Việt Nam






Monday, 31 July 2017

Tàu USS Colonado đến cảng Cam Ranh...Đánh đuổi Mỹ xâm lược cút đi.VC

Begin forwarded message:
From: Tom Vong <
Date: July 12, 2017 at 10:40:24 AM EDT
Subject: Tin về Tàu USS Colonado đến cảng Cam Ranh
Reply-To: Tom Vong <>


  Tin về Tàu USS Colonado đến cảng Cam Ranh.

Đánh đuổi Mỹ xâm lược cút đi. Nay chào đón đế quốc Mỹ trở lại ! Thật uổng phí thời gian và xương máu của Dân Tộc VN !   Quyết tâm đập đổ phá bỏ nền dân chủ văn minh tiến bộ ..
Ngày nay bắt dầu xây dựng lại y chang ...  Ngày xưa xé cờ Mỹ, giết người Mỹ, ngày nay lại đứng nghiêm chào cờ Mỹ, đón tiếp Người Mỹ !!!  "Dân Tộc mình ngộ quá, phải khong anh"?



Tàu tác chiến ven bờ USS Coronado ghé cảng Cam Ranh.

05/07/2017 7

TTO - Sáng 5-7, thủy thủ đoàn tàu tác chiến gần bờ USS Coronado (LCS-4) của Hải quân Hoa Kỳ đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, mở đầu hoạt động giao lưu hải quân hai nước.

image020
Tàu tác chiến gần bờ USS Coronado tại Cảng quốc tế Cam Ranh sáng 5/7/2017

Tại lễ tiếp đón, đại tá Nguyễn Ngọc Liêm - phó tham mưu trưởng Vùng 4 (Hải quân Việt Nam) chào mừng đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7 và thuyền trưởng cùng thủy thủ đoàn tàu Coronado.


Đại tá Liêm cho rằng chuyến thăm lần này sẽ là cơ hội để hải quân hai nước có nhiều thời gian trao đổi kinh nghiệm về tác chiến trên tàu, cứu hộ, cứu nạn


Sau lễ tiếp đón, Hải quân Hoa Kỳ đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam lên thăm tàu USS Coronado. Trung tá Douglas K.Meagher - chỉ huy tàu USS Coronado thông tin USS Coronado là tàu tác chiến ven bờ thứ 4 và là chiếc thứ 2 thuộc lớp Independence được đưa vào phục vụ Hải quân Mỹ.

image021
Tàu tác chiến gần bờ USS Coronado cập cảng Cam Ranh

USS Coronado có lượng giãn nước 2.790 tấn, với tổng chi phí sản xuất khoảng 400 triệu USD. Con tàu dài 127m, rộng 30,5m, mớn nước 4,5m, tốc độ tối đa 40 hải lý/giờ.

Trung tá Douglas K.Meagher giới thiệu thêm USS Coronado là tàu cỡ trung tác chiến ven bờ nhưng cũng là một trong những con tàu hiện đại, đa năng mà Hải quan Hoa Kỳ đang sở hữu.

Trên tàu có hệ tên lửa, súng máy bắn đạn 30mm, một trực thăng và hai máy bay không người lái.

Ngoài ra, trên tàu còn có nhiều xuồng hơi đặt ngay khoang sau và hai bên thân tàu với hệ thống ròng rọc có thể thả ngay xuống biển phục vụ cho việc tác chiến nhanh hoặc cứu hộ cứu nạn khẩn cấp...

Đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7- thông tin thêm tàu USS Coronado và thủy thủ đoàn (khoảng 130 người) sẽ lưu lại Cảng quốc tế Cam Ranh đến hết ngày 11-7 và thực hiện các hoạt động giao lưu hải quân hai nước.

Theo đại tá T. Walker, trong những ngày lưu lại Cam Ranh, hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong việc cứu hộ cứu nạn, diễn tập các tình huống khẩn cấp khi thủy thủ trên tàu gặp nạn, giao lưu thể dục thể thao… 

image022
Tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) và tàu tác chiến gần bờ USS Coronado cập Cảng quốc tế Cam Ranh sáng 5-7-2017

image023
Hải quân Việt Nam chào đón hải quân Hoa Kỳ


image024
Chào đón hải quân Hoa Kỳ


image025
Đại tá Alexis T Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7 (phải) - trưởng đoàn Hải quân Hoa Kỳ chào đại diện Hải quân Việt Nam sau khi xuống tàu.

image026
Đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7 rất vui vì nhận được sự tiếp đón nồng hậu từ phía Hải quân Việt Nam và các viên chức tỉnh Khánh Hòa.

image027
Giới thiệu về các trang thiết bị trên USS Coronado.

image028
Tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) nhìn từ buồng lái.

image029
Trung tá Douglas K.Meagher giới thiệu về hệ thống lái, điều khiển rada, vũ khí tại khoang chính của tàu Coronado.

image030
Một sĩ quan trên tàu Coronado liên lạc với các bộ phận trên tàu tại khu chỉ huy trên tàu.

image031
Một nhân viên kỹ thuật làm việc trên tàu USS Coronado.

image032
Một nhân viên kỹ thuật bảo trì một máy bay không người lái trên tàu Coronado.

image033
Trung tá Douglas K.Meagher giới thiệu về các trang thiết bị trên USS Coronado.

image034
Khu tập gym của các sĩ quan, thủy thủ đoàn trên tàu USS Coronado.







9 năm tù, 5 năm quản thúc

Thằng Hèn nhận lệnh hành hạ mẹ con Trần thị Nga!

Trọng Lú giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Tranh Babui.






Virus-free. www.avast.com
__._,_.___

Posted by: Minhduc Ho 

Friday, 28 July 2017

Chuyện “ngày tàn của IS sắp đến”?



   
Cần biết phân biệt phải trái
Quốc hội Mỹ hiện nay mặc dầu Đảng Cộng Hòa (đảng ủng hộ Trump) nắm đa số nhưng họ lại có quyết  định đi ngược lại với chủ trương của Trump: Bác bỏ dự luật Trumpcare với tỷ lệ 45 phiếu thuận và 55 phiếu chống, và ủng hộ dự luật cấm vận Nga với tỷ lệ 419 phiếu thuận 3 phiếu chống (đa số áp đảo), mặc dầu Trump đã vận động ráo riết, kể cả đe dọa. Tại sao?
Tại vì họ hành động theo lương tri, biết phân biệt giữa Sự Kiện và Con Người, giữa cái Phải và cái Trái, và đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Họ không cần biết người đưa ra chủ trương là ai. Cái gì đúng thì ủng hộ, cái gì sai là bác...
Trái lại, những người suy nghĩ và hành động theo cảm tính, thích ai hay cái gì thì bênh vực hết mình, không thích là chống tới cùng luôn, chẳng cần biết đúng hay sai. Đó không phải cách suy nghĩ và hành động của những người có lương tri và kiến thức, tranh luận với họ chẳng giúp ích được gì.
LG



Sent from my iPhone

On Jul 27, 2017, at 8:15 AM, DTan Nguyen > wrote:
 
Lại theo phân tích cnn??????? Cnn là nguồn gốc lừa dối và đảo lộn sự việc để câu khách và kiếm tiền. Biết thế mà cứ nghe và tin. Sao lại có những con người ngu hết chỗ nói luôn. Thôi cho nó vào đống phân cho phù hợp với chúng....

