----- Forwarded
Message -----
From: Hội Phụ Nữ Tự Do .
<
Phúc có dấu hiệu thất sủng.?
Dường như bắt đầu có sự xa cách giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn
Xuân Phúc, sự xa cách này hẳn xuất phát từ phía Nguyễn Phú Trọng tạo nên. Trọng
đang khẳng định lại đẳng cấp của mình ở thế môtn vị vua và các đồng chí của
mình là ở thế quan lại, bầy tôi. Nhưng ngoài sự xa cách đầy vẻ bề trên ấy, còn
có những nguyên nhân khác khiến Trọng cảnh giác với Nguyễn Xuân Phúc.
Vào những ngày cuối năm 2016 đã có những lời nhắc nhở trong
trung ương về việc đến cuối năm 2017 Nguyễn Phú Trọng nên về để nhường ghế tổng
bí thư cho người khác thay thế. Người khác ở đây có thể là Trần Đại Quang, Đinh
Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc
Xuân Phúc đã tận dụng lợi thế thủ tướng để đi các địa phương gọi
là xúc tiến đầu tư, thực chất là vận động đoàn các tỉnh bỏ phiếu cho mình làm
tổng bí thư, Phúc còn trắng trợn nói sắp tới Cụ sẽ kỷ luật Trần Đại Quang và
dặn các địa phương bỏ phiếu cho mình làm tổng bí thư, Phúc sẽ thế này, thế nọ
trả công.
Phải nói giấc mơ làm tổng bí thư của Nguyễn Xuân Phúc không phải
không có cơ sở, lúc ấy Trọng muốn giữ mình để đánh trộm Quang, đã để mặc Phúc
đi lại mơ mộng làm tổng bí thư và cũng kệ cho Phúc huy động tay chân đánh
Quang. Kế hiểm của Trọng là để Phúc quấy rối thu hút sự chú ý của Quang, còn
phần mình Trọng ra quân nửa vời để Quang nghĩ Trọng sẽ không mạnh tay, rình sơ
hở sẽ ra đòn quyết định.
Quang dính đòn của Trọng lẫn của Phúc. Về phía Trọng thì Quang
nghĩ ông giáo làng ấy không cạn tàu ráo máng, xuống tay kiểu đoạn tình, tuyệt
nghĩa tận diệt mình. Đã thế khi bị Phúc đánh nhiều lần, Quang nhịn bỏ qua nghĩ
rằng cụ Tổng biết , các đồng chí biết cho mình. Trân Đại Quang và cả Đinh La
Thăng đều sai lầm, cái sai lầm là cứ nhịn và chờ cụ tổng hay các đồng chí mình
thương tình, nhìn công tâm, khách quan giúp mình.
Gặp quan thầy Trung Cộng Vương Kỳ Sơn đầu năm 2017, Nguyễn Phú
Trọng dường như được sự tiếp sức khủng khiếp, ông ta bỗng mạnh mẽ và quyết đoán
trong việc xử lý Đinh La Thăng mà không gặp sự phản đối nào trong trung ương.
Trọng đã được Trung Cộng chống lưng và đảm bảo cái ghế tổng bí thư của mình. Từ
lúc này Trọng bắt đầu có những biện pháp sau lưng Phúc để kiểm soát kẻ đàn em
bề ngoài nịnh nọt, nhưng bên trong phản phúc đầy tham vọng này.
Ai cũng biết Đặng Văn Thành là đại gia sân sau của Phúc, đang âm
mưu thôn tính ngành tài chính ngân hàng, điển hình là muốn lấy lại Sacombank
với giá rẻ mạt dưới sự hỗ trợ của Phúc. Trọng đã bật đèn xanh cho các uỷ viên
BCT bác bỏ đề xuất để Thành mua lại Sacombank. Bộ Chính Trị đã để Minh Xoài
Himlam mua Sacombank và bồi thường cho cánh Phúc, Thành 500 tỷ mua cổ phiếu ở
công ty con của Thành.
Thành không mua được Sacombank, bước thôn tính tạm chậm lại,
Phúc cũng yếu lực theo. Tiếp nữa đàn em của Phúc là Khoa phó chủ tịch thành phố
HCM chuyên về xây dựng, một nơi màu mỡ của Phúc cũng bị ép buộc phải rời vị trí
khi Đinh La Thăng bị hạ bệ.
Chương trình bán vốn hoá nhà nước hứa hẹn mang về nhiều kinh tài
bị ép giao cho Trần Tuấn Anh bộ trưởng bộ công thương đứng ra phụ trách. Đây
cũng là cơ hội cho Trần Tuấn Anh ghi điểm tiến tới chức phó thủ tướng vào khoá
13 để làm ứng cử cho chức thủ tướng trong tương lai. Nguyễn Xuân Phúc ngậm ngùi
nhìn món hời bán vốn nhà nước tuột khỏi kiểm soát của mình.
