Việt Nam






Friday, 19 May 2017

Tổng Thống Ronald Reagan, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Fatima : Đánh bại chủ nghĩa cộng sản vô thần CS



   Kinh nghiêm xưa  .

 Tổng Thống Ronald Reagan, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Fatima :
              Đánh bại chủ nghĩa cộng sản vô thần  CS
  
Vũ Văn An  5/10/2017

Hôm đó là ngày 6 tháng Sáu năm 1987. Tổng Thống Ronald Reagan đang trên đường tới Rôma để hội kiến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Cuộc hội kiến đầu tiên của họ đã diễn ra cách đó 5 năm, ngày 7 tháng Sáu năm 1982, trong đó, hai người chia sẻ với nhau các xác tín chung rằng việc Thiên Chúa cho họ sống thoát các mưu toan ám sát vào một năm trước chắc chắn có một mục đích đặc biệt, đó là đánh bại chủ nghĩa cộng sản vô thần Xô Viết.
Image result for ronald reagan and pope john paul ii

Với Đức Gioan Phaolô II, trải nghiệm gần chết này xẩy ra ngày 13 tháng Năm năm 1981, Ngày Lễ Đức Mẹ Fatima, Đấng mà lời bầu cử được ngài tin chắc đã cứu mạng sống ngài.

Nay, vào ngày 6 tháng Sáu, năm 1987, Tổng Thống Ronald Reagan chắc chắn đã nghe rõ câu truyện trên rồi, qua Frank Shakespeare, đại sứ của ông tại Vatican.

Paul Kengor, giáo sư Khoa Học Chính Trị tại Cao Đẳng Grove City, tác giả cuốn A Pope and a President, vừa xuất bản hồi tháng Tư vừa qua, cho hay chính cựu đại sứ Frank Shakespeare đã xác nhận với ông rằng Đại Sứ đã thuyết trình cho Tổng Thống Reagan về Fatima trong chuyến Ý du của ông này hồi tháng Sáu năm 1987. Lúc đó, Tổng Thống Reagan đang dự hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Bắc Ý. Ông mong bay tới Rôma để hội kiến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người mà ông luôn tìm cách hội kiến bất cứ khi nào có thể. Đại Sứ Shakespeare luôn hiện diện bên Tổng Thống Reagan suốt trong những ngày ở Rôma, diện đối diện, trên máy bay, trong xe hơi.

Ông cho biết: “tôi nói với Tổng Thống Reagan về Fatima trong chuyến đi này, trên máy bay và ở trong xe. Và Tổng Thống lắng nghe một cách rất, rất ư cẩn thận, rất chú ý. Ông hết sức lưu tâm”.

Thực ra, theo Paul Kengor, Reagan từng được nghe về Fatima trước đó, tức ngày 9 tháng Năm năm 1985, lúc ông đọc diễn văn trước quốc hội Bồ Đào Nha.

Người viết bài diễn văn trên cho Tổng Thống Reagan chính là Tony Dolan, một người Công Giáo sùng đạo, có lòng sùng kính đối với Đức Mẹ, đối với Fatima và đối với các lần Đức Mẹ hiện ra. Dolan biết rất rõ về Fatima và cho Kengor hay: Tổng Thống Reagan cũng biết khá rõ: “Ông biết Fatima ra sao. Fatima từ lâu vốn là một phần của phong trào chống cộng sản. Phong trào Fatima là một điều ông đã biết từ lâu. Và ông biết cả khía cạnh huyền nhiệm của nó nữa”.

Nghĩa là Tổng Thống rất kính trọng Mẹ Chúa Giêsu. Hơn nữa, cha Reagan vốn là một người Công Giáo, người anh và chị dâu của ông cũng là những người Công Giáo sùng đạo, ngày nào cũng rước lễ, triệt để chống cộng, dĩ nhiên biết Đức Mẹ Fatima. Ngoài ra, ông còn được vây quanh bởi nhiều nhân viên Công Giáo, những người như Bill Casey và Bill Clark. Người ta còn cho rằng Reagan không xa lạ gì với câu truyện Fatima, vì hồi ông làm chủ tịch Nghiệp Đoàn Tài Tử Hollywood, một cuốn phim lớn về các cuộc hiện ra ở Fatima đã được sản xuất tại đây.

Dù gì, thì chứng cớ công cộng cho thấy hiểu biết của Tổng Thống Reagan về Fatima cũng rất hiển nhiên qua bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Bồ Đào Nha năm 1985. Các dân biểu hôm đó hết sức ngạc nhiên khi họ nghe lời dịch bài diễn văn của ông:

“Những con người nhân bản không phải chỉ là một thành phần nữa của vũ trụ vật chất, không phải chỉ là một mớ nguyên tử. Chúng ta tin vào một chiều kích khác, khía cạnh tâm linh của con người. Chúng ta tìm được nguồn gốc siêu việt cho việc chúng ta đòi quyền tự do nhân bản, chúng ta cho rằng các quyền bất khả nhượng phát xuất từ một nguồn lớn lao hơn chính chúng ta.