Sent from my iPhone

On Jul 27, 2017, at 7:57 AM, Lu Giang lugiang2003> wrote:
 

                      
 Chuyện “ngày tàn của IS sắp đến”?
Lữ Giang
Hôm 10.7.2017, trong một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump nói rằng đánh bại nhóm chủ chiến ở Mosul "báo hiệu ngày tàn của chúng ở Iraq và Syria sắp đến". Cũng trong ngày hôm đó, Thủ tướng Haider al-Abadi chính thức tuyên bố Iraq đã chiến thắng tại thành phố Mosul, nơi IS từng tuyên bố là thủ đô của chúng. Nhưng đa số các chuyên gia không tin “ngày tàn của IS sắp đến”.
AI CHO CHÚNG NÓ TÀN?
Theo phân tích của đài CNN, kể từ khi được thành lập, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Islamic State - IS) đã chuẩn bị cho "hậu Nhà nước Hồi giáo" Lời kêu gọi của IS từ lâu đã là "Baqiya wa tatamaddad", tức "Duy trì và mở rộng". Trong khi sự mở rộng của IS có thể kéo dài nhiều thế hệ thì các lãnh đạo của tổ chức này cũng đã chuẩn bị cho một "Nhà nước Hồi giáo không có quốc gia" (Stateless Islamic State). Điều này có nghĩa là IS sẽ duy trì tổ chức thông qua ý thức hệ và bất kỳ công dân của một nước nào cũng có thể trở thành tay súng IS. Các chỉ huy hàng đầu và các tay súng lâu năm chắc chắn vẫn trụ lại Iraq và Syria, tạo thành một cuộc kháng chiến ngầm.
Image result for Pictures of IS in Mosul and Aleppo
Bản đồ nơi chiến địa: Aleppo, Raqqa (Syria) và Mosul (Iraq)
Về phía Hoa Kỳ, có nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Trump chẳng biết gì về kế hoạch “Một Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ được ban hành từ năm 2008 nên ông mới nói như vậy. Theo kế hoạch này, sau khi thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương tái hình thành một dế chế Hồi giáo gióng Đế chế Ottoman ngày xưa, sẽ chia 5 nước trung tâm ra thành 14 nước. Hiện nay mới chỉ có Libya bể thành nhiều mãnh, còn Iraq và Syria chỉ mới bể làm hai, một phần thuộc về khối Shiite (còn gọi là Shia) và một phần thuộc về người Kurd. Khối Sunni chưa có đất dụng võ ở hai nước này.
Mỹ định cho nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (IS) trở thành một Nhà Nước thuộc khối Sunni nằm ngang giữa hai nước Iraq và Syria, nhưng IS đã đi ra ngoài vòng kiểm soát nên phải thanh toán. Tuy nhiên, trước khi tấn công vào Mosul, Mỹ đã mở đường cho một toán quân lớn của IS gồm khoảng 9000 người di chuyển bằng xe về tỉnh Deir ez Sor của Syria, một tỉnh lớn nằm ở miền trung Syria sát với biên giới Iraq với mục tiêu bảo vệ phần đất mà Mỹ muốn dành cho khối Sunni. Nhưng Nga thấy rõ âm mưu của Mỹ nên đã cho quân đội Syria đến chiếm đóng tỉnh lỵ của tỉnh này. IS chỉ có thể đóng rải rác từ Raqqa xuống Deir ez Sor. Điều này cho thấy Mỹ còn muốn dùng IS làm công cụ chia cắt cả Iraq lẫn Syria, biến mỗi nước thành 3 vùng tự trị khác nhau. Như vậy cuộc chiến với IS còn dài.
SỰ TÀN BẠO CỦA IS
Abu Bakr Al Baghdadi, thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS), được đặt biệt danh là "thủ lĩnh vô hình" vì hành tung bí ẩn, luôn cẩn trọng để không tiết lộ nhiều thông tin về bản thân và nơi ở của mình. Sự tàn nhẫn và kỷ luật của y đã thu hút nhiều tân binh đi theo IS, nhóm thánh chiến nguy hiểm nhất thế giới.
Nhà báo Barham Omer, trưởng phòng thời sự kênh truyền hình KNN ở tỉnh Erbil, Iraq, nói:
Không thể kể hết những tội ác mà IS đã gây ra ở Iraq, không chỉ là các tội ác diệt chủng chống lại loài người, chúng âm mưu phá huỷ những bằng chứng về nền văn minh nhân loại, các cổ vật được lưu truyền từ xa xưa. Người dân Iraq dù là người Shia, Sunni hay người Kurd đều trải qua cuộc sống địa ngục dưới sự cai trị của IS”,
Việc Mỹ đưa quân vào Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003 đã thay đổi trật tự ưu tiên cũ. 10 năm sau sự kiện này, dưới danh nghĩa chống khủng bố, người Kurd và người Shiite đã đánh đuổi những địa chủ người Sunni khỏi vùng đất của họ. Từ chỗ nắm quyền, người Sunni bị đẩy vào thế yếu. Do vậy, khi phiến quân IS tràn vào, người Sunni hỗ trợ lực lượng này vì muốn tạo ra sự thay đổi bộ máy do người Shiite đang cai trị với đầy rẫy những điều mà họ cho là bất công, áp bức”.
Nhưng ông Sheik Ghazi Mohammed Hamoud, tộc trưởng người Sunni tại thị trấn Rabia từng bị IS kiểm soát trước khi được người Kurd giải phóng, nói với Washington Post rằng dần dần người Sunni cũng nhận ra họ đã phạm sai lầm: “IS không chừa một ai. Chúng như cơn sóng thần càn quét cả người Sunni. Chúng tôi mất tất cả, nhà cửa, người thân, công việc”,
Ông Zawahiri, lãnh đạo mạng lưới Al Qaeda thuộc khối Sunni, từng yêu cầu IS tập trung vào Iraq và để lại Syria cho nhóm Al Nusra. Nhưng lãnh tụ Baghdadi và các chiến binh IS đã công khai thách thức họ. Nhiều nhà bình luận cho rằng điều này đã làm tăng uy tín của Baghdadi đối với nhiều chiến binh Hồi giáo!
Ngày 16.6.2017, quân đội Nga tuyên bố Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS), đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích của Nga. Nhưng tin này chưa kiểm chứng được.
BIẾN NƠI CHIẾM ĐÓNG THÀNH “ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN”
Trong 3 năm qua, có khoảng sáu triệu người đang sống trong các vùng lãnh thổ mà nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng. Khu vực này trải dài ở các vùng phía bắc Iraq và đông Syria.
Image result for Pictures of IS in Mosul and Aleppo
Trên đường tháo chạy
Liên Hiệp Quốc cho biết tình trạng bạo lực của IS đồng nghĩa với hàng loạt những vi phạm nhân quyền – “tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, và có thể cả tội diệt chủng”. Các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nhằm vào nhóm này cũng khiến nhiều thường dân thiệt mạng oan.
Tờ Global Post ghi lại chia sẻ của những người dân bỏ trốn, trong đó cho thấy phần nào vào cuộc sống dưới sự thống trị của IS.
1.- Tiêu diệt những người không cùng tôn giáo
Người Yazidi, thành viên một nhóm tôn giáo thiểu số ở miền bắc Iraq bị hành hạ suốt nhiều thế kỷ vì đi theo một kiểu tôn giáo cổ xưa. Với IS, người Yazidi bị coi là ngoại đạo. Khi lực lượng IS nắm quyền kiểm soát hàng chục ngôi làng Yazidi ở vùng Sinjar, họ đã hành quyết đàn ông và bắt cóc hàng ngàn phụ nữ và trẻ em. 
