Việt Nam






Thursday 23 August 2018

Thảm họa Formosa vẫn chưa được giải quyết


Thảm họa Formosa vẫn chưa được giải quyết

Phúc Linh

Ông Lê Đình Lượng, một cựu chiến binh tham gia chiến tranh biên giới phía bắc năm 1983, là chú họ của nhà hoạt động Lê Quốc Quân, một trong những luật sư nhân quyền và nhà đấu tranh dân chủ từng bị giam cầm trong nước.

Bà Nguyễn Thị Qúy, vợ của ông Lê Đình Lượng nói với VOA ông Lượng đã bị bắt một cách bất ngờ, gần như là bị bắt cóc vào ngày 24/7/2017 khi ông đang đi xe máy trên đường về sau khi thăm gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ở giáo xứ Yên Hoà, tỉnh Nghệ An.

Ông Lượng, 53 tuổi, bị bắt vào năm ngoái vì đã kêu gọi mọi người biểu tình chống công ty thép Formosa của Đài Loan. Ông bị buộc tội
“ Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ” và bị tuyên án 20 năm tù  vào ngày 16/8/2018 tại phiên toà sơ thẩm tỉnh Nghệ An.

20 năm tù là mức án cao nhất trong mức hình phạt tù qui định tại điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 :  Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

Lý do ông Lê Đình Lương và người dân các tỉnh miền Trung Việt Nam vẫn tiếp tục biểu tình chống đối hoạt động của công ty Formosa là vì hậu quả của thảm họa này chưa được giải quyết đến nơi đến chốn, được giải thích dưới dây bằng hai nguồn tin 
“ Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa “ của VNExpress  và  “ Đài BBC phỏng vấn nhà xã hội học Phó Giáo Sư Tiến sĩ Paul Jobin  nghiên cứu thảm họa Formosa ở Việt Nam sau hai năm xảy ra sự việc “.

Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa

Theo tin từ VNExpress :  Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25 tháng 4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng trị 30 tấn, đến ngày 29 tháng 4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ.

Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển.

VNExpress dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quốc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.

Ngày 30 tháng 6 năm 2016, Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép. Nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này. Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân

  Đài BBC phỏng vấn nhà xã hội học Phó Giáo Sư Tiến sĩ Paul Jobin
            nghiên cứu thảm họa Formosa ở Việt Nam sau hai năm

Một nhà nghiên cứu độc người Pháp từ Viện Xã hội học, Academia Sinica, Đài Loan, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về kết quả khảo sát về hậu thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung Việt Nam sau hai năm.

Hạ tuần tháng Ba 2018, tại Đại học Paris 7 – Diderot của Pháp đã diễn ra một tọa đàm khoa học với diễn giả chính là nhà xã hội học, PGS. TS. Paul Jobin, trình bày công trình nghiên cứu độc lập của ông sau một điều tra ngắn ở một số địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường cho đề tài mà ông theo đuổi là vụ thảm họa Formosa ở VN qua hai năm.

Dưới đây là nội dung chính cuộc trao đổi được thực hiện hôm 30/3/2018 giữa BBC Tiếng Việt và PGS. TS. Paul Jobin, ngay sau buổi tọa đàm :

Chúng tôi chỉ xin trích đăng một phần của bài phỏng vấn.

                    Formosa đã xong trách nhiệm ?

BBC Tiếng Việt: Ông có suy nghĩ gì về khía cạnh chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp Formosa Hà Tĩnh ở Việt Nam qua nghiên cứu này ?

PGS. TS. Paul Jobin: Tới nay, chính quyền Việt Nam nói là Formosa đã chi trả 500 triệu đô-la tiền đền bù, một điều có vẻ như là một khoản tiền lớn. Nhưng trong khảo sát của tôi, nhiều người chưa nhận được đền bù gì cả, và với những người nhận được thì cho là khoản đền bù chẳng có nghĩa lý gì cả, khiến cho tôi phải đặt ra câu hỏi có phải Formosa đã thực sự trả đền bù 500 triệu đô-la qua chính phủ Việt Nam hay chưa ?

Tôi muốn nói là liệu chúng ta đã có bằng chứng gì hay chưa về giao dịch trả tiền này ? Chúng ta có bằng chứng hóa đơn giao dịch Formosa trả tiền này chưa ? Quý vị nhìn thấy chưa ? Tôi thì chưa nhìn thấy.