“Không người nào đã làm nhiều hơn thế trong việc nhắc nhở thế giới nhớ tới chân lý về phẩm giá con người, cũng như chân lý cho rằng hoà bình và công lý bắt đầu từ mỗi người chúng ta, hơn là con người đặc biệt đã tới Bồ Đào Nha cách nay mấy năm sau cuộc mưu toan khủng khiếp nhằm ám sát ngài. Ngài tới đây, tới Fatima, địa điểm có đền thánh vĩ đại của qúy vị, để làm trọn lòng sùng kính đặc biệt của ngài đối với Đức Maria, để khẩn xin ơn tha thứ và lòng cảm thương giữa con người với nhau, để cầu xin cho hòa bình và việc nhìn nhận nhân phẩm khắp thế giới.

Image result for ronald reagan and pope john paul ii

“  Khi tôi gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II một năm trước đây ở Alaska, tôi đã cám ơn ngài vì đời sống và việc tông đồ của ngài. Và tôi dám góp ý với ngài rằng gương sáng của những người như ngài và việc cầu nguyện của những người đơn sơ khắp nơi, đơn sơ như các trẻ em Fatima, có nhiều sức mạnh hơn mọi đạo quân và các chính khách vĩ đại của thế giới ”.

Khi nghe chữ “Fatima” từ chính miệng Tổng Thống Reagan, cả quốc Hội Bồ Đào Nha đã vỗ tay vang dội. Họ không ngờ một vị quốc trưởng Thệ Phản, trong một bài diễn văn chính thức, lại đã nhắc tới địa danh thánh thiêng của họ.

Dolan cho biết chính ông đã lồng địa danh ấy vào bài diễn văn và Tổng Thống Reagan rất đắc ý. Tuy nhiên, truyền thông chính giới Hoa Kỳ không ai lưu ý. Kengor cho rằng có thể vì trong chuyến Âu Du 10 ngày này, vụ Bitburg kéo chú ý của họ nhiều hơn.

Thực vậy, tại Tây Đức, Tổng Thống Reagan đã tới thăm và đặt vòng hoa tại nghĩa trang Bitburg, nơi an táng 2,000 binh sĩ Đức, trong đó có 49 SS của Quốc Xã. Việc này bị dư luận tại Đức và quốc nội Hoa Kỳ phản đối dữ dội, khiến ông sau đó phải hối tiếc vì đã “mở lại các vết thương cũ”, dù ông có thiện chí muốn nối “quá khứ với hiện tại”, các kẻ thù cũ nay thành bằng hữu. Nhân viên Tòa Bạch Ốc phải thừa nhận đây là “sự thất bại lớn nhất của nhiệm kỳ tổng thống của Ông Reagan”.

Như ta đã thấy, nhờ cả Tổng Thống Reagan lẫn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng lưu ý tới Fatima, nơi Đức Mẹ nói tới thảm họa Cộng Sản đầu tiên, hai người đã cùng nhau noi gương Đức Mẹ đạp dập đầu con rắn đỏ và đã thành công.




On Thursday, May 18, 2017 7:11 PM, "Truong Vu [PhungSuXaHoi]" <> wrote:

 

Đau lòng là phải vì ngài không tích cực hô hào vận động mọi sự kết hợp của HĐGMVN, của mọi Địa Phận trong nước cũng như không vận động người Việt ở Hải Ngoại. Người Việt ở HN dù chỉ là những cử tri đi bỏ phiếu nhưng cũng có những tiếng nói dẫu cho là nhỏ khi vận động với những dân cử ở Mỹ dẫu sao vẫn hơn là không có.

  VHT


On Thursday, May 18, 2017 8:51 AM, Dai Nguyen  wrote:

GM. Nguyễn Thái Hợp: Một chuyến đi đau lòng!
Khánh An / VOA5/17/2017

GM. Nguyễn Thái Hợp: Một chuyến đi đau lòng !

Đang trong chuyến đi vận động quốc tế ở châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolo Nguyễn Thái Hợp nói với VOA rằng ông đau lòng khi phải thực hiện một chuyến đi mà lẽ ra là của những người cầm quyền.

“Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền”.

Từ chối giúp đỡ của quốc tế

Trong chuyến đi kéo dài hai tuần tới Na Uy, Đức, Bỉ và Thụy Sĩ, phái đoàn của Giáo phận Vinh đã có những cuộc tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, một số Bộ Ngoại giao, các tổ chức thuộc Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức xã hội dân sự.