Tổ chức Hội Yazidi bí mật đóng tại Sinjar nhưng hiện tại đang hoạt động ở tại thành phố thủ đô Erbil của của người Kurd tại Iraq đã ghi tên được hơn 12.000 người Yazidi mất tích – trong đó có 5.000 phụ nữ và 7.000 nam giới. Những người này được cho là đã thiệt mạng hoặc bị bắt cóc.
Có ít nhất 47 người trong số đó đã trốn thoát. Họ kể lại những vụ cưỡng bức, cưỡng hôn, và bị đày làm nô lệ. Rất nhiều người như cô Sara nói rằng họ bị gả làm vợ của phiến quân IS, hoặc bị bán làm nô lệ với giá từ 100 - 1.000 USD.  Cô Sara kể lại: Có khoảng 20 chiếc xe. Chúng đều có vũ khí hạng nặng. Chúng tách đàn ông, đàn bà riêng ra. Một số nam giới định trốn và bị bắn. Chúng nhốt mẹ tôi với các phụ nữ lớn tuổi ở một căn phòng. Những cô gái Yazidi trẻ hơn bị đưa lên xe. Khi xe chở đủ người và đi khỏi, Sara nghe thấy tiếng súng nổ ở phía sau. Bà Narin cho biết: Chúng tôi chỉ còn lại sáu phụ nữ. Sau khi nghe ngóng và không thấy tiếng động lạ, mọi người tìm cách mở cửa. Cửa mở, họ thấy hàng chục xác nam giới đã chết. Trong đó có cả con trai bà. Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria của Anh cho biết có 300 vụ phụ nữ Yazidi bị IS đưa sang Syria, một số người trong đó bị bán ở chợ tại Aleppo.
 Image result for Pictures of IS in Mosul and Aleppo
Một nơi IS vừa đi qua
Kinh hoàng bắt đầu đến với cô Leila 19 tuổi khi cô chạy trốn khỏi ngôi làng ở Sinjar với chồng và gia đình. Xe của IS đuổi kịp họ, phiến quân đã bắt đàn ông phải nằm sấp xuống mặt đất rồi bắn họ, trong đó có cả những thiếu niên mới khoảng 14 tuổi. Leila tận mắt chứng kiến cảnh chồng cô bị giết. Leila ôm lấy đứa con cùng với các phụ nữ khác bị đưa tới thị trấn Sebai, rồi cuối cùng là tới Mosul. Leila kể lại: “Chúng tôi đi qua rất nhiều thi thể. Thậm chí là có xác trẻ con”. Cô với hơn 1.000 phụ nữ khác bị giam trong một tòa nhà. Các cô đều bị yêu cầu cải sang đạo Hồi. Leila đã trốn thoát thành công khi cô được một người đàn ông Ảrập cứu và đưa khỏi vùng bị nạn, giúp cô đoàn tụ với những người thân tại Erbil. 
Ông Samer kể lại: Ông cùng vợ và con trai bị đuổi khỏi nhà ở Bashiqa, Iraq, sau khi IS chiếm thị trấn. Họ đưa chúng tôi tới một bãi đất trống trước một cái mương. Họ bảo chúng tôi xếp thành hàng. Chúng tôi nhìn xuống và thấy các thi thể. Firas, 15 tuổi, cho biết cậu thoát chết khỏi một vụ thảm sát người Yazidi ở Kocho và nói: “Chúng tôi nằm xếp chồng lên nhau. Họ nghĩ là đã giết chết hết mọi người. Họ bắn vào đầu và lưng từng người rồi bỏ đi”.
Đằng sau cánh cửa những tòa nhà trông không mấy nổi bật ở thành phố Fallujah, Iraq, là nơi IS sử dụng để tra tấn, hành quyết tù nhân dã man như thời trung cổ.
Hệ thống nhà tù địa ngục này là dấu tích còn sót lại sau hàng loạt những vụ tra tấn dã man những người bị bắt vì những tội danh như ăn cắp, hút thuốc, tranh chấp đất đai hay vi phạm quy định về trang phục của nhóm phiến quân.
Ngay khi đặt chân vào nơi này, Đại tá Haitham Ghazi, một sĩ quan tình báo của đơn vị phản ứng khẩn cấp của cảnh sát Iraq đã phải thốt lên: “Bạn có thể cảm thấy hơi thở của tù nhân còn quanh quẩn đâu đó bên trong nơi này”.
2.- Khống chế phụ nữ
Bà Sherazade - 35 tuổi, làm nghề dạy học - nhớ lại: "Ngày đầu tiên Mosul vào tay IS, khi ra đường, tôi thấy một biểu ngữ rất lạ vẽ trên tường: "Cái đẹp chân chính cần phải được che giấu". Họ hô hào phụ nữ phải che giấu nhan sắc bằng cách dùng vải đen che toàn bộ thân người.
Qua ngày 11.6.2014, chính quyền IS ban hành "Wathiqat al-Madina" (Hiến pháp của thành phố), trong đó đặc biệt nhấn mạnh "phụ nữ không được ra khỏi nhà trừ khi có việc tối cần thiết". Phụ nữ còn bị cấm uống nước nơi công cộng, nhìn vào mắt đàn ông lạ hoặc nói chuyện với họ, thậm chí không được ra vườn nhà phơi đồ nếu không che mạng trên mặt. Phụ nữ phải mang đủ 5 phụ kiện: giày đen, bao tay đen, jibab (áo chùng che toàn thân), niqab (khăn trùm đầu) và miếng che mặt để che mắt. Với trang phục này, phụ nữ cảm thấy rất nóng nực và luôn bị vấp té vì không thấy khi bước đi. Tục tảo hôn được IS cho phép. Bé gái lên 9 có thể lấy chồng, sinh con.
Để thực thi luật Sharia, IS lập đội cảnh sát Hồi giáo Diwan al-Hisba (riêng nữ có đội Katiba al-Khansa) rảo khắp Mosul bằng xe chuyên dụng. Hình phạt được áp dụng ngay tại hiện trường, nhẹ nhất là đánh 25 roi. Một bà mẹ cho con bú để lộ một phần ngực trong bệnh viện lập tức bị al-Khansa trừng phạt bằng cách lấy kìm kẹp núm vú, thậm chí dùng răng cắn chảy máu.
3.- Dùng dân làm bia đỡ đạn
Một trong những tội ác lớn khác của IS là dùng thường dân Mosul làm lá chắn sống khi giao tranh với quân đội Iraq. Chúng nấp sau lưng thường dân, đẩy họ ra phía trước để tấn công quân Iraq. Ai không muốn trở thành lá chắn sống phải nộp tiền tươi. Đây cũng là một cách bổ sung ngân sách nuôi dưỡng bộ máy IS. Phóng viên Fox News từng chứng kiến cảnh IS chất đầy trẻ em lên xe khi di chuyển từ thị trấn này sang thị trấn khác để máy bay Mỹ và đồng minh không dám ném bom.
Chuyên gia chống khủng bố Iraq Karim Aljobory nói với phóng viên đài Fox News: "Chúng quấn đai bom vào phụ nữ và trẻ em Iraq. Chúng tôi không thể phân biệt ai là lính IS, ai là thường dân. Nhiều người trong chúng tôi chết vì những người đeo đai bom bất đắc dĩ đó".
Mosul là thủ phủ tỉnh Nineveh. Đa số dân ở đây là người Kurd theo đạo Hồi phái Sunni. Sau khi Mỹ đánh chiếm Iraq năm 2003, Mosul trở thành chiến trường ác liệt nhất, đặc biệt khi nó rơi vào tay IS cách đây 3 năm.
Những sự tàn bạo của IS đã tạo nên “chính nghĩa” cho Hoa Kỳ khi thanh toán họ. Chuyện dài về IS còn rất dài, có dịp chúng tôi sẽ kể tiếp.
CUỘC CHIẾN VẪN CÒN TIẾP TỤC
Kế hoạch “Một Trung Đông Mới” của Mỹ đang gây ra những hậu quả rất tàn khốc. Các nước Iraq, Libya và Syria đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất, tiếp theo là các nước châu Âu, nơi các phong trào di dân Hồi giáo được lùa đến. Mỹ là chánh phạm nhưng bị tổn thương nhẹ nhất. Nhưng kế hoạch này chỉ mới hoàn thành chưa đến một nữa, nên cuộc chiến còn kéo dài, có khi hai ba năm, có khi mười hay hai mươi năm nữa…
Nga đã can thiệp vào Syria để bảo vệ chỗ đứng của Nga ở Trung Đông, trong khi chính sách của Donald Trump đã làm nhiều nước châu Âu muốn tách rời khỏi kế hoạch của Mỹ ở Trung Đông, do đó gánh nặng của Mỹ sẽ lớn hơn trong giai đoạn tới. Chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác.
Ngày 28.7.2017
Lữ Giang 
