Formosa Plastic nói vì họ đã trả một khoản tiền đền bù nào đó, họ đã hoàn tất việc chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ là trách nhiệm của họ phải vượt quá rất nhiều số tiền này, nếu hải sản, cá vẫn còn nhiễm độc, tôi nghĩ rằng những thiệt hại kinh tế của Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều số tiền 500 triệu đô-la này. Tôi không phải là một luật sư để nói về các khía cạnh pháp lý, nhưng nếu quý vị hỏi tôi về khía cạnh đạo đức và từ quan điểm này, tôi có thể nói là về mặt đạo đức mà nói, Formosa vẫn còn phải chịu trách nhiệm rất nhiều nữa vì gây ra thảm họa này.

BBC Tiếng Việt: Về phía chính quyền Việt Nam, ông suy bình luận thế nào về cách mà họ phản ứng, ứng phó, rồi xử lý, giải quyết vụ thảm họa này ?

PGS. TS. Paul Jobin: Rất là tồi trong những tuần lễ đầu tiên xảy ra thảm họa vào đầu tháng 4/2016, nhưng sau đó rất tốt khi họ bắt đầu khảo sát.

Đối với tôi, lúc đầu chính quyền chỉ chối bỏ những gì xảy ra, họ cố gắng bảo vệ Formosa, nói rằng không phải quan ngại gì, mọi người không có lý do gì phải sợ, chúng tôi hiểu đây là những phản ứng rất ‘ngu dại’ vì chúng tôi đã nghiên cứu và hiểu ở các vụ thảm họa khác như Fukushima, Minimata ở Nhật hay Formosa Plastic ở Đài Loan, nhưng sau đó họ làm được điều rất tốt khi họ đã tiến hành các khảo sát khoa học, như mời các nhà khoa học từ nước ngoài, huy động các nhà khoa học ở Việt Nam.

Tuy tôi chưa nhìn thấy việc Formosa chi trả tiền bồi thường cho chính phủ Việt Nam, nhưng ít nhất điểm tốt là các động thái đó buộc doanh nghiệp Formosa ở Việt Nam phải thừa nhận sai phạm và công ty này phải chịu trách nhiệm. Bước đi đó là rất hay, nhưng sau đó mọi việc lại trở lại kém đi, tôi muốn nói là tới nay, chúng ta chưa nhìn thấy công khai các kết quả khảo sát, nghiên cứu khoa học từ tháng Năm, tháng Sáu năm 2016, chúng ta không biết thực sự liệu Formosa Plastic có thực sự trả số tiền 500 triệu đô-la, hay đây chỉ là sự ‘dàn xếp’?

Và cuối cùng, điều tệ nhất là giai đoạn hai, về yêu cầu của người dân bị ảnh hưởng ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An, người dân bắt đầu biểu tình, phản đối để đòi hỏi đền bù thiệt hại thực sự để họ có thể lo toan những nhu cầu cấp thiết của đời sống của họ, thì đã có sự đàn áp ‘rất dã man’ với nhiều người biểu tình.

Tôi đã gặp một người đàn ông ngoài 50 tuổi, ông đi biểu tình và bị đánh trọng thương vào đầu và bây giờ không thể làm việc được, ông ấy là người kiếm ăn nuôi cả nhà, bây giờ ông không thể làm được bất cứ việc gì để giúp gia đình. Đó là điều tồi tệ nhất mà chính quyền đã làm và để xảy ra, đáp lại yêu cầu hỗ trợ nhu cầu tối thiểu của các nạn nhân thảm họa.

Kính thưa qúy vị,

Tường thuật và nhận xét về hành vi của những người tham gia biểu tình, báo Nghệ An, cơ quan ngôn luận của Đảng tại tỉnh Nghệ An đã chứng kiến những gì xảy ra tại hiện trường cuộc biểu tình có ông Trần Đình Lượng tham gia đã
không buộc tội ông và những người tham gia biểu tình“ Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “ hoặc “ Hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân “  mà hành vi biểu tình tự phát đó của nhân dân chỉ là  hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường môi sinh tại tỉnh Nghệ An do nhà máy Formosa gây ra và không được Đảng và chính quyền nhân dân giải quyết thỏa đáng .

Báo Nghệ An bình luận :  “ lợi dụng cái gọi là  bảo vệ môi trường , Lê Đình Lượng cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác đã kích động  tuần hành,  biểu tình phản đối Formosa gây mất an ninh, trật tự,  ách tắc giao thông  trên một số tuyến đường trọng điểm; cung cấp kinh phí, phương tiện cho một số đối tượng phản động, chống đối phục vụ tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự tại Hà Tĩnh, Quảng Bình…”

Một thực tế không thể chối cãi là bất cứ cuộc biểu tình nào cũng đều gây trở ngại, ách tắc cho giao thông, mất an ninh trật tự đường phố.