Chia sẻ với VOA về kết quả chuyến đi, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói các cuộc tiếp xúc với các tổ chức quốc tế càng khiến ông thêm đau lòng.

“Buồn vì cách xử sự của những người cầm quyền, của những người đại diện của dân. Chẳng hạn, một điều cụ thể mà chúng tôi nhận thấy, khi ở Việt Nam tôi cũng đã nghe, là một số nước muốn đến để giúp đỡ cho Việt Nam, giúp cho Việt Nam có thể nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của thảm họa và nhất là xử lý thiên nhiên đã bị thảm họa đó bằng những phương pháp khoa học, kỹ thuật hiện đại để trả lại vùng biển miền Trung, và cho người dân biết thảm họa đến bao nhiêu, thảm họa kéo dài bao nhiêu, bao giờ có thể ăn cá được, bao giờ có thể đi ra biển được v.v.. Không những nhà nước đã từ chối một số nước, mà ngay cả cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng đã có những đề nghị đó mà không hiểu tại sao những người đại diện của dân cũng từ chối đề nghị của cơ quan Liên Hiệp Quốc. Điều đó khiến tôi cảm thấy đau lòng”.

Mị dân và vô trách nhiệm

Hơn một năm sau khi xảy ra thảm họa môi trường lịch sử, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói những câu hỏi rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại… vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.

“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Chẳng hạn có những quan chức, khi thảm họa xảy ra ít lâu, đã xuống biển tắm để nói với dân rằng ‘Tắm đi!’. Có những người trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu”.

Phái đoàn của Giáo phận Vinh trong chuyến đi vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa.

Phái đoàn của Giáo phận Vinh trong chuyến đi vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa.

Những “cuộc xung đột đau lòng”

Kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường ở vùng biển miền Trung hồi tháng 4/2016, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại địa phương và trên khắp các tỉnh thành đòi chính quyền và Formosa phải minh bạch thông tin về thảm họa và bồi thường xứng đáng cho người dân.

Mặc dù phía chính quyền nói đã phân phối số tiền đền bù 500 triệu đôla của Formosa tới các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền. Gần đây, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An.

“Nguyên nhân sâu xa vẫn là chưa đền bù xứng đáng. Có những người lẽ ra phải được đền bù xứng đáng thì vẫn chưa được vào danh sách [đền bù]. Có những người không liên quan gì đến thảm họa môi trường, không phải là nạn nhân thì đã được đền bù. Tại sao vậy? Phải chăng vì tham nhũng, vì lợi ích nhóm?”, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đặt câu hỏi.

Tỉnh Nghệ An vốn không được chính quyền xếp vào danh sách bồi thường của thảm họa Formosa, nhưng nhiều người dân địa phương nói họ đã mất nguồn sinh kế, lâm vào cảnh nợ nần vì ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết ông đã hai lần làm việc với chính quyền tỉnh Nghệ An và được chính quyền tỉnh cho biết đã đề đạt ra trung ương để đưa một số khu vực ở Nghệ An vào danh sách nạn nhân cần được bồi thường. Tuy nhiên cho tới nay, ông vẫn chưa nhận được câu trả lời cho vấn đề này. Theo ông, chính sự phẫn uất của người dân đã dẫn đến những "cuộc xung đột đau lòng" giữa người dân và chính quyền.

“Chuyện này đáng lẽ giải quyết một cách êm thắm giữa người dân và chính quyền, mà cuối cùng không được giải quyết, đưa đến những cuộc xung đột. Những cuộc xung đột đó thật sự rất đau lòng. Càng đau lòng hơn khi người dân bị đánh đập trong khi họ là những nạn nhân cần được đền bù xứng đáng”.

Người dẫn đầu phái đoàn của Giáo phận Vinh cho biết chuyến đi vận động lần này là một chuyến đi “tiếp cận”, giúp cho các thành viên biết cách nghiên cứu, sắp xếp và đề đạt các thỉnh nguyện của người dân một cách cụ thể hơn để gửi tới nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác nhau, với mong muốn giúp cho các nạn nhân của Formosa sớm tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của họ và được đền bù thỏa đáng.

Tính đến sáng 18/5, thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa trên trang www.thamhoaformosa.com đã có trên 195.000 người ký tên.

Giáo phận Vinh có quyết định thành lập Ban Hỗ trợ các nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung vào tháng 9/2016, 5 tháng sau khi bắt đầu xảy ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt, khiến đời sống kinh tế trong khu vực gần như tê liệt.





__._,_.___

Posted by: nguyen lan <

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List