__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Thursday, 6 July 2017

Thư số 68c gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

From: "hieu ngo
Sent: Saturday, July 1, 2017 6:33 AM
Subject: [ChinhNghiaViet] Fw: Thư số 68c của tác giả Phạm Bá Hoa gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam [5 Attachments]

 
 
Thảm Họa Bắc Thuộc
***
Phạm Bá Hoa
                                                                         
                      Thư số 68c gởi

           Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.               


Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Với loạt Thư mà tôi tổng hợp một số tội ác của các nhóm lãnh đạo Việt Cộng từ năm 1945 đến năm 2017, vì quá dài, nên tôi chia ra làm 6 Thư. Mời Các Anh lần lượt đọc để có nét nhìn rộng hơn và sâu hơn về lãnh đạo của Các Anh đã gây tội ác đến mức nào, trong khi tuyên truyền của họ phũ lấp những hành động của họ. Đề rồi, ngày nay người dân bị chìm trong một xã hội chỉ có dối trá là sự thật, và dối trá đã đẩy mọi người gần như mất hẳn nếp sống tình cảm, nếp sống văn minh lịch sự, vốn dĩ là nền tảng trong văn hóa truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa!
Trong Thư 68c này -cũng là Thư 3/6- tôi tổng hợp một số tội ác của các nhóm lãnh đạo Việt Cộng từ năm 1975 đến năm 1988. Mời Các Anh …
Số 10. Tội ác vụ 16 tấn vàng tài sản quốc gia(source: Tác giả Huỳnh Bửu Sơn).         
Ngay sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng tịch thu toàn bộ tài sản quốc gia, lúc ấy trong ngân hàng quốc gia còn khối tiền mặt trị giá hơn 1.000 tỷ đồng, và 16 tấn vàng khối.
Bài viết nhan đề “Câu chuyện 16 tấn vàng trong ngân hàng quốc gia Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30/4/1975”, do người giữ chìa khóa kho vàng của ngân hàng quốc gia là ông Huỳnh Bửu Sơn kể lại:
“...Những ngày đầu tháng 5/1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương thủ đô Sài Gòn, cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân Quản Ngân Hàng Quốc Gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.  Tôi được giao công tác tại Vụ Phát Hành và Kho Quỹ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh....
Đầu tháng 6/1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân Hàng Quốc Gia kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng thuộc quyền quản trị của Nha Phát Hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh Giám Đốc Nha Phát Hành đã đi cải tạo tập trung, trong số người còn lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa, và anh Lê Minh Kiêm -chánh sự vụ- là người giữ mã số của các hầm bạc. Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho nhà cầm quyền mới. 
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản trị một cách an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cánh cửa nặng trên 1.000 kí lô.
Đại diện Ban Quân Quản là một người khoảng 50 tuổi, kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ và khá thân thiện. Anh hay nắm tay tôi trò chuyện, sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia.
ND-170616-PhamBaHoa-5.jpgSố vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào lác ấy gồm vàng thoi, và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi:
(1) Vàng thoi mua của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED).
(2) Vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi là Công ty Montagu.
(3) Vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào. Tất cả 1.234 thoi vàng nguyên chất X mỗi thoi nặng 12 đến 14 kí lô = 16.000 kí lô.  Trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi ít nhiều.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19, từ nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả thoi vàng và tiền vàng cổ đều được ghi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng, hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập.
Công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Số giấy bạc dự trữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa. Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc loại mới phát hành, có in hình các con thú hoang trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó -nếu tôi nhớ không lầm- là hơn 1.000 tỷ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại Việt Nam Cộng Hòa đến ngày 30/4/1975.
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có đúng với sổ sách hay không. Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền và vàng kiểm kê đều đúng với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho nhà cầm quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản trị đúng đắn minh bạch của những người đã từng làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.”
Năm 2010, cựu Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín, tổng biên tập báo Nhân Dân của đảng, có bài viết liên quan đế 16 tấn vàng nói trên. Trích một đoạn: “... Năm 1987, tôi gặp ông Trường Chinh tại Đà Lạt, tôi kể lại chuyện 16 tấn vàng thì ông cho biết: Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi. Trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu”. Trích một đọan khác của ông Tín: “Đây là câu duy nhất mà tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng của một nhà lãnh đạo”.
Ông Bùi Tín cho biết thêm: “Trong các phiên họp của chính phủ cũng như của Quốc Hội sau 30/4/1975, và tháng 4/2012 Bộ Quốc Phòng họp để viết về ngày 30/4/1975, không một chi tiết nào, cũng không một vị nào hỏi, hay nói đến vụ 16 tấn vàng lấy trong ngân hàng của chế độ cũ tại Sài Gòn hồi tháng 5/1975, mà đảng đã sử dụng phi cơ chjở tất cả ra Hà Nội”.
Tóm tắt. Chở 16 tấn vàng thoi về Hà Nội, khi được hỏi thì lãnh đạo Việt Cộng là Trường Chinh trả lời, làm cho người nghe tưởng như ông vừa đi chợ về vậy. Đã lấy số vàng đó mà không cấp lãnh đạo trung ương nào, cũng như đại biểu nào trong Quốc Hội biết đến, nhưng lại vu khống cho lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chở ra ngoại quốc. Đúng là bản chất vừa cướp đoạt vừa nói láo của lãnh đạo Việt Cộng.     
Số 11.  ND-170616-PhamBaHoa-7.jpgTội ác đày đọa hằng triệu người trong trại tập trung (source: Wikipedia).
Chế độ cải tạo lao động rập theo khuôn mẫu của Trung Cộng đã được áp dụng tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1954 với tội phạm, tù binh, và tù nhân, bị kết án chống đối nhà cầm quyền. Sau ngày 30/4/1975, nhóm chữ “học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của lãnh đạo Việt Cộng đối với những người phục vụ trong quân đội và trong ngành hành chánh Việt Nam Cộng Hòa cũ. Hệ thống trại tập trung này theo tên gọi là trại cải tạo lao động mà Liên Xô đã sử dụng.
Tháng 6/1975, lãnh đạo Việt Cộng ra thông cáo bắt buộc sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đi học tập cải tạo. Hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện.
Riêng Sài Gòn có 443.360 người trong số đó. Từng cấp bậc như sau: “28 Tướng Lãnh. 362 Đại Tá. 1.806 Trung Tá. 3.978 Thiếu Tá. 39.304 Sĩ Quan ấp uý. 35.564 Cảnh Sát. 1.932 nhân viên tình báo. 1.469 viên chức cao cấp. Và 9.306 người trong các đảng phái chính trị.” 
 ND-170616-PhamBaHoa-6.jpgSau 1 năm giam giữ trong các trại tập trung trên phần lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ, lãnh đạo Việt Cộng chuyển phần lớn ra các trại mới lập tại các khu rừng già vùng Tây Bắc và phía Bắc Hà Nội, do Bộ Quốc Phòng Việt Cộng giam giữ. Tôi, trong số gần 300 cấp Đại Tá bị giam trong trại AH 2 và AH 3 thuộc Đoàn 776, tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ đó, danh từ “tù chính trị” được sử dụng để chỉ quân đội + nhân dân + cán bộ + viên chức hành chánh Việt Nam Cộng Hòa cũ trong các trại tập trung mà Việt Cộng gọi là trại cải tạo.