Ngay cả những cuộc biểu tình do Đảng và nhà nước tổ chức để đón mùng các lãnh đạo nhà nước trong hệ thống XHCN, chẳng hạn đón mừng Tập Cận Bình của Trung quốc… còn gây trở ngại cho trật tự giao thông trên nhiều đường phố hơn là những cuộc biểu tình tự phát của nhân dân. Tại sao ?

Bởi vì nhà cầm quyền CSVN đã cho Công an ngăn chặn các đường phố không cho xe cộ lưu thông dẫn đến hậu quả là các xe cộ thường di chuyển trên các tuyến đường phố đó sẽ phải tìm đường khác để di chuyển, thậm chí lái xe chạy lên cả lòng lề đường gây trở ngại giao thông và mất an ninh trật tự. 

Ngay tại khu vực Công an ngăn chận xe cộ lưu thông, người biểu tình do nhà nước tổ chức đứng trên lòng lề đường để đón mùng quan khách cũng đã lấn chiếm lòng lề đường gây mất an ninh trật tự tại khu vực đó.

Sách giáo khoa của trường đại học luật khoa Hà Nội giải thích
hành vi nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền được thể hiện bằng hai hình thức :

1/  Hành vi thành lập tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân : chẳng hạn tuyên truyền người khác nhằm lôi kéo họ tham gia vào tổ chức, viết cương lĩnh,  điều lệ của tổ chức, lập kế hạoch hành động của tổ chức

2/ Hành vi tham gia tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân : Người phạm tội biết rõ được mục đích hoạt động của tổ chức là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn tự nguyện tham gia vào tổ chức đó

Câu hỏi là ông Lê Đình Lượng  đã có hành vi nào để bị khép vào tội được gọi là 
" thành lập tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân " không ?   Căn cứ vào tài liệu luật pháp, khi Tòa án kết tội ông Lê Đình Lượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã không chứng minh được tổ chức có mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đó tên là gì ?  Có cương lĩnh, điều lệ của tổ chức đó không ?

Câu hỏi là ông Lê Đình Lượng đã có hành vi nào được gọi là " Lật đổ chính quyền nhân dân " và bằng cách thức nào ?  Phương tiện nào ?

Mọi người đều hiểu rằng muốn lật đổ được một chính quyền thì bước sơ khởi phải có một tổ chức, có cương lĩnh, có điều lệ và tiếp theo là phải dùng sức mạnh chính trị, quân sự…nhằm mục đích lật đổ chính quyền. Khi Tòa án kết tội ông Lê Đình Lượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã không chứng minh được cá nhân ông đã có hành vi nào gọi là lật đổ chính quyền nhân dân và bằng phương cách nào ?

Hiện nay, ở Việt Nam, vì không có luật biểu tình nên báo chí không dùng từ " biểu tình " mà thường dùng nhóm từ ngữ " Tập trung đông người để khiếu kiện “ hoặc  "Tụ tập gây rối trật tự trị an “.

Lợi dụng việc không có luật về biểu tình, Đảng và nhà nước CSVN đã trừng phạt những người biểu tình dưới nhiều tội danh khác nhau, nhẹ nhất là  “ Tội gây rối trật tự công cộng “ và nặng nhất là tội “ Xâm phạm an ninh quốc gia “.

Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 và 2013 đều quy định công dân Việt Nam có quyền biểu tình nhưng cho đến nay, không có bộ luật nào qui định về tội biểu tình,  dù sao đi nữa, các lãnh đạo Đảng và cán bộ Nhà nước, cũng như mọi người dân không thể chối bỏ một sự thật, đó là  nhân dân vẫn có quyền được biểu tình và quyền này được qui định rõ ràng trong hiến pháp từ năm 1959 cho đến nay, nói cách khác,
” biểu tình là quyền hiến định “.

Mặc dù chưa có luật về biểu tình, không có nghĩa là người dân không có quyền biểu tình mà người người dân vẫn được quyền biểu tình vì Hiến pháp là luật cao nhất của quốc gia vẫn còn qui định người dân có quyền biểu tình, nghĩa là
Đảng và Nhà nước CSVN phải tôn trọng và không được quyền tước đoạt quyền biểu tình của nhân dân.

Như báo Nghệ An nhận định hoạt động của ông Lương và những người biểu tình chỉ là hoạt động gây rối trật tự công cộng.

Tội gây rối trật tự công cộng chỉ bị xét xử tại Tòa vi cảnh dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trước ngày 30/4/1975.

Tội gây rối trật tự công cộng của CSVN  chỉ là hình phạt vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn giao thông do C8ng an chịu trách nhiệm, chỉ là lỗi gây cản trở, ách tắc giao thông dưới 2 tiếng đồng hồ.

Tội gây rối trật tự công cộng được qui định tại điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau :   Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phúc Linh
__._,_.___

Posted by: vuthach nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List