Trong vụ liên quân đánh Đà Nẵng dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Phú
Trọng, Phúc là người hăng hái đi đầu nhất, Phúc cũng là người chỉ đạo và hỗ trợ
Huỳnh Đức Thơ tấn công Nguyễn Xuân Anh. Nhưng khi kết thúc thắng lợi thì chức
bí thư Đà Nẵng lại rơi vào tay Trương Quang Nghĩa chứ không phải Phan Việt
Cường đệ tử thân tín của Phúc ở Quảng Nam. Trong vụ này Phúc chỉ được an ủi khi
một người trong cánh của mình là Thể Sóc Trăng về nắm bộ Giao Thông Vận Tải,
nhưng trước cảnh ngân sách ep hẹp, giảm đâu tư công thì bộ Giao Thông Vận Tải
không còn là miếng ngon như ngày trước nữa.
Vụ việc quanh chiếc ghế chủ tịch PVN mà Phúc muốn đưa Bùi Vạn
Thuận của đàn em mình lên, nhưng bị đè cản từ nội bộ PVN, nơi mệnh danh là nhà
trẻ của uỷ viên trung ương, đến nay đã nửa năm rồi Phúc không có cách nào đưa
Thuận ngoi lên được, đành hoãn không ký bổ nhiệm Dũng Râu để hy vọng chờ đợi cơ
hội đưa Thuận lên nắm chức này.
Điểm lại 4 vụ do Trọng chỉ đạo đánh như vụ Sacombank, Đinh La
Thăng, Đà Nẵng, Dầu Khí khi thắng lợi, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ cho Nguyễn Xuân
Phúc những miếng bánh nhỏ, hoặc những phần lợi phải bỏ sức chăm lo lâu dài mới
có hoa trái.
Mặc dù trước trung ương 7 khoá 12, Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn bị
bản báo cáo láo về thành tích tăng trưởng và đâu tư, cho báo chí hô hào rầm rĩ.
Nhưng khi bàn đến kinh tế xã hội trong hội nghị trung ương Nguyễn Phú Trọng đã
vạch một loạt yếu kém của Nguyễn Xuân Phúc trong phần tổng kết như thiếu năng
lực để giải quyết thâm hụt ngân sách, không giảm được nợ công, không xử lý được
nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém, phân bổ vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ
và ODA còn chậm, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thua lỗ trầm trọng và mọi mặt
an toàn thực phẩm, giao thông , môi trường còn tệ hại.....
Thái độ của Nguyễn Phú Trọng nhận xét về hoạt động của chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc như vậy và qua những vụ việc đã nêu trên, dường như cho thấy
Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu bị thất sủng và rơi vào tầm cảnh giác của Nguyễn
Phú Trọng. Việc Trọng đưa Trần Quốc Vượng làm thường trực ban bí thư kiêm chủ
nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương đã khiến cho Trần Quốc Vượng đang có trong tay
một quyền lực khủng khiếp trong đảng. Trọng đã nhìn ra mối nguy hiểm từ Nguyễn
Xuân Phúc và nhanh chóng cấy Trần Quốc Vượng để cần có thể làm Phúc phải khốn
đốn.
Nguyễn Xuân Phúc đã quá vội vã khi vận động phiếu cho mình làm
tổng bí thư, có lẽ lúc ấy ông ta nghĩ Nguyễn Phú Trọng sẽ về giữa chừng như mọi
người nên bày tỏ tham vọng của mình. Bộc lộ tham vọng tức trong đầu có ý định
nhòm ngôi, tội ấy Nguyễn Phú Trọng hạn chế và tước bớt vây cánh là còn may.
Chắc chắn giấc mơ làm tổng bí thư của Nguyễn Xuân Phúc đã tan
thành mây khói khi có sự xuất hiện của Trần Quốc Vượng, kẻ mới vào bộ chính trị
hơn một năm đã leo tới chức thường trực ban bí thư, cái chức trước đây các tiền
nhiệm phải mất ít nhất một nhiệm kỳ 5 năm trong bộ chính trị mới ngồi vào được.
Phúc là người biết nhẫn nhịn và chơi sau lưng rất rất giỏi, thời
gian vẫn còn dài để Phúc còn cơ hội thực hiện ước mơ thống trị giang san của
mình.
Nếu như chỉ được chọn một trong hai người là Phúc và Trọng thì
tôi nghĩ Phúc sẽ còn hy vọng mang lại sự đổi mới hơn là Trọng. Nguyễn Phú Trọng
già cỗi và bảo thủ trong mớ lý luận giáo điều, chỉ có sự sắt máu bảo thủ nên
không hy vọng gì ở ông ta là điều ai cũng thấy. Nhưng một người tráo trở, lật
lọng và phản trắc, háo danh như Nguyễn Xuân Phúc mới chính là kẻ hội tụ những
yếu tố làm nên một cuộc thay đổi dù không biết sẽ tốt hay xấu cho dân tộc,
nhưng với Phúc thì còn có hy vọng sự thay đổi.
__._,_.___
Posted
by: Mike Duong <
No comments:
Post a Comment