Riêng Đoàn 776 trú đóng tại Yên Báy, quản trị 82 trại đánh số từ AH1 đến AH82 rải rác trong các tỉnh chung quanh. Trên toàn quốc, theo lời kể của tù chính trị, ít nhất cũng hơn 200 trại tập trung từ Mũi Cà Mau cực Nam đến trại Cổng Trời cực Bắc Việt Nam.
Xin hiểu rằng, con số những trại tập trung mà tôi nói ở đây, chưa nói đến con số những trại tù do Công An cai quản.
Trước khi quân Trung Cộng tấn công 6 tỉnh dọc biên giới phía bắc hồi tháng 2/1979, lãnh đạo Việt Cộng chuyển “tù chính trị chúng tôi” xuống các trại tập trung vùng đồng bằng Sông Hồng do Công An giam giữ. Trong những năm đầu của thập niên 1980, Việt Cộng chuyển phần lớn tù chính trị chúng tôi vào các trại tập trung trong Nam, đến năm 1985 chỉ còn lại trại tù duy nhất là Trại Nam Hà với khoảng 500 tù chính trị, và tôi trong số này. Cứ mỗi 3 năm, lãnh đạo Việt Cộng ký lệnh gia hạn giam giữ thêm 3 năm nữa. Và cứ liên tục như vậy tại tất cả các trại giam dù trong Nam hay ngoài Bắc.      
 ND-170616-PhamBaHoa-8.jpgNăm 1980, Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng nói rằng: ”Hiện còn 26.000 người trong các trại cải tạo”. Tuy nhiên, một số báo chí ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn đang bị giam giữ trong các trại tập trung. Trong khi Hoa Kỳ ước tính khoảng 165.000 người đã chết trong các trại tập trung.
Và trường hợp nào mà quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa cũ được ra khỏi trại tập trung, và cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư?
Trong lúc tôi bị giam trong buồng giam số 1, Trại Nam Hà A, tỉnh Hà Nam Ninh, vào buổi tối ngày 5/8/1987 sau khi cửa buồng giam số 1 đóng lại nghe cái rầm, thanh sắt kéo ngang nghe réc-réc, và tiếng crắc của ống khóa bóp lại, là tôi đọc báo. Tôi đọc ngay bản tin ngắn trên tờ Nhân Dân của cộng sản Việt Nam mà hằng tuần họ cho chúng tôi 2 lần báo. Đọc xong là tôi phải ngưng lại vì anh em chúng tôi bàn luận rất ồn ào.
Bản tin nói gì mà ồn ào vậy? Bản tin như sau:“Ngày 2 và 3 tháng 8 năm 1987, Tướng hồi hưu Vessey, với tư cách Đặc Sứ của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan sang Việt Nam, gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Hai bên thỏa thuận điểm đầu tiên về hợp tác đẩy mạnh công cuộc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và điểm 2 là vấn đề trả tự do cho những người học tập cải tạo để cùng gia đình được xuất ngoại sang Hoa Kỳ theo nguyện vọng”.
Từ ngày 12/8/1987, 3 toán Công An từ Hà Nội đến trại này -đây là trại tập trung duy nhất còn lại trên đất Bắc- để phỏng vấn khoảng 200 trong số hơn 400 anh em chúng tôi đang bị giam tại đây. Họ làm việc trong 2 tuần lễ. Đến ngày 5/9/1987, toán Công An khác cũng từ Hà Nội đến đọc lệnh ra trại, và đây là đợt ra trại đầu tiên. Tôi trong số này.
Ngày 9/9/1987, 91 tù chính trị chúng tôi được đưa xuống Nam Định, lên xe lửa rời nhà ga này lúc 5 giờ chiều cùng ngày, và sau 3 ngày 3 đêm về đến Sài Gòn lúc 6 giờ chiều ngày 12/9/1987. Những ngày sau đó, anh em chúng tôi gặp nhau tại các cơ quan Công An khi đến đó làm giấy tờ tùy thân, mới biết là cùng về với anh em chúng tôi ngoài Bắc, có rất nhiều anh em bị giam trong các trại tập trung trong Nam cũng được về.    
Đầu tháng 4/1991, vợ chồng tôi đến Hoa Kỳ đoàn tụ với các Con chúng tôi đã vượt biển trong năm 1980 và 1981. Mãi đến năm 1997, tôi được đọc lá thư ngày 10/6/1997 bằng Anh ngữ của cựu Đại Tướng John W. Vessey, gởi anh Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Minnesota khi ông được mời tham dự đại hội H.O. tại địa phương ông cư ngụ. Sở dĩ có lá thư vì ông không đến được, nên ông viết thư và muốn anh Hội Trưởng đọc trong buổi họp mặt để mọi người tham dự được nghe tâm sự của ông. 
Người dịch sang Việt ngữ là Ông hay Bà Nguyễn T. Ngọc Châu. Xin trích 3 đoạn:
“..... Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Đặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà tôi được Tổng Thống giao phó là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái gọi là “trại cải tạo”. Tôi cũng được quyền bảo đảm với chánh phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẳn sàng chấp nhận và đón tiếp những người tù cải tạo cùng gia đình họ sang Hoa Kỳ”.
“Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, chúng tôi không hi vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều mang danh “chiến dịch nhân đạo” -Humanitarian Operations- gọi tắt Anh ngữ là H.O. Do vậy mà danh từ H.O. được Cộng Đồng Việt - Mỹ sử dụng, để nói về những cựu tù nhân chính trị Việt Nam đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ.  
“Riêng với tôi, H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ, và lòng hi sinh. Tất cả những ai được gọi là H.O. đều là những anh hùng thực sự trong thời đại chúng ta”.
Tôi đưa lá thư của cựu Đại Tướng John W. Vessey vào đây, để Các Anh và quí độc giả thấy rõ sự dối trá của lãnh đạo Việt Cộng khi họ huênh hoang rằng: “Với chính sách khoan hồng nhân đạo, lãnh đạo nhà nước trả tự do cho ngụy quân ngụy quyền về với gia đình, sau khi họ học tập cải tạo tốt” (trích trong Wikipedia). Trong khi chính xác là lãnh đạo Việt Cộng sử dụng tù chính trị chúng tôi, trao đổi với chánh phủ Hoa Kỳ để mong được thiết lập bang giao với Hoa Kỳ, và hy vọng được Hoa Kỳ giúp đỡ nền kinh tế Việt Nam suy sụp.       
Tóm tắtVì rập khuôn hệ thống trại tập trung của Liên Xô -cộng sản quốc tế- nên giam giữ mà không cần tòa tuyên án hằng mấy trăm ngàn tù chính trị, như thể thế giới này không có ngành tư pháp trong hệ thống công quyền. Đến tháng 4/1992, hơn trăm người cuối cùng mới ra khỏi trại tập trung. Đúng là bản chất hận thù của cộng sản.  
Số 12. Tội ác về tiêu hủy văn hóa phẩm truyền thống (source: Wikipedia).
Sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng thực hiện những đợt truy lùng và tiêu hủy các sách báo mà họ gọi là "văn hóa đồi trụy miền Nam". Ngày 20/8/1975, Bộ Thông Tin Văn Hóa ra thông tri 218/CT75, ra lệnh cấm lưu hành các loại sách phản động. Tháng 9/1975, họ qui định danh mục sách bị cấm lưu hành, buộc các nhà bán sách báo và các nhà xuất bản thời chế độ cũ phải đem đốt tất cả. Tháng 5/1977, Việt Cộng Sài Gòn ra thông tri 1230/STTVH/XB, bắt dân chúng phải tiêu hủy hoặc mang nộp toàn bộ các ấn phẩm văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa, trong khi Công An mở chiến dịch càn quét truy lùng sách báo cũ, chặn bắt người mua bán, thậm chí họ còn được lệnh vào nhà dân lục soát tịch thu bất cứ lúc nào họ muốn.
Tháng 6/1981, trong cuộc truy lùng càn quét của Công An, đã dịch thu khoảng 3.000.000 ấn phẩm sách và báo. Riêng tại Sài Gòn, tịch thu được 60 tấn sách vở các loại theo tường trình của tạp chí cộng sản. Tất cả có năm chiến dịch ở Miền Nam vào cuối 1975, đầu 1976, giữa 1977, giữa 1981, và giữa 1985. Ai lưu trữ ấn phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa đều bị truy tố dưới điều luật 82, trong đó ghi rằng: “Việc làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống chế chế độ xã hội chủ nghĩa là "trọng tội", có thể bị tù từ 10 năm đến 20 năm”.
