Việt Nam






Saturday, 16 July 2016

Biển Đông : EU bất đồng nội bộ vì phán quyết của tòa

 

Biển Đông : EU bất đồng nội bộ vì phán quyết của tòa

media
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) và tổng thống Croatia, Kolinda Grabar-Kitarovic, trong phiên khai mạc thượng đỉnh ASEM, tại Mông Cổ, ngày 15/07/2016.REUTERS/Damir Sagolj

Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ trước thất bại của Trung Quốc trong vụ kiện về Biển Đông. 28 thành viên không thể cùng đồng tình với phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực : một số nước được Trung Quốc hậu thuẫn, trong khi đó một số nước khác cũng có tranh chấp lãnh hải tương tự như tại Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters, bất chấp áp lực của Hoa Kỳ muốn Liên Hiệp Châu Âu bày tỏ ủng hộ về vấn đề này, cho đến nay, toàn khối vẫn không thể đạt được đồng thuận về một bản tuyên bố chung, để mặc các nhà ngoại giao tự xoay sở với những từ ngữ có thể chấp nhận được cho cả 28 thành viên.

Liên Hiệp Châu Âu cho biết không đưa ra quan điểm về vụ tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila, với phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye vào ngày 12/07/2016 về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền kinh tế của Philippines.

Tuy nhiên, Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo và bãi cạn tại Biển Đông, nơi trung chuyển đến 5 000 tỷ đô la thương mại mỗi năm. Bruxelles tuyên bố luật pháp quốc tế phải được tôn trọng tại đây.

Chính vụ tranh chấp hàng hải tương tự giữa Slovenia và Croatia, hai thành viên của Liên Hiệp, đã cản trở Bruxelles có phản ứng chung. Croatia đã rút khỏi một phiên trọng tài vào năm 2015 cũng tại Tòa La Haye vừa ra phán quyết về tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Croatia muốn không đề cập đến UNCLOS trong bản tuyên bố, để các chính phủ khác thất vọng, cũng như các quan chức cao cấp của Liên Hiệp có mặt tại hội nghị ASEM diễn ra tại Mông Cổ vào ngày 15/07/2016.
Một quan chức ngoại giao ẩn danh nói với Reuters rằng « Chúng tôi có thể ra tuyên bố rằng bản phán quyết của Tòa Án Quốc Tế cần được tôn trọng » song các cuộc thảo luận về chủ đề này vẫn đang được tiến hành.

Nhiều nhà ngoại giao cho biết, thêm vào những khó khăn trên, các nước Đông Âu như Hungary đã được Trung Quốc vận động hành lang trong những tháng gần đây. Bắc Kinh đã cung cấp nhiều hợp đồng béo bở và các dự án đầu tư, đổi lại Hungary ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về nhiều điểm, từ Biển Đông đến các tranh chấp thương mại với Bruxelles. Trong khi đó, Anh và Pháp là hai nước kêu gọi Trung Quốc không leo thang căng thẳng trong khu vực Biển Đông.

Theo nhiều nhà phân tích, chính những chia rẽ như vậy đã khiến Liên Hiệp Châu Âu tỏ ra im lặng về vấn đề trật tự hàng hải quốc tế và có thể là nguyên nhân làm suy yếu vị thế của khối.

Trong khi chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã công khai đề cập đến phán quyết của Tòa tại Bắc Kinh thì ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu, bà Federica Mogherini, lại tỏ ra cẩn thận khi nói khối 28 nước không đưa ra lập trường về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mặc dù bà kêu gọi tất cả các nước tôn trọng UNCLOS. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker lại tập trung bình luận về củng cố các mối quan hệ đầu tư và tìm giải pháp cho vấn đề sản xuất dư thừa thép.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

My Blog List