Việt Nam






Friday 16 August 2019

Mékong : Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn.


Subject: Mékong:  Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn.

                           Mékong : Mối nguy từ các đập thủy điện ở thượng nguồn.




                                                                     Các đập thủy điện ở thượng nguồn gây nhiều tác động tới các loài cá trên sông Mékong.


       Trải dài hơn 4.800 km, sông Mékong có hệ đa dạng sinh thái nước ngọt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau hệ sinh thái Amazone, với 1.300 loài cá.
       Tại Đông Nam Á, có 70 triệu người, thuộc hơn 100 nhóm sắc tộc sống ở lưu vực sông Mékong, trong đó có 85% kiếm sống trực tiếp từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của sông Mékong. Nói cách khác, sông Mékong giữ vai trò sống còn đối với 60 triệu người trong khu vực.
       Tuy nhiên, hiện giờ, tương lai của hạ nguồn sông Mékong, đoạn chảy qua các nước Đông Nam Á như:  Lào, Thái Lan, Cam Bốt, và Việt Nam, đang nằm trong tay các nhà Lãnh đạo TC. Hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2019 trích dẫn Chuyên gia Premrudee Deoruong của Tổ chức bảo vệ môi trường Laos Dam Investment Monitor tại Lào, theo đó « hiện giờ, TC kiểm soát hoàn toàn dòng sông » và « từ nay, có một mối lo ngại là dòng sông sẽ bị các nhà khai thác đập thủy điện kiểm soát ».


                                                                                                Mực nước sông Mêkông thấp kỷ lục tại Thái Lan:


       Hiện giờ đang là giữa mùa mưa tại Thái Lan, nhưng mực nước sông Mékong đoạn chảy qua Thái Lan lại ở mức thấp chưa từng có tính từ một thế kỷ qua. Tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, mực nước sông Mékong xuống chỉ còn 1.5m, mức thấp nhất trong suốt 100 năm qua, so với mực nước 12m cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 8m hàng năm. Còn ở Nong Khai, mực nước này là 80cm, so với mức 1,5 m của năm 2018.
       Một ngư dân làng chài gần 60 năm qua trên sông Mékong cho Reuters biết là những gì ông chứng kiến năm nay chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ. Các ngư dân giờ đây chỉ đánh được cá nhỏ, bởi vì mực nước xuống thấp như vậy thì không thể có cá to.
       Theo Cơ quan quốc gia về nguồn tài nguyên nước, mực nước ở 18 hồ chứa nước cung cấp cho các cánh đồng lúa nước ở miền Trung và miền Đông Thái Lan chỉ đạt 30%, không bảo đảm đủ lượng nước cho hoạt động trồng lúa nước. Trong khi cách nay một năm, vào tháng 08/2018, 11 trong số những hồ nước trên đã tích đầy nước.
       Đúng là mực nước sông Mékong và các hồ chứa nước xuống thấp như vậy là do mưa ít, hạn hán nghiêm trọng nhất trong suốt thập kỷ gần đây. Theo Trạm thủy văn tỉnh Nakhon Phanom, lượng nước mưa trung bình năm 2019 chỉ đạt 90mm/m3 so với mức 300mm/m3 hồi năm 2018.
       Tuy nhiên, các nhà Nghiên cứu Khoa học và  dân trong vùng lo ngại là đợt hạn hán này đặc biệt nghiêm trọng hơn, do các đập thủy điện ở thượng nguồn tạo ra những biến đổi lớn không thể đảo ngược trên dòng sông vốn là nguồn cung cấp nước cho một trong những khu vực trồng lúa nước lớn nhất Đông Nam Á.


                                                                                                Mối nguy từ các đập thủy điện TC và Lào:


       Hiện tại, trên sông Lan Thương (đoạn Mékong chảy qua TC), TC đã có 11 đập thủy điện, với tổng sản lượng điện 21.300 megawatt. Không chỉ có vậy, TC còn đang lên kế hoạch xây thêm 8 đập ở lưu vực sông, cả ở dòng chính và trên các nhánh phụ. Trung tâm Stimson, trụ sở tại Washington, ước tính những đập này có thể tạo thêm 6.000 megawatt điện cho TC.
       Các đập thủy điện tại Lào nhiều, nhưng có quy mô nhỏ hơn so với TC: 64 đập hiện mang lại sản lượng chưa tới 6.000 megawatt điện, nhưng 63 đập khác đang được xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng. Với tham vọng trở thành nguồn cung cấp năng lượng tại châu Á, Lào còn đề xuất xây thêm hơn 300 đập. Kế hoạch này có thể khiến sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện của Lào trên sông Mékong vượt TC.
       Hồi đầu tháng 07, cơ quan khai thác đập thủy điện Cảnh Hồng của TC thông báo giảm xả ½ lượng nước để phục vụ công tác bảo trì trên đoạn sông Mékong trên lãnh thổ TC.