Ngoài ra, còn có những trường hợp tiêu hủy sách một cách vô cớ như vụ đốt sách ở Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm ở Phan Rang năm 1978, do Giám Đốc Thư Viện tỉnh ra lệnh. Hàng trăm tấn sách biến thành đống tro; một số học giả cố vớt vát nhưng chẳng được bao nhiêu. Các văn nghệ sĩ Miền Nam cũng bị bắt. Tính đến năm 1980, đã có 200 người từng sáng tác trước năm 1975 đã bị giam và đưa đi tù cải tạo.
Lệnh của Bộ Văn Hoá Thông Tin Việt Cộng buộc mọi người phải tiêu hủy toàn bộ văn hoá phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa mà họ gọi là văn hóa phẩm đồi trụy và phản động. Họ mở chiến dịch truy lùng bắt giữ những ai tàng trữ, buôn bán, bắt giữ, và truy tố ra “tòa án nhân dân”. Chính sách này giống chính sách của vua Tần Thỉ Hoàng thời Trung Hoa phong kiến, và thời Mao Trạch Đông cộng sản trong Cách Mạng Văn Hóa vậy.
Từ cuối thập niên 1980, sau cuộc "cởi trói" văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm được phép xuất bản nhưng sau lại bị thu hồi. Trước tiên là cuốn tiểu thuyết Ly Thân của Trần Mạnh Hảo. Sách vừa in ra thì có lệnh cấm ngay. Tiếp theo là sách của Dương Thu Hương với tác phẩm Những Thiên Đường Mù, tác phẩm Bên Kia Bờ Ảo Vọng, và Tiểu Thuyết Vô Đề. Bà Dương Thu Hương mạnh mẽ phản đối chính sách kiểm duyệt tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1982. Kết quả là lãnh đạo Việt Cộng ra lệnh cấm mọi tác phẩm của bà không được in hay bán trong nước. Năm 1989 bà bị đuổi khỏi đảng, và bị bắt giam năm 1991. Năm 2006, nhà văn Dương Thu Hương lưu vong tại Pháp.
Năm 2001, có lệnh tịch thu và tiêu hủy tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tuấn
Năm 2002 Bộ Thông tin Văn hóa Việt Nam ra lệnh tịch thu và thiêu hủy những tác phẩm:
1. “Suy tư và ước vọng” của Nguyễn Thanh Giang. 
2. “Đối thoại năm 2000 và Đối thoại năm 2001” của Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân
3. “Gửi lại trước khi về cõi”  của Vũ Cao Quận.
4. “Nhật ký rồng rắn: của Trần Độ.
Năm 2006 cuốn “Tranh luận để đồng thuận” của nhà xuất bản Tri thức, có in lại bài bình luận của Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, và Nguyễn Đức Bình, nhưng vì có nội dung chỉ trích chánh phủ nên có lệnh cấm phát hành.[
Đối với cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: a Life của tác giả William Duiker, lãnh đạo Việt Cộng cũng đòi xóa bỏ những đoạn liên quan đến người vợ Tăng Tuyết Minh trong bản dịch sang Việt ngữ. Tác giả phản đối, không chấp nhận việc cắt xén khiến cuốn sách bị trở ngại không được lưu hành. Cuốn The Spy Who Loved Us của Thomas Bass xuất bản năm 2009, viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn qua phiên bản tiếng Việt, đã bị cắt xén sau 5 năm kiểm duyệt khiến tác giả phải than phiền. Những đoạn bị cắt bỏ là phần viết về cuộc Cải Cách Ruộng Đất trên đất Bắc vào giữa những năm 1950.
Năm 2014 cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, xuất bản ở ngoại quốc và bán qua <Amazon.com> khi gửi qua bưu điện về Việt Nam thì bị giữ lại. Người mua phải viết giấy "từ chối nhận hàng vi phạm" vì không đúng với luật xuất bản 2012. Bưu Cục còn ghi rõ sách bị cấm vì "có nội dung nói xấu chế độ, xúc phạm lãnh đạo Việt Cộng, không được nhập cảng. Lệnh cấm có khi chỉ là chỉ thị truyền miệng mà không có văn bản như cuốn “Petrus Ký Nỗi oan thế kỷ” của học giả Nguyễn Đình Đầu Sách đã được Cục Xuất Bản cấp lưu chiểu, nhưng đến hôm ra mắt sách vào đầu năm 2017 thì phải hủy và sách bị cấm.
Số 13.Tội ác trong đổi tiền 1975-1978-1985 (source: Wikipedia).
Sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng ngụy trang bộ máy cầm quyền dưới tên gọi Chánh Phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Lúc ấy, tổng số tiền giấy lưu hành là 615 tỷ đồng, và tồn trữ trong Ngân Hàng Quốc Gia hơn 1.000 tỷ đồng. Trong khi toàn bộ các ngân hàng bị niêm phong ngay chiều 30/4/1975. Và ngày hôm sau -1/5/1975- cộng sản ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng.
Ngày 6/6/1975, cộng sản thành lập ngân hàng Quốc Gia Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, và thông qua danh nghĩa này để thừa kế vai trò hội viên của Ngân Hàng Quốc Gia thời Việt Nam Cộng Hòa trong các tổ chức tài chánh quốc tế.
 ND-170616-PhamBaHoa-9.jpgNgày 22/9/1975, tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa đang lưu hành với mệnh giá từ 50 đồngtrở lênbị cấm lưu hành, và đổi sang tiền mới. Thời gian đổi tiềnmới, từ 11 giờ sáng đến cuối10 giờ tối ngày 22/9/1975, chỉ có 12 tiếng đồng hồ.
Có hai loại hối suất: (1)Từ Đà Nẳng vào cực Nam, thì 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 1 đồng tiền mới.(2)Từ Huế ra cực Bắc, thì 1.000 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 3 đồng tiền mới.
Căn bản:  Mỗi gia đình, cứ 100.000 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi được 200 đồng tiền mới. Nếu là tiểu thương, cứ 200.000 đồng tiền cũ đổi được 400 đồng tiền mới.  Và nếu hảng xưỡng, cứ 500.000 đồng tiền cũ, đổi được 1.000 đồng tiền mới.. 
Trong số tiền đem đến đổi tiền mới theo căn bản nói trên, nếu số tiền còn lại tối đa là 100.000 đồng tiền cũ của mỗi gia đình, và tối đa là 1.000.000 đồng tiền cũ đối với mỗi hảng xưỡng, bắt buộc ký thác vào ngân hàng. Nhưng sau khi nhận tiền ký gởi số tiền còn lại thì ngân hàng đóng cửa. Đầu năm 1976, ngân hàng mở cửa lại, nhưng mỗi tháng gia đình chỉ được rút tối đa là 30 đồng tiền mới, nhưng phải làm đơn gởi cho nhà cầm quyền địa phương và chờ cứu xét. Nhưng, đến cuối năm 1976, gia đình cũng như hảng xưỡng, dù còn bao nhiêu tiền trong ngân hàng đều vuột khỏi nắm tay, vì tất cả thuộc tài sản của lãnh đạo Việt Cộng.
Về tỷ giá hối đoái với đồng mỹ kim lúc ấy:  1.51 đồng tiền mới, đổi được 1 mỹ kim.
Ngày 3/5/1978, lại đổi tiền. Lần này đổi tiền trên toàn cõi Việt Nam, theo căn bản: 1 đồng tiền cũ miền Bắc đổi được 1 đồng tiền mới 1 đồng tiền mới năm 1975 của miền Nam đổi được 0.80 đồng tiền mới cả nước.   
Tiêu chuẩn số tiền tối đa được đổi tiền như sau:
Thành phố: 100 đồng cho gia đình 1 người. 200 đồng cho mỗi gia đình 2 người. Gia đình 3 người, thì người thứ 3 trở lên, mỗi người được 50 đồng. Tối đa cho mỗi gia đình là 500 đồng,bất kể số người là bao nhiêu.
Miền quê: 100 đồng cho gia đình 2 người. Gia đình trên 2 người, thì mỗi người từ người thứ 3 trở lên được đội 30 đồng. Tối đa cho mỗi gia đình là 300 đồng, bất kể số người là bao nhiêu.
Số tiền được đổi, nếu trên mức tối đa phải khai báo và bắt buộc gởi ngân hàng, khi cần sử dụng phải xin phép nếu có lý do chính đáng. Một điều kiện bắt buộc, người dân phải chứng minh số tiền trên mức tối đa là do đâu mà có.
Năm 1985, đổi tiền lần thứ 3. Cứ 10 đồng tiền của năm 1978, đổi được 1 đồng tiền mới năm 1985.
Tóm tắt. Qua lần đổi tiền 1975, cộng sản đã nhân danh nhà cầm quyền mà cướp một khoản tiền của người dân Việt Nam Cộng Hòa cũ, khi bắt buộc gởi vào ngân hàng. Nhưng chỉ cho rút tiền rất giới hạn mà lại phải có lý do gọi là “chính đáng” trong đơn xin, và một năm sau tổng số tiền của đồng bào còn lại trong ngân hàng đều biến mất.Đúng là bản chất cướp đoạt của cộng sản.
Về tỷ giá hối đoái. Năm 1975, sau khi đổi tiền, thì 1.51 đồng tiền mới, đổi được 1 mỹ kim. Sau rất nhiều lần phá giá đồng bạc Việt Nam, đến ngày 11/2/2011, ngân hàng nhà nước Việt Nam ấn định tỷ giá mới là: 21.693 đồng Việt Nam, đổi được 1 Mỹ kim. Thử làm bài toán vể tỷ giá hối đoái giữa đồng bạc Việt Nam với đồng mỹ kim Hoa Kỳ:
- Năm 1975: Sau khi đổi tiền thì 1.53 đồng Việt Nam, bằng 1 mỹ kim.
- Năm 1985: Đồng bạc Việt Nam tự phá giá: 10 đồng của năm 1975, đổi được 1 đồng của năm 1985, tức đồng bạc 1975 mất giá đến 10 lần.

