Việt Nam






Saturday 29 August 2015

Quốc ca thu phí, hát phải rưng rưng…

Quốc ca thu phí, hát phải rưng rưng…
Phạm Nhật Bình

Còn nhớ vào tháng 8 năm 2014, trong hội nghị tổng kết của ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra một số “chỉ đạo” về đổi mới giáo dục. Khi ấy, ông “chỉ đạo” một câu để đời: “Mà chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca, thì làm sao đất nước giàu mạnh”.

Như hầu hết những lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước, cứ mỗi lần mở miệng là cứ nghe khen ít chê nhiều, lời phát biểu của ông Vũ Đức Đam cũng gây ra một cơn bão chế nhạo trên các diễn đàn xã hội. Vì nó được đánh giá chẳng những vô nghĩa mà còn ngớ ngẩn! Chẳng có một đầu óc bình thường nào có thể hiểu sự “hát quốc ca rưng rưng” liên quan với chuyện “đất nước giàu mạnh”!

Ấy thế mà mới đây, bản nhạc của cố nhạc sĩ Văn Cao một lần nữa lại được dư luận quan tâm qua một sự kiện liên quan tới chuyện tiền nong . Hôm 20/8/15, báo Thanh Niên đưa tin: “Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam yêu cầu thu phí tiền tác quyền bài hát này tại các chương trình nghệ thuật (ngay cả các chương trình nghệ thuật mang tính chính trị, không bán vé), chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa, các chương trình hội nghị, kỷ niệm (có thể xem xét tùy theo tính chất của chương trình), xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu)...

Tuy nhiên, Trung tâm này còn mở lòng nhân đạo: “Ngoại trừ học sinh hát quốc ca trong buổi chào cờ đầu tuần” thì không phải thu phí!
Có thể diễn tả vấn đề này bằng một câu ngắn gọn: “Kể từ nay, hát quốc ca trong bất cứ trường hợp nào đều phải trả lệ phí.” Khi nghe đến chữ “phí” hẳn nhiều người sẽ lắc đầu ngao ngán, mà lại là “phí quốc ca” lại càng làm người ta ngao ngán hơn! Đã đành tác quyền được luật pháp công nhận trong bất cứ sáng tạo nào của con người, nhưng đè cổ người hát quốc ca ra để moi tiền thì Việt Nam thật đáng nêu tên tuổi trong sách kỷ lục Guinness!

Người dân Việt Nam lâu nay sống chung với hàng ngàn loại phí và lệ phí mà không biết kêu ca vào đâu. Kiểu thu tiền từ trên trời rơi xuống này do mọi cơ quan chính phủ ở mọi cấp tự tiện đặt ra, đánh thẳng vào túi tiền của người dân vốn đã nhẹ đi vì đói nghèo triền miên.
Câu chuyện con gà và quả trứng ở Việt Nam khi đến tay người tiêu thụ phải gánh 14 loại phí và lệ phí khác nhau không còn là chuyện tưởng tượng, vì nó được chính ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rên rỉ xác nhận trong một cuộc họp của quốc hội bằng hai chữ “trời ơi”!
Nhưng quốc hội vốn có truyền thống ngậm miệng ăn tiền, một vật trang trí cho đảng, nên ông chủ tịch cũng chỉ giả vờ than lấy lệ rồi đâu vẫn hoàn đấy. Nhưng Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc là ai mà hăm hở lên tiếng đòi thu phí hát quốc ca một cách cạn tàu ráo máng như thế?

Tìm hiểu mới biết đây là “một tổ chức hoạt động theo mô hình phi chính phủ, thực hiện quản lý tập thể đối với các quyền tác giả được ủy thác”. Nó tự giới thiệu được Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch khuyến khích, gầy dựng.
Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ chỉ khi nào “được tác giả ủy thác”, chuyện tiền nong mới được bàn tới. Trong lúc hiện nay, không ai biết gia đình tác giả bản quốc ca cộng sản này có nhờ đến cơ quan “quản lý tập thể” này chưa?

Theo định nghĩa thông thường, quốc ca “là một bài hát ái quốc tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính quyền công nhận là bài hát chính thức của quốc gia”. Trên khắp thế giới tự cổ chí kim, chưa bao giờ người ta nghe nói có một đất nước nào, dù nghèo mạt đến đâu cũng không có chuyện thu phí hát quốc ca người dân.

Việt Nam quả là nước luôn luôn đi đầu trong các sáng kiến đè cổ dân chúng ra trấn lột, và sáng kiến thu phí quốc ca có thể được liệt vào loại sáng kiến tuyệt ngu có một không hai trên thế giới. Có lẽ đó là nhờ hơn 20 năm “kinh tế thị trường” mang theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” chăng?
Theo tin của BBC nhân chuyện tác quyền, một nữ ca sĩ đang khai thác phòng trà ca nhạc trong nước tiết lộ: “Nói thẳng ra là Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc giống như một công ty đòi nợ thuê thôi. Họ dựa vào Hội Âm nhạc Việt Nam để hù dọa các quán cà phê, phòng trà, nhà hàng và thu tiền hàng năm.”

Cái công ty đòi nợ thuê này lại tỏ ra tham lam quá mức nên xông ngay vào chỗ nhạy cảm nhất. Tham lam đến nổi người ca sĩ này cho rằng “Tôi biết có những nhạc sĩ không nhờ thu tác quyền nhưng trung tâm vẫn cứ thu. Chẳng ai biết tiền thu được đi đâu về đâu, nhưng người ta nghẹn họng vì bị hù dọa, sợ bị Trung tâm gây khó dễ”.

Có lẽ Trung tâm Bảo vệ này cũng nhìn thấy số tiền thu phí từ bản nhạc của Văn Cao sẽ rất khấm khá, vì nó có nhiều dịp được hát ở khắp nước Việt Nam trong vô số lễ lạc lớn nhỏ. Nên họ mới quyết tâm muối mặt làm chuyện bòn rút, như vét chuyến tàu chót.
Nhưng thay vì ngăn cản, cái tệ của Hà Nội là đồng tình với Trung tâm đòi nợ thuê này, để cùng nhau đem đặt bản quốc ca của họ ngang với quả trứng gà. Vì phí nào cũng là phí, phí trứng gà có khác gì phí quốc ca đâu?
Phạm Nhật Bình



__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan

No comments:

Post a Comment

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List