dao 2 lưỡi
và Bắc Kinh cố ngăn chận,” ông giải thích. “Chắc chắn đa số giới trẻ nhận ra
rằng, sở dĩ TQ thịnh vuợng là nhờ hợp tác với các nước khác trên thế giới, nên
họ không chấp nhận ý thức hệ cứng rắn”.
Thay cho lời kết của bài viết này, theo nhận
định của Bà Margaret Thatcher - cựu Thủ tướng Anh Quốc - đánh giá Tàu Cộng
trong cuốn sách “Statecraft - Strategies for a Changing World”: “TQ
phải còn lâu lắm mới đạt được địa vị cường quốc về mặt “kinh tế” lẫn “xã hội”
và trước sau gì chế độ CSTQ cũng sẽ thất bại như cộng sản đã sụp đổ ở các vùng
khác. Nhật Bản và Ấn Độ là hai cường quốc đứng thế quân bình lực lượng với TQ ở
Châu Á…”. Xin hãy chờ xem!!!
tổng hợp & nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
12/11/2017
__._,_.___
Posted
by: Truc Chi <
No comments:
Post a Comment