Số 14. Tội ác tịch thu tài sản của dân 1975-1984 (source: Wikipedia).
Ngày 4/9/1977, theo Quyết Định số 111/CP do Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Hùng ký, tịch thu nhà cửa đất đai tài sản của người Việt Nam Cộng Hòa cũ, trong đó có người Việt gốc Hoa, nhưng giấu kín đến ngày 11/9/1977 đồng loạt thực hiện tại 17 tỉnh từ Quảng Trị trở xuống, và thành phố Sài Gòn.
Đợt 1 năm 1976-1979, tịch thu toàn bộ tài sản của người Việt gốc Hoa, và bắt buộc những người bị cướp hết tài sản, phải đến sống tại các nơi mà Việt Cộng gọi là khu kinh tế mới.
Và đợt 2 năm 1979-1984, tịch thu toàn bộ tài sản của các tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ, cơ sở kỹ nghệ nhẹ, và các công ty giao thông đường bộ, đường thủy.
Những ai tại Sài Gòn bị lãnh đạo Việt Cộng cướp nhà, tịch thu tài sản, đều phải đi về khu kinh tế mới, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt thường ngày chưa được xây dựng, nơi đó chưa có điện nước, trường học, và bệnh Xá. Khoảng 600.000 nạn nhân bị cưỡng bức trong một  đêm phải rời Sài Gònbỏ lại toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc để nhà cầm quyền lùa đến các nơi hoang sơ mà họ gọi khu kinh tế mới.
Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo xã hội chủ nghĩa, số người bị cưỡng bức đi khi kinh tế mới trong chiến dịch đánh tư sản, họ lồng vào đó là đẩy người Sài Gòin ra khỏi thành phố, để họ đưa người từ miền Bắc vào chiếm nhà ở và tài sản, mà hầu hết là thân nhân dòng họ của các cấp lãnh đạo Việt Cộng.
Với chính sách đánh tư sản những người Việt Nam Cộng Hòa cũ, gồm cả người Việt gốc Hoa, và tịch thu tài sản của họ, đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Tư sản mại bản ngã quỵ, đã dẫn đến mức lạm phát lên đến 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, lãnh đạo Việt Cộng sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Cộng. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Hoa. Những điều này làm cho chánh phủ Việt Cộng lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài, và coi Hoa kiều là một lực lượng ở Việt Nam sẵn sàng tiếp tay với Trung Cộng để phá hoại.
Trong năm 1978 - 1990, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Bang giao ngày càng xấu đi giữa Việt Cộng với Trung Cộng, làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam.  
Số 15 Tội ác khi chiếm toàn bộ đất đai toàn quốc 1978 (source: Wikipedia). 
Tháng 5/1978. Chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị, toàn bộ đt đai trên lãnh thổ Việt Nam trở thành tài sản của lãnh đạo Việt Cộng, người dân chỉ được cấp phát –sau khi xét đơn xin- dưới tên gọi “người sử dụng đất”. Vậy là, sau khi cướp tài sản của 18.000.000 dân Việt Nam Cộng Hòa (cũ), lãnh đạo Việt Cộng cướp cả một phần đất trên mặt địa cầu.
Khi có Hiến Pháp, thì đất đai chánh thức thuộc về lãnh đạo Việt Cộng, mà họ ghi là “quyền sở hữu của toàn dân, và không công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân”.  Việt Nam dưới chế độ độc tài toàn trị, người dân phải làm đơn xin sử dụng đất để cất nhà hay làm vườn làm ruộng, phải chờ nhà cầm quyền cứu xét, còn cho phép sử dụng hay không là tùy thuộc quyền lợi của họ, hoặc những lúc họ vui hay buồn.
Chính vì Chỉ Thị 43 mà toàn bộ đất đai trên toàn cõi Việt Nam vào tay lãnh đạo Việt Cộng, và sau đó Hiến Pháp hợp thức hóa, đã dẫn đến hằng chục ngàn thậm chí là hằng trăm ngàn Dân Oan sống lang thang ở các công viên, vì lãnh đạo Việt Cộng cưỡng bách thu hồi đất dem bán cho các công ty ngoại quốc đầu tư, nhất là các công ty từ Trung Cộng đến.  
Riêng tại Sài Gòn, báo Tuổi Trẻ đã thừa nhận hơn 10.000 tiệm bán hàng hóa vật dụng, bị đóngcửa chỉ trorng một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn, cũng bị truyền thông Việt Cộng tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản chó đẻ cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc, mà nay cũng bị lãnh đạo Việt Cộng cướp sạch.
Tháng 3/2013, khi Quốc Hội Việt Cộng đang trong thời gian sửa đổi Luật Đất Đai, thì Tổ chứcLiên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh rằng: "Đối xử công bằng giữa các thành phần sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn, và phát triển con người ở Việt Nam.
Ngân Hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam: “Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản trị đất đai một cách hiệu quả, công bằng, và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."
Số 16. Tội ác vụ nộp vàng vượt biển 1978-1979 (source: Wikipedia).
Trong những năm 1978-1979, khoảng 250.000 người Việt gốc Hoa trở về mẫu quốc qua biên giới phía Bắc mà Trung Cộng gọi đây là vấn đề “nạn kiều”. Vì chế độ cai trị khắc nghiệt trong khi kinh tế vô cùng khóa khăn, người Việt gốc Hoa cùng với người Việt chính thống thời Việt Nam Cộng Hòa cũ, đã vượt biên vượt biển đến quốc gia thứ ba để để tìm đường sống cho tương lai các con các cháu.
Công An Việt Cộng lừa người Việt gốc Hoa để cướp vàng, bằng cách bảo mỗi người phải nộp vàng thì Công An cho lên tàu chở ra biển chờ tàu buôn ngoại quốc nhận và chuyển tiếp đến nước thứ ba. Chỉ có 2 hay 3 chuyến tàu đầu tiên là trót lọt, sau đó là họ đưa ra biển rồi hôm sau quay vào, và họ viện dẫn sắp có bão, hoặc nói tàu bị hư, ..v..v... 
Chuyện là tháng 11/1978, “Bộ Công An trách nhiệm thực hiện lệnh của lãnh đạo Việt Cộng, cho phép các Sở Công An tổ chức những chuyến vượt biển cho thành phần người Việt gốc Hoa, với 3 lượng vàng mỗi đầu người, nhưng thực tế thì Công An bắt mỗi đầu người ghi tên vượt biển phải nộp cho họ 7 lượng vàng, hoặc hơn thế nữa. Lệnh này có mục đích vừa đẩy thành phần đó ra khỏi Việt Nam, vừa thu vàng bổ sung ngân sách. Từ năm 1978 đến năm 1982, Bộ Công An thu được 700.000 lượng vàng”.
Bản tin này tôi nhận trên internet do một tổ chức chính trị bên Germany phổ biến. E-mail cũng cho biết, tin tức này tiết lộ từ Bộ Công An Việt Cộng.