Một nguyên nhân khác là đập thủy điện Xayabury, do một công ty Thái Lan xây dựng tại Lào để cấp điện cho Thái Lan, đã bắt đầu được thử nghiệm từ ngày 15/07.
       Vì thiếu nước tưới, chính quyền Thái Lan đã phải yêu cầu nông dân ngưng trồng thêm lúa. Bộ Ngoại Giao Thái Lan cho Reuters biết họ đã mời Đại sứ TC tại Thái Lan đến thảo luận về các biện pháp giải quyết khủng hoảng nước trên sông Mékong do biến đổi khí hậu và hạn hán. Thái Lan cũng đã kêu gọi Lào mở đập Xayaburi xả nước xuống hạ lưu sông Mékong. Bộ Ngoại Giao Thái Lan sau đó thông báo TC và Lào đã xả nước từ các đập thủy điện, và mực nước sông Mékong tại tỉnh Nakhon Phanom đã dâng lên.
       Tuy nhiên, trước đó Đại sứ quán TC không hồi đáp đề nghị bình luận về tình trạng hạn hán. Còn các Chuyên gia Môi trường cho rằng: Tình trạng thiếu nước bất thường như vậy là dấu hiệu đáng ngại cho tương lai của sông Mékong, và hệ động thực vật gắn với dòng sông này.
       Trang mạng của cộng đồng người Pháp và người nói tiếng Pháp Le petit journal tại Thái Lan hôm nay cho biết: Các nhà Đấu tranh vì môi trường sinh thái hôm thứ Sáu 26/07 đã đệ đơn kiến nghị lên Tòa hành chính tối cao đề nghị chính phủ Thái Lan đình chỉ các dự án mua điện được sản xuất từ đập thủy điện Xayabury tại Lào. Theo dự kiến, đập này sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2019 với sản lượng điện 1.220 megawatt.


                                                                                                                     Nỗi lo của ngư dân:


       Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF cảnh báo khả năng di cư của các loài cá bị xáo trộn, vì các đập thủy điện tác động lên chu kỳ tự nhiên của dòng chảy. Vì thế, WWF kêu gọi hoãn khai thác đập Xayabury cho đến khi có kết quả nghiên cứu mới về tác động của đập này.
       Pianporn Deetes Giám đốc chiến dịch tại Thái Lan của Tổ chức Sông Ngòi Quốc Tế International Rivers than phiền là người ta chỉ quan tâm đến việc khai thác sông Mékong vì mục đích làm thủy điện, còn cuộc sống và quyền lợi của những người khác sống phụ thuộc vào sông Mékong đã bị gạt ra ngoài lề.

       Theo Chuyên gia này, chính tuyên bố của TC là các đập thủy điện có thể giúp điều chỉnh mực nước sông Mékong ở hạ nguồn theo hướng cung cấp thêm nước trong mùa khô, và đến mùa mưa thì giữ nước lại, đã gây lo ngại về việc con người đang can thiệp vào chu kỳ tự nhiên của sông Mékong. Việc cố gắng tác động vào dòng chảy của sông qua việc xả nước đập thủy điện có thể tạo ra những thay đổi khó lường.
       Hồi tháng 05/2019, Tạp chí Khoa học Nature trích dẫn kết quả một công trình nghiên cứu của thế giới về tác hại của thủy điện đối với sông ngòi, theo đó tình trạng trên sông Mékong là đặc biệt nghiêm trọng. Giáo sư Bernhard Lehner, thuộc Đại học Canada McGill, cho AFP biết là tính trung bình, ngư dân hàng năm đánh bắt được hơn 1 triệu tấn cá nước ngọt từ sông Mékong, nhưng hiện giờ có quá nhiều đập thủy điện dự kiến được xây dựng, và điều này sẽ rất có thể tác động tiêu cực tới sự sinh sôi phát triển của rất nhiều loài cá.
       Hiện nay, ở hạ nguồn sông Mékong, do không còn nhiều cá to, nhiều ngư dân đã buộc phải dùng những loại lưới có mắt lưới nhỏ hơn để đánh bắt cá nhỏ. Dù không còn thu được nhiều cá như trước đây, nhưng các ngư dân không còn lựa chọn nào khác, vì họ không có nghề nào khác, và cũng không có đất để trồng trọt. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào dòng sông. Mà dòng chảy tự nhiên của sông Mékong thì nay đang bị tác động ngay chính từ thượng nguồn, đặc biệt là các đập thủy điện khổng lồ của TC.

              Thùy Dương (RFI).  ./. 








__._,_.___

Posted by: van tran 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List