Vàng thì họ thu khi ghi danh, còn bao nhiêu người thoát khỏi Việt Nam thì không ai biết, chỉ có họ với Trời mới biết số vàng khổng lồ đó đi đâu.
Số 17. Tội ác đã đẩy người dân vượt phải biên vượt biển 1976-1995.
Ngay sau ngày đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa 30/4/1975, hằng chục thậm chí là hằng trăm ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị đẩy ra khỏi toàn bộ hệ thống quân y viện, đày đọa nửa triệu quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa trong hệ thống trại tập trung suốt 17 năm, đoạt 16 tấn vàng thoi mà nói láo là cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ăn cắp đưa ra ngoại quốc, đổi tiền để cướp tiền của đồng bào, chiếm đoạt cơ sở những nhà buôn bán mà họ gọi là “chiến dịch đánh tư sản” để biến toàn xã hội thành vô sản, và gia đình quân nhân viên chức cũ bị đối xử  kỳ thị trong mọi sinh hoạt xã hội, rồi buộc gia đình quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa vào các khu kinh tế mới để cướp đoạt nhà cửa tài sản, sau khi bắt chồng họ vào các trại tập trung, ..v..v.. đã quá đủ để khẳng định không thể sống được dưới chế độ cộng sản độc tài tàn bạo. Vậy là, đồng bào tìm mọi phương cách trốn khỏi quê hương để tìm đất sống tại các quốc gia tự do.          
Hình ảnh và tin tức tràn lan trên báo chí ngoại quốc, giùp cho thế giới nhìn thấy tình cảnh hằng triệu người Việt Nam Cộng Hòa cũ phải xuyên rừng rậm vượt biên giới bỏ xác giữa rừng sâu, phải vượt biển trên những chiếc tàu thuyền bé bỏng, đã để lại những dòng sông đẫm máu và xác người nhấp nhô trên biển cả mênh mông, đến mức thế giới phải kinh hoàng trước sự can đảm tột cùng của người Việt Nam vượt lên sự chết để tìm sự sống dân chủ tự do, đồng thời góp vào hồ sơ tội ác để cảnh tỉnh thế giới về chủ nghĩa cộng sản.
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc công bố vào năm 2000, thì từ năm 1975 đến năm 1995, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chânlần 2 “bầu chọn” Dân Chủ Tự Do.
Xin nhắc lại là trong 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chânlần 1 “bầu chọn” Dân Chủ Tự Do.
Số 18. Tội ác về 64 chiến sĩ Việt Cộng chết trên đá Gạc Ma năm 1988.
“Hải chiến Gạc Ma 1988” là nhóm chữ nói đến 64 chiến sĩ giữ Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa khi bị Hải Quân Trung Cộng tấn công Đá Chữ Thập từ ngày 31/1/1988, Đá Châu Viên ngày 18/2/1988, Đá Ga Ven ngày 26/2/1988, Đá Tư Nghĩa ngày 28/2/1988, Đá Xu Bi ngày 23/3/1988, Đá Gạc Ma + Đá Cô Lin + Đá Len Đao cùng ngày 14/3/1988. Bài “Hải chiến Gạc Ma + Cô Lin + Len Đao” trong Wikipedia, mô tả trận chiến đã xảy ra giữa Hải Quân Việt Cộng với Hải Quân Trung Cộng, cuối cùng thì Việt Cộng có 3 chiến hạm bị chìm và 64 chiến sĩ tử trận, nói cho đúng là ôm súng để bị bắn chết. Phía Trung Cộng hư hại 1 xuồng đổ bộ và 24 chiến sĩ thương vong.
Rồi 27 năm sau, Thiếu Tướng Việt Cộng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng võ trang nhân dân, từng giữ chức Giám Đốc Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Cộng tường thuật trong cuộc hội luận nhân ngày kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma, do Trung Tâm Minh Triết tổ chức vào năm 2015 tại khách sạn Công Đoàn.
Hộm ấy, Tướng Lê Mã Lương tường thuật: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng? Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người, là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù. Ngài Bộ Trưởng Quốc Phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy.”
Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hoá Minh Triết, nói về vai trò của Tướng Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ Trưởng Quốc Phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng: “Ngài Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh, đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma, thì bây giờ ta phải công khai cái này. Một Bộ Trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh: “Tôi cho rằng, lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống, thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi được lòng ông Lê Đức Thọ, rồi ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng, sau này thành Chủ Tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm, và cho là một nỗi nhục của đất nước. Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy, nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển, và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng Bí Thư lại nói rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt lên, và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ, thì anh lại để im...”
Kết luận.
Những gì mà tôi ghi chép lại trong Thư này, đều là sự thật trước mắt Các Anh. Tôi mong Các Anh hãy bình tâm mà suy nghĩ từ chiều sâu tâm hồn của chính mình chớ không phải tâm hồn của người đảng viên cộng sản, và nhận định thảm họa đối với cuộc sống của toàn dân, trong đó có Các Anh và gia đình Các Anh! Các Anh đừng đứng nhìn một cách vô cảm nữa mà hãy hành động “như một đầu tàu”, kéo theo 94 triệu bà con trên quê hương Việt Nam thân yêu, và mạnh dạn đứng lên quật sập cái chế độ cộng sản độc tài tàn bạo, một chế độ đã tạo nên một xã hội băng hoại bắt nguồn từ chính sách giáo dục ngu dân, để cùng nhau xây dựng một nền văn hoá khai phóng, nhân bản, khoa học, và phát triển toàn diện các lãnh vực sinh hoạt trong một xã hội dân chủ pháp trị, mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những quyền căn bản của mình, và đó chinh là văn minh. Nếu Các Anh “không thể đứng dậy làm đầu tàu” thì khi người dân đứng dậy, Các Anh hãy đứng về phía đồng bào mà hành động.
Tôi vững tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào, những thành phần làm nên lịch sử.
Và Các Anh đừng quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
                                                        Texas, tháng 6 năm 2017
  

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




__._,_.___

Posted by: !YAHOO! 

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List